1001 câu trắc nghiệm Sinh học

1001 câu trắc nghiệm Sinh học

1. Tính trạng là những đặc điểm.(g: kiều gen, h: kiểu hình, c: cấu tạo, hình thái, sinh lí) giúp phân biệt cá thể này với (b: bố mẹ, l: các cá thể trong loài, k: các cá thể khác).

A. g, l

B. h, b

C. c, l

D. c, k

E. h, k

2. Kiểu gen nào dưới đây là kiểu gen đồng hợp?

A. Aa Bb

B. AABb

C. AA bb

D. aaBb

E. Aa BB

3. Kiểu gen nào dưới đây là kiểu gen dị hợp?

A. AaBB

B. AAbb

C. AABB

D. aabb

 

doc 222 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2233Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "1001 câu trắc nghiệm Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1001 CÂU TRẮC NGHIỆM SINH HỌC
(THI TỐT NGHIỆP VÀ ĐẠI HỌC)
(Tài liệu sưu tầm)
Năm 2007 Bộ GD&ĐT tiến hành đổi mới thi tốt nghiệp THPT và thi đại học theo hướng trắc nghiệm khách quan. Để giúp các em học sinh lớp 12 đỡ gặp khó khăn trong quá trình học tập và ôn tập lớp 12 môn Sinh học, chúng tôi biên soạn tài liệu “1001 câu trắc nghiệm sinh học” với nội dung:
Phần I. Di truyền học 
- Chương 1: Các quy luật di truyền
- Chương 2: Biến dị
- Chương 3: Ứng dụng di truyền học vào chọn giống
- Chương 4: Di truyền học người
Phần II. Thuyết tiến hoá
- Chương 5: Sự phát sinh sự sống
- Chương 6: Sự phát triển của sinh vật
- Chương 7: Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá
- Chương 8: Sự phát sinh loài người.
Phần III. Sinh thái học
Phần IV. Tế bào học
Phần V. Sinh học hiện đại – Đặc điểm và triển vọng
Mỗi chương gồm có 2 nội dung: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm, bên cạnh những câu hỏi và bài tập cơ bản có một số câu hỏi và bài tập vận dụng nâng cao hơn giúp học sinh có điều kiện tự ôn luyện tốt hơn.
Tác giả
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy chọn phương án đúng hoặc đúng nhất cho mỗi câu sau, giải thích ngắn gọn tại sao chọn như vậy.
PHẦN I. DI TRUYỀN HỌC
CHƯƠNG 1: CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN
1. Tính trạng là những đặc điểm.........(g: kiều gen, h: kiểu hình, c: cấu tạo, hình thái, sinh lí) giúp phân biệt cá thể này với (b: bố mẹ, l: các cá thể trong loài, k: các cá thể khác).
A. g, l	 
B. h, b	
C. c, l	
D. c, k	
E. h, k
2. Kiểu gen nào dưới đây là kiểu gen đồng hợp?
A. Aa Bb 	
B. AABb	
C. AA bb 	
D. aaBb	
E. Aa BB
3. Kiểu gen nào dưới đây là kiểu gen dị hợp?
A. AaBB 	
B. AAbb 	
C. AABB	 
D. aabb	 
4. Giống thuần chủng là giống có đặc tính di truyền........(k: khác nhau, o: đồng nhất nhưng không ổn định, d: đồng nhất và ổn định) qua các thế hệ, các thế hệ con cháu không có hiện tượng............(t: đồng tính, p: phân tính) và có kiểu hình luôn luôn ..............(g: giống nhau, b: giống bố mẹ).
A. o, p, g 	 
B. o, t, b 
C. d, p, b 
D. k, p, g 
E. d, t, b
5. Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở
A. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội và dị hợp.
B. cơ thể mang kiểu gen dị hợp.
C. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp lặn.
D. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp và dị hợp.
6. Tính trạng trung gian là tính trạng xuất hiện ở cá thể mang kiểu gen dị hợp trong đó
A. gen trội gây chết ở trạng thái đồng hợp.
B. gen trội không át chế hoàn toàn gen lặn.
C. gen lặn gây chết.
D. gen nằm trên nhiễm sắc thể X và không có alen trên Y.
E. gen lặn át chế ngược trở lại gen trội.
7. Phương pháp nghiên cứu của Men đen được gọi là
A. phương pháp lai phân tích.
B. phương pháp phân tích di truyền giống lai.
C. phương pháp tạp giao các cây đậu Hà Lan.
D. phương pháp tự thụ phấn.
E. phương pháp lai thuận nghịch.
8. Trong nghiên cứu của mình, Men đen đã theo dõi................(I: một cặp tính trạng, II: 2 cặp tính trạng , III: từ 1 đến nhiều cặp tính trạng) qua.........(a: một thế hệ, b: nhiều thế hệ) để đánh giá sự di truyền của các tính trạng. 
A. I, a 	
B. III, a 	
C. III, b	
D. I, b	
E. II, b
9. Phương pháp nghiên cứu của Men đen có đặc điểm:
A. lai giữa hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản.
B. sử dụng thống kê toán học trong việc phân tích kết quả nghiên cứu.
C. làm thí nghiệm lặp lại nhiều lần để xác định tính chính xác của kết quả nghiên cứu.
D. tất cả đều đúng.
10. Phép lai nào sau đây được thấy trong phép lai phân tích?
I. Aa x aa.
II. Aa x Aa.
III. AA x aa.
IV. AA x Aa.
V. aa x aa.
Câu trả lời đúng là:
A. I,III, V	
B. I, III	
C. II, III	
D. I, V	
E. II, IV
11. Phép lai được thực hiện với sự thay đổi vai trò của bố mẹ trong quá trình lai được gọi là
A. lai thuận nghịch.	 
B. lai phân tích. 
C. tạp giao. 
D. tự thụ phấn. 
E. lai gần.
12. Cặp phép lai nào dưới đây là lai thuận nghịch?
A. ♂AA x ♀aa và ♀Aa x ♂Aa	 
B. ♂Aa x ♀Aa và ♀aa x ♂AA
C. ♂AA x ♀AA và ♀ aa x ♂aa	 
D. ♂Aa x ♀aa và ♀AA x ♂aa
E. ♂AA x ♀aa và ♀ AA x ♂aa.
13. Đặc điểm nào dưới đây là không đúng với đậu Hà Lan?
A. Tự thụ phấn chặt chẽ.
B. Có thể tiến hành giao phấn giữa các cá thể khác nhau.
C. Thời gian sinh trưởng khá dài.
D. Có nhiều cặp tính trạng tương phản.
14. Với 2 alen B và b của một gen, trong quần thể của loài sẽ có những kiểu gen bình thường sau:
A. BB, bb.	
B. BBbb, BBBB, bbbb.	 
C. Bb.	 
D. BB, Bb, bb.	
E. BBbb.
15. Phép lai Bb x bb cho kết quả 
A. 3 Bb : 1bb.	 
B. 1Bb : 1bb. 
C. 1BB : 1Bb. 
D. 1 BB : 2 Bb : 1bb. 
16. Khi lai giữa hai bố mẹ thuần chủng........(G: giống nhau, K: khác nhau) về........(1: một cặp tính trạng tương phản, 2: hai cặp tính trạng đối lập) thì...............(F1, F2) đồng loạt có kiểu hình giống bố hoặc mẹ, tính trạng biểu hiện ở F1 được gọi là tính trạng trội.
A. K, 1, F2 	 
B. G, 1, F1	 
C. K, 1, F1	 
D. G, 2, F2	 
E. K, 2, F1
17. Điều kiện cho định luật phân tính của Men đen nghiệm đúng là 
A. bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản.
B. tính trạng chỉ do một cặp gen quy định và tính trạng trội phải trội hoàn toàn.
C. sự biểu hiện của tính trạng không phụ thuộc vào tác động của ngoại cảnh.
D. A và B đúng. 
E. A, B và C đều đúng.
18. Trong trường hợp gen trội hoàn toàn, tỉ lệ phân tính 1 : 1về kiểu hình ở F1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai
A. Aa x Aa.	 
B. Aa x aa.	 
C. AA x Aa.	 
D. AA x aa. 
19. Menđen đã giải thích định luật phân tính bằng
A. sự phân li ngẫu nhiên của các cặp nhiễm sắc thể đồng dạng trong giảm phân.
B. giả thuyết giao tử thuần khiết.
C. hiện tượng phân li của các cặp NST trong nguyên phân.
D. hiện tượng trội hoàn toàn.
E. hiện tượng tác động qua lại giữa các gen trong cặp alen.
20. Cơ sở tế bào học của định luật phân tính là
A. sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.
B. sự tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp NST đồng dạng.
C. sự phân li của cặp NST tương đồng trong nguyên phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.
D. cơ chế tự nhân đôi trong gian kì và sự tổ hợp trong thụ tinh.
21. Để có thể xác định được cơ thể mang kiểu hình trội là thể đồng hợp hay dị hợp người ta dùng phương pháp
A. lai xa. 
B. lai trở lại. 
C. lai phân tích. 
D. lai thuận nghịch. 
22. Tính trạng trội không hoàn toàn được xác định khi
A. tính trạng đó gồm 3 tính trạng tương ứng.
B. lai giữa hai bố mẹ thuần chủng, F1 đồng loạt có kiểu hình khác với bố mẹ.
C. phép lai giữa 2 cá thể được xác định là mang cặp gen dị hợp làm xuất hiện tỉ lệ phân tính 1: 2 : 1.
D. lai phân tích cá thể dị hợp làm xuất hiện tỉ lệ 1: 1.
E. Tất cả đều đúng.
23. Việc sử dụng cá thể F1 làm giống sẽ dẫn đến kết quả:
A. duy trì được sự ổn định của tính trạng qua các thế hệ.
B. tạo ra hiện tượng ưu thế lai. 
C. cá thể F2 bị bất thụ.
D. có hiện tượng phân tính làm giảm phẩm chất của giống.
E. cải thiện phẩm chất của giống.
(24-26). Ở cà chua quả đỏ (D) là trội đối với quả vàng (d), khi lai giữa hai thứ cà chua thuần chủng quả đỏ và quả vàng được F1, cho F1 tự thụ phấn thu được F2.
24. Khi lai giữa F1 với 1 cây quả đỏ ở F2 sẽ thu được ở thế hệ sau có tỉ lệ kiểu gen là:
A. dd	 
B. 1DD : 1Dd 
C. 1 DD : 2 Dd : 1dd 
D. 1 Dd : 1 dd	 
E. B và C đúng
25. Khi lai giữa F1 với một cây quả đỏ ở F2, thế hệ sau sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính là:
A. toàn quả đỏ.	 
B. toàn quả vàng.	 
C. 1 quả đỏ : 1 quả vàng.	
D. 3 quả đỏ : 1 quả vàng.	 
E. A và D đúng.
26. Khi cho lai giữa các cây quả vàng ở F2 sẽ thu được kết quả: 
A. toàn quả đỏ.	 
B. 1 quả đỏ : 1 quả vàng.	 
C. 3 quả đỏ : 1 quả đỏ.
D. toàn vàng. 	 
E. B và D đúng.
27. Trong trường hợp gen trội gây chết không hoàn toàn, phép lai giữa 2 cá thể dị hợp sẽ làm xuất hiện tỉ lệ phân tính:
A. 3 : 1.
B. 1 : 1.	
C. 1 : 2 : 1.	
D. 2 : 1.	
E. Không có hiện tượng phân tính.
(28- 30) Ở người mắt nâu (N) là trội đối với mắt xanh (n).
28. Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu, sinh con có đứa mắt nâu có đứa mắt xanh, kiểu gen của bố mẹ sẽ là:
A. đều có kiểu gen NN.	 
B. đều có kiểu gen Nn.
C. bố kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen Nn hoặc ngược lại.
D. bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen nn hoặc ngược lại.
E. bố có kiểu gen Nn, mẹ có kiểu gen nn hoặc ngược lại.
29. Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu sinh con trai mắt nâu, có thể kết luận:
A. bố, mẹ đều có kiểu gen NN. 
B. bố, mẹ đều có kiểu gen Nn.
C. bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen Nn hoặc ngược lại.
D. Không thể kết luận vì chưa đủ thông tin.	
30. Bố mắt nâu, mẹ mắt xanh, sinh con mắt xanh, bố mẹ có kiểu gen:
A. bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen nn
B. bố có kiểu gen Nn, mẹ có kiểu gen nn
C. bố có kiểu gen nn, mẹ có kiểu gen NN
D. bố có kiểu gen nn, mẹ có kiểu gen Nn
E. A và B đúng.
(31-33) Ở hoa phấn, kiểu gen đồng hợp DD quy định màu hoa đỏ, Dd quy định màu hoa hồng và dd quy định màu hoa trắng.
31. Lai phân tích cây có hoa màu đỏ, ở thế hệ sau sẽ xuất hiện tỉ lệ kiểu hình:
A. toàn hoa màu đỏ. 	
B. toàn hoa màu hồng.
C. 1 hoa màu đỏ : 1 hoa màu hồng. 
D. 1 hoa màu đỏ : 1 hoa màu trắng.
E. 1 hoa màu hồng : 1 hoa màu trắng.
32. Tíến hành lai giữa 2 cây hoa màu hồng, ở thế hệ sau sẽ xuất hiện tỷ lệ phân tính:
A. toàn hoa màu hồng. 
B. toàn hoa màu đỏ.
C. 3 hoa màu đỏ : 1 hoa màu trắng. 
D. 1 hoa màu hồng : 1 hoa màu trắng.
E. 1 hoa màu đỏ : 2 hoa màu hồng : 1 hoa màu trắng
33. Phép lai giữa cây hoa màu hồng với hoa màu trắng sẽ xuất hiện tỷ lệ kiểu hình:
A. 1 hoa màu hồng : 1 hoa màu trắng. 
B. 1 hoa màu đỏ : 1 hoa màu trắng.
C. 1 hoa màu đỏ : 1 hoa màu hồng. 
D. 1 hoa màu đỏ : 2 hoa màu hồng : 1 hoa màu trắng.
E. Toàn hoa màu trắng.
(34 – 38) Ở người nhóm máu ABO do 3 gen alen IA , IB , i quy định:
- Nhóm máu A được quy định bởi các kiểu gen IA IA , IAi.
- Nhóm máu B được quy định bởi các kiểu gen IB IB , IBi.
- Nhóm máu O được quy định bởi các kiểu gen ii.
- Nhóm máu AB được quy định bởi các kiểu gen IA IB.
34. Hôn nhân giữa những người có kiểu gen như thế nào sẽ cho con cái có thể có đủ 4 loại nhóm máu?
A. IAi x IA IB.	 
B. IBi x IA IB. 	 
C. IA IB x IA IB.
D. IAi x IBi.	 
E. IA IB x ii.
35. Người con có nhóm máu A, bố mẹ người này sẽ có:
A. bố: nhóm máu A, mẹ: nhóm máu B. 
B. bố: nhóm máu B, mẹ: nhóm máu AB.
C. bố: nhóm máu AB, mẹ: nhóm máu O. 
D. bố: nhóm máu A, mẹ: nhóm máu A.
E. Tất cả các trường hợp trên đều có khả năng cho người con có nhóm máu A.
36. Mẹ có nhóm máu AB, sinh con có nhóm máu AB. Nhóm máu nào dưới đây chắc chắn không phải là nhóm máu của người bố?
A. Nhóm máu AB	 
B. Nhóm máu O 	 
C. Nhóm máu B
D. Nhóm máu A	 
37. Mẹ có nhóm máu A sinh con có nhóm máu O, nhóm máu của bố là:
A. nhóm máu A	 
B. nhóm máu O	 
C. nhóm máu B
D. Các trường hợp A, B, C đều có thể.	 
38. Mẹ có nhóm B, con có nhóm máu O, người có nhóm máu nào dưới đây không thể là bố đứa bé?
A. Nhóm máu A. 	
B. Nhóm máu B. 	 
C. Nhóm máu AB.
D. Nhóm máu O.	
39. Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về............(H: hai, N: hai hay nhiều) cặp tính trạng............(T: trội, L: lặn, P: tương phản) thì sự di truyền của cặp tính trạng này (F: phụ thuộc, K: không phụ thuộc) vào sự di truyền của cặp tính trạng khác, do đó ở F2 xuất hiện những tổ hợp tính trạng............(X: khác bố mẹ, Y: giống bố mẹ).
A. H, T, F, Y. 
B.  ... úng là A.
4. C
- Kiểu gen AA được tạo ra do sự kết hợp giao tử A của bố và giao tử A của mẹ nên có tỉ lệ là: p x p = p2.
- Kiểu gen aa được tạo ra do sự kết hợp giao tử a của bố và giao tử a của mẹ nên có tỉ lệ là: q x q = q2
- Kiểu gen Aa được tạo ra do sự kết hợp giao tử A của bố hoặc mẹ và giao tử a của mẹ hoặc bố nên có tỉ lệ là 2(p x q) = 2pq.
Vậy thành phần kiểu gen của quần thể phải là: p2AA : 2pqAa : q2aa.
5. C
Ta qui ước alen A qui định cuống ngắn, alen a qui định cuống dài. Theo đề bài thuốc lá cuống dài chiếm tỉ lệ 49% ® tỉ lệ kiểu gen aa = 49% ® tần số alen a trong quần thể là 70% = 0,7 ® tỉ lệ của alen A trong quần thể là (1 – 0,7) = 0,3 ® tỉ lệ của kiểu gen AA trong quần thể là (0,3)2 = 0,09 = 9%, ® tỉ lệ của kiểu gen Aa trong quần thể là (2 x 0,3 x 0,7) = 0,42 = 42%.
Để tạo ra con lai ở FB đồng nhất thì cây thuốc là cuống ngắn đem lai phải có kiểu gen là AA. Tính riêng trong các cây thuốc lá cuống ngắn thì kiểu gen AA chiếm tỉ lệ là 9/(9+42) x100 » 17.7%. Vậy nên phương án trả lời đúng là C.
6. A
Từ các dữ kiện của đề bài ta suy ra tỉ lệ kiểu gen tt trong quần thể là 49% ® tần số alen t trong quần thể là 70% = 0,7 ® tỉ lệ của alen T trong quần thể là (1 – 0,7) = 0,3 ® tỉ lệ của kiểu gen TT trong quần thể là (0,3)2 = 0,09 = 9%, ® tỉ lệ của kiểu gen Tt trong quần thể là (2 x 0,3 x 0,7) = 0,42 = 42%.
Khi tất cả các cá thể có kiểu hình lặn bị chết thì trong quần thể chỉ còn lại 2 loại kiểu gen với tỉ lệ là: 0,09 TT : 0,42 Tt ® tần số của alen T = (0,09 + 0,42/2) / (0.42 + 0,09) » 0,59 ® tần số của alen t = (1 – 0,59) = 0,41. 
Theo định luật Hacđi-Vanbec thì qua các thể hệ ngẫu phối tần số tương đối của các alen ở mỗi gen không thay đổi. Vì vậy sau 1 thế hệ ngẫu phối tần số tương đối của alen t vẫn là 0,41.
7. D
Tần số tương đối của các alen không thay đổi qua các thế hệ ngẫu phối là nội dung của định luật Hacđi-Vanbec chứ không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật. Vậy phương án trả lời đúng là D.
8. D
Tỉ lệ kiểu gen dị hợp (Aa) của quần thể được tính bằng công thức: Aa = 2 x p x q.Trong đó: p là tần số tương đối của alen A; q là tần số tương đối của alen a. Tổng 2 số (p + q) luôn bằng 1, vì vậy tích (p x q) lớn nhất khi 2 số bằng nhau. Vậy phương án trả lời đúng là D.
9. C
Quá trình đột biến, quá trình CLTN và sự di nhập gen đều là các nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể còn quá trình ngẫu phối thì không làm thay đổi tần số tương đối của các alen ở mỗi gen. Vì vậy phương án trả lời đúng là C.
10. C
Để nhận biết 1 quần thể đã ở trạng thái cân bằng hay chưa bạn có thể kiểm tra bằng 2 cách:
Cách 1: Cho các cá thể trong quần thể cần kiểm tra thực hiện ngẫu phối, nếu thành phần kiểu gen của quần thể trước và sau ngẫu phối giống nhau thì quần thể đã cân bằng, ngược lại nếu thành phần kiểu gen của quần thể trước ngẫu phối khác với thành phần kiểu gen của quần thể sau ngẫu phối thì quần thể ban đầu chưa cân bằng.
Cách 2: Nếu quần thể cân bằng phải thoả mãn các điều kiện: p2AA = (pA)2; q2aa = (qa)2; 2pqAa = 2 x p x q.
Với cách làm như vậy bạn sẽ tìm được phương án đúng là C.
11. C
Quần thể có thành phần kiểu gen không thay đổi cấu trúc di truyền khi thực hiện ngẫu phối là những quần thể đã đạt tới trạng thái cân bằng. Sử dụng 1 trong 2 cách kiểm tra được giới thiệu ở câu 10 ta tìm được phương án đúng là C.
12. B
Theo bài ra ta có: pA/qa = 2/3 (*). Mặt khác ta luôn có pA + qa = 1 (**). Từ (*) và (**) ta suy ra: pA = 0,4; qa = 0,6 ® thành phần kiểu gen của quần thể là:
(0,4)2 AA : (2 x 0,4 x 0,6) Aa : (0,6)2 aa Û 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa.
13. B
Theo đề bài tỉ lệ kiểu hình thân xám chiếm tỉ lệ 64% ® tỉ lệ kiểu hình thân đen chiếm tỉ lệ là: (100% - 64%) = 36% ® tỉ lệ kiểu gen aa = 36% ® tần số tương đối của alen a là: qa = 0,6 ® pA = 0,4. Vậy phương án trả lời đúng là B.
14. C
Theo bài ra ta có A/a = 0,7/0,3 ® Thành phần kiểu gen của quần thể sau một thế hệ ngẫu phối là: (0,7)2 AA : (2 x 0,7 x 0,3) Aa : (0,3)2 aa Û 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa.
15. C
Theo bài ra ta có A/a = 0,8/0,2 ® Thành phần kiểu gen của quần thể sau một thế hệ ngẫu phối là: (0,8)2 AA : (2 x 0,8 x 0,2) Aa : (0,2)2 aa Û 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa.
- Nếu alen A trội hoàn toàn so với alen a thì tỉ lệ kiểu hình của quần thể là: (0,64 AA + 0,32 Aa) trội : (0,04 aa) lặn Û 24 trội : 1 lặn.
- Nếu alen A trội không hoàn toàn so với alen a thì tỉ lệ kiểu hình của quần thể là: (0,64 AA) trội : (0,32 Aa) trung gian : (0,04 aa) lặn Û 18 trội : 8 trung gian : 1 lặn.
Vậy phương án trả lời đúng là C. 
16. D
Theo bài ra ta có A/a = 0,6/0,4 ® Thành phần kiểu gen của quần thể sau một thế hệ ngẫu phối là: (0,6)2 AA : (2 x 0,6 x 0,4) Aa : (0,4)2 aa Û 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.
- Nếu alen A trội hoàn toàn so với alen a thì tỉ lệ kiểu hình của quần thể là: (0,36 AA + 0,48 Aa) trội : (0,16 aa) lặn Û 21 trội : 4 lặn.
- Nếu alen A trội không hoàn toàn so với alen a thì tỉ lệ kiểu hình của quần thể là: (0,36 AA) trội : (0,48 Aa) trung gian : (0,16 aa) lặn Û 9 trội : 12 trung gian : 4 lặn.
Vậy phương án trả lời đúng là D.
17. A
Theo bài ra ta có: pA = 0,7, qa = 0,3 và tỉ lệ kiểu gen aa = 0,16. Mặy khác ta lại có công thức: qa = q2aa + 2pqAa/2 ® 2pqAa = 2 (qa – q2aa) = 2 (0,3 – 0,16) = 0,28 ® tỉ lệ kiểu gen Aa trong quần thể là 0,28 ® tỉ lệ của kiểu gen AA là: 1 – (0,28 + 0,16) = 0,56.
Vậy thành phần kiểu gen của quần thể là: 0,56 AA : 0,28 Aa : 0,16 aa.
18. B
Từ thành phần kiểu gen của quần thể đã cho ta có:
Tần số tương đối của elen A trong quần thể là: pA = 0,45 + 0,3/2 = 0,6
Tần số tương đối của elen a trong quần thể là: qa = 0,25 + 0,3/2 = 0,4.
Vậy thành phần kiểu gen của quần thể sau 1 thế hệ ngẫu phối là:
(0,6)2 AA : (2 x 0,6 x 0,4) Aa : (0,4)2 aa Û 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. 
19. C
Theo bài ra ta tính được tỉ lệ kiểu hình thân đen là: 1.800/20.000 = 0,09 ® tỉ lệ kiểu gen aa = 0,09 ® tần số alen a là 0,3 ® tần số alen A là: (1 – 0,3) = 0,7. Vậy phương án trả lời đúng là C.
20. C
Khi loại bỏ các cá thể có kiểu hình thân đen thì thành phần kiểu gen của quần thể còn lại là: 0,2 AA : 0,3 Aa Û 0,4 AA : 0,6 Aa. Ta tính được:
Tần số tương đối của alen A là: pA = 0,4 + 0,6/2 = 0,7
Tần số tương đối của alen a là : qa = 0 + 0,6/2 = 0,3.
21. B
Khi loại bỏ các cá thể có kiểu hình thân đen thì thành phần kiểu gen của quần thể còn lại là: 0,1 AA : 0,4 Aa Û 0,2 AA : 0,8 Aa. Ta tính được:
Tần số tương đối của alen A là: pA = 0,2 + 0,8/2 = 0,6
Tần số tương đối của alen a là : qa = 0 + 0,8/2 = 0,4.
Khi thực hiện ngẫu phối thì thành phần kiểu gen của quần thể sau ngẫu phối sẽ là:
(0,6)2 AA : (2 x 0,6 x 0,4) Aa : (0,4)2 aa Û 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.
34. B
CLNT do con người tiến hành theo nhu cầu thị hiếu phức tạp và luôn thay đổi của con người
55. B
Chim có sải cánh quá dài hay quá ngắn đều bất lợi trước bão tố khốc liệt, chính chọn lọc kiên định (chọn lọc theo một hướng) tạo nên chim có sải cánh cỡ trung bình.
60. C
Các loài xuất hiện nhanh chóng và duy trì không đổi trong một thời gian dài.
Chương 8: Sự phát sinh loài người.
I. ĐÁP ÁN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1 - 10
D
B
D
D
B
A
A
C
C
B
11 - 20
A
B
D
A
A
D
D
C
B
A
21 - 30
A
B
B
A
D
C
A
C
B
D
31 - 36
C
A
D
C
A
D
II. GIẢI THÍCH
7. A
Pitêcantrôpvà Xinantrôp có đặc điểm: dáng đi thẳng (người vượn).
13. D
Cấu trúc cơ thể hoàn hảo với sự phát triển hệ thống tín hiệu thứ hai đã làm cho con người thích nghi với mọi điều kiện sinh thái khác nhau.
27. A 
Việc chuyển hẳn đời sống từ trên cây xuống mặt đất tạo ra hàng loạt các biến đổi hình thái, cấu tạo trên cơ thể người vượn, nhưng hệ quả quan trọng nhất là giải phóng hai chi trước khỏi chức năng di chuyển dần dần tạo ra bàn tay trở thành cơ quan chế tạo công cụ lao động.
31. C
Lao động trong tập thể đã thúc đẩy nhu cầu trao đổi ý kiến giữa các thành viên.
Phần III. Sinh thái học
I. ĐÁP ÁN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1 - 10
E
A
E
B
E
B
A
B
A
B
11 -20
C
B
E
A
A
B
B
B
A
A
21 - 30
C
B
D
C
A
E
D
B
A
D
31 - 40
E
E
D
C
B
D
A
D
B
D
41 - 50
D
D
A
D
B
B
D
B
C
A
51 - 59
B
A
D
C
D
C
D
E
B
II. GIẢI THÍCH
3. E
Di truyền là nguyên nhân bên trong còn môi trường là nguyên nhân bên ngoài hình thành nên nhịp sinh học.
7. A
Tỷ lệ sinh cao hơn nhiều so với tỷ lệ tử thì dân số còn tiếp tục tăng mạnh
19. A
Màu đỏ giúp tảo quang hợp được ở lớp nước sâu nhất mà các màu khác không có khả năng đó.
28. B
Quy luật giáng cấp năng lượng.
31. E
Điều kiện sinh thái ở vùng đệm phù hợp với cả hai quần xã kế tiếp nhau
45. B
Theo quy luật giáng cấp năng lượng, đây là chuỗi con người lấy được nhiều năng lượng nhất.
46. B
Quy luật khuếch đại sinh học.
Phần IV. Tế bào học
I. ĐÁP ÁN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1 - 10
D
A
D
D
C
D
E
D
B
D
11 -20
A
E
E
C
C
D
E
C
C
D
21 - 30
D
C
E
E
B
C
A
E
C
B
31 - 40
E
C
A
B
E
D
B
B
D
D
41 - 50
B
C
E
E
B
A
A
C
D
C
51 - 60
E
C
A
C
D
B
D
D
C
D
61 - 70
C
A
A
A
B
E
B
C
A
E
71 - 80
A
B
C
E
A
D
C
C
E
E
81 - 90
A
B
B
A
A
C
B
E
B
E
 91 - 100
E
B
B
D
B
C
B
E
E
D
101 – 110
B
C
E
D
D
D
C
A
D
E
111 - 120
A
B
D
E
B
A
B
A
A
E
121 - 130
D
D
B
E
D
B
C
E
E
C
131 - 140
A
E
B
B
E
B
E
C
B
A
141 - 150
D
E
E
E
B
E
D
E
E
B
151 - 160
A
E
E
D
B
B
E
E
D
B
161 - 170
D
A
D
D
E
A
C
E
E
E
171 - 180
C
E
E
C
A
A
C
E
D
C
181 - 190
C
B
C
A
E
A
C
C
B
B
191 - 200
E
B
B
C
B
A
B
D
B
A
201 - 210
A
C
B
C
B
C
C
B
B
D
211 - 220
B
D
C
E
C
D
B
A
B
D
221 - 222
C
C
II. GIẢI THÍCH
1. D
Do cấu tạo lớp vỏ điện tử ngoài cùng của cacbon có 4 điện tử nên cacbon có khả năng kết hợp với các nguyên tố khác tạo nên vô số các hợp chất hữu cơ.
10. D
Enzim có bản chất là prôtêin, nhiệt độ thấp làm biến tính prôtêin nên enzim mất tác dụng
75. A
ADN chỉ huy quá trình sinh tổng hợp prôtêin thông qua mARN
79. E
liên kết ion là liên kết hoá học giữa hai nguyên tử được hình thành khi có sự chuyển dịch electron hoá trị gần như hoàn toàn về một bên. Lực liên kết là lực hút tĩnh điện giữa các ion tích điện trái dấu.
105. D
tARN mang bộ ba đối mã (anticôdon)
111. A
Ribôxôm là bào quan không có màng bao bọc
156. B
Con đường khuếch tán qua lớp kép lipit
157. E
Con đường khuếch tán qua kênh prôtêin
177. C
Vi ống không có chức năng điều hoà áp suất thẩm thấu.
Phần V. Sinh học hiện đại – ĐẶC ĐIỂM VÀ TRIỂN VỌNG
I. ĐÁP ÁN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1 - 10
D
D
E
C
E
E
B
C
B
D
11 - 20
C
B
A
B
D
E
C
B
C
B
21 - 25
E
C
B
D
D
II. GIẢI THÍCH
1. D
 Kiểu gen Aa biểu hiện tính trạng trội (chỉ A được biểu hiện, a không biểu hiện).
2. D
 Vì tất cả ruồi cái đều mắt đỏ còn ½ ruồi đực mắt đỏ và ½ ruồi đực mắt hồng ngọc.
3. E
 Màu lông ở gà di truyền trội không hoàn toàn.
4. C 
Từ các thí nghiệm của mình, Menđen đã phát hiện ra quy luật phân li độc lập.
5. E 
Vì chỉ có ADN của thể ăn khuẩn thâm nhập vào vi khuẩn.
6. E 
Thay thế nuclêôtit tạo ra bộ ba mới vẫn mã hoá cho cùng axit amin nên chuỗi pôlipeptit không thay đổi. 

Tài liệu đính kèm:

  • doc1001 CAU TRAC NGHIEM SINH HOC.doc