Tài liệu ôn tập lớp 12 môn Văn

Tài liệu ôn tập lớp 12 môn Văn

bai 1 : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ

I Kiến thức cơ bản:

 1/ Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bàn luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức lối sống của con người.

 2. Các yêu cầu của kiểu bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

 - bố cục: Gồm 3 phần MB, TB, KL

 - Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn NLXH, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, .

 - Yêu cầu về nội dung:

 Làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích  chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết-> Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức

 

doc 81 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1218Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn tập lớp 12 môn Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bµi 1 : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
I Kiến thức cơ bản:
 1/ Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bàn luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức lối sống của con người.
 2. Các yêu cầu của kiểu bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. 
 - bố cục: Gồm 3 phần MB, TB, KL
 - Yêu cầu về kĩ năng: Biết c¸ch lµm bµi văn NLXH, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát,..
 - Yêu cầu về nội dung:
 Làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tíchà chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết-> Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức
 II. Luyện tập
 Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
 1. Tìm hiểu đề:
 - Kiểu bài: NL về một tư tưởng, đạo lí.
 - Nội dung: nêu suy nghĩ về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
 - Tư liệu: kiến thức cuộc sống thực tế, sách báo 
 2.Lập dàn ý:
 a. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ.
 b. Thân bài:
 - Giải thích câu tục ngữ.
 - Nhận định, đánh giá.
 + Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người.
 + Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 + Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân, xử thế.
 + Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc.
 - Câu tục ngữ thể hiện một trong những vẻ đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam.
 - Truyền thống đạo lí tốt đẹp thể hiện trong câu tục ngữ tiếp tục được kế thừa và phát huy trong cuộc sống hôm nay
. c. Kết bài: khẳng định một lần nữa vai trò to lớn của lí tưởng đối với cuộc sống của con người. 
ĐỀ 2:Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: 
 “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
 (XEM LẠI BÀI VIẾT SỐ1)
Đề 3 : Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Ý kiến trên của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân. 
 1) Tìm hiểu đề:
 -  Nội dung: Mối quan hệ giữa đức hạnh (phẩm chất đạo đức, trí tuệ, tâm hồn) và hành động của mỗi người.
 - Thao tác lập luận: phối hợp các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận.
 - Phạm vi dẫn chứng: Dẫn chứng thực tế trong cuộc sống. Có thể dẫn chứng thêm thơ văn để bài viết sinh động.
 2) Dàn ý:
 a. Mở bài: Dẫn dắt để đưa ý kiến cần nghị luận vào bài.
 b.Thân bài: Lần lượt triển khai các ý
 - Giải thích kn : Đức hạnh là cội nguồn tạo ra hành động.
 Hành động là biểu hiện cụ thể của đức hạnh.
 - Nêu suy nghĩ về việc tu dưỡng và học tập của bản thân:
 \ Đức hạnh trong lĩnh vực tu dưỡng và học tập mà anh (chị) cần trau dồi là gì?
 \ Từ những phẩm chất đạo đức cần thiết ấy, anh (chị) đã xác định hành động cụ thể ra sao để phù hợp với tiêu chí đạo đức mà mình theo đuổi.
 \ Trên thực tế, anh (chị) đã thực hiện được điều gì, gặp khó khăn gì khi biến suy nghĩ thành việc làm?
 \ Anh (chị) thấy điều gì là trở ngại lớn nhất khi biến suy nghĩ thành hành động? Tại sao? 
 c. Kết bài: Đề xuất bài học tu dưỡng của bản thân.
 §Ò 4: Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi nói: “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lý tưởng và lý tưởng riêng của mình.
1, Tìm hiểu đề: 
 - Nội dung: Suy nghĩ vai trò của lý tưởng nói chung đối với mọi người và lý tưởng riêng của mình.
 + Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường; không có lý tưởng thì không có cuộc sống
 + Nâng vai trò của lý tưởng lên tầm cao ý nghĩa của cuộc sống.
 + Giải thích mối quan hệ lý tưởng là ngọn đèn, phương hướng và cuộc sống.
 - Phương pháp nghị luận: Phân tích, giải thích, bình luận, chứng minh.
 - Phạm vi tư liệu: Cuộc sống.
2, Lập dàn ý: 
 a.  Mở bài:  Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề tư tưởng, đạo lý cần nghị luận.
 b. Thân bài: 
 -Lý tưởng là gì? Tại sao nói lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường? Ngọn đèn chỉ đường là gì? Nó quan trọng như thế nào?(Lý tưởng giúp cho con người không đi lạc đường. Khả năng lạc đường trước cuộc đời là rất lớn nếu không có lý tưởng tốt đẹp.)
 - Lý tưởng và ý nghĩa cuộc sống
 +Lý tưởng xấu có thể làm hại cuộc đời của một người và nhiều người. Không có lý tưởng thì không có cuộc sống.
 +Lý tưởng tốt đẹp thực sự có vai trò chỉ đườngàĐó là lý tưởng vì dân, vì nước, vì gia đình và hạnh phúc của bản thân- Lý tưởng riêng của mỗi ngườiàVấn đề bức thiết đặt ra cho mỗi học sinh tốt nghiệp THPT là chọn ngành nghề, một ngưỡng cửa để bước vào thực hiện lý tưởng.
 c. Kết bài:
 - Tóm lại tư tưởng đạo lí .
  - Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức từ tư tưởng đạo lí đã nghị luận.
III. ĐỀ VỀ NHÀ:
ĐỀ 1: Tình thương là hạnh phúc của con người.
Đề 2: A(C) hiểu thế nào là truyền thống “ Tôn sư trọng đạo”- một nét đẹp của văn hóa VN? Trình bày những suy nghĩ về truyền thống này trong nhà trường và xã hội ta hiện nay.
§Ò 3: Suy nghĩ về mục đích và những biện pháp học tập, rÌn luyện của bản thân mình trong năm học cuối cấp.
 Bài 2: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. Kiến thức cơ bản:
 1. Khái niệm: nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội, có ý nghĩa xã hội đáng khen, đáng chê hay vấn đề đáng suy nghĩ. 
 2. Các yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
 - bố cục: Gồm 3 phần MB, TB, KL
 - Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn NLXH, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát,.. 
 - Yêu cầu về nội dung: Bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề. Phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.
II. Luyện tâp: 
 Đ1: Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị xã, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh. Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.
 1. Tìm hiểu đề: 
 - Kiểu bài: nghị luận về một hiện tượng đời sống.
 - Nội dung: bày tỏ các suy nghĩ về hiện tượng các cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang về nuôi dạy các em nên người. 
 - Tư liệu: đời sống thực tế, sách báo
 2. Lập dàn ý: 
 a. Mở bài: giới thiệu vấn đề, dẫn đề bài vào bài viết.
 b. Thân bài:
 - Thu nhận trẻ em lang thang, cơ nhỡ vào những mái ấm tình thương để nuôi dạy và giúp đỡ các em nên người là một việc làm cao đẹp của những tấm lòng nhân ái (dẫn chứng).
 - Công việc này không hề đơn giản như nhiều người nghĩ, nó đòi hỏi tính kiên nhẫn, lòng vị tha và đức hy sinh của những người thực hiện (dẫn chứng).
 - Mỗi đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ có một hoàn cảnh riêng rất éo le, nhưng chúng đều giống nhau ở nỗi bất hạnh và tâm trạng mặc cảm; vì vậy việc thu nhận và nuôi dạy những đứa trẻ này có thể coi là cuộc tái sinh nhọc nhằn và kì diệu (dẫn chứng).
 - Phê phán những hành vi ngược đãi trẻ em và phê phán thái độ thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm đối với trẻ em (dẫn chứng).
 c. Kết bài: phát biểu cảm nghĩ về hiện tượng trên và liên hệ bản thân.
Đ2: Anh (chị), hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. 
1.Tìm hiểu đề
 - Nội dung bình luận: hiện tượng tiêu cực trong thi cử hiện nay.
  - Kiểu bài:nghị luận xã hội với các thao tác bình luận, chứng minh
 - Tư liệu: trong đời sống xã hội.
 2. Lập dàn ý 
 a) Mở bài: Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, phát biểu nhận định chung
 b) Thân bài:
 - Phân tích hiện tượng.
 + Hiện tượng tiêu cực trong thi cử trong nhà trường hiện nay là một hiện tượng xấu cần xoá bỏ, nó làm cho học sinh ỷ lại, không tự phát huy năng lực học tập của mình(DC)
 + Hiện tượng lấy tỉ lệ để nâng thành tích của nhà trường( DC)
 -> Hãy nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.
 - Bình luận về hiện tượng:
 + Đánh giá chung về hiện tượng.
 + Phê phán các biểu hiện sai trái: Thái độ học tập gian lận; Phê phán hành vi cố tình vi phạm, làm mất tính công bằng của các kì thi.
c) Kết bài.- Kêu gọi học sinh có thái độ đúng đắn trong thi cử.
 - Phê phán bệnh thành tích trong giáo dục.  
Đ3 : Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông?
 1, Mở bài: Nêu sự cấp bách và tầm quan trọng hàng đầu của việc phải giải quyết vấn đề giảm thiểu tai nạn giao thông đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay.
 2, Thân bài: Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên: đường bộ, đường thủy, đường sắt... trong đó phần lớn lµ các vụ tai nạn đường bộ.
 * Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông:
 - Khách quan: Cơ sở vật chất, hạ tầng còn yếu kém; phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh; do thiên tai gây nên...
 - Chủ quan:
 + Ý thức tham gia giao thông ở một số bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là giới trẻ, trong đó không ít đối tượng là học sinh.
 + Xử lí chưa nghiêm minh, chưa thỏa đáng. Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng tiêu cực trong xử lí.
 * Hậu quả: gây tử vong, tàn phế, chấn thương sọ não...
Theo số liệu thống kê của WHO ( Tổ chức y tế thế giới) : Trung bình mỗi năm, thế giới có trên 10 triệu người chết vì tai nạn giao thông. Năm 2006, riêng Trung Quốc có tới 89.455 người chết vì các vụ tai nạn giao thông. Ở Việt Nam con số này là 12,300. Năm 2007, WHO đặt Việt Nam vào Quốc gia  có tỉ lệ các vụ tử vong vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới với 33 trường hợp tử vong mỗi ngày.
 * Tai nạn giao thông đang là một quốc nạn, tác động xấu tới nhiều mặt trong cuộc sống:
 - TNGT ¶nh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lý: Gia đình có người thân chết hoặc bị di chứng nặng nề vì TNGT ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần, tình cảm; TNGT tăng nhanh gây tâm lí hoang mang, bất an cho người tham gia giao thông. 
 - TNGT gây rối loạn an ninh trật tự: làm kẹt xe, ùn tắc GT dẫn đến trễ giờ làm, giảm năng suất lao động 
 - TNGT gây thiệt hại khổng lồ về kinh tế bao gồm: chi phí mai táng cho người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại về phương tiện giao thông về hạ tầng, chi phí khắc phục, chi phí điều tra... 
 - TNGT làm tiêu tốn thời gian lao động, nhân lực lao động: TNGT làm chết hoặc bị thương ảnh hưởng đến nguồn lực lao động xã hội.
-> Giảm thiểu tai nạn giao thông là là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa lớn đối với toàn xã hội. Thanh niên, học sinh cần làm những gì để góp phần giảm thiểu TNGT ?
 Vì sao lại đặt vai trò cho tuổi trẻ, vì tuổi trẻ là đối tượng tham gia giao thông phức tạp nhất cũng là đối tượng có nhiều sáng tạo và năng động nhất có thể góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông
 * ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PH¸P (HSTL).
 3. Kết bài:(hstl)
III. Đề về nhà: Trình bày hiểu biết, suy nghĩ, quan điểm của mình về những hịên tượng sau
 1. Những người bị nhiễm HIV- AIDS. 
 2. Nạn bạo lực gia đình.
 3. Nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em lang thang cơ nhỡ để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
 4. Phong trào “ Tiếp sức mùa thi”.
 5.Nét đẹp văn hóa gây ấn tượng nhất trong những ngày tết nguyên đán của VN.
 6. Hủ tục cần bài trừ nhất trong các ngày lễ tết ở VN là gì? 
 7.  ...  vẫn đang ngủ và mơ về những con sư tử mà lão đã chiến đấu từ hồi trẻ.
 b) Đoạn trích
 - Nằm ở cuèi truyện, kể về ông lão Xan- ti-a-gô bắt được con cá kiếm
 3) Ôn lại đoạn trích( theo câu hỏi SGK)
Câu l là một phần gợi ý để trả lời cho câu 2, và đến lượt nó, câu 2 (con cá kiếm qua sự cảm nhận của ông lão) lại là căn cứ để trà lời câu 3 và câu 4. Trong câu 4, vế thứ nhất chỉ đòi hỏi giải đáp nghĩa đen, căn cứ trên bễ nổi của chi tiết, hình ảnh; vế thứ hai đòi hỏi khai thác bề chìm, nâng hình ảnh thành biểu tượng. - Bởi vậy, lần lượt giải quyết theo thứ tự từng câu hỏi là cách thích hợp nhất để hiểu thấu đáo ý nghĩa của toàn bộ đoạn văn, từ trực tiếp đến gián tiếp, từ nghĩa đen đến nghĩa bóng. 
Câu 1
Sự lặp lại những vòng lượn của con ca kiếm gợi lên hình ảnh một ngư phủ lành nghề kiên cường: chỉ bằng con mắt từng trải và cảm giác đau đớn nơi bàn tay, ông đã ước lượng được khoảng cách ngày càng gần tới đích vẽ lên qua vòng lượn từ rộng tới hẹp, từ xa tới gần của con cá.
Nếu suy nghĩ sâu hơn, HS có thể thấy những vòng tròn cũng vẽ lên những cố gắng cuối cùng nhưng hết sức mãnh liệt của con cá, cố gắng thoát khỏi sự líu kéo bủa vày của người ngư phủ: nó cũng dũng cảm kiên cường không kém gì đối thủ của mình. 
- Những vòng lượn này là một phần biểu hiện sự cảm nhận của ông lão về con cá tập trung vào hai giác quan thị giác và xúc giác - song vẫn chỉ là gián tiếp: Xan ti-a-gô chưa thể nhìn thấy con cá mà chỉ đoán biết nó qua vòng lượn.
Câu 2
- Cảm nhận ngày càng mãnh liệt và trực tiếp hơn (đặc biệt từ “Đến vòng thứ ba, lão lần đầu tiên thấy con cá”).
- Sự miêu tả diễn biến đúng như sự việc xảy ra trong cuộc sống thực. Trước. - Sự miêu tả diễn biến đúng như sự việc xảy ra trong cuộc sống thực. Trước. một con cá lớn như vậy, người ngư phủ thoạt tiên chỉ nhìn thấy từng bộ phận, ông lão chỉ tấn công được vào từng bộ phận, trước khi nó xuất hiện toàn thể trước mắt ông. Cảm nhận qua xúc giác vẫn có phần gián tiếp (qua sợi dây,- qua mũi lao) song rất mãnh liệt và có thể nói là ngày càng đau đớn.
Câu 3
- Không chỉ bằng động tác mà cả bằng trái tim: sự cảm thông.
- Không chỉ như quan hệ giữa người đi săn và con mồi. 
Hiệu quả: Chính mối tình cảm ấy, lối biểu hiện ấy đã biến con cá thành nhân vật; mặt khác, lời đối thoại ấy lại càng lộ rõ vẻ đẹp tâm hồn của ông lão: ông hiểu rõ và chiêm ngưỡng đối thủ của mình.
Câu 4
a) Do vẻ đẹp, sự cao quý của con cá kiếm do thái độ, quan hệ giữa người đi săn và con mồi, đối tượng bi săn đuổi hàm chứa một ý nghĩa rộng lớn hơn, trừu tượng hơn: Nó là hình ảnh của ước mơ, của lí tưởng mà mỗi con người thường theo đuổi trong đời. 
b) Tìm thấy sự khác biệt giữa hình ảnh đẹp đẽ cuối cùng của con cá khi chưa bị chiếm lĩnh (tập trung vào sự xuất hiện cuối cùng của nó ở đoạn “khi ấy con cá, mang cái chết trong mình... phía trên ông lão và chiếc thuyền”, rồi sau đó: “Da cá chuyển từ... vị thánh trong đám rước”) Phải chăng đó là sự chuyển biến từ hình ảnh ước mơ sang hiện thực - nó không còn xa vời, khó nắm bắt và cũng chính vì thế nó không còn đẹp đẽ, huy hoàng như trước? 
(Gợi ý b có thể khó được phát hiện bởi HS trung bình, thậm chí cả HS giỏi. Nếu HS không giải đáp được, GV có thể nêu lên như một tầng ý nghĩa có thể tìm thấy hoặc như một tổng kết.) .
c) Với câu hỏi này, thậm chí có thể chấp nhận những phát hiện khác của HS, miễn là có căn cứ từ hình tượng.
3. Đề tham khảo:
Đề 1: Hình ảnh con cá kiếm trong tác phảm Ông già và biển cả của Hê-minh-uê là một hình ảnh biểu tượng mang những ý nghĩa gì?( Đề thi thử tốt nghiệp)
Yêu cầu về kiến thức: Có thể có những những cách diễn đạt khác nhau, song phải đạt được các ý sau:
	Hình ảnh con cá kiếm là một hình ảnh biểu tượng mang nhiều ý nghĩa:
“Những vòng lượn” lặp đi lặp lại trong trận chiến đấu với ông lão biểu thị sự ngoan cường, dũng mãnh. Suy nghĩ sâu hơn cũng có thể hiểu là những cố gắng cuối cùng nhưng hết sức mãnh liệt của con cá. Đó cũng là thái độ hiên ngang trước hiểm nguy, trước những đe doạ về mạng sống,
Tầm vóc khổng lồ và vẻ đẹp tuyệt vời của con các kiếm là biểu tượng của thiên nhiên kiêu hung, kỳ vỹ, là hình ảnh của ước mơ, lý tưởng mà con người hằng theo đuổi.
Sự khác biệt của con cá kiếm khi chưa bị chiếm lĩnh và khi đã bị chiếm lĩnh, gợi hàm ý về sự chuyển biến từ hình ảnh ước mơ sang hiện thực- nó không còn xa vời, khó nắm bắt, vì thế nó không còn huy hoàng rực rỡ như trước
Đề 2: Anh/Chị hiểu như thế nào về nguyên lý “tảng băng trôi” của Hê- minh- uê?
Thông qua hình ảnh ông già quật cường, bằng kỹ thuật điêu luyện đã chiến thangs con cá to lớn và hung dữ trong truyện ngắn Ông già và biển cả, nhà văn muốn gửi đến người đọc điều gì?
Yêu cầu về kiến thức: 
Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau song cần nêu bật các ý chính sau đây:
Lấy hình anh “Tảng băng trôi”, phần nổi thì ít, phần chìm thì nhiều, Hê- minh-uê muốn nêu yêu cầu đối với một nhà văn hay một tác phẩm văn học: Không trực tiếp công khai phát ngôn mà thông qua việc xây dựng hình tượng, ngôn ngữ có nhiều sức gợi, tạo ra những khoảng trống để người đọc tự rút ra ý nghĩa của tác phẩm.
Thông qua hình ảnh ông già quật cường, bằng kỹ thuật điêu luyện đã chiến thắng con cá kiếm to lớn, hung dữ trong truyện ngắn Ông già và biển cả, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: Hãy tin vào con người,”Con người có thể bị huỷ diệt chứ không thể bị đánh bại”, “Con người được sinh ra không phải để dành cho thất bại” (Hê- minh- uê)
Bµi 22: Sè phËn con ng­êi
(S«- l«- kh«p)
1. Tác giả 
- A.Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn Xô-viết lỗi lạc, được vinh dự nhận giải thường Nobel về văn học năm 1965 (ông còn được nhận giải thưởng văn học Lê-nin, giải thưởng văn học quốc gia).
- Cuộc đời và sự nghiệp của Sô-lô-khốp gắn bó mật thiết với sự ra đời của một chế độ- chế độ xã hội chủ nghĩa tại vùng đất Sông Đông trù phú, đậm bản sắc văn hoá người dân Côdắc.
Là nhà văn xuất thân từ nông dân lao động, Sô-lô-khốp am hiểu và đồng cảm sâu sắc với những con người trên mảnh đất quê hương. Đặc điểm nổi bật trong chủ nghĩa nhân đạo của Sô-lô-khốp là việc quan tâm, trăn trở về số phận của đất nước, của dân tộc, nhân dân cũng như về số phận cá nhân con người.
- Phong cách nghệ thuật của Sô-lô-khốp: nét nổi bật là viết đúng sự thật. Ông không né tránh những sự thật dù khắc nghiệt trong khi phản ánh những bức tranh thời đại rộng lớn, những cảnh đời, những chân dung số phận đau thương. Trong sáng tác của ông, chất bi và chất hùng, chất sử thi và chất tâm lí luôn được kết hợp nhuần nhuyễn.
2. Tác phẩm 
Truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp là cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Xô Viết. Truyện có một dung lượng tư tưởng lớn khiến cho có người liệt nó vào loại tiểu thuyết anh hùng ca.
3. ph©n tÝch
 3.1. Nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp
 a) Hoàn cảnh và tâm trạng An-đrây Xô-cô-lốp sau chiến tranh:
- Năm 1944, sau khi thoát khỏi cảnh nô lệ của tù binh, Xô-cô-lốp được biết một tin đau đớn: tháng 6 năm 1942 vợ và hai con gái anh đã bị bọn phát xít giết hại. Niềm hi vọng cuối cùng giúp anh bám víu vào cuộc đời này là A-na-tô-li, chú học sinh giỏi toán, đại uý pháo binh, đứa con trai yêu quí đang cùng anh tiến đánh Béclin. Nhưng đúng sáng ngày mồng 9 tháng năm, ngày chiến thắng, 1 tên thiện xạ Đức đã giết chết mất An-na-tô-li.
Anh đã “chôn niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng trên đất người, đất Đức”, “Trong người có cái gì đó vỡ tung ra” trở thành “người mất hôn”. Sau khi lần lượt mất tất cả người thân, Xô-cô-lốp rơi vào nỗi đau cùng cực.
Lời tâm sự của anh khi tìm đến chén rượu để dịu bớt nỗi đau: “phải nói rằng tôi đã thật sự say mê cái món nguy hại ấy”. Xô-cô-lốp biết rõ sự nguy hại của rượu nhưng anh vẫn cứ uống- Lời tâm sự ấy hé mở sự bế tắc của anh.
- Xô-cô-lốp không cầm được nước mắt trước hình ảnh cậu bé Va-ni-a. Nỗi đau không thể diễn tả thành lời, chỉ có thể diễn tả bằng những giọt nước mắt.
Biểu dương, ngợi ca khí phách anh hùng của nhân dân, Sô-lô-khốp cũng không ngần ngại nói lên cái giá rất đắt của chiến thắng, những đau khổ tột cùng của con người do chiến tranh gây nên- sức tố cáo chiến tranh phát xít mạnh mẽ của tác phẩm.
b) An-đrây gặp bé Va-ni-a 
Giữa lúc đang lâm vào tâm trạng buồn đau, bế tắc, An-đrây đã gặp bé Va-ni-a, cũng là một nạn đáng thương của chiến tranh. Tác giả tả việc Xô-cô-lốp nhận Va-ri-a làm con nuôi rất sâu sắc và cảm động.
- Khi nhìn thấy Va-ni-a từ xa: “Thằng bé rách bươm xơ mướp.... cặp mắt thì cứ như nhiều ngôi sao sáng sau trận mưa đêm” rồi “thích đến nỗi bắt đầu thấy nhớ nó”. Và khi hiểu rõ tình trạng của Va-ri-a hiện tại, tình phụ tử thiêng liêng và tinh thần trách nhiệm đã thức tỉnh trông Xô-cô-lốp. Lòng thương xót dâng lên thành những giọt nước mắt nóng hổi. Anh quyết định nhận Va-ri-a làm con.
- Xô-cô-lốp tuyên bố anh là bố thì lập tức Va-ni-a chồm lên ôm hôn anh, ríu rít líu lo vang cả buồng lái... Còn Xô-cô-lốp “mắt mờ đi”, “hai bàn tay lẩy bẩy”- sức mạnh cảu tình yêu thương sưởi ẩm trái tim cô đơn, đem lại niềm vui sống.
- Với lòng nhân hậu, Xô-cô-lốp tìm mọi cách bù đắp tình cảm cho Va-ni-a, chăm sóc nó. Ở toàn bộ đoạn này, điểm nhìn của tác giả hoàn toàn phù hợp với điểm nhìn của nhân vật và vì vậy gây được niềm xúc động trực tiếp.
c) Tinh thần trách nhiệm cao cả và nghị lực phi thường của Xô-cô-lốp
- Khó khăn của Xô-cô-lốp khi nhận bé Va-ni-a làm con trong cuộc sống thường nhật: việc nuôi dưỡng, chăm sóc..., những rủi ro bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra, đặc biệt là việc không thể làm “tổn thương trái tim bé bỏng của Va-ni-a”. Bên cạnh đó là nỗi khổ tâm, dằn vặt của anh về những kí ức... vết thương tâm hồn vẫn đau đớn.
- Xô-cô-lốp không ngừng vươn lên trong ý thức nhưng nỗi đau, vết thương lòng không thể nào hàn gắn. Đó chính là bi kịch sâu sắc trong số phận của Xô-cô-lốp. Đó cũng là tính chân thật của số phận con người sau chiến tranh.
3.2. Chất trữ tình của tác phẩm
Số phận con người có sức rung cảm vô hạn của chất trữ tình sâu lắng. Nhà văn đã sáng tạo ra hình thức tự sự độc đáo, sự xen kẽ nhịp nhàng giọng điệu của người kể chuyện (tác giả và nhân vật chính). Sự hoà quyện chặt chẽ chất trữ tình của tác giả và chất trữ tình của nhân vật đã mở rộng, tăng cường đến tối đa cảm xúc nghĩ suy và những liên tưởng phong phú cho người đọc.
3.3. Thái độ của người kể chuyện
- Thái độ của người trần thuật là đồng cảnh và tin tưởng
- Đoạn kết tác phẩm là lời nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội đối với mỗi số phận cá nhân (Hình ảnh “những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng”, giọt nước mắt “trong chiêm bao”)
4. Tæng kÕt
1. Xô-cô-lốp là biểu tượng của tính cách Nga, tâm hồn Nga, biểu tượng của con người thế kỷ XX: kiên cường, dũng cảm, giàu lòng nhân ái, nhân vật mang tầm sử thi.
- Sô-lô-khốp suy nghĩ sâu sắc về số phận con người , tin tưởng vào nghị lực phi thường của con người cách mạng có thể vượt qua số phận.
2. Nghệ thuật tự sự:
- Kiểu truyện lồng truyện, hai người kể chuyện (tác giả và nhân vật). Nhờ đó, đảm bảo tính chân thực, tạo ra một phương thức miêu tả lịch sử mới: lịch sử trong mối quan hệ mật thiết với số phận cá nhân.
- Sáng tạo nhiều tình huống nghệ thuật, nhiều chi tiết tình tiết để khám phá chiều sâu tính cách nhân vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn thi TN 12(2).doc