Ôn Văn 12 - Phần 4 (Những bài văn chọn lọc )

Ôn Văn 12 - Phần 4 (Những bài văn chọn lọc )

Phân tích vợ nhặt của kim lân phần 1

Phân tích nhân vật người vợ nhặt, từ đó làm nổi bật lên số phận của người dân Việt trước CM

Bài gợi ý:

Ai nói chiến tranh là âm thanh dữ dội của bom đạn hay tiếng gào thét của dân đen vô tội ? Không, nó im lặng. Vì khi đã chết, chúng ta không thể lên tiếng. Phát xít Nhật càn qua quê hương ta, đất Việt lầm than với hai triệu người con chết vất vưởng. Nhưng chính trong tận cùng ta thấy đối cực, trong cái chết và màu đen, chúng ta thấy tình yêu và sắc sáng. Truyện "Vợ nhặt" là thế, một minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của sự sống, sống với nhọc nhằng khổ ải, sống với cái nghèo đến tột độ về vật chất, nhưng chỉ cần hi vọng, một sự hi vọng trù phú và vững chãi. Họ, chúng ta, tất thảy sẽ vượt qua.

 

doc 83 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1070Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn Văn 12 - Phần 4 (Những bài văn chọn lọc )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
¤n v¨n 12-P4( Nh÷ng bµi v¨n chän läc)
Phân tích vợ nhặt của kim lân phần 1 
Phân tích nhân vật người vợ nhặt, từ đó làm nổi bật lên số phận của người dân Việt trước CM
Bài gợi ý:
Ai nói chiến tranh là âm thanh dữ dội của bom đạn hay tiếng gào thét của dân đen vô tội ? Không, nó im lặng. Vì khi đã chết, chúng ta không thể lên tiếng. Phát xít Nhật càn qua quê hương ta, đất Việt lầm than với hai triệu người con chết vất vưởng. Nhưng chính trong tận cùng ta thấy đối cực, trong cái chết và màu đen, chúng ta thấy tình yêu và sắc sáng. Truyện "Vợ nhặt" là thế, một minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của sự sống, sống với nhọc nhằng khổ ải, sống với cái nghèo đến tột độ về vật chất, nhưng chỉ cần hi vọng, một sự hi vọng trù phú và vững chãi. Họ, chúng ta, tất thảy sẽ vượt qua.
Tràng xấu, xấu là xấu trai, nhưng được cái tốt bụng và dễ gần. Xóm làng nghĩ Tràng không thể có vợ. Cũng đúng, với cái thời đói đến ăn cám hay ánh sáng vào đêm là thứ xa xỉ vậy người vừa nghèo vừa xấu thì ai dám gởi thân ?
Xóm tản cư nheo nhóc và hoang tàn. Đông thì có đông nhưng xóm làng như vẻ không người, chỉ là những cái bóng nhếch nhác lê gót trên những con đường quanh co. Xác chết nhiều hơn thực thể di động. Bóng đen gần như chiếm lĩnh cả, mặt trời vẫn sáng đó, nhưng đôi mắt của dân chúng ở đây cứ tối sầm sầm lại.
Ấy vậy mà Tráng có vợ. Xóm làng bị đói quật mà biểu hiện rõ nhất là lũ trẻ. Sự hoạt bát bình thường thay cho cái im ỉm thụ động, chắc không ai dạy nhưng chúng biết bớt vận động là bớt bầu bạn với đói. Nhưng Tràng lấy vợ ! Bản năng làm chúng tò mò. Chúng nhốn nháo cả một đoạn.
Đường dài quanh co, sự dài ấy như trêu chọc cái e thẹn ban đầu của đôi uyên ương. Nghĩ chữ uyên ương cũng không hợp trong hoàng cảnh này, khi người ta hay dùng chữ mĩ miều đó cho những đám cưới linh đình. Nay, trên con đường về nhà chồng với xác chết cạnh đường đủ gần để nhìn thấy sự phân hủy hoặc cứ văng vẳng bên tai tiếng khóc tang gia; thiết nghĩ ngày cưới cũng đáng nhớ thật.
Tình yêu luôn là trò phiêu lưu. Vì rằng chúng ta không biết sẽ gặp ai, hoặc chi chúng ta không biết sẽ đi về đâu và kết quả thế nào với sự chọn lựa đó. Tràng và vợ đã tham gia cuộc phiêu lưu đó. Tràng vẫn lo đau đáu về tương lai. Một miệng nuôi không xong, giờ gánh thêm chẳng phải hại lấy thân và cả người ? Đến với nhau tốt đẹp thì đó là duyên lành, nhưng lôi nhau xuống cùng cực thì lại là nợ đời với nhau. Tràng lại nhớ về cái sự chẳng biết duyên hay nợ kia. Một câu hò cho quên khổ lao động, một cái đáp của tuổi trẻ thanh xuân, hai người quen nhau. Lại cộng hưởng giữa đói và sự tốt bụng, họ lại gần nhau hơn. Giờ quay lại với sự thật ngay trước mắt, Tràng có vợ và mẹ anh thì vẫn chưa về.
Sự xuất hiện của người mẹ là cái nhấn cho sự khổ của đôi bên. Qua người *** như tấm gương, ta nhìn thấy cả ba gương mặt đói hốc trong đấy. Và như mọi bà mẹ Việt Nam, bà đã khóc. Khóc vì thương, thương cho đứa con mình đã có vợ, thương cả đứa con dâu cũng cùng quẫn chẳng khác gì con mình. Khóc vì tủi, tủi cho cái phận nghèo không dễ có được một đám cưới đủ nghi thức hay gần hơn là đủ no, chỉ vài câu chào, vài ánh mắt nhìn thẳng nhau, vậy là họ thành gia đình. Và khóc với một chút nghi ngờ, phải chăng vì đến đường cùng, người ta mới gởi thân cho con trai nhà mình ? Nước mắt tuông ra cho lời định nói đến. Bà chỉ chúc cho hai con sống bình yên bên nhau, còn tương lai là sự bấp bênh không muốn nghĩ.
Vợ Tràng, thành viên mới của gia đình, chắc cũng lo xốn xang trăm bề. Mà không, phải chắc chắn chứ. Phụ nữ Việt vốn giỏi lo toan; công, dung, ngôn, hạnh là vốn liến mà họ lận lưng khi về nhà chồng. Nhưng với cái quá mới thế này chị chưa thể chứng minh gì.
Rồi trời cũng tối. Chu kì vẫn thế. Sáng giăng mắt ra Tràng mới dậy. Đời hay nói mỗi ngày là một ngày mới, và điều đó ập ngay cho Tràng thấy. Nhà cửa gọn hơn, có cái gì đó ấm cúng hơn, chỉnh chu và cảm giác như đang và sẽ chuẩn bị cho tương lai.
Bữa cơm tới. Biết rằng đói thì luôn đói nhưng cơm thì vẫn phải theo bữa. Và họ, dùng từ cơm như thói quen, chứ đáng ra bữa ăn chỉ là cháo và cám. Trời đánh tránh bữa ăn, thằng Nhật thì không. Lại vang lên tiếng đòi thuế. Thuế, thuế, lại thuế !
Như vết thưởng mở miệng, mỗi ngày một bào mòn đến cùng kiệt sức khỏe. Thuế từng ngày là nỗi ám ảnh của dân đen, dân đói. Ruộng vẫn còn, nhưng chúng bắt trồng đay. Lúa vẫn có, nhưng là cho chúng nó. Dân ta chết, làm phân bón cánh đồng.
Tràng đờ ra. Cái đờ ra như sự nhu nhược không đề kháng. Cuộc sống của anh là sự chịu đựng và ám ảnh riết thành thói quen, anh qui đồng tương lai cho cái hiện tại khốn khổ này. Không riêng anh, mà có lẽ xóm làng này, không riêng xóm làng này, mà có lẽ cả một nước Việt này sự đờ ra kia như bao phủ tất thảy.
Việt Minh !
Hả !? Việt Minh ! Tràng như sực tỉnh. Cái tên này nghe mang máng ở đâu. Anh đã từng sợ, vì anh không hiểu gì. Nhưng vợ nói, rồi phong phanh tin nghe đồn, sao anh thấy họ thân quen.
Tràng như bị cuốn vào dòng suy nghĩ đó, với quật khởi, với cờ đỏ. Họ chính là ta, ta hòa với họ. Việt Minh không xa lạ mà chính là bản thể này. Tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Nhưng ! Không còn là tiếng trống hoang mang lo sợ, âm thanh như tức lồng ngực giờ là tiếng trống trận cho cả một tầng lớp bị chà đạp. Sống với niêm tin, họ sẽ sống !
Truyện kết lững lơ, với Tràng còn ngồi với bữa cơm dang dở. Nhưng cái dang dở kia là khởi đầu cho trường kì kháng chiến của một dân tộc, mà trong đó hình thành từ từng cá thể. Tràng, vợ Tràng và cả mẹ già, giờ tay sẽ cùng chung sức cho hành trình dài của triệu dân đất Việt. Pháo đài hòa bình và độc lập vững chãi trên từng viên gạch tin tưởng và hi vọng
Chủ đề: Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
Gợi ý:
1.Lai lịch, ngoại hình:
- Tràng là một gã trai nghèo khổ, dân cư ngụ, làm nghề đẩy xe bò thuê, nuôi mẹ già. Dân cư ngụ là nhưng người vốn từ nơi khác đến. Vì thế, dân cư ngụ không có ruộng đất, những thứ vô cùng quan trọng đối với người nôn dân thời xưa. Đã vậy, họ còn bị phân biệt đối xử, thường phải ở nơi bìa làng, hoặc ở chỗ hẻo lánh. Nhà cửa của anh ta, cái được gọi là “nhà” thì luôn vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại. Hơn nữa, vì là dân ngụ cư, Tràng bị coi khinh, chẳng mấy ai thèm nói chuyện, trừ lũ trẻ hay chọc ghẹo khi anh ta đi làm về.
- Tràng có ngoại hình xấu xí, thô kệch. Mỗi buổi chiều về, hắn bước ngật ngưỡng trên con đuờng khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư vào bên trong bến. Hắn vừa đi vừa tủm tỉm cười, hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ vừa lý thú vừa dữ tợn... Còn đầu của Tràng thì cạo trọc nhẵn, cái lưng to rộng như lưng gấu, ngay cả cái cuời cũng lạ, cứ phải ngửa mặt lên cười hềnh hệnh.
2.Tính cách
- Tràng là người vô tư, nông cạn.
+Tràng là người hầu như không biết tính toán, không ý thức hết hoàn cảnh của mình. Anh ta thích chơi với trẻ con và chẳng khác chúng là mấy. Mỗi lần Tràng đi làm về, trẻ con trong xóm cứ thấy cái thân hình to lớn, vập vạp của hắn dốc chợ đi xuống là ùa ra vây lấy hắn, reo cười váng lên. Rồi chúng, đứa túm đằng trước, đứa túm đằng sau, đứa cù, đứa kéo, đứa lôi chân không cho đi. Khi ấy, Tràng chỉ ngửa mặt lên cười hềnh hệch. Anh với lũ trẻ con như anh em, bè bạn và cái xóm ngụ cư ấy mỗi chiều lại xôn xao lên được một chút.
+Ngay cả chuyện quan trong như lấy vợ, Tràng cũng chỉ quyết định trong chốc lát. Đó là lần gò lưng kéo cái xe thóc vào dốc tỉnh, Tràng hò một câu chơi cho đỡ nhọc. Chủ tâm của anh ta là vui đùa. Thế rồi, một người đàn bà đang đói bám lấy để được ăn bánh, Tràng cũng vui vẻ chấp nhận. Lần thứ hai, cô ta tới ăn vạ, Tràng chấp nhậ đưa về nhà để thành vợ chồng! Thật, xưa nay chưa có ai quyết định việc lấy vợ nhanh chóng như Tràng!
- Tràng là người đàn ông nhân hậu phóng khoáng.
+Thật ra, ban đầu Tràng không chủ tâm tìm vợ. Thấy người đàn bà đói, anh cho ăn. Khi thấy thị quyết theo mình thì Tràng vui vẻ chấp nhận. Tràng lấy vợ trước hết vì lòng thương đối với một con người đói khát hơn mình.
+Khi người phụ nữ chấp nhận làm vợ, Tràng đã có ý thức chăm sóc: Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa no nê Anh còn mua 2 hào dầu thắp để vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tí.
+Lấy nhau chẳng phải vì tình, lại “nhặt vợ” một cách dễ dàng, nhưng không vì thế mà Tràng coi thường người vợ của mình. Anh muốn làm cho người ấy được vui (khoe mua dầu về thắp sáng), có lúc muốn thân mật nhưng không dám suồng sã. Tràng trân trọng, nâng niu hạnh phúc mà mình có được: Trong lúc Tràng như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, quên cả đói khát ghê gớm đang đe doạ, quên cả những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghò khổ ấy, nó ôm ấp mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt ve nhẹ trên sống lưng.
- Sau khi lấy vợ, Tràng trở thành một người sống có trách nhiệm.
+Anh ngoan ngoãn với mẹ, tránh gợi niềm tủi hờn ở người khác. Đặc biệt, đối với Tràng, có vợ là bước sang một quãng đời khác: Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa trong mơ đi ra.
+Từ một anh phu xe cục mịch, chỉ biết việc trước mắt, sống vô tư, Tràng đã là người quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội và khao khát sự đổi đời. Khi tiếng trống thúc thuế ngoài đình vang lên vội vã, dồn dập, Tràng đã thần mặt ra nghĩ ngợi, đây là điều hiếm có đối với Tràng xưa nay. Trong ý nghĩ cua anh lại vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm keo nhau đi trên đê Sốp để cướp kho thóc của Nhật và đằng trước là lá cờ đỏ to lắm. Tràng nhớ tới cảnh ấy và lòng ân hận, tiếc rẻ và trong óc vẫn thấy đám người đói và lá cờ bay phấp phới... Tràng đã mở đầu cho câu chuyện Vợ nhặt bằng những bước ngật ngưỡng trên con đường khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư vào buổi chiều chạng vạng mặt người và cũng chính anh đã kết thúc câu chuyện ấy vào buổi sớm mai với một hình ảnh mới lạ về đoàn người nghèo đói vùng lên dưới bóng lá cờ đỏ bay phất phới.
3.Số phận:
- Cuộc đời của Tràng tiêu biểu cho số phận của người dân nghèo trước cách mạng tháng Tám. Khi chưa có nạn đói thì nghèo đến nỗi không lấy nổi vợ (con trai lão Hạc trong tác phẩm cùng tên Nam Cao cũng vì nghèo không lấy vợ, phẫn chí mà bỏ đi làm mộ phu), trong nạn đói lại lấy vợ, niềm hạnh phúc đan xen với bất hạnh.
- Cuộc đời của những người như Tràng nếu không có một sự thay đổi mang tính đột biến của cả xã hội sẽ sống mãi trong sự tăm tối, đói khát. Ở Tràng, tuy chưa có được sự thay đổi đó, nhưng cuộc sống đã bắt đầu hé mở cho anh một hướng đi. Đó là con đường đến với cách mạng một cách tự nhiên và tất yếu mà những người như Tràng sẽ đi và trong thực tế lịch sử, người nông dân Việt Nam đã đi.
4.Nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn
- Kim Lân đã khắc hoạ nhân vật Tràng với đầy đủ diện mạo, ngôn ngữ, hành động, đặc biệt là diễn biến tâm trạng của Tràng bằng ngòi bút sắc sảo. Anh chàng phu xe cục mịch nhưng có một đời sống tâm lý sống động, khi  ... văn hóa
+ Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên suốt (Bản đề cương văn hóa năm 1943) > yếu tố trọng yếu chấm dứt sự phân hóa phức tạp của văn hóa văn học nước ta dưới ách thực dân, tạo nên một nền văn nghệ thống nhất sau 1945.
+ Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kí suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, toàn diện tới đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc, trong đó có văn nghệ, tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt.
+ Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế (chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa, cụ thể là Liên Xô và Trung Quốc).
Trong hoàn cảnh như vậy, văn học giai đoạn 1945- 1975 vẫn phát triển và đạt được nhiều thành tựu, đóng góp cho lịch sử văn học những giá trị riêng.
b. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
Chia làm 3 chặng
+ 1945- 1954:
- 1945- 1946: sáng tác phản ánh không khí hồ hởi mê say khi mới dành độc lập, ca ngợi “ cuộc tái sinh màu nhiệm” của dân tộc (Tình sông núi – Mai Ninh, Ngọn quốc kì- Xuân Diệu, Vui bất tuyệt – Tố Hữu)
- Từ cuối 1946: tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới khám phá sức mạnh và phẩm chất tốt đẹp của quần chúng công nông binh; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của kháng chiến.
- Thể loại:
· Truyện và kí: mở đầu cho văn xuôi kháng chiến (Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng của Trần Đăng, Truyện ngắn Đôi mắt và nhật kí Ở rừng của Nam Cao, truyện ngắn Làng của Kim Lân), hình thành những tác phẩm khá dày dặn (Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Đất nứớc đứng lên của Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài)
· Thơ: đạt được nhiều thành tựu ( Cảnh khuya, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiên của Quang Dũng)
· Kịch: một số vở kịch gây sự chú ý (Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng,)
+ 1955 - 1964:
- Nội dung bao trùm: Hình ảnh người lao động, những đổi thay của con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội với cảm hứng lãng mạn, lạc quan
- Văn xuôi: mở rộng đề tài, bao quát nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực đời sống.
· Đề tài kháng chiến chống Pháp (Sống mãi với thủ đô, Cao điểm cuối cùng, Trứớc giờ nổ súng)
· Đề tài hiện thực đời sống trước cách mạng tháng Tám (Vợ nhặt, Mười năm, Vỡ bờ)
· Đề tài công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn với sự đổi đời của con người (Sông Đà, Mùa lạc, Cái sân gạch)
- Kịch nói: một số tác phẩm được dư luận chú ý.
+ 1965 - 1975:
- Cao trào sáng tác viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ trong cả nước > chủ đề bao trùm: tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Văn xuôi:
· Những tác phẩm truyện, kí ra đời ngay trên tiền tuyến đầy máu lửa đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam anh dũng (Người mẹ cầm súng, Rừng xà nu, Hòn đất)
· Miền Bắc: truyện, kí cũng phát triển (kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân, Dấu chân người lính, Bão biển)
· Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc
o Mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực.
o Tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận
o Ghi nhận một thế hệ nhà thơ trẻ chống Mĩ tài năng (Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Bằng Việt) và hàng loạt các tác phẩm gây tiếng vang (Tập thơ Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường – Chim báo bão của Chế Lan Viên; Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm
· Kịch: cũng có những thành tựu đáng ghi nhận.
Văn học vùng địch tạm chiếm: vì nhiều lí do không đạt được nhiều thành tựu lớn nếu đánh giá cả mặt tư tưởng và nghệ thuật.
c. Những đặc điểm cơ bản
c.1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước > Đặc điểm bản chất của văn học từ năm 1945- 1975.
+ Mô hình nhà văn - chiến sĩ
+ Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo: tư tưởng cách mạng, văn học là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.
+ Sự vận động, phát triển của văn học ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc> văn học là tấm gương phản chiếu những vấn đề trọng đại của lịch sử dân tộc.
c.2. Nền văn học hướng về đại chúng
+ Đại chúng: đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ, nguồn bổ sung cho lực lượng sáng tác.
+ Nội dung: cuộc sống nhân dân lao động, con đường tất yếu đến với cách mạng, xây dựng và khám phá vẻ đẹp hình tượng quần chúng
+ Hình thức: ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng; hình ảnh lấy từ kho tàng văn học dân gian; ngôn ngữ giản dị, trong sáng. 
c.3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn > Đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của văn học 1945- 1975.
+ Khuynh hướng sử thi: 
- Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc
- Nhân vật chính: những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất, ý chí toàn dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc hơn là khát vọng cá nhân. Văn học khám phá con người ở khía cạnh trách nhiệm, bổn phận, lẽ sống lớn, tình cảm lớn.
+ Cảm hứng lãng mạn: 
- Là cảm hứng khẳng định cái tôi dạt dào tình cảm hướng tới cách mạng.
- Biểu hiện: ca ngợi vẻ đẹp của con người mới, cuộc sống mới, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai đất nước.
Ø Cảm hứng nâng đỡ con người vượt lên những chặng đường chiến tranh gian khổ, máu lửa, hi sinh.
+ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn kết hợp tạo tinh thần lạc quan thấm nhuần cả nền văn học 1945 – 1975 và tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học 1945- 1975.
2. Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
a. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá
+ 1975- 1985: nước nhà hoàn toàn độc lập, thống nhất nhưng gặp phải nhiều khó khăn thử thách mới.
+ Từ 1986: công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực > văn học có điều kiện giao lưu, tiếp xúc mạnh mẽ > đổi mới văn học phù hợp với qui luật khách quan và nguyện vọng của văn nghệ sĩ.
b. Những chuyển biến và một số thành tựu
+ Thơ: 
- Không tạo được sự lôi cuốn như giai đoạn trước nhưng cũng có những tác phẩm đáng chú ý (Chế Lan Viên với khát vọng đổi mới thơ ca qua các tập Di cảo, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Thanh Thảo)
- Trường ca nở rộ (Những người đi tới biển – Thanh Thảo, Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh, Trường ca sư đoàn - Nguyễn Đức Mậu)
+ Văn xuôi: 
- Có nhiều khởi sắc hơn thơ ca.
- Ý thức đổi mới cách tiếp cận hiện thực đời sống, cách viết về chiến tranh tạo được sự chú ý với bạn đọc (Đất trắng - Nguyễn Trọng Oánh, Gặp gỡ cuối năm – Nguyễn Khải, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành - Nguyễn Minh Châu)
- Kịch nói: phát triển mạnh mẽ (Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ, Mùa hè ở biển – Xuân Trình)
Ø Nhận xét:
+ Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân văn và nhân bản sâu sắc.
+ Đề tài: phong phú, đa dạng.
+ Cách tiếp cận và khám phá con người: mối quan hệ phức tạp của đời sống cá nhân, thậm chí cả đời sống tâm linh, quan tâm tới đời sống cá nhân > Hướng nội là cái mới tiêu biểu của văn học thời kì này.
+ Tuy nhiên văn học còn nảy sinh một số xu hướng tiêu cực.
III. CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Đề 1: Trình bày những nét chính về bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội có ảnh hưỏng tới sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.
Đề 2: Nêu tóm tắt các chặng phát triển và thành tựu mỗi chặng của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.
Đề 3: Nêu và phân tích ngắn gọn những đặc điểm chính của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.
Đề 4: Trình bày khái quát về văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX.
Gợi ý giải đề
Đề 1:
+ Phân tích đề:
- Nội dung: chỉ trình bày bối cảnh (lịch sử, văn hóa, xã hội) từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975 có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học.
- Hình thức: trình bày ngắn gọn > nổi bật những nét chính.
+ Hướng dẫn: 
- Mối quan hệ giữa bối cảnh thời đại và văn học (ý dành cho học sinh khá giỏi)
· Văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống > bối cảnh thời đại ít nhiều dội âm vang trong tác phẩm > Bối cảnh là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới đặc điểm thi pháp của một thời kì văn học.
· Lịch sử (một trong những yếu tố của bối cảnh thời đại) ảnh hưởng tới sự phận chia giai đoạn văn học. Tuy nhiên không phải lúc nào giai đoạn văn học cũng trùng khít với giai đoạn lịch sử bởi văn học có sự vận động và phát triển nội tại của nó.
- Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa ảnh hưởng tới văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975 (trọng tâm)
· Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên suốt tạo nên một nền văn nghệ thống nhất sau 1945.
· Hai cuộc kháng chiến trường kí suốt 30 năm tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt.
· Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế.
- Khẳng định: Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội đã có ảnh hưởng quan trọng tới sự hình thành và phát triển của văn học (chỉ nêu mà không phân tích)
· Văn học Việt Nam 1945- 1975 chia làm 3 giai đoạn, ứng với các giai đoạn lịch sử > hiếm có thời kì nào, mốc phân chia văn học lại trung khít với mốc phân chia lịch sử như vậy.
· Mang những đặc điểm riêng biệt (Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước; hướng về đại chúng; chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn) 
Đề 2:
+ Phân tích đề:
- Dạng đề: thuần tái hiện kiến thức văn học sử.
- Nội dung: các chặng phát triển và thành tựu mỗi chặng.
- Hình thức: trình bày ngắn gọn.
+ Hướng dẫn:
- Khái quát: Văn học Việt Nam từ sau 1945- 1975 chia làm 3 chặng và mỗi chặng đều đạt được những thành tựu đáng kể.
- Cụ thể (trọng tâm)
· Chặng 1 (1945- 1954)
· Chặng 2 (1955 – 1964)
· Chặng 3 (1965- 1975)
- Nhận xét (ý dành cho học sinh giỏi)
· Thành tựu chủ yếu trên các thể loại: thơ, truyện và kí 
· Các thể loại phát triển theo xu hướng khác nhau (có thể loại đạt đỉnh cao ở chặng này nhưng lại lắng xuống ở chặng khác). Sự lựa chọn thể loại chịu sự chi phối sâu sắc của mục tiêu cách mạng.> thành tựu văn học gắn bó khăng khít và gần như thuận chiều với xu hướng vận động của lịch sử (gợi nhớ thời kì văn học mang hào khí Đông A của nhà Trần).
Ø Xuất phát từ quan niệm: văn học là một loại vũ khí đấu tranh cách mạng.
Đề 3: 
+ Phân tích đề: 
- Nội dung: những đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945- 1975.
- Hình thức: nêu và phân tích ngắn gọn.
+ Hướng dẫn:
- Nêu lần lượt 3 đặc điểm.
- Mỗi đặc điểm: 
· Phân tích ngắn gọn
· Lấy dẫn chứng: 
o Loại dẫn chứng: Dẫn chứng khái quát (khoảng 3 dẫn chứng, nêu tên), dẫn chứng điểm (1 dẫn chứng, phân tích ngắn gọn)
o Cách lấy dẫn chứng điểm: mỗi đặc điểm phân tích ngắn gọn 1 dẫn chứng hoặc sau khi trình bày 3 đặc điểm, phân tích 1 dẫn chứng có thể hiện cả 3 đặc điểm đó.
Đề 4:
+ Phân tích đề: 
- Nội dung: văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX.
- Hình thức: trình bày khái quát.
+ Hướng dẫn:
Chia ý theo các phần trong Kiến thức cơ bản
- Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá.
- Những chuyển biến và một số thành tựu.
- Nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docON Van 12 P4 hay.doc