Một số quan niệm, nhận định về văn học cực hay

Một số quan niệm, nhận định về văn học cực hay

Giới thiệu đến các em những quan niệm sáng tác của những nhà văn, nhà thơ trong nước và trên thế giới, giúp các em ôn thi đại học, luyện thi tú tài, ôn thi học sinh giỏi cũng như tất cả những ai đam mê với văn chương có thêm kiến thức về lí luận văn học (dù chỉ là 1 phần nhỏ):

1/ "Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên;trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lự mà chúng ta có,để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối,tàn ác,vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn".(Thạch Lam)

2/ "Một nhà nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo trong cốt tủy". (Sê khốp)

3/ Nhà văn phải là người "thư kí trung thành của thời đại". (Banlzac)

4/ "Văn học,đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng". (Charles DuBos)

5/ Nhà văn phải biết "khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp". (Ai ma tôp).

6/ “Đối với tôi văn chương không phải là 1 cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên ; trái lại , văn chương là 1 thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác , vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn”.( Thạch Lam )

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 5606Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số quan niệm, nhận định về văn học cực hay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ QUAN NIỆM, NHẬN ĐỊNH VỀ VĂN HỌC CỰC HAY
Giới thiệu đến các em những quan niệm sáng tác của những nhà văn, nhà thơ trong nước và trên thế giới, giúp các em ôn thi đại học, luyện thi tú tài, ôn thi học sinh giỏi cũng như tất cả những ai đam mê với văn chương có thêm kiến thức về lí luận văn học (dù chỉ là 1 phần nhỏ):
1/ "Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên;trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lự mà chúng ta có,để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối,tàn ác,vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn".(Thạch Lam)
2/ "Một nhà nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo trong cốt tủy". (Sê khốp)
3/ Nhà văn phải là người "thư kí trung thành của thời đại".  (Banlzac)
4/ "Văn học,đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng". (Charles DuBos) 
5/ Nhà văn phải biết "khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp". (Ai ma tôp).
6/ “Đối với tôi văn chương không phải là 1 cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên ; trái lại , văn chương là 1 thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác , vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn”.( Thạch Lam )
7/ M.Gorki nói : văn học “ giúp con người hiểu được bản thân mình , nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý .”
8/ Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối , nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối , nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.(Nam Cao – Trăng sáng).
9/ Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ . Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương , loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người .(Nguyễn Văn Siêu).
10/ "Thơ là âm nhạc của tâm hồn ,nhất là những tâm hồn cao cả ,đa cảm".    (Voltaire)
11/ Thơ là:
- "viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời" (Sóng Hồng).
- "thần hứng" (Platon).
- "ngọn lửa thần" (Đecgiavin).  
12/ "Thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình" (C.Mac).
13/ "Thơ,trước hết là cuộc đời,sau đó mới là nghệ thuật" (Biêlinxki).
14/ "Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy" (Phạm văn Đồng).
15/ Còn Chế Lan Viên thì đúc kết đựơc rằng:
Bài thơ anh anh làm một nửa mà thôi
Còn một nửa cho mùa thu làm lấy
Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá
Nó không là anh nhưng nó là mùa".
16/ "Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ" (Thạch Lam).
17/ "Sống đã rồi hãy viết,hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân".(đây là quan niệm của Nam Cao sau cách mạng Tháng Tám).
18/ Nhà văn phải"đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy mọi vang động của đời".
19/ "Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo,không nên ăn bám vào người khác.Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay...Cũng cùng 1 vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước.Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của.Dùng chữ như đánh cờ tướng,chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó.Văn phải linh hoạt.Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp"(Nguyễn Tuân)
20/ "Giá trị của 1 tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn" (Nguyễn Khải).
* Nói về phong cánh và cá tính sáng tạo của nhà văn:                                       
21/ "Mỗi tác phẩm phải là mỗi phát minh về hình thức và khám phá về nội dung" (Lêonit Lêonop) 
22/ "Cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể  trong bất kì tài năng nào, là cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói của riêng mình" (Ivan Tuốc ghê nhi ép).
23/ "Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả...Nếu anh không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ" (Sê khốp)
24/ "Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta là 1 nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp 1 cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình -.nghĩa là trở thành nhà thơ" (Raxun Gamzatop).
25/ "Đối với con người, sự thực đôi khi nghiệt ngã , nhưng bao giờ cũng dũng cảm cũng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai. Tôi mong muốn những tác tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người" (Sô lô khốp).
26/ "Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn" (M.L.Kalinine).
27/ "Một tiểu thuyết thực sự hứng thú là tiểu thuyết không chỉ mua vui cho chúng ta, mà còn chủ yếu hơn là giúp đỡ chúng ta nhận thức cuộc sống, lí giải cuộc sống" (Giooc-giơ Đuy-a-men).
28/ "Văn học thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học". (Tố Hữu)
29/ Nhà văn đương đại Italia Claudio Magris viết rằng: "Văn học không quan tâm đến những câu trả lời do nhà văn đem lại, mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra, và những câu hỏi này, luôn luôn rộng hơn bất kỳ một câu trả lời cặn kẽ nào".
 30/ Đây là quan niệm về thơ ca của Raxun Gamzatop trong bài thơ "Thơ ca" của ông
Có công việc làm hẳn có lúc ngừng tay
Có cuộc hành trình hẳn có mươi phút nghỉ
Thơ là việc nghỉ ngơi vừa là việc đầy lao lực
Thơ vùa là chỗ dừng chân,vừa là cuộc hành trình
Thơ vừa là bài hát ru ngây ngất đầu giường thơ bé
Như ước mơ mùa xuân như khát vọng chiến công
Tôi yêu thơ và thơ liền hiển hiện,
Thơ đã sinh ra,tình yêu cũng đến cùng
Khi tôi nhỏ thơ giống như bà mẹ
Khi lớn lên thơ lại giống người yêu.
Chăm sóc tuổi già thơ sẽ làm con gái
Lúc từ giã cõi đời,kỉ niệm hóa thơ lưu
Có lúc thơ như trái núi cao không thể tới,
Có lúc thành cánh chim sà đậu xuống lòng tay
Thơ là đôi cánh nâng tôi bay 
Thơ là vũ khí trong trận đánh
Là tất cả,thơ ơi,chỉ trừ không chịu là yên tĩnh!
Tôi nguyện suốt đời trung thực sống cho thơ...
Là công việc tận cùng?Là rãnh rỗi bắt đầu?
Là cuộc hành trình ư?Hay chỉ là chỗ nghỉ?
Tôi chỉ biết với tôi thơ vẫn là 2 vế:
Rãnh rỗi và việc làm;chỗ nghỉ và hành trình...
31/ Trong "Thi nhân Việt Nam", Hoài Thanh nhận định: "Từ bao giờ đến bây giờ, từ Hômero đến kinh thi đến ca dao việt nam, thơ vẫn là 1 sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế".
32/ Tố Hữu nói: "thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy".
33/ Thơ ca là cuộc đời...Người nghệ sĩ phải tìm đến cuộc đời hút lấy những chất mật tinh túy nhất, ngọt ngào nhất để tạo nên những vần thơ có giá trị.
34/ Nói như Maiacopxki: "làm thơ là cần 1 phần nghìn milligram quặng chữ".
35/ Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tâm hồn, do đó không giản đơn mà cũng không thần bí, thiêng liêng...Thơ ca chân chính phai là nguồn thức ăn tinh thần nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái mà nhỏ nhen, độc hại.
36/ Nhà thơ Lưu Trọng Lư cho rằng: "Một câu thơ hay là 1 câu thơ có sức gợi".
37/ Văn học 12 nhận định: "Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Vì vậy đòi hỏi người sáng tạo phải có phong cách nổi bật, tức là có cái gì rất riêng mới lạ trong phong cách của mình".
38/ L.Tônx tôi khẳng định: "Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì 1 xã hội công bằng,bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết,vắt kiện cạt những dòng suy nghĩ,hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại"
39/ Với Thạch Lam thì: "Thiên chúc của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn"
40/ Trong tác phầm "Theo giòng", Thạch Lam viết: "Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc 1 bài học trông nhìn và thưởng thức"
41/ "Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư" (Lê Ngọc Trà).
42/ Trong tác phẩm Đời thừa Nam Cao cho ràng:'' Một tác phẩm thật giá trị,phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người .Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ,vừa đau đớn lại vừa phấn khởi.Nó ca tụng lòng thương,tình bác ái,sự công bình...Nó làm cho người gần người hơn.''. Ngoài ra ông cũng cho ràng : ''Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bât lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.''.
Còn nữa!
HÃY TIẾP TỤC BỔ SUNG CÁC EM NHÉ!

Tài liệu đính kèm:

  • docSuu tam nhung quan niem hay ve.doc