Giáo án Sinh học 12 CB tiết 28: Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại

Giáo án Sinh học 12 CB tiết 28: Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại

TIẾT 28. BÀI 26. THUYẾT TIẾN HOÁ TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải:

 - Giải thích được tại sao quần thể là đơn vị tiến hoá mà không là loài hay cá thể.

 - Phân biện được tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ dựa trên những đặc trưng của chúng.

 - Phân tích được vai trò của từng nhân tố tiến hoá.

2. Kỹ năng

- Phát triển kỹ năng tổng hợp, so sánh thông qua việc phân biệt tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.

- Kỹ năng hệ thống hoá, khái quát hoá mối quan hệ giữa các NTTH.

3. Tư tưởng: Sinh giới ngày nay tuy đa dạng nhưng có chung nguồn gốc.

II. Chuẩn bị phương tiện

1. Giáo viên: Sưu tầm các tranh ảnh có liên quan.

2. Học sinh: Bảng nhóm, bút lông.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1344Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 CB tiết 28: Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/12/2008
Tiết 28. Bài 26. Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
	- Giải thích được tại sao quần thể là đơn vị tiến hoá mà không là loài hay cá thể.
	- Phân biện được tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ dựa trên những đặc trưng của chúng.
	- Phân tích được vai trò của từng nhân tố tiến hoá.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng tổng hợp, so sánh thông qua việc phân biệt tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn. 
- Kỹ năng hệ thống hoá, khái quát hoá mối quan hệ giữa các NTTH.
3. Tư tưởng: Sinh giới ngày nay tuy đa dạng nhưng có chung nguồn gốc. 
II. Chuẩn bị phương tiện
1. Giáo viên: Sưu tầm các tranh ảnh có liên quan.
2. Học sinh: Bảng nhóm, bút lông.
III. Trọng tâm - Phương pháp
1. Trọng tâm: Phân biệt tiến hóa lớn – nhỏ và vai trò của từng nhân tố tiến hóa
2. Phương pháp: Tìm tòi bộ phận kết hợp sử dụng phương tiện trực quan và SGK.
IV. Tiến trình lên lớp
1. ổn định lớp: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
	- Trình bày nội dung học thuyết tiến hoá của Lamac và học thuyết tiến hoá của Đac Uyn?
	- Nêu những mặt tích cực và hạn chế của mỗi học thuyết? So sánh CLTN và CLNT?
3. Nội dung bài mới
Đặt vấn đề: Quan niệm hiện đại đã giải quyết những tồn tại của thuyết tiến hoá cổ điển, giải thích sự tiến hoá này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu điều này trong bài hôm nay.
Hoạt động thầy - trò
Nội dung
GV: Vì sao lại gọi là thuyết tổng hợp? Ra đời vào thời kì nào? Tác giả?
GV: Quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra ở đâu? Biểu hiện? Kết quả?
- Về mặt thời gian và quy mô tác động của quá trình tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn khác nhau như thế nào?
- Ranh giới giữa tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn là gì?
- Vì sao đại đa số đột biến là có hại cho sinh vật nhưng lại là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá?
- Tạo sao biến dị tổ hợp lại được xem là tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá?
- Thế nào là nhân tố tiến hoá?
- Vai trò của nhân tố đột biến trong quá trình tiến hóa là gì?
- Tại sao trong các đột biến thì đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu?
- Tuy nhiên đột biến gen chỉ là nguyên liện chủ yếu cho quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trong loài hoặc hình thành loài mới (anh em) có cùng bộ NST, còn nguyên liệu để chọn lọc tạo nên loài mới có bộ NST hoàn toàn mới thì phải dựa vào các đột biến NST.
- Di nhập gen là gì? Vì sao lại có hiện tượng di nhập gen?
- Biểu hiện của sự di nhập gen? 
- Sự di nhập gen gây ra hậu quả gì cho vốn gen của quần thể?
- Hãy nhắc lại khái niệm, nguyên nhân và nội dung của chọn lọc tự nhiên?
- Chọn lọc tự nhiên có vai trò gì?
- Thế nào là các yếu tố ngẫu nhiên?
- Các yếu tố ngẫu nhiên làm biến đổi tần số alen trong quần thể có đặc điểm như thế nào?
- Giao phối không ngẫu nghiên bao gồm những hình thức giao phối nào? 
- Tại sao giao phối ngẫu nhiên lại không được coi là một nhân tố tiến hóa?
- Kết quả của giao phối không ngẫu nhiên là gì?
I. Quan niệm tiến hoá và nguồn nguyên liệu tiến hoá
- Từ những năm 40 của thế kỉ XX.
- Thuyết tiến hoá tổng hợp kết hợp cơ chế tiến hóa bằng CLTN của thuyết tiến hóa ĐácUyn với di truyền học (đặc biệt là di truyền học quần thể).
1. Tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn
a. Tiến hoá nhỏ
- Xẩy ra trong đơn vị tiến hóa cơ sở đó là quần thể.
- Biểu hiện là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (Biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể).
- Quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô 1 quần thể dưới tác động của nhân tố tiến hoá à Có sự cách li sinh sản với quần thể gốc thì loài mới xuất hiện (kết thúc).
b. Tiến hoá lớn
- Là quá trình biến đổi trên quy mô lớn, diễn ra trong thời gian dài à Hình thành các nhóm phân loại trên loài.
2. Nguồn biến dị di truyền của quần thể
- Biến dị di truyền là nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.
- Đột biến à Biến dị tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp.
- Qua giao phối à các alen được tổ hợp ngẫu nhiên à Biến dị tổ hợp (Nguyên liệu thứ cấp).
- Ngoài ra nguồn biến dị của quần thể được bổ sung bởi sự di chuyển của các cá thể hoặc giao tử của các quần thể khác.
II. Các nhân tố tiến hoá
* Khái niệm: Là các nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Các nhân tố tiến hoá bao gồm:
1. Đột biến
- Là nhân tố đầu tiên, trực tiếp làm thay đổi tần số các alen (là nguyên liệu sơ cấp).
- Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu: Cho dù tần số đột biến ở mỗi gen là thấp (10-6-10-4) nhưng số lượng gen trong mỗi cá thể sinh vật và số cá thể trong quần thể là rất lớn à Mỗi thế hệ có rất nhiều alen bị đột biến à Qua giao phối àTạo ra nhiều biến dị tổ hợp (là nguồn nguyên liệu thứ cấp) vô cùng phong phú.
2. Di nhập gen
- Các quần thể chỉ cách li tương đối với nhau à Trao đổi các cá thể hoặc các giao tử (Di nhập gen).
- Làm xuất hiện alen mới hoặc làm thay đổi tần số alen đang có à tăng sự phong phú vốn gen của quần thể.
3. Chọn lọc tự nhiên
- Thực chất là phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau.
- Nội dung gồm 2 mặt (tích lũy và đào thải) các biến dị xuất hiện trong quần thể: những biến dị nào có lợi cho sinh vật thì được chọn lọc tự nhiên giữ lại và không có lợi cho sinh vật sẽ bị đào thải. 
- Tác động lên kiểu hình, gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen theo một hướng xác định.
- Chọn lọc chống lại alen trội nhanh hơn alen lặn à vai trò của các đột biến lặn là rất lớn trong tiến hóa.
Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá của sinh giới. 
4. Các yếu tố ngẫu nhiên
- Sự biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền.
- Làm biến đổi tần số alen của quần thể không theo hướng xác định, đôi khi loại bỏ cả alen có lợi.
- Quần thể nhỏ chịu tác động càng lớn và ngược lại.
5. Giao phối không ngẫu nhiên
(Tự thụ phấn và giao phối cận huyết, giao phối có chọn lọc)
- GPNN chỉ có tác dụng phát tán đột biến, tạo ra thế hệ mới ở trạng thái cân bằng di truyền, thiết lập sự ổn định nên không được coi là nhân tố tiến hóa.
- GPKNN có thể không làm thay đổi tần số alen nhưng lại làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng đồng hợp và giảm dị hợp à Làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền. 
4. Củng cố
Phân biệt tiến hoá lớn và tiến hoá nhỏ? Nêu các nhân tố tiến hoá? Nhân tố nào quy định chiều hướng tiến hoá của sinh gới? Vì sao?
5. Dặn dò
Làm bài tập và chuẩn bị bài “Quá trình hình thành quần thể thích nghi”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 28 sinh hoc 12 CB.doc