Đề kiểm tra 1 tiết GDTX cấp THPT môn: Sinh học 12

Đề kiểm tra 1 tiết GDTX cấp THPT môn: Sinh học 12

Đề 1:

Chọn câu trả lời đúng nhất trong những câu dưới đây.

Câu 1: Nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên những phần khác của cơ thể vật chủ được gọi là:

A. nòi sinh học. B. nòi sinh thái. C. nòi địa lí. D. nòi kí sinh.

Câu 2: Quần đảo được xem là phòng thí nghiệm để nghiên cứu quá trình hình thành loài mới vì:

A. ngăn cản sự giao phối giữa các loài ở vùng địa lí khác.

B. làm giảm sự biến động di truyền.

C. có các điều kiện lí tưởng.

D. ít chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

 

doc 8 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1410Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết GDTX cấp THPT môn: Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD&ĐT HẬU GIANG	 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT GDTX CẤP THPT
TTGDTX CHÂU THÀNH A	 Môn: Sinh học 12
 Thời gian: 45 phút
 (không kể thời gian phát đề)
Đề 1:
Chọn câu trả lời đúng nhất trong những câu dưới đây.
Câu 1: Nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên những phần khác của cơ thể vật chủ được gọi là:
A. nòi sinh học.	B. nòi sinh thái.	C. nòi địa lí.	D. nòi kí sinh.
Câu 2: Quần đảo được xem là phòng thí nghiệm để nghiên cứu quá trình hình thành loài mới vì:
A. ngăn cản sự giao phối giữa các loài ở vùng địa lí khác. 
B. làm giảm sự biến động di truyền.
C. có các điều kiện lí tưởng. 
D. ít chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
Câu 3: Tiến hoá nhỏ là:
A. quá trình hình thành loài mới.	B. quá trình biến đổi trên quy mô quần thể.
C. diễn ra trong thời gian ngắn.	D. Cả a, b và c.
Câu 4: Dựa vào tiêu chuẩn nào để phân biệt 2 loài thân thuộc từ 2 quần thể có các đặc điểm hình thái giống nhau, sống trong cùng khu vực địa lý nhưng không giao phối với nhau hoặc giao phối nhưng lại sinh ra đời con bất thụ?
A. Tiêu chuẩn hình thái.	B. Tiêu chuẩn địa lý - sinh thái.
C. Tiêu chuẩn sinh lý - hoá sinh.	D. Tiêu chuẩn cách li sinh sản.
Câu 5: Dựa vào số liệu dưới đây về sự sai khác nuclêôtit của người so với; Tinh tinh ( 2,5%); Vượn (5,1%); Khỉ đuôi dài (9%); Khỉ 
macắc (8,3%); Khỉ xổm (15,8%); Vượn cáo (42%) Loài nào sau đây so với con người có quan hệ gần nhất?	
A. Khỉ macắc.	B. Vượn cáo.	C. Khỉ đuôi đài.	D. Tinh tinh.
Câu 6: Bằng chứng nào sau đây cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hoá từ một tổ tiên chung?
A. Địa lí sinh vật học. 	B . Giải phẩu so sánh và phôi sinh học. 
C. Tế bào học và sinh học phân tử. 	D. Tất cả các bằng chứng .
Câu 7: trong quá trình hình thành loài mới, cách li địa lí có vai trò:
A. chọn lọc các kiểu hình thích nghi theo những hướng khác nhau.
B. dẫn đến sự cách li sinh sản và cách li di truyền theo những hướng khác nhau.
C. dẫn đến sự cách li sinh sản và cách li di truyền theo cùng một hướng .
D. chọn lọc các kiểu gen thích nghi theo những hướng khác nhau.
Câu 8: Theo Lamac, sự biến đổi các cơ quan trên cơ thể sinh vật là:
A. không di truyền.
B. những cơ quan nào hoạt động nhiều sẽ ngày một phát triển.
C. những cơ quan nào ít hoạt động hoặc không hoạt động thì sẽ ngày một tiêu biến
D. Cả 2 ý b và c.
Câu 9: Điểm giống nhau của quá trình phân ly tính trạng trong quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo là:
A. trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật.
B. hình thành các dạng khác nhau từ dạng ban đầu.
C. vừa đào thải biến dị bất lợi, vừa tích luỹ biến dị có lợi.
D. Cả a, b và c.
Câu 10: Theo Đacuyn, biến dị cá thể là:
A. sự phát sinh những đặc điểm sai khác ở các cá thể cùng loài do tác động của ngoại cảnh.
B. sự biến đổi các đặc điểm cá thể trong quá trình sinh sản.
C. sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản.
D. Cả 2 ý a và c.
Câu 11: Trong bậc thanng tiến hoá, các chi có chung một số đặc điểm được xếp vào:
A. một lớp.	B. một bộ.	C. một chi.	D. một họ.
Câu 12: Theo Đacuyn, biến dị có ý nghĩa đối với tiến hoá và chọn giống là:
A. biến dị tổ hợp.	B. biến dị di truyền.
C. biến dị cá thể.	D. biến dị không di truyền.
Câu 13: Thả 500 con bướm trắng vào rừng bạch dương trồng trong vùng không khí bị ô nhiễm khói than ( thân cây có màu xám đen). Một thời gian sau, phát biểu nào sau đây là đúng?	
A. Những con bướm bắt lại được đều là bướm đen. Chim bắt được số lượng bướm đen nhiều hơn bướm trắng.
B. Những con bướm bắt lại được đều là bướm trắng. Chim bắt được số lượng bướm đen nhiều hơn bướm trắng.
C. Những con bướm bắt lại được đều là bướm trắng. Chim bắt được số lượng bướm trắng nhiều hơn bướm đen.
D. Những con bướm bắt lại được đều là bướm đen. Chim bắt được số lượng bướm trắng nhiều hơn bướm đen.
Câu 14: Trong những con đường hình thành loài mới, phương thức hình thành loài diễn ra nhanh chóng là:
A. con đường địa lí hay sinh thái. 	B. con đường lai xa và đa bội hoá. 	
C. con đường sinh thái.	D. con đường địa lí.
Câu 15: Những nguyên tố phổ biến nhất trong cơ thể sống là
A. C, H, O, P.	B. C, H, O, N, P.	C. C, H, O, P, Mg.	D. C, H, O, N, P. S.
Câu 16: Trong các dấu hiệu của sự sống dấu hiệu độc đáo chỉ có ở cơ thể sống là
A. trao đổi chất với môi trường.
B. sinh trưởng cảm ứng và vận động.
C. trao đổi chất, sinh trưởng và vận động.
D. trao đổi chất theo phương thức đồng hóa, dị hoá và sinh sản.
Câu 17: Trong giai đoạn tiến hoá hoá học các hợp chất hữu cơ đơn giản và phức tạp được hình thành nhờ
A. các nguồn năng lượng tự nhiên.
B. các enzym tổng hợp.
C. sự phức tạp hoá các hợp chất hữu cơ.
D. sự đông tụ của các chất tan trong đại dương nguyên thuỷ.
Câu 18: Trong khí quyển nguyên thuỷ có các hợp chất
A. hơi nước, các khí cacbônic, amôniac, nitơ.
B. saccarrit, các khí cacbônic, amôniac, nitơ.
C. hyđrôcacbon, hơi nước, các khí cacbônic, amôniac.
D. saccarrit, hyđrôcacbon, hơi nước, các khí cacbônic.
Câu 19: Bước quan trọng để các dạng sống sản sinh ra các dạng dạng giống mình là sự
A. xuất hiện cơ chế tự sao.	B. tạo thành các côaxecva.
C. tạo thành lớp màng.	D. xuất hiện các enzim.
Câu 20: Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là
A. Parapitec.	B. Prôpliôpitec.	C. Đryôpitec.	D. Ôxtralôpitec
Câu 21: Trong đại Cổ sinh, cây gỗ giống như các thực vật khác chiếm ưu thế đặc biệt trong suốt kỉ
A. Silua.	B. Đê vôn.	C. Các bon.	D. Pecmi.
Câu 22: Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng tỏ người và vượn người
A. có quan hệ thân thuộc rất gần gũi.	 B. tiến hoá theo cùng một hướng.
C. tiến hoá theo hai hướng khác nhau.	 D. vượn người là tổ tiên của loài người.
Câu 23: Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là
A. biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định.
B. đi bằng hai chân, hai tay tự do, dáng đứng thẳng.
C. sọ não lớn hơn sọ mặt, não to, có nhiều khúc cuộn và nếp nhăn.
D. biết giữ lửa và dùng lửa để nấu chín thức ăn.
Câu 24: Loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác, vì loài người
A. có khả năng thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cách li địa lí.
B. đã biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định.
C. có hệ thần kinh rất phát triển.
D. có hoạt động tư duy trừu tượng.
Câu 25: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm 
A. tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật.
C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật.
Câu 26: Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là 
A. yếu tố hữu sinh.	B. yếu tố vô sinh.
C. các bệnh truyền nhiễm.	D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng.
Câu 27: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái 
A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.
B. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.
C. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.
D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.
Câu 28: Giới hạn sinh thái là 
A. khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
B. khoảng xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu.
C. khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi.
D. khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất. 
Câu 29: Khoảng giới hạn sinh thái cho cá chép ở Việt nam là
A. 20C- 420C.	B. 20C- 440C.	C. 50C- 400C.	D. 50C- 420C.
Câu 30: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều yếu tố sinh thái chúng có vùng phân bố
A. hạn chế.	B. rộng.	C. vừa phải	D. hẹp.
Câu 31: Nhịp sinh học là
A. sự thay đổi theo chu kỳ của sinh vật trước môi trường.
B. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi nhất thời của môi trường.
C. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi mang tính chu kỳ của môi trường.
D. khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng trước sự thay đổi theo chu kỳ của môi trường.
Câu 32: Quá trình diễn thế sinh thái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn như thế nào?
A. Rừng lim nguyên sinh bị hết → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → trảng cỏ
B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → cây gỗ nhỏ và cây bụi → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → trảng cỏ
C. Rừng lim nguyên sinh bị hặt hết → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → trảng cỏ
D. Rừng lim nguyên sinh bị chết → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → cây gỗ nhỏ và cây bụi → trảng cỏ .
Câu 33: Hệ sinh thái bền vững nhất khi 
A. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng lớn nhất.
B. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng tương đối lớn.
C. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau ít nhất.
D. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau tương đối ít.	
Câu 34: Trong quần xã sinh vật đồng cỏ loài chiếm ưu thế là
A. cỏ bợ.	B. trâu bò.	C. sâu ăn cỏ.	D. bướm.
Câu 35: Các cây tràm ở rừng U minh là loài
A. ưu thế.	B. đặc trưng.	C. đặc biệt.	 D. có số lượng nhiều.
Câu 36: Hoạt động của muỗi và chim cú theo nhịp điệu
A. mùa.	B. tuần trăng.	C. thuỷ triều.	D. ngày đêm.
Câu 37: Sinh vật biến nhiệt là sinh vật có nhiệt độ cơ thể
A. phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.	
B. tương đối ổn định.
C. luôn thay đổi.	
D. ổn định và không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
Câu 38: Hiện tượng khống chế sinh học đã 
A. làm cho một loài bị tiêu diệt.
B. làm cho quần xã chậm phát triển.
C. đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã.
D. mất cân bằng trong quần xã.
Câu 39: Hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo ở
A. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng, chuyển hoá năng lượng.
B. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng
C. chu trình dinh dưỡng, chuyển hoá năng lượng.
D. thành phần cấu trúc, chuyển hoá năng lượng.
Câu 40: Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính ở Trái đất là
A. do đốt quá nhiều nhiên liệu hoá thạch và do thu hẹp diện tích rừng
B. do thảm thực vật có xu hướng giảm dần quang hợp và tăng dần hô hấp vì có sự thay đổi khí hậu
C. do động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp
D. do bùng nổ dân số nên làm tăng lượng khí CO2 qua hô hấp
---------------------Hết----------------------
SỞ GD&ĐT HẬU GIANG	 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT GDTX CẤP THPT
TTGDTX CHÂU THÀNH A	 Môn: Sinh học 12
 Thời gian: 45 phút
 (không kể thời gian phát đề)
Đề 2:
Chọn câu trả lời đúng nhất trong những câu dưới đây.
Câu 1: Đơn vị tổ chức cơ sở của loài:
A. quần thể.	B. chi.	C. họ.	D. nòi.
Câu 2: Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với các loài động vật:
A. di động xa.	B. bậc cao.	C. ít di động xa.	D. bậc thấp.
Câu 3: trong quá trình hình thành loài mới, cách li địa lí có vai trò:
A. chọn lọc các kiểu hình thích nghi theo những hướng khác nhau.
B. dẫn đến sự cách li sinh sản và cách li di truyền theo những hướng khác nhau.
C. dẫn đến sự cách li sinh sản và cách li di truyền theo cùng một hướng . 
D. chọn lọc các kiểu gen thích nghi theo những hướng khác nhau.
Câu 4: Học thuyết Lamac có nhược điểm:
A. trong quá trình tiến hoá, sinh vật có khả năng biến đổi thích nghi với môi trường.
B. thường biến có thể được di truyền.
C. trong quấ trình tiến hoá không có loài nào bị diệt vong.
D. Cả 3 nhược điểm trên.
Câu 5: Trong tiến hoá, sự tương đồng của các cơ quan cho thấy các loài sinh vật hiện nay:
A. đều bắt nguồn từ một tổ tiên chung.	
B. thích nghi ngày càng hợp lý.
C. do có sự tiến hoá đồng quy. 	
D. ngày càng đa dạng, thích nghi với môi trường.
Câu 6: Điểm giống nhau của quá trình phân ly tính trạng trong quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo là:
A. trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật.
B. hình thành các dạng khác nhau từ dạng ban đầu.
C. vừa đào thải biến dị bất lợi, vừa tích luỹ biến dị có lợi.
D. Cả a, b và c.
Câu 7:. Cơ quan thoái hoá là những cơ quan:
A. nguồn gốc khác nhau, nhưng chức năng không còn. 
B. có cùng nguồn gốc, thực hiện các chức năng giống nhau.
C. có cùng nguồn gốc, chức năng mất dần hoặc bị tiêu giảm. 
D. nguồn gốc khác nhau, chức năng bị tiêu giảm.
Câu 8: Theo Đacuyn, loài mới được hình thành:
A. theo con đường phân li tính trạng từ một nguồn gốc chung,
B. tương ứng với ngoại cảnh, không có loài bị diệt vong.
C. từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
D. Cả 2 ý a và c
Câu 9: Tiến hoá lớn là:
A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.	B. quá trình biến đổi trên quy mô lớn.
C. diễn ra trong thời gian lịch sử dài.	D. Cả a, b và c.
Câu 10: Để phân biệt các loài với nhau, người ta dựa vào trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit hoặc phân tích sự giống nhau về trình tự các nuclêôtit trong gen. Phương pháp này dựa vào tiêu chuẩn:
A. Tiêu chuẩn hình thái.	B. Tiêu chuẩn cách ly địa lý.
C. Tiêu chuẩn cách li sinh sản.	D. Tiêu chuẩn sinh lý - hoá sinh.
Câu 11: Trong bậc thanng tiến hoá, các loài có chung một số đặc điểm được xếp vào:
A. một lớp.	B. một bộ.	C. một chi.	D. một họ.
Câu 12: Trong bậc thanng tiến hoá, trình tự sắp xếp nào dưới đây là đúng với các nhóm phân loại trên loài theo thứ tự tiến hoá từ thấp đến cao?
A. Chi --> Họ --> Bộ -->Lớp --> Ngành 
B. Chi --> Họ --> Bộ --> Ngành --> Giới.
C. Ngành --> Họ --> Bộ --> Lớp --> Chi 
D. Chi --> Họ --> Bộ --> Ngành -->Lớp.
Câu 13: Thả 500 con bướm đen vào rừng bạch dương trồng trong vùng không bị ô nhiễm khói than ( thân cây có màu trắng). Một thời gian sau, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Những con bướm bắt lại được đều là bướm đen. Chim bắt được số lượng bướm đen nhiều hơn bướm trắng.
B. Những con bướm bắt lại được đều là bướm đen. Chim bắt được số lượng bướm trắng nhiều hơn bướm đen.
C. Những con bướm bắt lại được đều là bướm trắng. Chim bắt được số lượng bướm trắng nhiều hơn bướm đen.
D. Những con bướm bắt lại được đều là bướm trắng. Chim bắt được số lượng bướm đen nhiều hơn bướm trắng.
Câu 14: Tiến hoá hoá học là quá trình
A. hình thành các hạt côaxecva.
B. xuất hiện cơ chế tự sao.
C. xuất hiện các enzim.
D. tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học.
Câu 15: Đem lai loài lúa mì (A) với lúa mì hoang dại (hệ gen DD với 2n =14) thu được cây lai có hệ gen ABD với 3n = 21. Để có kết quả này lúa mì (A) phải có:
A. hệ gen AABB, 4n = 28.	B. hệ gen AABB, 2n = 28. 
C. hệ gen AB, 2n = 16. 	D. hệ gen AB, 2n = 14.
Câu 16: Tiến hoá tiền sinh học là quá trình
A. hình thành mầm mống của những cơ thể đầu tiên.
B. hình thành các pôlipeptit từ các axitamin.
C. các đại phân tử hữu cơ.
D. xuất hiện các nuclêôtit và saccarit.
Câu 17: Những nguyên tố phổ biến nhất trong cơ thể sống là
A. C, H, O, P.	B. C, H, O, N, P.	C. C, H, O, P, Mg.	D. C, H, O, N, P. S.
Câu 18:Vật chất hữu cơ khác vật chất vô cơ là
A. đa dạng, đặc thù, phức tạp và có kích thước lớn.
B. đa dạng, phức tạp và có kích thước lớn.
C. đa dạng và có kích thước lớn.
D. đa dạng, đặc thù và có kích thước lớn.
Câu 19: Loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác, vì loài người
A. có khả năng thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cách li địa lí.
B. đã biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định.
C. có hệ thần kinh rất phát triển.
D. có hoạt động tư duy trừu tượng.
Câu 20: Mối và động vật nguyên sinh thuộc mối quan hệ
A. hợp tác đơn giản.	B. cộng sinh.	
C. hội sinh.	D.ức chế cảm nhiễm.
Câu 21: Trong khí quyển nguyên thuỷ có các hợp chất
A. hơi nước, các khí cacbônic, amôniac, nitơ.
B. saccarrit, các khí cacbônic, amôniac, nitơ.
C. hyđrôcacbon, hơi nước, các khí cacbônic, amôniac.
D. saccarrit, hyđrôcacbon, hơi nước, các khí cacbônic.
Câu 22: Nghiên cứu sinh vật hoá thạch có ý nghĩa suy đoán
A. tuổi của các lớp đất chứa chúng.
B. lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của chúng.
C. lịch sử phát triển của quả đất.
D. diễn biến khí hậu qua các thời đại.
Câu 23: Trong đại Cổ sinh, cây gỗ giống như các thực vật khác chiếm ưu thế đặc biệt trong suốt kỉ
A. Silua.	B. Đê vôn.	C. Các bon.	D. Pecmi.
Câu 24: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái 
A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.
B. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.
C. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.
D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.
Câu 25: Giới hạn sinh thái là 
A. khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
B. khoảng xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu.
C. khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi.
D. khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất. 
Câu 26: Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng tỏ người và vượn người
A. có quan hệ thân thuộc rất gần gũi.	B. tiến hoá theo cùng một hướng.
C. tiến hoá theo hai hướng khác nhau.	D. vượn người là tổ tiên của loài người.
Câu 27: Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là
A. biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định.
B. đi bằng hai chân, hai tay tự do, dáng đứng thẳng.
C. sọ não lớn hơn sọ mặt, não to, có nhiều khúc cuộn và nếp nhăn.
D. biết giữ lửa và dùng lửa để nấu chín thức ăn.
Câu 28: Sinh vật hằng nhiệt là sinh vật có nhiệt độ cơ thể
A.phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.	
B.tương đối ổn định.
C.luôn thay đổi.	
D. ổn định và không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
Câu 29: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm
A. trước sinh sản.	B. đang sinh sản.
C. trước sinh sản và đang sinh sản.	D. đang sinh sản và sau sinh sản
Câu 30: Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổ định do
A. sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm.	B. sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm.
C. sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng.	D. sự tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử
Câu 31: Trong cùng một thuỷ vực, ngưòi ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, rô phi, cá chép để
A. thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau.
B. tận dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao.
C. thoả mãn nhu cầu thị hiếu khác nhau của người tiêu thụ.
D. tăng tính đa dạng sinh học trong ao.
Câu 32: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể
A. cá rô phi và cá chép.
B. chim sâu và sâu đo.
C. ếch đồng và chim sẻ.
D. tôm và tép.
Câu 33: Nhiệt độ cực thuận cho các chức năng sống đối với cá rô phi ở Việt nam là
A. 200C.	B. 250C.	C. 300C.	D. 350C.
Câu 34: Ổ sinh thái là
A. khu vực sinh sống của sinh vật.
B. nơi thường gặp của loài.
C. khoảng không gian sinh thái có tất cả các điều kiện quy định cho sự tồn tại, phát triển ổn định lâu dài của loài.
D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật
Câu 35: Nhịp sinh học là
A. sự thay đổi theo chu kỳ của sinh vật trước môi trường.
B. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi nhất thời của môi trường.
C. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi mang tính chu kỳ của môi trường.
D. khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng trước sự thay đổi theo chu kỳ của môi trường.
Câu 36: Trong quần xã sinh vật đồng cỏ loài chiếm ưu thế là
A. cỏ bợ.	B. trâu bò.	C. sâu ăn cỏ.	D. bướm.
Câu 37: Các cây tràm ở rừng U minh là loài
A. ưu thế.	B. đặc trưng.	C. đặc biệt.	D. có số lượng nhiều câu 36: Các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới có
A. sự phân tầng thẳng đứng.	B. đa dạng sinh học thấp.
C. đa dạng sinh học cao.	D. nhiều cây to và động vật lớn.
Câu 38: Lưới thức ăn là
A. nhiều chuỗi thức ăn.
B. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
C. gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
D. gồm nhiều loài sinh vật trong đó có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
Câu 39: Hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo ở
A. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng, chuyển hoá năng lượng.
B. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng
C. chu trình dinh dưỡng, chuyển hoá năng lượng.
D. thành phần cấu trúc, chuyển hoá năng lượng.
Câu 40: Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính ở Trái đất là
A. do đốt quá nhiều nhiên liệu hoá thạch và do thu hẹp diện tích rừng
B. do thảm thực vật có xu hướng giảm dần quang hợp và tăng dần hô hấp vì có sự thay đổi khí hậu
C. do động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp
D. do bùng nổ dân số nên làm tăng lượng khí CO2 qua hô hấp
---------------------Hết----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi.doc