Giáo án Ngữ văn 11 tuần 16

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 16

Tuần: 16

Tiết: 61

LUYỆN TẬP VIẾT BẢN TIN

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức:

 - Dựa vào mục đích, yêu cầu để viết bản tin.

 - Cách viết một bản tin thông thường về những sự kiện diễn ra trong đời sống.

 2. Kỹ năng:

 - Dừa vào một số đặc điểm của một số văn bản để có thể viết được bản tin.

 - Nhận diện, phát hiện những thiếu xót trong các bản tin.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk

 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb

III. PHƯƠNG PHÁP:

 Hoạt động nhóm, diễn giảng

 

doc 4 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1050Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16
Tiết: 61
LUYỆN TẬP VIẾT BẢN TIN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	1. Kiến thức:
	- Dựa vào mục đích, yêu cầu để viết bản tin.
	- Cách viết một bản tin thông thường về những sự kiện diễn ra trong đời sống.
	2. Kỹ năng:
	- Dừa vào một số đặc điểm của một số văn bản để có thể viết được bản tin.
	- Nhận diện, phát hiện những thiếu xót trong các bản tin.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1 
Phân tích các bản tin cụ thể.
+ GV cho HS đọc bản tin 1 SGK và nhận xét.
+ HS nhận xét, bổ sung.
+ GV xác định tổng hợp
+ HS đọc BT 2 SGK và nhận xét.
+ GV xác nhận, tổng hợp.
*GV hướng dẫn HS sắp xếp BT 3 cho phù hợp.
HĐ2 
- GV hướng dẫn hoạt động nhóm (tự chọn tin viết theo sở trường) 
- HS viết theo nhóm - một bản tin cụ thể. 
- Các nhóm trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét khái quát ưu, nhược của bài vết theo phần ghi nhớ sgk.
* Lưu ý về thời gian, địa điểm diễn biến sự việc
I. PHÂN TÍCH CÁC BẢN TIN:
1. Bản tin 1:
a. Cấu trúc:
- Câu đầu mở đầu BT
- Các câu tiếp theo là diễn biến của các sự kiện.
- Câu cuối cùng là nhận xét, đánh giá về thực trạng “bình đẳng giới”.
b. Dung lượng: trung bình
c. Loại: bản tin bình thường.
2. Bản tin 2;
a. Nội dung chủ yếu: 
 Thông báo về việc VN lọt vào danh sách ứng viên cho giải “Môi trường và phát triển 2007”
b. Muốn nắm nhanh nội dung thông tin:
 Ta chuyển tin đó thành tin vắn.
3. Sắp xếp lại: 
Đưa câu nói về giải thưởng xuống cuối đoạn.
II. HƯỚNG DẪN VIỀT BẢN TIN
(viết bản tin)
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Luyện tập thêm về viết bản tin với những sự kiện gần gũi.
	- Soạn đoạn trích: Đoạn trích: Tình yêu và thù hận. 
Tiết: 62, 63
TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN
(Trích Rô-mê-ô và Giu-li-et – U. Sêch-xpia)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Tình yêu chân chính và mãnh liệt của tuổi trẻ vượt lên thù hận của dòng tộc.
	- Đặc sắc của thiên tài nghệ thuật Sêch-xpia: miêu tả tâm trạng qua ngôn ngữ độc thoại, đối thoại.
	2. Kỹ năng: 
- Đọc – hiểu theo đặc trưng thể loại.
- Nhận biết được một vài đặc điểm cơ bản của thể loại kịch: ngôn ngữ, hành động, bố cục và xung đột kịch.
	3.Thái độ: 
Trân trọng tình yêu chân chính và cảm thương cho tấn bị kịch tình yêu vượt lên mọi ngăn cách của về thù hận của họ.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Đọc phân vai, hỏi đáp, hoạt động nhóm, phát vấn
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1 
- HS dựa vào SGK phát biểu về tác giả và tác phẩm.
- GV phát vấn sơ về thời kỳ Phục Hưng. 
HĐ2 
- HS tóm tắt vở kịch R – G.
- Đọc diễn cảm phân vai.
- Đoạn trích có bao nhiêu lời thoại? Phân biệt sự khác nhau giữa 6 lời thoại đầu và 10 lời thoại sau? 
- HS thảo luận, trả lời.
*Phát vấn để HS phát hiện: 6 lời thoại đầu là lời độc thoại của từng người. Họ nói về nhau chứ không nói với nhau. (đảm bảo sự trung thực, tha thiết)Trong lời độc thoại hàm chứa tính đối thoại.
- Hãy phân tích 10 lời thoại cuối của R – G?
+ GV định hướng, giảng giải.
+ HS thảo luận, trả lời. 
*Phát vấn: Thù hận ở đây hiện ra trong lời thoại như thế nào? Nỗi ám ảnh thù thận giữa hai dòng họ xuất hiện ở ai nhiều hơn? Vì sao họ nhắc đến thù hận trong khi tỏ tình?
- HS có thể phát hiện: 
+ Thù hận của hai dòng họ ám ảnh hai người trong suốt cuộc gặp gỡ, đối thoại.
+ Nỗi ám ảnh thù hận xuất hiện ở cô gái nhiều hơn.
+Cả hai ý thức được sự thù hận, nhưng có nỗi lo chung là lo không có được tình yêu của nhau.
+ Thù hận của hai dòng họ chỉ là cái nền tình yêu của họ không xung đột với thù hận đó.
-> Sự khẳng định quyết tâm xây đắp tình yêu của hai người.
*Phát vấn: So với tâm trạng của R, tâm trạng của J có gì khác? Vì sao? Câu nói đầu tiên của nàng thể hiện tâm trạng gì?
* GV giảng tình yêu bất chấp hận thù:
Trong đoạn trích tình yêu chưa xung đột với hận thù, chỉ diễn ra trên nền hận thù. Thù hận bị đẩy lùi, chỉ còn tình yêu, tình đời bao la.
- Khái quát nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong đoạn trích.
- GV gợi ý HS phát biểu.
- Dựa vào phần ghi nhớ và phần đã khai thác để rút ra ý nghĩa của văn bản.
- GV gọi HS phát biểu, nhận xét, sau đó tổng hợp
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
 - U. Sêch-xpia (1564 – 1616) nhà thơ, nhà soạn kịch thiên tài của nước Anh, một trong “người khổng lồ” thời kỳ phục hưng.
 - Năm 2000, ông được nước Anh bầu chọn là con người của thiên niên kĩ thứ hai của đất nước.
2. Tác phẩm:
 - Ra đời khoảng 1594, 1595, gồm 5 hồi. Cốt truyện lấy từ một câu chuyện cổ nước ý: mối thù giữa hai dòng họ Ca-piu-lét và Môn- ta –ghiu ở thành Vê-rô-na.
 - Đoạn trích diễn tả cảnh Rô-mê-ô trở lại vườn nhà Giu-li-et và gặp nàng bên cửa sổ - sau đêm hội hoá trang tại nhà Ca-piu-let.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung:
- Ca ngợi tuổi trẻ và tình yêu mãnh liệt mang màu sắc lí tưởng. 
->Họ nói về nhau chứ không phải nói với nhau: chân tình, đằm thắm, phấn trấn, rạo rực.
- Ca ngợi chiến thắng của khát vọng cá nhân: + Trước định kiến và thù hận dòng tộc truyền kiếp;
+ Trước tất cả những gì kìm hãm tự do của con người, đấu tranh cho con người được hưởng quyền sống chính đáng.
2. Nghệ thuật:
- Miêu tả tâm lí và diễn biến tâm lí nhân vật.
- Ngôn ngữ độc thoại và đối thoại thể hiện sự phát triển của xung đột nhân vật.
3. Ý nghĩa đoạn trích:
- Khẳng định vẻ đẹp của tình đời, tình người.
- Thể hiện lí tưởng nhân văn qua sự chiến thắng của tình yêu chân chính trước mối thù của dòng tộc.
	4. Hướng dẫn tự học:
Duyệt tuần 16 - 29/11/2010
P.HT
	- Tập đọc có phân vai.
	- Soạn phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

Tài liệu đính kèm:

  • docT16.doc