Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 11: Đọc thêm Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến – Vịnh khoa thi hương - Trần Tế Xương

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 11: Đọc thêm Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến – Vịnh khoa thi hương - Trần Tế Xương

Tiết 11, Đọc thêm LỚP 11D2

 KHÓC DƯƠNG KHUÊ

- Nguyễn Khuyến –

VỊNH KHOA THI HƯƠNG

- TRần Tế Xương -

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng:

 1. Qua bài thơ Khóc Dương Khuê:

- Cảm nhận được tình cảm chân thành, thắt thiết của Nguyễn Khuyến đối với người bạn thân Dương Khuê khi nghe tin ông Dương qua đời. Không những thế, bài thơ còn cho thấy tâm sự của nhà thơ về bản thân, về cuộc đời và thời thế, phẩm chất trong sạch, cao quý của Tam Nguyên Yên Đổ.

- Bài thơ tự dịch, lời thơ thấm thía, điệu song thất lục bát réo rắt, nhiều hình ảnh, nhiều câu thơ đã trở thành cổ điển về tình bạn chung thuỷ đậm đà.

- Cùng với bài thơ Bạn đến chơi nhà, bổ sung thành chùm thơ tình bạn của Nguyễn Khuyến.

 

doc 8 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2820Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 11: Đọc thêm Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến – Vịnh khoa thi hương - Trần Tế Xương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/09/2007	Ngày giảng: 26/09/2007
Tiết 11, Đọc thêm	Lớp 11D2
 Khóc Dương Khuê
- Nguyễn Khuyến –
Vịnh khoa thi hương
- TRần Tế Xương - 
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng:
1. Qua bài thơ Khóc Dương Khuê:
- Cảm nhận được tình cảm chân thành, thắt thiết của Nguyễn Khuyến đối với người bạn thân Dương Khuê khi nghe tin ông Dương qua đời. Không những thế, bài thơ còn cho thấy tâm sự của nhà thơ về bản thân, về cuộc đời và thời thế, phẩm chất trong sạch, cao quý của Tam Nguyên Yên Đổ. 
- Bài thơ tự dịch, lời thơ thấm thía, điệu song thất lục bát réo rắt, nhiều hình ảnh, nhiều câu thơ đã trở thành cổ điển về tình bạn chung thuỷ đậm đà.
- Cùng với bài thơ Bạn đến chơi nhà, bổ sung thành chùm thơ tình bạn của Nguyễn Khuyến.
2. Qua bài thơ Vịnh khoa thi hương của Trần Tế Xương:
- Khung cảnh trường thi thiếu tôn nghiêm và có phần lố bịch, thấy được một phần cảnh tình đất nước: sự nhốn nháo, ô hợp, áp đảo của ngoại bang.
- Thấy dược tâm trạng: nỗi đau, nỗi nhục mất nước, cămghét, khinh bỉ bọn thực dân xâm lược, muốn thức tỉnh lương tri, tinh thần dân tộc ở mỗi người.
- Sự kết hợp hài hoà bút pháp nghệ thuật trào phúng và bút pháp trữ tình trong thơ Đường luật của Tế Xương. Cách dùng từ ngữ, hình ảnh táo bạo, tiếng cười sắc nhọn của Tế Xương. 
2. GDTTTC: trân trọng tình cảm chân thành trong sáng của 2 nhà thơ.
II. phương tiện dạy học 
	- GV: SGK + SGV; Thiết kế bài dạy
	- HS: Đọc SGK và chuẩn bài theo hướng dẫn.
III. Cách thức thực hiện
Đọc sáng tạo, trả lời câu hỏi, thảo luận, gợi tìm.
B. Tiến trình bài dạy 
	* ổn định tổ chức (1’)	D2: 
I. Kiểm tra bài cũ: Không
II. Bài mới
* Lời vào bài (1’)
Nguyễn Khuyễn Và Trần Tế Xương là hai đại biểu xuất sắc cuối cùng của văn học trung đại Việt Nam. Cùng chung tiếng nói tố cáo xã hội thực dân – phong kiến những mỗi người lại có phong cách riêng, Nguyễn Khuyến thâm trầm, tế nhị mà không kém sâu cay, còn Tế Xương cay độc mà thâm thuý
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
 (HS đọc phần tiểu dẫn SGK) 
(?) Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì? 
A. Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến) (21’)
I. Tìm hiểu chung (5’)
1. Vài nét về Dương Khuê
- Giới thiệu về Dương Khuê (1839 - 1902) người làng Vân Đình, Tổng Phương Đình, tỉnh Hà Đông nay là Vân Đình, huyện ứng Hoà, Hà Tây. Đỗ Tiến sĩ năm 1868, làm quan đến Tổng đốc Nam Định, Ninh Bình ông là bạn thân của Nguyễn Khuyến. 
- Nói thêm: Khi làm Tổng đốc Nam Định, ông đã đứng về phía chủ chiến trong việc “đánh hay hoà với Thực dân Pháp”. Ông bị vua Tự Đức chê là “Bất thức thời vụ” (không hiểu việc đương thời). 
Ông bị giáng chức cho coi việc khẩn hoang. Cuối đời con đường hoạn lộ cũng thông đạt. Dương Khuê còn là nhà thơ, Thơ Dương Khuê khác thơ Nguyễn Khuyến. Thơ ông bộc lộ tự do phóng túng theo chiều hướng lãng mạn: Nằm khểnh ngâm thơ cho vợ ngủ; Rũ đầu uống rượu với con chơi”
- Bài thơ Khóc Dương Khuê nguyên văn bằng chữ Hán, tác giả dịch ra chữ Nôm. 
(?) Bài thơ nên đọc như thế nào cho phù hợp?
( HS đọc diễn cảm - GV nhận xét và hướng dẫn cách đọc).
(HS đọc SGK)
(?) Em hãy tìm bố cục bài thơ?
2. Đọc – giải nghĩa từ khó
- Đọc chú ý ngắt nhịp song thất lục bát
- Giọng đọc thể hiện sự xót xa, tiếc nuối, đau đớn cố kìm nén mà vẫn lộ ra, có gì như oán trách, có gì như cam chịu.
3. Bố cục: 3 đoạn 
Đoạn 1: Hai câu đầu: Ngậm ngùi xa xót khi nghe tin bạn mất. 
Đoạn 2: “Nhớ từ thuở” đến “Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa Can” đ Gợi lại kỉ niệm của tình bạn tốt đẹp. 
Đoạn 3: Còn lại: Nỗi trống vắng của nhà thơ khi bạn mất.
(?) Hai câu đầu thể hiện sự xúc động như thế nào? 
II. Đọc - hiểu (15’)
1. Bài thơ là tiếng khóc chân thành, thuỷ chung của một tình bạn gắn bó tha thiết.
- Nhận tin bạn mất, Nguyễn Khuyến vô cùng xúc động.
+ Hai tiếng “Bác Dương” đ Thể hiện sự gần gũi, gắn bó, thân thiết.
+ “Thôi đã thôi rồi” như một tiếng thở dài buông xuôi não ruột. 
+ Nỗi ngậm ngùi xa xót như chia cả với trời đất “Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”. 
+ Nhịp điệu câu thơ cũng nghẹn ngào, có cái gì không thoát ra lời ở “nước mây man mác” tiếng “mác” làm tiếng khóc như ứ nghẹn bởi phụ âm tắc vô thanh. Nó lắng xuống ở hai tiếng “ngậm ngùi” và xa xót trong lòng người khóc.
Thiên nhiên cũng chia sẽ với con người nỗi mất mát. 
(?) Từ câu 3 đến câu 22, tiếng khóc biểu hiện như thế nào?
- “Nhớ từ thuở... tinh thần chưa can” 
Tiếng khóc như giải bày làm sống lại kỉ niệm của một tình bạn thắm thiết:
+ Cùng “đăng khoa” (cùng đi thi, cùng đỗ đạt một khoá).
+ “Sớm, hôm gắn bó”. Nguyễn Khuyến gọi là “duyên trời”. Trên đời này không phải ai cũng là bạn thân của mình. 
+ Những lần đi du ngoạn “chơi nơi dặm khách”. Những nơi xa xôi phong cảnh núi rừng “Tiếng suối reo róc rách lưng đèo”. Cả những tầng cao đón gió, thú vui đàn ngọt hát hay: “Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang”. 
+ Khi tiệc rượu “chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân “đến nhưng buổi bình văn “có khi bàn soạn câu văn/biết bao đông bích điển phần trước sau”. 
+ Những tháng, năm làm quan được hưởng lộc vua ban. Nguyễn Khuyến cho đó là “phận”, là: “tai ách” “Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn”. Làm quan dưới thời ấy là làm tay sai. Vua, quan gì ở thời mất nước. Câu thơ cũng ngậm ngùi xa xót của vị đắng. Làm quan mà cả hai nào có vui gì. Hai câu:
“Bác già tôi cùng già rồi
Biết thôi thôi thế thì thôi mới là”
Tiếng khóc bạn bộc lộ cả một cái nhìn lành mạnh về thời cuộc, về phận mình, về sự tính toán nhầm lẫn để đường đi lỡ bước... Đó là tiếng khóc cao cả của một quan niệm mới mẻ, khi con người đã nếm trải trên đường hoạn lộ. Mấy tiếng “Thôi thế thì thôi” như một sự buông xuôi vì đã chót làm quan mất rồi biết làm sao. Nó chỉ còn là tiếng thở dài đến ngao ngán. Đó là tiếng khóc mang cảm hứng nhân sinh của kẻ sĩ bất lực trước thời cuộc. 
(?) Có những câu thơ rất cảm động về tình bạn. Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích?
- “Muốn đi lại tuổi già thêm nhác”
Trước ba năm gặp bác một lần
Cầm tay hỏi hết xa gần
Mừng rằng bác vẫn tinh th ần chưa can”
Một cử chỉ thường thấy ở người già “Cầm tay... xa gần”. Bạn bè chỉ sung sướng và mừng cho nhau về sức khoẻ vẫn còn trụ vững ở đời. Câu thơ viết rất tự nhiên mà thật cảm động. 
(?) Từ câu 23 đến hết, Nguyễn Khuyến thể hiện nội dung gì trong bài thơ?
(?) Thể hiện tình cảm ấy bằng cách nào? Hãy phân tích? 
(?) Xác định chủ đề của bài thơ? 
(HS đọc SGK)
(?) Tiểu dẫn trình bày nội dung gì?
(?) Bài thơ cần đọc như thế nào?
(Gọi 2 – 3 HS đọc, GV nhận xét và đọc mẫu)
(HS đọc SGK phần chú thích)
 (?) Bài thơ có bố cục như thế nào? ý mỗi phần?
(HS đọc SGK) 
(?) Hai câu đầu miêu tả nội dung gì? 
(?) Em có nhận xét gì về cách miêu tả ấy?
(HS đọc SGK) 
- Bốn câu thơ miêu tả quang cảnh trường thi như thế nào?
Em có nhận xét gì về cách miêu tả này?
- Anh (chị) có suy nghĩ gì về sự có mặt của quan chánh sứ và mụ đầm? 
(?) Bốn câu thơ này có ý nghĩa gì?
(Học sinh đọc 2 câu kết SGK) 
- Em có suy nghĩ gì về hai câu kết bài?
- Nguyễn Khuyến bộc lộ tình cảm hẫng hụt, trống vắng khi mất bạn. 
+ Nhận tin bạn mất cảm thấy như mất đi một phần cơ thể.
“Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời” 
Những từ chợt, bỗng diễn tả sự bất ngờ và hẫng hụt trong tình cảm. 
+ Hàng loạt hình ảnh thơ diễn tả sự trống vắng khi mất bạn.
“Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua”
Bốn tiếng không diễn tả nỗi lòng cô đơn, trống vắng. Chữ nghĩa cứ trùng lặp mà không lấp đầy nỗi cô đơn. 
“Câu thơ nghĩ đẵn đo chưa viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa”
Mất bạn hiểu thơ mình rồi. Tìm đâu thấy được tri âm.
+ Mượn tích xưa để diễn tả lòng mình.
Trần Phồn đời Hậu Hán có người bạn là Tử Trĩ. Phồn dành riêng cho bạn một cái giường. Bạn đến mời ngồi. Bạn về lại treo giường lên. Bá Nha và Chung Tử Kì cũng là hai người bạn tri âm. Chỉ có Chung Tử Kì khi nghe tiếng đàn của Bá Nha mới hiểu được những điều Bá Nha đang nghĩ. Sau khi Chung Tử Kì mất, Bá Nha đã đập đàn không gảy nữa vì cho rằng từ nay không ai còn hiểu được tiếng đàn của mình. 
Từ hai điển tích trên đây đi vào thơ Nguyễn Khuyến 
“Giường kia treo những hững hờ
Đàn kia gảy những ngẩn ngơ tiếng đàn”
Bài thơ khóc bạn chan hoà nước mắt mà rất ít nói tới nước mắt. Duy có 
+ Hai câu thơ cuối:
“Tuổi già hạt lệ như sương
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan”
Câu thơ nói tới nước mắt mà thấy rất ít nước mắt. Vì Nguyễn Khuyến tình cảm thường rất kín đáo. 
III. Kết luận (1’)
Bài thơ thể hiện tình cảm vừa xa xót ngậm ngùi, vừa thiết tha luyến tiếc, đồng thời thể hiện sự trống vắng cô đơn của Nguyễn Khuyến khi bạn mất.
B. Vịnh khoa thi hương -Trần Tế Xương-(21’)
I. Tìm hiểu chung (5’)
1. Xuất xứ
- Vịnh khoa thi Hương thuộc đề tài viết về thi cử (13 bài kể cả thơ và phú). Nói thêm về bài thơ này: 
- Đây là bài lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu 1897. Thi Hương ở Hà Nội bị cấm không tổ chức. Vì vậy hai trường Nam Định và Hà Nội thi chung. Vì vậy mới có câu “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. 
2. Đọc – giải nghĩa từ khó
- Chú ý ngắt nhịp của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Giọng điệu trào phúng cay độc, mạnh mẽ của Tú Xương để đọc những câu thơ có phép đối, những động từ , từ láy độc đáo.
3. Bố cục
Bố cục của thơ Đường có 3 cách
- 4 cặp câu (Đề - thực - luận - kết) 
- 2 - 4 - 2
- 4 câu trên và 4 câu dưới 
- Bài thơ này bố cục theo 2 - 4 - 2 
+ Hai câu đầu: giới thiệu khoa thi hương 1897 (Đinh Dậu)
+ 4 câu tiếp: Quang cảnh trường thi và tiếng cười châm biếm. 
+ 2 câu cuối bài: Thái độ xót xa tủi nhục của người trí thức nho học.
II. Đọc – hiểu (15’)
1. Hai câu đầu
- Hai câu thơ mở đầu: “Nhà nước ba năm mở một khoa 
 Trường Nam thi lẫn với trường Hà”
Câu thơ như một thông báo. Khoa thi này do nhà nước tổ chức, cứ ba năm một lần thi Hương để chọn nhân tài. Đó là thông lệ. Song nó báo hiệu một cái gì khác trước. Một từ “lẫn” không chỉ giới thiệu hai trường Nam Định và Hà Nội thi chung mà báo hiệu một sự xáo trộn của việc thi cử, không còn được như trước nữa. Có nhiều hàm ý trong từ “lẫn” này. Chẳng cần phải đợi lâu, bốn câu tiếp miêu tả rất cụ thể.
2. 4 câu tiếp
- Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Cách đảo trật tự cú pháp: “Lôi thôi sĩ tử”, “ậm oẹ quan trường” kết hợp với các từ giàu hình ảnh: “Lôi thôi, đeo lọ, rập trời, quét đất” cùng với những từ chỉ về âm thanh: “ậm oẹ, thét loa” làm cho quang cảnh thi trở nên nhốn nháo, ô hợp mất đi vẻ trang nghiêm của một kì thi do quốc gia tổ chức. Hơn thế:
+ Sĩ tử thì lôi thôi lếch thếch mất hết vẻ nho nhã, thư sinh
+ Quan trường không còn quyền uy, mực thước, trang trọng như trước mà như nhân vật tuồng hề “ậm oẹ, thét loa”. Người chịu trách nhiệm tổ chức kì thi và sĩ tử đi thi thật không ra thế nào. Nó phản ánh sự suy vong của nền học vấn, lỗi thời của đạo Nho.
- Sự có mặt của vợ chồng quan chánh sứ có thể làm cho quang cảnh trường thi có vẻ trang nghiêm. Song hiện diện của Chính quyền thực dân lúc này càng tăng thêm sự chua chát. Quyết định số phận của trường thi (số phận của các sĩ tử) là một kẻ ngoại bang không biết gì về nho học. Nơi cửa khổng, sân trình là nơi mặc sức, tự nhiên lê váy của mụ đầm”. “Váy lê quét đất” đối với “cờ cấm rợp” (còn làm nhục quốc thể) chao ôi thật chua chát. So với bài thơ khác “Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt/Dưới sân ông cử ngẩng đầu rồng” thì sự nhục nhã ấy chỉ là một.
- Bốn câu thơ vạch trần sự nhếch nhác, tuỳ tiện của khoa cử lúc bấy giờ. Đồng thời ngầm thể hiện nỗi xót xa chua chát của nhà thơ và người đọc. Trước sự thể này, thái độ nhà thơ như thế nào?
3. Thái độ của nhà thơ
- “Nhân tài ... nước nhà”. 
Hai câu kết là một câu hỏi. Nhà thơ hỏi “Nhân tài đất Bắc” tức là hỏi tầng lớp trí thức. Đó là những sĩ tử đang chăm chăm chạy theo danh vọng. Ông hỏi mà như thức tỉnh họ về nỗi nhục mất nước. Kẻ thù ngoại bang có mặt ở lễ xướng danh này thì dẫu có đậu Tiến sĩ ra làm quan cũng là thân phận của tay sai mà thôi. Đường công danh còn có ý nghĩa gì? Hai tiếng “ngoảnh cổ” như bộc lộ thái độ mạnh mẽ vừa thể hiện một nỗi tủi nhục. Nhà thơ hỏi người cũng chính là hỏi mình. Giọng thơ dù đay nghiến mà vẫn có cái gì sa xót đến rưng rưng.
III. Kết luận (1’)
Tác giả miêu tả quang cảnh khoa thi Đinh Dậu (1897) ở Nam Định làm bật lên tiếng cười châm biếm, chua chát. Đồng thời thể hiện thái độ xót xa tủi nhục của người trí thức nho học.
IV. Luyện tập (1’)
Cảnh trường thi nhốn nháo, nhố nhăng làm bất lên tiếng cười chua chát về tình cảnh đất nước mất chủ quyền. Đây cũng là mâu thuẫn nội tại lúc bấy giờ không thể điều hoà được giữa kẻ sĩ muốn thi thố tài năng với thực tế phi nghĩa của khoa cử học vấn.
	C. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập (1’)
Bài cũ: 
- Học và nắm chắc nội dung bài học.
Học thuộc lòng hai bài thơ và tập đọc diễn cảm.
2. Bài mới: chuẩn bị bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 11 - CB 11.doc