Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành

A. Mục tiêu cần đạt:

 - Nắm vững đề tài, cốt truyện, các chi tiết sự việc tiêu biểu và hình tượng nhân vật chính; trên cơ sở đó, nhận rõ chủ đề cùng ý nghĩa đẹp đẽ, lớn lao của truyện ngắn đối với thời đại bấy giờ và đối với thời đại ngày nay .

 - Thấy được tài năng của Nguyễn Trung Thành trong việc tạo dựng cho tác phẩm một không khí đậm đà hương sắc Tây Nguyên, một chất sử thi bi tráng và một ngôn ngữ nghệ thuật được trau chuốt kĩ càng .

 - Thành thục hơn trong công việc vận dụng các kĩ năng phân tích tác phẩm văn chương tự sự .

B. ChuÈn bÞ cña gi¸o viªn vµ häc sinh

SGK, Sách giáo viên, tài liệu tham khảo và thiết kế bài dạy

Tranh ảnh, tư liệu tham khảo.

C. Ph­¬ng ph¸p:

Giáo viên gợi ý, nêu câu hỏi, hư¬ớng dẫn học sinh thảo luận và trả lời.

Phân tích, bình giảng, tích hợp.

 

doc 14 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2775Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	
Ngày dạy : Tiết: 64-65(PPCT) 
 RỪNG XÀ NU
 Nguyễn Trung Thành
A. Mục tiêu cần đạt:
 - Nắm vững đề tài, cốt truyện, các chi tiết sự việc tiêu biểu và hình tượng nhân vật chính; trên cơ sở đó, nhận rõ chủ đề cùng ý nghĩa đẹp đẽ, lớn lao của truyện ngắn đối với thời đại bấy giờ và đối với thời đại ngày nay .
 - Thấy được tài năng của Nguyễn Trung Thành trong việc tạo dựng cho tác phẩm một không khí đậm đà hương sắc Tây Nguyên, một chất sử thi bi tráng và một ngôn ngữ nghệ thuật được trau chuốt kĩ càng .
 - Thành thục hơn trong công việc vận dụng các kĩ năng phân tích tác phẩm văn chương tự sự . 
B. ChuÈn bÞ cña gi¸o viªn vµ häc sinh
SGK, Sách giáo viên, tài liệu tham khảo và thiết kế bài dạy
Tranh ảnh, tư liệu tham khảo...
C. Ph­¬ng ph¸p:
Giáo viên gợi ý, nêu câu hỏi, hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời.
Phân tích, bình giảng, tích hợp...
D. Tiến trình bài học: Tiết 1
 	I. Ổn định tổ chức:
 	II. Kiểm tra bài cũ:
 	- Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
 	- Cách xây dựng dàn ý cho bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
 	III. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- Thao tác 1: Hướng dẫn HS đọc phần Tiểu dẫn (SGK).
+ GV: Kết hợp với những hiểu biết cá nhân, hãy giới thiệu về nhà văn Nguyễn Trung Thành (cuộc đời, sự nghiệp, đặc điểm sáng tác,) ?
+ HS: giới thiệu về nhà văn Nguyễn Trung Thành 
+ GV: Chốt lại các ý chính.
- Thao tác 2: Tìm hiểu xuất xứ và hoàn cảnh ra đời tác phẩm:
 GV: cho biết xuất xứ của truyện ngắn Rừng xà nu?
 HS: nêu xuất xứ của truyện ngắn Rừng xà nu
 GV: bằng việc tham khảo tài liệu và hiểu biết lịch sử, cho biết hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn Rừng xà nu?
 HS: nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn Rừng xà nu.
 GV điều chỉnh, nhận xét và cho những HS khác phát biểu bổ sung.
- Thao tác 3: Nhan đề tác phẩm
 GV gọi HS phát biểu cảm nhận về nhan đề tác phẩm 
 HS: Thảo luận và phát biểu tự do. 
 GV định hướng, nhận xét và điều chỉnh, nhấn mạnh ý cơ bản.
 GV: Hai lớp ý nghĩa này xuyên thấm vào nhau toát lên hình tượng sinh động của xà nu, đưa lại không khí Tây Nguyên rất đậm đà cho tác phẩm.
* Hoạt động 2: Tổ chức đọc- hiểu văn bản tác phẩm.
- Thao tác 1: Đọc- tóm tắt:
HS: Đọc với giọng hào sảng thể hiện âm hưởng sử thi và cảm hứng lãng mạn của tác phẩm.
HS: Tóm tắt tác phẩm cần đảm bảo những chi tiết chính:
* Rừng xà nu- hình tượng mở đầu và kết thúc.
* Tnú nghỉ phép về thăm làng.
* Cụ Mết kể cho dân làng nghe về cuộc đời Tnú và lịch sử làng Xô Man từ những năm đau thương đến đồng khởi nổi dậy.
Hoạt động 3:: GV tổ chức cho HS tìm hiểu về hình tượng rừng xà nu.
Tại sao nói cây xà nu mang ý nghĩa thực ?
 GV: Hình tượng rừng xà nu dưới tầm đại bác được miêu tả như thế nào?
 GV: Tìm các chi tiết miêu tả cánh rừng xà nu đau thương và phát biểu cảm nhận về các chi tiết ấy?
 GV: Sức sống man dại, mãnh liệt của rừng xà nu mang ý nghĩa biểu tượng như thế nào?
 Cây xà nu còn có đặc tính ham ánh sáng mặt trời, điều đó biểu tượng cho phẩm chất nào của người dân TN?
GV: Hình ảnh cánh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt chạy tít đến tận chân trời xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm gợi cho em ấn tượng gì?
 HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày và tranh luận với các nhóm khác.
GV: định hướng, nhận xét và điều chỉnh, nhấn mạnh ý cơ bản.
 Nhận xét nghệ thuật miêu tả hình tượng cây xà nu
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả(SGK)
2. Tác phẩm.
a. Xuất xứ:
Rừng xà nu (1965) ra mắt lần đầu tiên trên Tạp chí văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung bộ (số 2- 1965), sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.
b. Hoàn cảnh ra đời:
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, đất nước chia làm hai miền. Kẻ thù phá hoại hiệp định, khủng bố, thảm sát. Cách mạng rơi vào thời kì đen tối. 
- Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân vào miền Nam và tiến hành đánh phá ác liệt ra miền Bắc. 
- Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm cả nước sục sôi đánh Mĩ, được hoàn thành ở khu căn cứ chiến trường miền Trung Trung bộ.
- Mặc dù Rừng xà nu viết về sự kiện nổi dậy của buôn làng Tây Nguyên trong thời kì đồng khởi trước 1960, nhưng chủ đề tư tưởng tác phẩm vẫn có quan hệ mật thiết với tình hình thời sự của cuộc kháng chiến lúc tác phẩm ra đời.
c. Ý nghĩa nhan đề
- Chứa đựng cảm xúc của nhà văn và tư tưởng chủ đề tác phẩm. 
- Gợi lên vẻ đẹp hùng tráng, sức sống bất diệt của cây xà nu và tinh thần bất khuất của con người. 
à Mang cả ý nghĩa tả thực và ý nghĩa tượng trưng.
II. §äc- hiểu văn bản
1. Đọc- chó thÝch
2. Tóm tắt văn bản
3. Ph©n tÝch
3.1. Hình tượng rừng xà nu:
a. Ý nghĩa thực.
- Là cây có thật sống ở Tây Nguyên, họ nhà thông
- Cây xà nu gắn bó mật thiết trong đời sống và sinh hoạt của người dân TN ( Cành, củi xà nu có trong mỗi bêp, nhựa xà nu dùng để đốt, khói xà nu làm bảng. )
b. Ý nghĩa biểu tượng
* Cây xà nu biểu tượng cho cuộc sống chịu nhiều đau thương:
- Mở đầu tác phẩm, nhà văn tập trung giới thiệu cụ thể về rừng xà nu: "nằm trong tầm đại bác của đồn giặc", ngày nào cũng bị bắn hai lần, "Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào đồi xà nu cạnh con nước lớn".
 à Nằm trong sự hủy diệt bạo tàn, trong tư thế của sự sống đang đối diện với cái chết.
- Với kĩ thuật quay toàn cảnh, tác giả đã phát hiện ra: "Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương". 
à Đấy là sự đau thương của một khu rừng mà tác giả chứng kiến.
- Nỗi đau hiện ra nhiều vẻ khác nhau:
+ Có cái xót xa của những cây con, tựa như đứa trẻ thơ: "vừa lớn ngang tầm ngực người bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được cứ loét mãi ra, năm mười hôm sau thì cây chết". 
+ Cái đau của những cây xà nu như con người đang tuổi thanh xuân, bỗng “bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão”.
 + Những cây có thân hình cường tráng: “vết thương của chúng chóng lành”, đạn đại bác không giết nỗi chúng.
à Nhà văn đã mang nỗi đau của con người để biểu đạt cho nỗi đau của cây: gợi lên cảm giác đau thương của một thời mà dân tộc ta phải chịu đựng. 
* Cây xà nu biểu tượng cho phẩm chất của người TN:
- Cây xà nu có sức sống mãnh liệt: 
+ "trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy". 
à Đây là yếu tố cơ bản để xà nu vượt qua ranh giới của sự sống và cái chết. 
+ Sự sống tồn tại ngay trong sự hủy diệt: "Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên". 
à Tác giả sử dụng cách nói đối lập (ngã gục- mọc lên; một- bốn năm) để khẳng định một khát vọng thật của sự sống. 
+ Cây xà nu đã tự đứng lên bằng sức sống mãnh liệt của mình: "cây con mọc lên, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời". 
à Xà nu đẹp một vẻ đẹp hùng tráng, man dại đẫm tố chất núi rừng.
=> CXN có sức sống mãnh liệt, kiên cường cũng giống như người dân làng Xô Man anh dũng, có sức sống bền bỉ
- Cây xà nu ham ánh sáng mặt trời.
“Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế”
à Cây xà nu biểu tượng cho khát vọng tự do của người dân Xô Man
- Xà nu không những tự biết bảo vệ mình mà còn bảo vệ sự sống, bảo vệ làng Xô Man:
 "Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng". 
à Hình tượng mang tính ẩn dụ cho những con người chiến đấu bảo vệ quê hương, tượng trưng cho tinh thần đoàn kết..
- Câu văn mở đầu được lặp lại ở cuối tác phẩm:
“ đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”
à Gợi ra cảnh rừng xà nu hùng tráng, kiêu dũng và bất diệt không chỉ của con người Tây Nguyên mà còn cả Miền Nam, cả dân tộc.
=> Nhận xét:
- C©y xµ nu t­îng tr­ng cho sè phËn ®au th­¬ng vµ phÈm chÊt anh hïng cña d©n lµng X« man nãi riªng vµ nh©n d©n T©y Nguyªn nãi chung trong cuéc kh¸ng chiÕn chèng MÜ.
- §­îc x©y dùng víi c¶m høng sö thi hoµnh tr¸ng, bót ph¸p l·ng m¹n, nhân hóa, ẩn dụ
- KÕt tinh gi¸ trÞ t­ t­ëng vµ nghÖ thuËt cña t¸c phÈm
 IV. Củng cố:
- Hình tượng rừng xà nu được xây dựng như một biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và anh dũng.
V. Hướng dẫn học bài
- Trả lời câu hỏi củng cố
- Soạn bài: Tập thể dân làng Xô Man
E. Rút kinh nghiệm.
.
.
.
D. Tiến trình bài học: Tiết 2
 	I. Ổn định tổ chức:
 	II. Kiểm tra bài cũ:
 	- Phân tích hình tượng cây xà nu.
 	III. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Thao tác 5: GV tổ chức cho HS tìm hiểu về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man .
GV: Số phận của Tnú có gì đặc biệt ?
Phẩm chất của người anh hùng Tnú được thể hiện như thế nào? Tìm chi tiết chứng minh?
GV: Số phận đau thương của Tnú được thể hiện như thế nào? Tìm chi tiết chứng minh?
GV: Vì sao trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết 4 lần nhắc tới ý: "Tnú không cứu được vợ con" để rồi ghi tạc vào tâm trí người nghe câu nói: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo".
 GV: Cảm nhận về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man?
 HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày và tranh luận với các nhóm khác.
 GV định hướng, nhận xét và điều chỉnh, nhấn mạnh ý cơ bản.
 Tìm chi tiết chứng minh tình yêu quê hương và tinh yêu gia đình tha thiết của Tnú?
Cảm nhận của em về nhân vật Tnú
- Thao tác 6: Hướng dẫn HS nhận xét về các nhân vật: cụ Mết, Mai, Dít, Heng 
 GV gợi ý: Các nhân vật này có đóng góp gì cho việc khắc họa nhân vật chính và làm nổi bật tư tưởng cơ bản của tác phẩm?
* Hoạt động 3: Tổ chức tổng kết
- Thao tác 1: Tổng kết nghệ thuật.
 GV nêu vấn đề để HS tìm hiểu vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm.
 GV: Khuynh hướng sử thi được thể hiện qua những phương diện nào?
 GV: Nhận xét về cách kể chuyện của tác giả?
 GV: Những phương diện nào cho ta thấy được cảm hứng lãng mạn của tác phẩm?
Thao tác 2: Tổng kết nội dung.
+ GV: Qua những phân tích trên, HS phát biểu chủ đề của truyện?
+ GV điều chỉnh và nhấn mạnh.
2. Tập thể nhân dân làng Xô Man.
a. Hình tượng nhân vật Tnú : 
a/ Khi cßn nhá:
- Sè phËn: må c«i c¶ cha lÉn mÑ, sèng nhê vµo sù c­u mang ®ïm bäc cña d©n lµng
- PhÈm chÊt: tiªu biÓu cho phÈm chÊt cña con ng­êi X« man:
Lêi cô MÕt: ®êi nã khæ nh­ng bông nã s¹ch nh­ n­íc suèi lµng ta.
Khi häc ch÷: gan l×, quyÕt t©m có ý thức lớn lên sẽ thay cho anh Quyết lãnh đạo cách mạng
Khi ®i lµm giao liªn råi bÞ giÆc b¾t: dòng c¶m, gan d¹, hÕt lßng v× c¸n bé / cã niÒm tin s¾t ®¸ vµo §¶ng.
à Gan góc, táo bạo, dũng cảm. Lòng trung thành với cách mạng được bộc lộ qua thử thách.
b/ Khi tr­ëng thµnh:
- Sè phËn cña Tnó gièng nh­ sè phËn cña ng­êi lµng X« man:
Cã gia ®×nh, vî, con nh­ng ®Òu bÞ giÆc s¸t h¹i d· man.
B¶n th©n Tnó còng mang th­¬ng tÝch trªn th©n thÓ- hËu qu¶ cña nh÷ng ®ßn tra tÊn cña kÎ thï: tÊm l­ng l»n ngang däc, bµn tay côt m­êi ngãn.
à Như một điệp khúc day dứt, đau thương trong câu chuyện kể và nhằm nhấn mạnh: khi chưa có vũ khí, chỉ có hai bàn tay không thì ngay cả những người thương yêu nhất cũng không cứu được. 
- PhÈm chÊt: còng lµ phÈm chÊt cña d©n lµng X« man:
Kiªn c­êng, gan gãc tr­íc nh÷ng trËn ®ßn thï đứng dậy chiến đấu: giặc tra tấn rất dã man nhưng Tnú không cảm thấy đau đớn, anh không hề kêu van. Anh thét lên một tiếng, dân làng đã nổi dậy “ào ào rung động”, cứu được Tnú, tiêu diệt bọn ác ôn. Tiếng cụ Mết như mệnh lệnh chiến đấu: "Thế là bắt đầu rồi, đốt lửa lên!" 
 à Đó là sự nổi dậy đồng khởi làm rung chuyển núi rừng. Câu chuyện về cuộc đời một con người trở thành câu chuyện một thời, một nước.
Mét lßng trung thµnh víi c¸ch m¹ng: Sau khi vợ, con chết bản thân bị thương nhưng Tnú vẫn đi lực lượng, gắn bó với cm.
Giµu t×nh yªu víi quª h­¬ng, víi d©n lµng, víi vî con: (Anh nhớ làng nhớ từng con nước cái cây , tiếng chàyanh nhớ những kỉ niệm với Mai, đưa con trai của anh. ..)
Tãm l¹i: 
- Tnó lµ nh©n vËt cã tÝnh chÊt sö thi: sè phËn vµ phÈm chÊt cña anh tiªu biÓu cho con ng­êi X« man nãi riªng vµ nh©n d©n T©y Nguyªn nãi chung, làm sáng ngời chân lí: chỉ có cầm vũ khí đứng lên là con đường sống duy nhất, mới bảo vệ những gì là thiêng liêng nhất, và mọi thứ sẽ thay đổi.
- C¶m høng, giäng ®iÖu chñ ®¹o lµ ca ngîi.
- Lµm phong phó thªm ch©n dung con ng­êi Vn anh hïng trong kh¸ng chiÕn chèng MÜ.
b. Các nhân vật: cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng.
- Cụ Mết: 
là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, biểu tượng cho sức mạnh tập hợp để nổi dậy. 
- Mai, Dít: 
là vẻ đẹp của thế hệ hiện tại (kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh)
- Bé Heng: 
là thế hệ tiếp nối để đưa cuộc chiến đến thắng lợi cuối cùng.
à Cuộc chiến khốc liệt đòi hỏi mỗi người phải có sức trỗi dậy mãnh liệt.
=> C¸c nh©n vËt lµm thµnh tËp thÓ ®oµn kÕt, líp líp kÕ tiÕp nhau. Nã t¹o nªn søc m¹nh bÒn bØ, bÊt tËn cña d©n lµng X« man, nh­ nh÷ng rõng xµ anh dòng, b¹t ngµn ®Õn tËn ch©n trêi.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật: 
- Khuynh hướng sử thi: được thể hiện đậm nét ở tất cả các phương diện: 
+ chủ đề: những biến cố có ý nghĩa trọng đại của dân tộc,
 + hình tượng: hoành tráng, cao cả của núi rừng và con người,
+ hệ thống nhân vật: có sức sống mạnh mẽ, mang cốt cách của cộng đồng,
+ giọng điệu kể: trang nghiêm, hào hùng
- Cách thức trần thuật: kể theo hồi tưởng qua lời kể của cụ Mết, kết hợp truyện về cuộc đời của Tnu và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man .
- Cảm hứng lãng mạn: 
+ đề cao vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong sự đối lập với sự tàn bạo của kẻ thù.
+ lời văn trau chuốt, giàu sức tạo hình, giọng văn tha thiết.
 2. Nội dung
 Rừng xà nu là thiên sử thi của thời đại mới. Tác phẩm đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: phải cầm vũ khí đứng lên tiêu diệt kẻ thù bạo tàn để bảo vệ sự sống của đất nước, nhân dân.
IV. Củng cố:
- Hình tượng rừng xà nu được xây dựng như một biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và anh dũng.
- Hình tượng Tnu, nhân vật trung tâm của tác phẩm, người anh hùng mà câu chuyện bi tráng về đời anh thể hiện chân lí lịch sử của dân tộc.
- Chất sử thi và vẻ đẹp của ngôn ngữ kể chuyện.
V. Hướng dẫn học bài
- Nắm vững các nội dung trên, học thuộc các dẫn chứng tiêu biểu.
- Soạn bài Đọc thêm “Bắt sấu rừng U Minh Hạ” theo câu hỏi của giáo viên.
E. Rút kinh nghiệm.
.
.
.
.
F. T­ liÖu
 V¨n ho¸ T©y Nguyªn
Rõng xµ nu

Tài liệu đính kèm:

  • docRung xa nu(1).doc