Giáo án Lý Luận văn học

Giáo án Lý Luận văn học

CHƯƠNG I:

NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA VĂN NGHỆ

*****

I. NGUỒN GỐC CỦA VĂN NGHỆ

1. Những quan niệm duy tâm, sai lầm về nguồn gốc văn nghệ

2. Lao động là nguồn gốc của văn nghệ

II. VĂN CHƯƠNG LÀ MỘT HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI THUỘC THƯỢNG TẦNG KIẾN TRÚC

1. Văn nghệ là một hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng

2. Tương quan giữa cơ sở hạ tầng với văn nghệ

III. VĂN NGHỆ VỚI CÁC HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI

1. Văn nghệ với chính trị

2. Văn nghệ với triết học

3. Văn nghệ với khoa học

4. Văn nghệ với đạo đức

 

doc 351 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2599Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lý Luận văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LÝ LUẬN VĂN HỌC 
KẾ HOẠCH BÁM SÁT 
CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN: 15 TIẾT 
CHƯƠNG TRÌNH TỰ CHỌN NÂNG CAO: 35 TIẾT 
Tuần
Tiết
Phân môn
Nội dung chủ đề
1
Lí luận VH
Tác phẩm văn học.
2
Lí luận VH
Tác phẩm văn học.
3
Lí luận VH
Chức năng của văn học.
4
Lí luận VH
Các khái niệm nhân vật, cốt truyện, tình tiết.
5
Lí luận VH
Các khái niệm nhân vật, cốt truyện, tình tiết.
6
Lí luận VH
Kết cấu và các bình diện kết cấu của văn bản văn học.
7
Lí luận VH
Đề tài, chủ đề, tư tưởng, ý nghĩa và giá trị của tác phẩm văn học.
8
Lí luận VH
Đề tài, chủ đề, tư tưởng, ý nghĩa và giá trị của tác phẩm văn học.
9
Lí luận VH
Lời văn nghệ thuật.
10
Lí luận VH
Thể loại văn học (tự sự, trữ tình, kịch).
11
Lí luận VH
Thể loại văn học (tự sự, trữ tình, kịch).
12
Lí luận VH
Phong cách nghệ thuật.
13
Lí luận VH
Chủ nghĩa hiện thực.
14
Lí luận VH
Chủ nghĩa lãng mạn.
15
Tác gia VH
Hồ Xuân Hương.
16
Tác gia VH
Tác gia Nguyễn Khuyến.
17
Tác gia VH
Tác gia Nguyễn Đình Chiểu.
18
H.Dẫn Đ.hiểu
Tiến sĩ giấy (Nguyễn Khuyến).
19
H.Dẫn Đ.hiểu
Vịnh khoa thi hương (Trần Tế Xương).
20
H.Dẫn Đ.hiểu
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu).
21
Văn học sử
So sánh đặc trưng thi pháp văn học trung đại với đặc trưng thi pháp văn học hiện đại.
22
Tác gia VH
Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh
23
Văn học sử
Thơ mới
24
Tác gia VH
Xuân Diệu
25
Tác gia VH
Nguyễn Tuân.
26
Tác gia VH
Nam Cao.
27
H.Dẫn Đ.hiểu
Nhật kí trong tù(Hồ Chí Minh).
28
H.Dẫn Đ.hiểu
Giải đi sớm (Trích Nhật kí trong tù).
29
H.Dẫn Đ.hiểu
Đây mùa thu tới (Xuân Diệu)
30
H.Dẫn Đ.hiểu
Thơ duyên (Xuân Diệu)
31
H.Dẫn Đ.hiểu
Tống biệt hành (Thâm Tâm)
32
H.Dẫn Đ.hiểu
Tràng giang (Huy Cận).
33
H.Dẫn Đ.hiểu
Chí Phèo (Nam Cao)
34
H.Dẫn Đ.hiểu
Đời thừa (Nam Cao)
35
Tiếng Việt
Phong cách ngôn ngữ chính luận.
CHƯƠNG I: 
NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA VĂN NGHỆ
*****
NGUỒN GỐC CỦA VĂN NGHỆ 
Những quan niệm duy tâm, sai lầm về nguồn gốc văn nghệ 
Lao động là nguồn gốc của văn nghệ 
VĂN CHƯƠNG LÀ MỘT HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI THUỘC THƯỢNG TẦNG KIẾN TRÚC 
Văn nghệ là một hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng 
Tương quan giữa cơ sở hạ tầng với văn nghệ 
VĂN NGHỆ VỚI CÁC HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI 
Văn nghệ với chính trị 
Văn nghệ với triết học 
Văn nghệ với khoa học 
Văn nghệ với đạo đức 
             Văn chương, cũng như các loại hình nghệ thuật khác, không phải là của cải vật chất của xã hội, cũng không phải là một lực lượng trực tiếp trực tiếp sản sinh ra một giá trị vật chất nào cho đời sống xã hội. Nhưng chúng ta sẽ không hình dung nổi một xã hội mà ở đó không có sự tồn tại của văn chương nghệ thuật.. Chỉ bởi, văn chương nghệ thuật chiếm giữ một vai trò cực kỳ to lớn trong đời sống tinh thần của con người. Ðể tồn tại và phát triển, con người không chỉ cần "ăn ở" mà còn cần cả "múa hát". Ý thức được vai trò, giá trị của văn nghệ trong đời sống của mình, con người từ xa xưa đã muốn tìm hiểu để nắm được bản chất, quy luật, đặc trưng đặc điểm của văn nghệ hầu làm chủ nó, thúc đẩy nó phát triển. 
            Mối quan tâm trước nhất của con người đối với văn nghệ là nguồn gốc, bản chất của nó.
   I.    NGUỒN GỐC CỦA VĂN NGHỆ
            Tìm hiểu nguồn gốc của văn nghệ là tìm hiểu tác nhân chủ yếu đầu tiên nào đã làm cho văn nghệ này sinh và phát triển. Tức là xác định khởi điểm những mâu chuẩn đối lập nội tại và ngoại tại nào làm cho văn nghệ này sinh và phát triển. 
            Từ hàng nghìn năm nay, loài người đã có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc văn nghệ. Nhưng tựu trung, đều có thể quy về hai loại quan điểm: quan điểm duy tâm và quan điểm duy vật về nguồn gốc văn nghệ.
        1. Những quan niệm duy tâm, sai lầm về nguồn gốc nghệ thuật.
TOP
a. Quan niệm tôn giáo về nguồn gốc nghệ thuật. 
            Các quan niệm tôn giáo về nguồn gốc nghệ thuật rất đa dạng nhưng đều thống nhất ở một điểm là cho rằng : cái đã làm cho văn nghệ nảy sinh là một lực lượng siêu nhiên, thần kỳ ngoài đời sống con người. 
            - Quan niệm thần thoại 
Thần thoại Phương Ðông (Ấn Ðộ, Trung Quốc) Thần thoại Phương Tây (Hy Lạp) đều giải thích nguồn gốc thơ ca là do các vị thần nhà trời tạo ra. Từ quan niệm các thần trên thiên đình tạo ra nghệ thuật đã đưa đến quan niệm khá phổ biến trong sáng tác là "thần hứng" , được nhiều người tán đồng. Theo quan niệm này thì các nghệ sĩ bỗng dưng cảm xúc trào dâng đã sáng tác được những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Ấy chính là lúc "thần hứng" đã nhập vào người họ, "nàng thơ" đã đến với họ. Chứng cớ là có nhiều tác phẩm nghệ thuật tuyệt diệu ra đời trong những giấc mơ như các bản nhạc của Tác - ti - ni, của Sô - panh  
            - Thuyết ma thuật 
Một quan niệm có tính chất tôn giáo nữa là thuyết ma thuật. Ma thuật là một hình thức của tôn giáo nguyên thủy. Ma thuật là những nghi lễ nhằm tác động hư ảo vào tự nhiên khi con người bất lực trước tự nhiên. Người nguyên thủy gán cho các hiện tượng tự nhiên khó hiểu ma lực. Họ thường hay cầu nguyện, tế lễ, ca hát, nhảy múa để cầu mong sự phù hộ của lực lượng siêu phàm nào đó. Chẳng hạn, người nguyên thủy cho rằng nhật thực là điềm báo tai họa, vì vậy, phải nổi trống, chiêng lên để xua đuổi ác quỷ. Ðể cầu mong thần linh và tạ ơn thần linh giúp đỡ trước và sau lúc săn bắt, họ có lễ cầu nguyện tế các thần. Tục đeo móng vuốt, răng, da của các loài thú dữ là để làm bùa hộ mệnh. Một số học giả cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tiêu biểu là Reinach ở Pháp và Nga, đã căn cứ vào nghi tiết phù chú của ma thuật nguyên thủy để cho rằng nghệ thuật ra đời từ ma thuật. 
            Như đã nói, sai lầm cơ bản của quan niệm tôn giáo về nguồn gốc nghệ thuật là ở chỗ cho rằng nghệ thuật nảy sinh do yếu tố siêu nhiên cách xa đời sống con người. 
            Việc các nhà nghệ thuật và khoa học sản sinh ra được những tác phẩm, những công trình xuất sắc từ giấc mơ là có thật. Nhưng đó không phải do ma lực mà chính là do năng lực của chính người sáng tác. Khoa học đã chứng minh rằng, trong khi ngủ một vùng nào đó của bộ óc các nhà nghệ sĩ và khoa học vẫn hoạt động. 
            Ma thuật nguyên thủy là có thật. Người nguyên thủy do chưa làm chủ được tự nhiên và bản thân mình trên thực tế, nên đã phải làm chủ nó, chiến thắng nó bằng ảo tưởng. Thế giới quan thần linh chủ nghĩa đã chi phối mạnh mẽ đời sống người nguyên thủy. Thế giới quan thần linh chủ nghĩa là sự phản ánh hư ảo trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài thống trị họ, trong sự phản ánh đó những lực lượng trần thế mang hình thức các lực lượng siêu phàm. Ðiều đó đã phản ánh tình trạng bất lực của con người trước các lực lượng khủng khiếp và bí ẩn của tự nhiên. 
            Như vậy, tôn giáo ra đời là do con người khiếp nhược trước tự nhiên. Còn nghệ thuật, như mọi người đều biết là phương tiện khẳng định cuộc sống. Nghệ thuật đưa lại cho con người những cảm xúc trái ngược với tôn giáo. Hơn nữa, cần phải thấy rằng tôn giáo thời nguyên thủy khác xa với tôn giáo trong xã hội có giai cấp. Trong xã hội có giai cấp, tôn giáo bị lợi dụng làm phương tiện ru ngủ và áp bức quần chúng. Thời nguyên thủy, đằng trong bộ áo duy tâm ấy là cả hạt nhân thực tiễn: vì cuộc sống thực sự của chính người nguyên thủy. Cầu nguyện tế lễ là mong cho các cuộc săn bắt đạt được kết quả hơn ; Ðeo móng vuốt hổ, gấu là để mong có sức mạnh như chúng, là chiến tích; xâm mình là để ngụy trang. 
b. Quan niệm bản năng về nguồn gốc nghệ thuật. 
-    Thuyết bản năng du hí. 
Ðây là thuyết duy tâm về nguồn gốc nghệ thuật thịnh hành và có ảnh hưởng nhất ở Tây Âu. Kant (1724 - 1801), nhà triết học duy tâm chủ quan Ðức, cho rằng tác phẩm nghệ thuật là một cứu cánh nội tại, không có mục đích ý nghĩa nào ngoài bản thân nó, nghệ thuật là một trò chơi không vụ lợi. Schiller (1759 - 1805), nhà văn Ðức, cũng cho rằng đặc trưng của cảm thụ thẩm mĩ là xu hướng tự do vui vẻ. Yếu tố kích thích thứ nhứt và quyết định của sáng tác nghệ thuật là xu hướng du hí bẩm sinh của con người. Spencer (1820 - 1903), nhà triết học và xã hội học Anh, bổ sung vào học thuyết của Schiller lí luận về sự phát tiết của sinh lực thừa. Theo ông, ở động vật bậc cao và ở con người, sinh lực rất dồi dào, nó không thể tiêu hao hết cho nhu cầu sinh tồn, phần dư thừa phải phát tiết ra ngoài. Con hổ vồ mồi, con mèo chạy vờn theo cuộn len, con mèo vờn chuột là những hình thức của sự tiêu hao sinh lực thừa. Những cái đó là vô mục đích. Nghệ thuật ở mức độ cao hơn, nhưng xét nguồn gốc thì thực chất cũng là một thứ trò chơi vô mục đích, là sự phát tiết sinh lực thừa. 
            Một số học giả duy vật dung tục lại dựa trên một số nhận xét của Darwin (1809 - 1882), nhà bác học sinh vật Anh về bản năng tự làm đẹp của động vật để đề ra thuyết bản năng mỉ cảm ở con người. Bản năng mỉ cảm ở con người vốn là bản năng bẩm sinh, bản năng sinh vật chứ không phải là ý thức xã hội. 
            Như vậy, tóm lại là, các ý kiến của Kant, Schiller, Spencer là để sống, con người cần lao động. Nhưng lao động là ách đè nặng lên con người. Con người chỉ có niềm vui khi thoát khỏi lao động, sống trong vui chơi. Nghệ thuật là một loại hoạt động vui chơi. Nghệ thuật làm cho người ta thoát khỏi mọi ràng buộc của đời sống. 
            Cách lí giải của những người theo thuyết bản năng du hí trên đây có những yếu tố khả dĩ chấp nhận được. Ví dụ: Yếu tố vui chơi là một đặc trưng quan trọng của văn nghệ. Nhưng nếu xem vui chơi là mục đích là "cứu cánh" thì lại không đúng. Ðiều đó sẽ tạo nên sự đối lập giữa văn nghệ và lao động. Cũng tức là đối lập văn nghệ với con người và xã hội loài người. Thuyết bản năng mĩ cảm đã vô hình trung hạ thấp con người xuống hàng con vật. Con người khác con vật ở chỗ là có ý thức. Theo cứ liệu của khảo cổ học, dân tộc học, thì ý kiến mĩ cảm là bản năng bẩm sinh của con người, lại càng không có chỗ đứng. Con người với công cụ bằng đã đã xuất hiện cách đây 2 triệu rưỡi năm. Nhưng các hiện tượng nghệ thuật nguyên thủy xuất hiện cách đây dưới 4 vạn năm, còn những hiện tượng nghệ thuật đích thực xuất hiện cách đây dưới 18.000 năm. Ðiều đó có nghĩa là nghệ thuật chẳng những không xuất hiện đồng thời với con người mà còn xuất hiện cách xa hàng triệu năm so với sự xuất hiện con người. Nếu là bản năng bẩm sinh thì con người và nghệ thuật đã xuất hiện cùng một lúc. 
-         Thuyết bản năng bắt chước. 
Thuyết này do các nhà bác học cổ đại đề xướng. Démocrite (460 - 370 trước CN), nhà triết học duy vật cổ đại Hy Lạp cho rằng con người bắt chước tiếng chim hót để làm ra tiếng hát, bắt chước ong xây tổ để làm ra nhà cửa. Aristote (384 - 322 trước CN) cũng là nhà triết học duy vật Hy Lạp, cho rằng bắt chước đem lại nhận thức và niềm vui. Ông cho rằng, có 2 nguyên nhân là nguồn gốc thơ ca. Một là thiên tính bắt chước của nhân loại, hai là thiên tính hiểu biết của nhân loại. Ông khẳng định : "nghệ thuật là sự bắt chước tự nhiên". Sau này, người ta xuyên tạc ý kiến của Aristote, chủ trương văn nghệ bắt chước máy móc, lệ thuộc vào bề mặt sự vật, rồi từ đó đi đến giải thích nguồn gốc nghệ thuật là sự bắt chước có tính chất bản năng của con người. 
            Thuyết "bắt chước" của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã chỉ ra được nguyên nhân  ...  người tù tự tìm cách cải thiện: "Hỏa lò ai cũng có riêng nồi" 
Từ những lệ tục hủ lậu: 
"Lệ thường tù mới đến 
Phải nằm cạnh cầu tiêu" 
(Quá trưa) 
Ðến những thói ăn người trắn trợn. 
"Hút thuốc nơi này cấm gắt gao 
Thuốc anh nó tịch bỏ vào bao" 
(Cấm hút thuốc lá) 
Gặp những nét ấy nếu một người có cái phương pháp suy nghĩ chỉ thiên về "vĩ đại", "cao siêu" thì sẽ bỏ đi hết, làm gì có Nhật ký trong tù nữa. Mất cái tính chất nhật ký thì chùm thơ cũng mất đi cái đặc tính của nó, cái hương vị của nó sẽ trở thành ra một chùm thơ khác. 
b. Nghệ thuật trào phúng 
Nhật ký trong tù ta tìm thấy nghệ thuật trào phúng, nụ cười trào phúng lúc thì đau đớn lúc thì chua xót "cái cùm" và sự đới nhiều khi đến kỳ lạ: 
"Ðược cùm chân mới yên bề ngủ 
Không được cùm chân biết ngủ đâu" 
Có khi nụ cười gắn với lời tố cáo, như bài "cờ bạc" mở đầu trình bày sự việc rất điềm tỉnh 
"Ðánh bạc ở ngoài quan bắt tội 
Trong tù đánh bạc được công khai" 
Ðột nhiên ngòi bút sắc, mạnh đánh kẻ thù bật ngã mà vẫn cứ mát mẻ: 
"Bị tù con bạc ăn năn mãi 
Sau trước không vô quách chốn này" 
Bác bị giải đi ba mươi huyện mười tám nhà lao, Bác đã quắc mắt hỏi tội bọn chúng: 
"Phạm tội cái gì ? ta thử hỏi 
Tội trung với nước, với dân à ?" 
Giọng thơ trào phúng không đơn điệu vì nó theo sát tính phong phú của ý thơ. Mỗi bài thơ mỗi vẻ. Có bài đanh thép như một cái tát vào mặt quân thù như bài kể chuyện "Nộp tiền đèn" có bài lời thơ tựa hồ dửng dưng mà thực ra thì tràn đầy căn giận như bài "Ở Lai Tân". Có bài xót xa chua chát: 
"Biền biệt anh đi không trở lại 
Buồng the, trơ trọi, thiếp ôm sầu 
Quan trên sót nỗi em cô quạnh 
Nên lại mời em tạm ở tù" 
(Gia quyến người bị bắt lính) 
Có bài thơ như một bài nói đùa về ghẻ lở "Ði Nam Ninh ", "Dây trói", mỗi bài là một tiếng cười như để lấy thêm sức mạnh. 
Tóm lại, bằng bút pháp vừa tả thực vừa trào phúng, những bài thơ trong Nhật ký trong tù đã nêu lên được nỗi cơ cực của người tù nhân và tập thơ lên án chế độ nhà tù phi nhân loại của Tưởng Giới Thạch. 
c. Nghệ thuật triết lý 
Nghệ thuật thơ Bác là nghệ thuật những bài thơ triết lý sâu sắc như bài "Nửa đêm" 
"Ngủ thì ai cũng như lương thiện 
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền 
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn 
Phần nhiều do giáo dục mà nên" 
Hay bài "Nghe tiếng giã gạo", bài "Học đánh cờ". Mỗi bài thơ nêu lên một thái độ sống, hay sự nhìn nhận đúng, hoặc đề ra một cách giải quyết về những định đề đã nêu ra. 
Chúng ta quán triệt toàn bộ thơ Bác là tư tưởng của một nhà yêu nước vĩ đại, một nhà Cách mạng vĩ đại. Thơ Bác không phải biểu hiện cuộc sống mà còn cải tạo cuộc sống, chỉ đạo cuộc sống. Ðó là tính Ðảng cộng sản lớn lao, đó chính là chất thép của thời đại. 
Nói đến thơ Bác không thể không nói đến nghệ thuật. Vì thơ Bác là thơ của tâm hồn, thơ của tình cảm, thơ của tư tưởng, thơ của hành động, Bác đã sử dụng không biết bao nhiêu phương tiện biểu hiện thật hết sức phong phú đa dạng, nhiều lúc tưởng như trái ngược nhau mà lại có một sự nhất quán lạ lùng đó là sự bình dị tuyệt vời không có ai có thể bắt chước được. 
Trong những bài thơ của Bác bên cạnh những vấn đề rất lớn lao cao cả, Bác có thể nói đến những vấn đề nhỏ nhặt hàng ngày mà ít ai có thể nói đến trong thơ: ai có thể ngờ được bên cạnh câu thơ mang ý nghĩa lớn: 
"Ðau khổ chi bằng mất tự do" 
Lại một câu khác : 
"Ðến buồn đi ỉa cũng không cho " 
Thế mà câu thơ đọc lên không chổi, trái lại làm tăng thêm sức tàn ác, làm cho việc mất tự do, cái tự do tối thiểu của con người cũng không có, càng được nhấn mạnh. 
Bác không từ chối một đề tài nào. Bác không từ chối một từ nào không dùng miễn là từ ấy dùng đúng chỗ, dùng đắt. Bác đem rất nhiều những từ dùng hàng ngày vào trong thơ mà những từ ấy không làm cho thơ Bác tầm thường đi. Trái lại câu thơ của Bác càng sinh động, càng thực, càng xúc động lòng người. 
Bác không từ chối cách nói từ ẩn dụ. tùì cứng" Ngày ngày no rượu thịt" 
Tù mềm "Nước mắt bọt mồm tuôn" 
Lối chơi chữ của Bác trong bài "Ðêm ngủ ở Long tuyền" 
"Ðôi ngựa" ngày đi chẳng nghỉ chân 
Ðêm "gà năm vị lại thường ăn" 
"Ðôi ngựa" hai chân đi; "Gà năm vị" khi ngủ hai chân phải bắt chéo lại như chéo chân gà trong mâm cỗ tiệc. 
Hay là cách nói tượng trưng ước lệ, chiết tự, nói nhại đến cách nói trực tiếp, cách nói hiện thực: rất thực, rất thẳng, rất sâu 
Trong thơ Bác các yếu tố quan hệ rất hài hòa với nhau: tự sự và trữ tình, lãng mạng và hiện thực, cổ động và giáo dục, phản ánh và triết lý... đã kết hợp với nhau một cách chặt chẽ một cách nghệ thuật. 
Trong Nhật ký trong tù, Bác thích dùng lối đối chọi giữa các mặt đối lập, tạo nên một sự châm biếm có khi nhẹ nhàng, có khi gay gắt nhưng cuối cùng gây một nụ cười sâu sắc. 
"Ta thì người dắt, lợn người khiên" 
"Uốn để pha trà đừng rửa mặt" 
"Ðánh bạc ở ngoài quan bắt tội" 
"Trong tù đánh bạc được công khai" 
Sự đối lập ấy tạo nên một sự buồn cười. Bài thơ nói đến đau khổ mà vẫn trào lộng. Ðọc thơ Bác chúng ta luôn luôn gặp một nụ cười độ lượng và tế nhị gay gắt mà thấm thía, một nụ cười riêng của Bác. 
Chúng ta đã nói sự bình dị tuyệt diệu trong thơ Bác. Sự bình dị tuyệt diệu đó bắt nguồn từ con người của Bác, từ cuộc sống hàng ngày của Bác. Bình dị mà không tầm thường, giản dị mà không đơn giản. Bác nhìn cuộc sống từ nhiều mặt đối lập của nó, nhìn hiện tại mà hướng về tương lai, coi trọng tư tưởng mà rất chú trọng đến nghệ thuật. 
V. KẾT LUẬN: 
Tập thơ Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy viết bằng chữ Hán nhưng về mặt nội dung và cả về mặt phong cách nghệ thuật rõ ràng là một tác phẩm văn học Việt nam đậm đà tính dân tộc. "một tác phẩm văn học lớn có tác dụng giáo dục sâu sắc phầm chất đạo đức Cách mạng cho tất cả chúng ta ngày nay".(Lời nói đầu khi xuất bản cuốn Nhật ký trong tù của Viện văn học ). Tập thơ đưa ta đi sâu vào những cảm xúc, những suy nghĩ , những băn khoăn của một con người cộng sản vĩ đại trong một hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta có cái may mắn được nghe những lời tâm sự của một vị lãnh tụ kính yêu vì thế tấm gương đạo đức cao cả của Người đối với ta vô cùng gần gũi. Tôi muốn nhắc lại ý thơ của Hoàng Trung Thông trong bài "đọc thơ Bác" 
"Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp 
Anh đèn tỏa rạng mái đầu xanh 
Vần thơ của Bác vần thơ thép 
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình " 
4- Phong cách chính luận :
TOP
a- Khái niệm: 
PC chính luận là PC được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội. Người giao tiếp ở PC này thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội. Ðây là khái niệm ít nhiều mang tính truyền thống và việc phân giới giữa PC này với PC khoa học, PC thông tấn vẫn còn một số quan niệm chưa thống nhất. [4], [8],[14],[15].  
b- Chức năng và đặc trưng : 
	 1- Chức năng : PC chính luận có ba chức năng: thông báo, tác động và chứng minh. Chính vì thực hiện các chức năng này mà ta thấy PC chính luận có sự thể hiện đặc trưng và đặc điểm ngôn ngữ có nét giống với PC thông tấn, PC khoa học và cả PC văn chương. 
 	2- Ðặc trưng: PC chính luận có ba đặc trưng: 
2.1- Tính bình giá công khai: Người nói, người viết bao giờ cũng bộc lộ công khai một cách rõ ràng trực tiếp quan điểm, thái độ của mình đối với sự kiện. Ðây là đặc trưng khu biệt PC chính luận với PC khoa học và PC văn chương. Nếu văn chương là bình giá gián tiếp, khoa học là tránh sự thể hiện những yếu tố cảm tính chủ quan thì ngôn ngữ của PC chính luận bao giờ cũng bộc lộ trực tiếp quan điểm, thái độ của mình về một vấn đề thời sự của xã hội. Sự bình giá này có thể là của cá nhân hoặc nhân danh một tổ chức, đoàn thể chính trị nào đó. 
  2.2- Tính lập luận chặt chẽ: Ðể bày tỏ chính kiến, giải thích, thuyết phục và động viên mọi người tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thời sự nóng hổi của đất nước, sự diễn đạt ở PC này đòi hỏi có tính chất lập thuyết. Nghĩa là phải bằng những lí lẽ đúng đắn, có căn cứ vững chắc, dựa trên cơ sở những luận điểm, luận cứ khoa học mà đấu tranh, thuyết phục, động viên. Tính lập luận chặt chẽ thể hiện ở việc khai thác những quan hệ chiều sâu giữa hình thức ngôn ngữ và mục đích biểu đạt. Một văn bản chính luận hay thường là những văn bản chưá đựng nhiều hàm ý sâu sắc, có sức chinh phục lòng người, có sức cuốn hút mãnh liệt.  
2.3- Tính truyền cảm: PC chính luận cóï tính truyền cảm mạnh mẽ , tức sự diễn đạt hùng hồn, sinh động có sức hấp dẫn và đạt hiệu quả cao, thuyết phục cả bằng lí trí, cả bằng tình cảm, đạo đức. Ðặc trưng này tạo nên sự khu biệt giữa PC chính luận với PC khoa học, thông tấn và khiến PC này gần với PC văn chương. Trong văn bản chính luận, chúng ta thường bắt gặp các biện pháp tu từ, những từ ngữ có đặc điểm tu từ cao nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ về mặt âm thanh và ý nghĩa.  
c- Ðặc điểm : 
1- Ngữ âm: Có ý thức hướng tới chuẩn mực ngữ âm. Khi phát biểu trong hội nghị hoặc diễn thuyết trong mit tinh, ngữ điệu được xem là phương tiện bổ sung để tăng thêm sức hấp dẫn, lôi cuốn người nghe.  
2- Từ ngữ:- Ðặc điểm nổi bật nhất là sự có mặt của lớp từ chính trị, công cụ riêng của PC chính luận. PC chính luận đòi hỏi khi dùng từ chính trị phải luôn luôn tỏ rõ lập trường, quan điểm và tình cảm cách mạng của mình. Ví dụ:	
Ai dám bảo cuộc Cách mạng tháng Tám của ta là cuộc đảo chính? Ðảo chính là hai bọn thống trị trong nước hất cẳng nhau. Bọn này quật đổ bọn kia để lập chính phủ mới, nhưng căn bản chế độ cũ vẫn để nguyên. Ðằng này nhân dân bị áp bức nổi dậy tự giải phóng giành chính quyền, sao gọi là đảo chính? (TC)  
- Từ ngữ đòi hỏi sự minh xác cao. Ðề tài được đưa ra bàn luận ở PC chính luận là những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội cho nên khi cần thiết người ta phải dùng tất cả các lớp từ ngữ có quan hệ đến đề tài này. 
- Khi cần bày tỏ sự đánh giá tình cảm của mình một cách mạnh mẽ đối với các vấn đề nêu ra, người ta coön chọn lọc và sử dụng các đơn vị từ khẩu ngữ, bởi vì đây là lớp từ giàu sắc thái ý nghĩa và sắc thái biểu cảm. Ví dụ:	
Ai nói mà không làm, ai chỉ nghị quyết suông, ai theo đuôi quần chúng, ai ỳ ra như xe bò lên dốc, ai nhút nhát như bị quân thù bắt mất hồn, ai không dám hi sinh việc nhà cho việc Ðảng, phải kíp sửa đổi mà tiến lên (T.Tr) [15,157]  
3- Cú pháp: 
-Do phải thực hiện chức năng thông báo, chứng minh và tác động nên phong cách chính luận dùng nhiều kiểu câu khác nhau: câu đơn, câu ghép, câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán. 
- Câu văn chính luận thường dài, có kết cấu tầng bậc làm cho tư tưởng nêu ra được xác định chặt chẽ. 
	- Ðể nhấn mạnh ý tưởng, gây sự chú ý ở người đọc, PC chính luận sử dụng nhiều lối nói trùng điệp, phép điệp từ, điệp ngữ, các cách so sánh giàu tính liên tưởng và tương phản để tăng cường độ tập trung thông tin và hiệu quả bình giá, phán xét. Ví dụ:	
	- Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. (Hồ Chí Minh)	
	- Ðổi mới là con đường duy nhất đúng đắn của Ðảng ta, của nhân dân ta, để vượt qua mọi khó khăn to lớn, đi đến ổn định và phát triển. Ðổi mới tạo nên thế mới và sức lực mới, như muà xuân làm bật dậy sức sinh sôi huyền diệu của thiên nhiên, đúng theo quy luật của sự phát triển. (Báo Nhân dân)  

Tài liệu đính kèm:

  • docli_luan_van_hoc.doc