Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh 12 - Bài 1: Bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN sau năm 1975 - Năm học 2019-2020 - Triệu Hoàng Quân

Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh 12 - Bài 1: Bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN sau năm 1975 - Năm học 2019-2020 - Triệu Hoàng Quân

Phần I: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI

I. MỤC TIÊU

1. Về phẩm chất

- Qua bài học trang bị cho các học sinh hiểu được những nội dung cơ bản cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sau năm 1975.

- Bồi dưỡng cho học sinh lòng nhân ái, khoan dung, yêu hòa bình, tôn trọng lịch sử. Thể hiện và phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

- Xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm túc rèn luyện, chăm chỉ, thái độ trung thực và tinh thần trách nhiệm phấn đấu góp phần xây dựng tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Cảnh giác trước các âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.

- Tích cực tự giác trong học tập, làm tốt công tác tuyên truyền tính chính nghĩa đúng đắn của các cuộc chiến tranh bảo vệ bảo vệ tổ quốc sau năm 1975.

- Xây dựng niềm tin đối với đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Về năng lực

Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau:

2.1. Năng lực chung

 Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh chủ động nghiên cứu tài liệu, phim tư liệu, sưu tầm tranh ảnh lịch sử, chủ động học tập ngoại khóa tham quan bảo tàng lực lượng vũ trang, truyền thống đánh giặc của địa phương trong cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc sau năm 1975.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với hình ảnh, phim tư liệu lịch sử, biết hợp tác với các thành viên trong nhóm hoàn thiện nội dung thảo luận, nghiên cứu nội dung bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua nghiên cứu, học tập, thảo luận học sinh vận dụng sáng tạo vào trong học tập, xây dựng hệ thống kiến thức lịch sử, giải quyết các vấn đề lịch sử một cách sáng tạo, có hiệu quả

2.2. Năng lực đặc thù

- Biết sử dụng thành thạo công nghệ thông tin khai thác tài liệu học tập

- Có hiểu biết về lịch sử hình thành các lực lượng vũ trang, nắm được vai trò và xứ mệnh của sự hình thành và phát triển của lực lượng vũ trang

- Vận dụng sáng tạo trong các hoạt động thực tiễn, ngoại khóa.

- Thể hiện sự hiểu biết, tăng tiến trong học tập, đặc biệt kiến thức về quân sự.

- Có năng lực nghiên cứu khoa học lịch sử.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

Bài giảng, kế hoạch bài giảng đã được phê duyệt, máy chiếu, máy tính, tranh ảnh minh họa, phòng học.

2. Chuẩn bị của học sinh

Sách giáo khoa, vở ghi, bút, trang phục đúng quy định, sưu tầm tài liệu.

III. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP

A. TỔ CHỨC

- Lấy đơn vị lớp học để giới thiệu nội dung

- Thảo luận chia lớp thành 4 nhóm

B. PHƯƠNG PHÁP

1. Giáo viên: Thuyết trình, giảng giải, phân tích, pháp vấn, đặt vấn đề, thảo luận, trực quan .

2. Học sinh: Thảo luận nhóm, nghe, quan sát, ghi chép nội dung ý chính của bài

 

docx 17 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 20213Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh 12 - Bài 1: Bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN sau năm 1975 - Năm học 2019-2020 - Triệu Hoàng Quân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI
PHÊ DUYỆT
Ngày ... tháng 8 năm 2019
Môn học: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Bài 1: Bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN sau năm 1975
TTPPCT: 1,2,3 
Đối tượng: Lớp 12
Năm học: 2019 - 2020
Phần I: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
I. MỤC TIÊU
1. Về phẩm chất
- Qua bài học trang bị cho các học sinh hiểu được những nội dung cơ bản cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sau năm 1975.
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng nhân ái, khoan dung, yêu hòa bình, tôn trọng lịch sử. Thể hiện và phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
- Xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm túc rèn luyện, chăm chỉ, thái độ trung thực và tinh thần trách nhiệm phấn đấu góp phần xây dựng tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Cảnh giác trước các âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
- Tích cực tự giác trong học tập, làm tốt công tác tuyên truyền tính chính nghĩa đúng đắn của các cuộc chiến tranh bảo vệ bảo vệ tổ quốc sau năm 1975.
- Xây dựng niềm tin đối với đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Về năng lực
Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau:
2.1. Năng lực chung
 Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh chủ động nghiên cứu tài liệu, phim tư liệu, sưu tầm tranh ảnh lịch sử, chủ động học tập ngoại khóa tham quan bảo tàng lực lượng vũ trang, truyền thống đánh giặc của địa phương trong cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc sau năm 1975.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với hình ảnh, phim tư liệu lịch sử, biết hợp tác với các thành viên trong nhóm hoàn thiện nội dung thảo luận, nghiên cứu nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua nghiên cứu, học tập, thảo luận học sinh vận dụng sáng tạo vào trong học tập, xây dựng hệ thống kiến thức lịch sử, giải quyết các vấn đề lịch sử một cách sáng tạo, có hiệu quả
2.2. Năng lực đặc thù
- Biết sử dụng thành thạo công nghệ thông tin khai thác tài liệu học tập
- Có hiểu biết về lịch sử hình thành các lực lượng vũ trang, nắm được vai trò và xứ mệnh của sự hình thành và phát triển của lực lượng vũ trang
- Vận dụng sáng tạo trong các hoạt động thực tiễn, ngoại khóa.
- Thể hiện sự hiểu biết, tăng tiến trong học tập, đặc biệt kiến thức về quân sự.
- Có năng lực nghiên cứu khoa học lịch sử.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Chuẩn bị của giáo viên 
Bài giảng, kế hoạch bài giảng đã được phê duyệt, máy chiếu, máy tính, tranh ảnh minh họa, phòng học.
2. Chuẩn bị của học sinh 
Sách giáo khoa, vở ghi, bút, trang phục đúng quy định, sưu tầm tài liệu.
III. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP
A. TỔ CHỨC 
- Lấy đơn vị lớp học để giới thiệu nội dung
- Thảo luận chia lớp thành 4 nhóm
B. PHƯƠNG PHÁP
1. Giáo viên: Thuyết trình, giảng giải, phân tích, pháp vấn, đặt vấn đề, thảo luận, trực quan.
2. Học sinh: Thảo luận nhóm, nghe, quan sát, ghi chép nội dung ý chính của bài
Phần II: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
Tiết 1: 
1. Ổn định tổ chức lớp học
- Nhận lớp, nắm quân số, báo cáo cấp trên (nếu có)
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Tên học sinh vắng
- Phổ biến quy định trong học tập
- Kiểm tra bài cũ ( nếu có)
- Phổ biến ý định giảng bài
2. Trình tự giảng bài: 40 phút
Thứ tự,
nội dung
Thời gian
Phương pháp
Vật chất
Giáo viên
Học sinh
Mở đầu
3 phút
- Nêu lời mở đầu
- Nghe, nắm nội dung
- Bài giảng, KHGB. Tài liệu
I. Bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giai đoạn (1975-1989)
1. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc ở biên giới phía Tây Nam
a. Nguyên nhân
b. Diễn biến
c. Kết quả
2. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc ở biên giới phía Bắc
a. Nguyên nhân
b. Diễn biến
c. Kết quả
3. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biển đảo thiêng liêng của tổ quốc
* Kết luận
35 phút
2 phút
- Nêu tên và nội dung 1, 2,3
- Thuyết trình, giảng giải, pháp vấn, đặt vấn đề, trình chiếu minh họa, ví dụ cụ thể làm rõ nội dung
Nêu lời kết luận
- Nghe, nắm tiêu đề
- Nghe, ghi nắm nội dung
 Nghe nắm KL
 Bài giảng, các tài liệu tham khảo
PHẦN III : KẾT THÚC GIẢNG BÀI: 2 phút
- Hệ thống nội dung bài giảng
- Giải đáp thắc mắc của học sinh (nếu có) 
- Định hướng nội dung cần tiếp tục nghiên cứu
- Nhận xét kết thúc bài giảng
* Tự rút kinh nghiệm: .
Tiết 2: 
1. Ổn định tổ chức lớp học
- Nhận lớp, nắm quân số, báo cáo cấp trên (nếu có)
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Tên học sinh vắng
- Phổ biến quy định trong học tập
- Kiểm tra bài cũ ( nếu có)
- Phổ biến ý định giảng bài
2. Trình tự giảng bài: 40 phút
Thứ tự,
nội dung
Thời gian
Phương pháp
Vật chất
Giáo viên
Học sinh
Mở đầu
3 phút
- Nêu lời mở đầu
- Nghe, nắm nội dung
- Bài giảng, KHGB. Tài liệu
II. Bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN giai đoạn 1990 đến nay
1. Thực trạng bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1990 đến nay
a. Những thành tựu
b. Những hạn chế
2. Mục tiêu quan điểm, lực lượng, sức mạnh, phương châm và phương thức bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới
a. Mục tiêu bảo vệ tổ quốc
b. Quan điểm chỉ đạo bảo vệ tổ quốc
c. Lực lượng tiến hành BVTQ
d. Sức mạnh bảo vệ tổ quốc
e. Phương châm bảo vệ tổ quốc
g. Phương thức tiến hành bảo vệ tổ quốc
* Kết luận
37 phút
2 phút
- Nêu tên và nội dung 1, 2
- Thuyết trình, giảng giải, pháp vấn, đặt vấn đề, trình chiếu minh họa, ví dụ cụ thể làm rõ nội dung
Nêu lời kết luận
- Nghe, nắm tiêu đề
- Nghe, ghi nắm nội dung
 Nghe nắm KL
 Bài giảng
PHẦN III : KẾT THÚC GIẢNG BÀI: 2 phút
- Hệ thống nội dung bài giảng
- Giải đáp thắc mắc của học sinh (nếu có) 
- Định hướng nội dung cần tiếp tục nghiên cứu
- Nhận xét kết thúc bài giảng
* Tự rút kinh nghiệm:
.
Tiết 3: 
1. Ổn định tổ chức lớp học
- Nhận lớp, nắm quân số, báo cáo cấp trên (nếu có)
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Tên học sinh vắng
- Phổ biến quy định trong học tập
- Kiểm tra bài cũ ( nếu có)
- Phổ biến ý định giảng bài
2. Trình tự giảng bài: 40 phút
Thứ tự,
nội dung
Thời gian
Phương pháp
Vật chất
Giáo viên
Học sinh
Mở đầu
3 phút
- Nêu lời mở đầu
- Nghe, nắm nội dung
- Bài giảng, Tài liệu
III. Ý nghĩa và trách nhiệm của học sinh
1. Ý nghĩa
2. Trách nhiệm của học sinh
* Kết luận
* Kiểm tra 15 phút.
37 phút
2 phút
- Nêu tên và nội dung 1, 2
- Thuyết trình, giảng giải, pháp vấn, đặt vấn đề, trình chiếu minh họa, ví dụ cụ thể làm rõ nội dung
Nêu lời kết luận
- Nghe, nắm tiêu đề
- Nghe, ghi nắm nội dung
 Nghe nắm KL
 Bài giảng
PHẦN III : KẾT THÚC GIẢNG BÀI: 2 phút
- Hệ thống nội dung bài giảng
- Giải đáp thắc mắc của học sinh (nếu có) 
- Định hướng nội dung cần tiếp tục nghiên cứu
- Nhận xét kết thúc bài giảng
* Tự rút kinh nghiệm:
.
Ngày 19 tháng 8 năm 2019
NGƯỜI THÔNG QUA
 TỔ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Kiên
Ngày 15 tháng 8 năm 2019
NGƯỜI BIÊN SOẠN
GIÁO VIÊN
Triệu Hoàng Quân
MỞ ĐẦU
Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội sau năm 1975 được tiến hành trong bối cảnh đất nước thống nhất, cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, khi nước ta đang tập trung đề hàn gắn vết thương chiến tranh, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa thì các thế lực thù địch, bành trướng đã gây ra hai cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, buộc nhân dân Việt Nam phải đứng lên tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng cộng sản việt nam khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện, nhằm đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội, từng bước hội nhập khu vực và thế giới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội, cũng đặt ra nhiều khó khăn thách thức cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
Căn cứ biên soạn:
- Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2017.
Phần II
NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM
 XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TỪ SAU NĂM 1975 ĐẾN NAY
Với đại thắng mùa Xuân năm 1975, cả nước độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên đất nước gánh chịu hậu quả nặng nề của mấy chục năm chiến tranh để lại, cơ chế quản lý điều hành xã hội có nhiều bất cập, khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, lạm phát tăng cao, trong khi đó, nguồn viện trợ từ các nước cho Việt Nam hầu như không còn. Mỹ và các thế lực thù địch bao vây, cấm vận cô lập, chống phá toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, nước ta phải tập trung phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phải tiếp tục phải đương đầu với một kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của chủ nghãi đế quốc, chủ nghĩa bành trướng và các thế lực thù địch.
A. BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA GIAI ĐOẠN (1975- 1989)
1. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Tây Nam
Nằm ở phía Tây Nam Việt Nam ( Đông Nam của Campuchia), biên giới VN – CPC có chiều dài hơn 1214 km, tiếp giáp với 8 tỉnh của Việt Nam ( số tỉnh ở vào thời điểm xảy ra chiến tranh) Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lăk, Sông Bé, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, với 9 tỉnh CPC ( Ratanakri, Moonddoonkirri, Karachiê, Kôngpông Chàm, Svâyriêng, Prâyveng, Kanđan, Takeo, Kampốt). Từ lâu, nhân dân VN – CPC ở hai bên biên giới Tây Nam đã xây dựng tình hữu nghị, đoàn kết cùng chống kẻ thù chung, đặc biệt đã kề vai sát cách chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đề giành độc lập cho dân tộc.
Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, ở Campuchia, tập đoàn phản động Pôn pốt – Iêng Xari đại diện cho phái Khơ Me Đỏ lên nắm quyền, chúng đã tiến hành các hoạt động gây chiến, dã tâm quay súng bắn và nhân dân ta, những người bạn chiến đấu thân thiết, thủy chung vừa chung sức, chung lòng, hy sinh xương máu làm nên thắng lợi ngày 17- 4- 1975 của nhân dân Campuchia
a. Nguyên nhân
- Tập đoàn phản động Pôn pốt – Iêng Xari cho rằng : Ở đâu có cây thốt nốt ở đó là đất của người Campuchia, lịch sử vùng đất miền Tây Nam Bộ Việt Nam là của Campuchia, bị Việt Nam chiếm đóng từ trước, nên phải đòi lại. Họ kích động tinh thần thù hằn giữ hai dân tộc, bài xích người Việt, coi Việt Nam là kẻ thù truyền kiếp, kẻ thù số 1. Với ý đồ của họ là tiến hành một cuộc chiến tranh lâu dài, xâm chiếm từng vùng đất đai lãnh thổ của Việt Nam, kết hợp với gây bạo loạn trong nọi địa đất nước ta.
- Những người Khơ Me đỏ bị kích động từ phía các thế lực thù địch, khi họ cho rằng Hiệp định Giơ – Ne – Vơ năm 1954 được ký kết, nhưng phía Campuchia không được hưởng quyền lợi gì đáng kể, trong khi miền Bắc Việt Nam có hòa bình xây dựng, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ít nhất có 2 tỉnh Phong Xa Lì và Sầm Nưa được giải phóng. Họ xoáy vào việc Việt Nam bỏ rơi Campuchia, không bảo vệ quyền lợi và lợi ích của nhân dân Campuchia
- Lực lượng Pôn pốt – Iêng Xari cho rằng, vì Việt Nam lập căn cứ địa cách mạng trên đất Campuchia nên Mỹ và đồng minh đã oanh tạc vào dùng Đông B ... hĩa (Huy Gơ) đồng thời có âm mưu chiêm giữ bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao; tiếp tục tăng cường lực lượng, phương tiện xuông khu vực quân đảo Trường Sa. Sự có mặt và hành động Trung Quốc là xâm chiêm trái phép, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, bị dư luận quốc tế phản đối quyết liệt.
+ Đối với Việt Nam, các chứng cứ lịch sừ và cơ sờ pháp lý đều khẳng định hai quần đào Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Vì vậy việc đấu ừanh bảo vệ chủ quyền của chúng ta là hoàn toàn chính nghĩa.
+ Sáng ngày 14-3- 1988, tàu chiến Trung Quôc nổ súng tiến công hai tàu vận tải cùa ta ờ bãi đả Gạc Ma, làm 64 cán bộ chiến sĩ của ta hy sinh, gây ra tình hình hêt sức căng thẳng ờ khu vực quần đào Trường Sa. 
- Kết quả chiến dịch bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa năm 1988. Việt Nam chiếm đóng 11 đảo chìm, tháng 11/1988, Hải quân VN bắt đầu đóng giữ, bảo vệ khu vực DK1 ở thềm lục địa phía Nam. Hiện nay ta đóng giữ 21 đảo, trong đó có 9 đảo nổi, 12 đảo chìm.
B. BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA GIAI ĐOẠN 1990 ĐẾN NAY
1. Thực trạng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1990 đến nay
a. Những thành tựu
+ Đảng và nhà nưóc ta đã có nhũng đổi mới tư duy về quốc phòng và an ninh bảo vệ Tổ quốc; thường xuyên nghiên cúu, đảnh giá đúng tình hình quôc tê, khu vực, trong nước; xác định rõ “đối tượng”, “đối tác”, về cơ bàn đã phân tích, dự báo đúng các tình huống, có chủ trương, biện pháp xử lí kịp thời, có hiệu quả. môi trường hòa binh, chê độ xã hội chủ nghĩa, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
+ Nền quôc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn đân gắn với thế trận an ninh nhân dân tiêp tục được củng cố. Tiềm lực quốc phòng an ninh được tăng cường, đã chú trọng đâu tư phát triển khoa học công nghệ quân sự tiên tiến, hiên đại, tạo năng lực mới cho phát triển công nghiệp quốc phòng.
+ Việc kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh, quốc phòng an ninh với kinh tế ngày càng chặt chẽ hơn; triển khai tích cực các hoạt động đối ngoại quân sự quốc phòng, ngoại giao đa phương.
+ Đã điều chinh về chiến lược, bố trí lại thế trận, giảm được một lực lượng lớn quân thường trực; xây dựng kế hoạch bảo vệ Tổ quốc; bố trí lực lượng và tăng cường tổ chức phòng thủ trên các khu vực trọng điểm
+ Chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của QĐND và CANND không ngừng được nâng cao. Đã duy trì chế độ sẵn sàng chiến đấu, quản lý chặt chẽ vùng trời, vùng biển, biên giới.... chủ động phòng chống chiến lược DBHB, BLLĐ
+ Đã triển khai kịp thời, đồng bộ, có kết quả chủ trương xây dựng phòng tuyến biên giới; các khu kinh tế - quốc phòng; đường tuần tra biên giới.
+ Công tác giáo dục quốc phòng và an ninh được triển khai sâu rộng ở các cấp, các ngành. Việc bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng, nhât là cán bộ chủ chôt các Bộ, Ngành....
b. Những hạn chế
+ Nhận thức của một sô cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương, quan điểm bảo vệ Tố quốc chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, thiếu cảnh giác trước âm mưu, thù đoạn “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.
+ Nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân tuy được xây dựng, cùng cố nhưng chưa toàn diện và vững chắc. Việc kết hợp giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại có mặt còn hạn chế.
+ Chất lượng tổng hợp, sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang có mặt còn hạn chế, nhất là tác chiến chống chiến tranh xâm lược bằng vũ khí công nghệ cao.
+ Công tác bảo vệ an ninh trong một số lĩnh vực còn có những thiếu sót; xử lý tình hình phức tạp nảy sinh ở cơ sở có lúc, có nơi chưa nắm chắc tình hình, còn bị động; tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở một số địa bàn còn diễn biến phức tạp.
+ Việc gắn kết giữa phát triển kinh tế xã hội với tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh, đặc biệt là tại các vùng chiên lược, biên, đảo còn chưa chặt chẽ.
+ Việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào nghiên cứu sửa chữa, sản xuất vũ khí trang bị kỹ thuật còn thấp, chưa có khả năng tự nghiên cứu, sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật công nghệ cao.
2. Mục tiêu, quan điểm, lực lượng, sức mạnh, phương châm, phương thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới
a) Mục tiêu bào vệ Tổ quốc
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định: “Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình ủng hộ cùa cộng đông quôc tê. Kiên quyêt, kiên trì đâu tranh bảo vệ vững chăc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; bảo vệ nền văn hoá dân tộc; giữ vững môi trường hoà bình, ôn định chính tộ, an ninh quôc gia, trật tự an toàn xã hội”. Đồng thời bổ sung “sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng
b. Quan điểm chỉ đạo bảo vệ Tổ quốc
Một là, giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thông nhât của Nhà nước.
Hai là, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc găn liên với chủ nghĩa xã hội;
Ba là, phát huy cao nhất sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh thòi đại. Phát huy mạnh mẽ nội lực là nhân tố quyết định; tranh thủ tối đa sự đồng, tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Bốn là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
Năm là, quán triệt đường lối độc lập, tự chủ, chủ động tích cực hội nhập quốc tế, kiên trì chính sách đối ngoại mở rộng, đa phương, đa dạng hóa, thêm bạn, bớt thù
Sáu là, vận dụng linh hoạt quan để về đối tác, đối tượng
Bảy là, nâng cao chất lượng công tác dự báo, nắm chắc tình hình, chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm những nhân tố đột biến, bất lợi
	c. Lực lượng tiên hành bảo vệ Tổ quốc
Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thông chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt.
	d. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc
Là sức mạnh tông hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đông, tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế, lấy sức mạnh nội lực là chính; khắc phục tư tưởng trông chờ, dựa dâm vào sự giúp đỡ của nước khác.
	e. Phương châm chỉ đạo bảo vệ Tổ quốc
Kiên định về mục tiêu, các nguyên tắc chiến lược, đi đôi với vận dung linh hoạt, mềm dẻo về sách lược; tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân trong nước, sự đông tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tê; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹ lãnh thổ của Tổ quốc. 
g. Phương thức tiến hành bảo vệ Tổ quốc
Kết hợp chặt chẽ phương thức đấu tranh vũ trang và phương thức đấu tranh phi vũ trang; giữa bảo vệ với xây dựng, lấy xây dựng đê bào vệ, bảo vệ trong xây dựng, xây dựng trong bảo vệ; bảo vệ là một bộ phận của xây dựng, xây dựng là một bộ phận của bảo vệ.
III. Ý NGHĨA VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH
Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, là nhiệm vụ “trọng yếu thường xuyên” của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay. Sự nghiệp bảo vệ Tô quôc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời ky mới đòi hỏi rất cáo ý thức trách nhiệm công dân cùa mỗi con người. Nhận thức ưách nhiệm bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa không những trực tiêp nâng cao tinh thần canh giác cách mạng, ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, mà còn định hướng, điềụ chỉnh hành vi cùa con ngươi trong thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bào vệ Tổ quốc.
Mỗi học sinh cần thấy rõ những thành quả có ý nghĩa lịch sử mà quân và dân ta dã giành được trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đàng. Quán triệt sâu sắc đường lối, quan diêm của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; nhận thức đây đủ về những thuận lợi khó khăn, thách thức đối với nhiệm vụ bảo vệ Tô quốc
Tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, kiên định mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vững chắc vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và công nghiệp hoá, hiện đại hoa đất nước; luôn cảnh giác cách mạng, 
Tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh, trung thực, giản dị, xây dựng tinh thân đoàn kêt nội bộ, đoàn kêt quân dân; châp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.
Gương mẫu thực hiện và tích cực tuyên truyền giúp nhân dân hiểu rõ về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nâng cao cảnh giác, không để các thế lực lợi dụng, lôi kẻo chông phá Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương; đông thời năm chăc và châp hành tốt quan điểm, chủ trương của Đảng về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tích cực tham gia và vận động nhân dân tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, xây dựng cơ sở chính trị-xã hội địa phương vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, nhất là nơi biên giới, hải đảo. Nêu cao trách nhiệm giúp dân phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, xoá đói, giảm nghèo, phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản và hạnh phúc của nhân dân.
Quán triệt sâu sắc đường lối đối ngoại của Đảng, đối ngoại quôc phòng trong tình hình mới; tích cực tuyên truyền vận động nhân dân, đặc biệt là những người dân sinh sông nơi biên giới, hải đảo và làm ăn trên biển chấp hành tốt đường lôi, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh chông lại mọi hành động sai trái vi phạm chủ quyền biên giới, biển đảo của Tổ quôc, góp phân giữ vững ôn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên đât liền, biên, đảo.
KẾT LUẬN
Tiếp theo chiến công vĩ đại trong cuộc chiến tranh giải phóng 30 năm (1945-1975), thắng lợi của quân và dân ta trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc có ý nghĩa lịch sử rất to lớn, làm thất bại âm mưu thâm độc của các thế lực phản động, bảo vệ độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, tạo môi trường chính trị ổn định để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta bước vào công cuộc lao động hoà bình. Một lần nữa bản chất cách mạng của “Bộ đội cụ Hồ” được khẳng định dù trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào khi được Đảng, nhân dân giao nhiệm vụ cũng quyết tâm hoàn thành và hoàn thành xuất sắc.
HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm, vị trí, vai trò nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc?
2. Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam?
3. Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc?
4. Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả chiến dịch bảo vệ chủ quyền biển đảo Trường Sa năm 1988
5. Trình bày mục tiêu, quan điểm, lực lượng, phương châm bảo vệ TQ VNXHCN trong tình hình mới?
6. Trình bày ý nghĩa và trách nhiệm của học sinh
Ngày 15 tháng 8 năm 2019
GIÁO VIÊN 
Triệu Hoàng Quân

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_quoc_phong_va_an_ninh_bai_1_bao_ve_to_quoc.docx