Giáo án Địa Lí 12 - Cơ bản - Cả năm

Giáo án Địa Lí 12 - Cơ bản - Cả năm

Tiết 1. Bài 1. VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

 - Nắm được các thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở nước ta.

 - Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc Đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

 - Nắm được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới.19

2. Kĩ năng

- Khai thác được các thông tin kinh tế - xã hội từ bảng số liệu, biểu đồ.

- Biết liên hệ các kiến thức địa lí với các kiến thức về lịch sử, giáo dục công dân trong lĩnh hội tri thức mới.

- Biết liên hệ SGK với các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, khi tìm hiểu các thành tựu của công cuộc Đổi mới.

 

doc 158 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2023Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa Lí 12 - Cơ bản - Cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1. PPCT Ngày 22 tháng 8 năm 2009
Tiết 1. Bài 1. VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
 - Nắm được các thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở nước ta.
 - Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc Đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
 - Nắm được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới.19
2. Kĩ năng
- Khai thác được các thông tin kinh tế - xã hội từ bảng số liệu, biểu đồ.
- Biết liên hệ các kiến thức địa lí với các kiến thức về lịch sử, giáo dục công dân trong lĩnh hội tri thức mới.
- Biết liên hệ SGK với các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, khi tìm hiểu các thành tựu của công cuộc Đổi mới.
 3. Thái độ 
 Xác định tinh thần trách nhiệm của mỗi người đốivới sự nghiệp phát triển của đất nước.
 II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ Kinh tế Việt Nam.
- Một sốhình ảnh, tư liệu, video...về các thành tựu của công cuộc Đổi mới
- Một số tư liệu về sự hội nhập quốc tế và khu vực .
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
 GV: Sau 20 năm tiến hành đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thách thức, khó khăn màchúng ta phải vượt qua để chủ động hội nhập trong thời gian tới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động l: Xác định bối cảnh nền kinh tế - xã hội nước ta trước Đổi mới.
Hình thức: Cả lớp.
 GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục l.a cho
 biết bối cảnh nền kinh tế - xã hội nước ta trước khi tiến hành đổi mới.
 - Dựa vào kiến thøc đã học, hãy nêu những hậu quả nặng nề của chiến tranh đối với nước ta.
Một HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Chuyển ý: Giai đoạn 1976- 1980, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta chỉ đạt 1,4 %. Năm 1986 lạm phát trên 700%. Tình trạng khủng hoảng kéo dài buộc nước ta phải tiến hành Đổi mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu 3 xu thế đổi mới của nước ta .
Hình thức: Cặp.
Bước 1: GV giảng giải về nền nông nghiệp trước và sau chính sách khoa 10 (khoán sản phẩm theo khâu đến nhóm người lao động). Khoán gọn theo đơn giá đến hộ xã viên (từ tháng 4 năm 1998, hợp tác xã chỉ làm dịch vụ).
Bước 2: GV đặt câu hỏi (Xem phiếu học tập phần phụ lục). HS trao đổi theo cặp.
Bước 3: HS đại diện trình bày, các HS
khác bổ sung ý kiến. GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức.
Chuyển ý: Quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước cùng với sức sáng tạo phi thường của nhân dân ta để đổi mới toàn diện đất nước đã đem lại cho nước những thành tựu to lớn.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu các thành tựu của nền kinh tế - xã hội nước ta.
Hình thức: Nhóm.
Bước 1: GV chia HS ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm.
Nghiên cứu SGK cùng các biểu đồ sau đưa ra nhận xét về thành tựu của cơng cuộc Đổi mới của nước ta
1. Tốc độ tăng GDP % 
- Nhóm 1: Trình bày những thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới ở nước ta.
Cho ví dụ thực tế.
- Nhóm 2: Quan sát hình 1.1, hãy nhận xét tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (tỉ lệ lạm phát) các năm 1986 - 2005? Ý nghĩa của việc kiềm chế lạm phát .
- Nhóm 3: Dựa vào bảng 1, hãy nhận xét về tỉ lệ nghèo chung và tỉ lệ nghèo lương thực của cả nước giai đoạn 1993 - 2004?
 Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm.
GV chỉ trên bản đồ Kinh tế Việt Nam
(các vùng kinh tế trọng điểm, vùng chuyên canh nông nghiệp, nhấn mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.)
Hoạt dộng 4: Tìm hiểu tình hình hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta.
Hình thức: Theo cặp.
GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục 2, kết
hợp hiểu biết của bản thân, hãy cho biết bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ 20 có tác động như thế nào đến công cuộc đổi mới ở nước ta? Những thành tựu nước ta đã đạt được.
- Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
GV đặt câu hỏi: Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy nêu những khó khăn của nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực .
HS trả lời, các HS khác nhận xét, GV chuẩn kiến thức. (Khó khăn trong cạnh tranh với các nước phát triển hơn trong khu vực và thế giới; Nguy cơ khủng hoảng; Khoảng cách giàu nghèo tăng. . .) 
Hoạt động 5: Tìm hiểu một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới. 
Hình thức: Cá nhân. 
GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục 3, hãy nêu một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới ởû nước ta. 
Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức: Qua gần 20 năm đổi mới, nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và tính tích cực, chủ động sáng tạo của nhân dân, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thực hiện hiệu quả các định hướng để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới sẽ đưa nước ta thoát khỏi tính trạng kém phát triển vào năm 2010 và trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
I. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế xã hội 
a. Bối cảnh 
- Ngày 30 - 4 - 1975: Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng, phát triển đất nước.
- Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu. 
- Tình hình trong nước và quốc tế nÕhững năm cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 diễn biến phức tạp. 
=> Trong thời gian dài nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng. 
b. Diễn biến
- Năm 1979: Bắt đầu thực hiện đổi mới trong một số ngành (nông nghiệp, công nghiệp) 
- Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, đổi mới thể hiện qua 3 xu thế:
+ Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội. 
+ Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướngxã hội chủ nghĩa. 
+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới. 
c. Thành tựu
 - Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, (đạt 9,5% năm 1999, 8,4% năm 2005).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III) .
Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét (hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng chuyên canh...).
- Đời sống nhân dân được cải thiện, làm giảm tỉ lệ nghèo của cả nước.
2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực
 a. Bối cảnh
- Thế giới: Toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh hợp tác kinh tế khu vực.
- Việt Nam là thành viên của ASEAN (7/95), bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, thành viên WTO năm 2007. 
b. Thành tựu
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI)
- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, bảo vệ môi trường.
- Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới, xuất khẩu gạo
3. Một số định hướng chính đẩy mạnh công cuộc Đổi mới
- Thực hiện chiến lược tăng trưởng đi đôi với xóa đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế thị trường.
- Đẩy mạnh CNH- HĐH gắn với nền kinh tế tri thức.
- Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyênm môi trường. Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục.
IV. ĐÁNH GIÁ
 Hãy ghép nối các năm ở cột bên trái phù hợp với nội dung ở cột bên phải:
1. Năm 1975 	A. Đề ra đường lối đổi mới nền kinh tế - xã hội
2. Năm 1986 	B. Gia nhập ASEAN, bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì 
3. Năm 1995 	C. Đất nước thống nhất
4. Năm 1997 	D. Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO
5. Năm 2006 	E. Khủng hoảng tài chính ởû châu Aù .
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Lµm c©u hái 1, 2 SGK.
Tiết 2. PPCT Ngày 28 tháng 8 năm 2009
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM 
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ
Tiết 2. Bài 2. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC .
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Xác định được vị trí địa lí và hiểu được tính toàn vẹn của phạm vi lãnh thổ nước ta. 
- Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội và vị thế của nước ta trên thế giới. 
2. Kĩ năng 
Xác định được trên bản đồ Việt Nam hoặc bản đồ thế giới vị trí và phạm vi lãnh thổ của nước ta. 
3. Thái độ: Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ Tự nhiên Việt Nam. 
- Bản đồ các nước Đông Nam Á
- Atlat địa lí Việt Nam.
- Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế (1982). 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
 Khởi động: GV sử dụng bản đồ và các mẫu bìa (ghi toạ độ các điểm cực). Hãy gắn toạ độ địa lí của cực Bắc, cực Nam lên bản đồ và nêu ý nghĩa về mặt tự nhiên của vị trí địa lí. Nước nào sau đây có đường biên giới dài nhất với nước ta: Lào, Trung Quốc, Campuchia? 
 GV: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ là những yếu tô góp phần hình thành nên đặc điểm chung của thiên nhiên và có ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động kinh tế - xã hội nước ta. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động l: Xác định vị trí địa lí nước ta.
Hình thức: Cả lớp.
GV đặt câu hỏi: Quan sát bản đồ các nước Đông Nam á, trình bày đặc điểm vị trí địa lí của nước ta theo dàn ý: 
- Các điểm cực Bắc, Nam, Đông Tây trên đất nước. Toạ độ địa lí các điểm cực. 
 - Các nước láng giềng trên đất liền và trên biển.
Một HS chỉ trên bản đồ để trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức. 
Hoạt động 2: Xác định phạm vi vùng đất của nước ta. 
Hình thức: Cả lớp. 
 GV đặt câu hỏi: Cho biết phạm vi lãnh thổ nước ta bao gồm những bộ phận nào? Đặc điểm vùng đất? Chỉ trên bản đồ 2 quần đảo lớn nhất của Việt Nam? Thuộc tỉnh nào? 
 Một HS lên bảng trình bày và xác định vị trí giới hạn phần đất liền trên bản đồ Tự nhiên Việt Nam, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt độ ... ûn hồi PHT)
Vùng KTTĐ miền Trung
(Thông tin phản hồi PHT)
Vùng KTTĐ phía Nam
(Thông tin phản hồi PHT)
ĐÁNH GIÁ
Xác định ranh giới của các vùng KTTĐ trên bản đồ.
Căn cứ vào cơ cấu GDP của 3 vùng, hãy rút ra nhận xét và nêu vai trò của vùng KTTĐ phía Nam
Nêu ý nghĩa KT-XH của vùng KTTĐ miền Trung
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
HS về ø sưu tầm các tư liệu về tỉnh nhà để họa bài 44
PHỤ LỤC
Phiếu học tập 1: tìm hiểu các đặc điểm của vùng KTTĐ phía Bắc
Qui mô
Thế mạnh và hạn chế
Cơ cấu GDP/Trung tâm
Định hướng phát triển
Phiếu học tập 2: tìm hiểu các đặc điểm của vùng KTTĐ miền Trung
Qui mô
Thế mạnh và hạn chế
Cơ cấu GDP/Trung tâm
Định hướng phát triển
Phiếu học tập 3: tìm hiểu các đặc điểm của vùng KTTĐ phía Nam
Qui mô
Thế mạnh và hạn chế
Cơ cấu GDP/Trung tâm
Định hướng phát triển
Thông tin phản hồi
Phiếu học tập 1: tìm hiểu các đặc điểm của vùng KTTĐ phía Bắc
Qui mô
Thế mạnh và hạn chế
Cơ cấu GDP/Trung tâm
Định hướng phát triển
- Gồm 8 tỉnh: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh 
- Diện tích: 15,3 nghìn km2
- Dân số: 13,7 Triệu người
- Vị trí địa lí thuận lợi trong giao lưu
- Có thủ đô Hà Nội là trung tâm 
- Cơ sở hạ tầng phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông
- Nguồn lao dộng dồi dào, chất lượng cao
- Các ngành KT phát triển sớm, cơ cấu tương đối đa dạng 
- Nông – lâm – ngư: 12,6%
- Công nghiệp – xây dựng: 42,2%
- Dịch vụ: 45,2%
-Trung tâm: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Hải Dương.
- Chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng sản xuất hàng hóa
- Đẩy mạnh phát triển các ngành KTTĐ
- Giải quyết vầ đề thất nghiệp và thiếu việc làm
- Coi trọng vấn đề giảm thiểu ô nhiễm MT nước, không khí và đất.
Phiếu học tập 2: tìm hiểu các đặc điểm của vùng KTTĐ miền Trung
Qui mô
Thế mạnh và hạn chế
Cơ cấu GDP/Trung tâm
Định hướng phát triển
- Gồm 5 tỉnh: Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
- Diện tích: 28 nghìn km2
- Dân số: 6,3 triệu người
- vị trí chuyển tiếp từ vùng phía bắc sang phía Nam. Là của ngõ thông ra biển với các cảng biển, sân bay: Đà Nẵng, Phú BÀi thuận lợi trong giao trong và ngoài nước
- Có Đà Nẵng là trung tâm
- Có thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng
- Còn khó khăn về lực lượng lao động và cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông
- Nông – Lâm – Ngư: 25%
- Công Nghiệp – Xây Dựng: 36,6%
-Trung Tâm: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Hải Dương
- Dịch Vụ: 38,4%
-Trung Tâm: Đà Nẵng, Qui Nhơn, Huế
- Chuyeenrdichj cơ cấu KT theo hướng phát triển tổng hợp tài nguyên biển, rừng, du lịch.
- Đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, giao thông
- Phát triển các ngành công nghiệp chế biến, lọc dầu
- Giải quyết vấn đề phòng chống thiên tai do bão.
Phiếu học tập 3: tìm hiểu các đặc điểm của vùng KTTĐ phía Nam
Qui mô
Thế mạnh và hạn chế
Cơ cấu GDP/Trung tâm
Định hướng phát triển
- Gồm 8 tỉnh: TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng TÀu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang
- Diện tích: 30,6 nghìn km2
- Dân số: 15,2 triệu người
- Vị trí bản lề giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với ĐBSCL
- Nguông tài nguyên thiên nhiên giàu có: dầu mỏ, khí đốt
- Dân cư, nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất và trình độ tổ chức sản xuất cao
- Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ 
- Có TP.HCM là trung tâm phát triển rất năng động
- Có thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng
- Nông – Lâm – Ngư: 7,8%
- Công Nghiệp – Xây Dựng: 59%
-Trung Tâm: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Hải Dương
- Dịch Vụ: 35,3%
-Trung Tâm: TP.HCM, Biên Hòa, Vũng TÀu
- Chuyển dịch cơ cấu Kt theo hướng phát triển các ngành công nghệ cao.
- Hoàn thiện cơ sơ vật chất kĩ thuật, giao thông theo hướng hiện đại
- Hình thành các khu công nghiệp tập trugn công nghệ cao
- giải quyết vấn đề đô thị hóa và việc làm cho người lao động
- Coi trọng vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường, không khí, nước
Tiết. BÁM SÁT: KHÁI QUÁT VỀ KĨ NĂNG ĐỊA LÝ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Nắm được khái quát các bài thực hành kĩ năng địa lí thường tập trung ở các dạng vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ-bảng số liệu.
- Biết được biểu đồ là gì, mục đích khi sử dụng biểu đồ.
- Nắm được các dạng biểu đồ thường cĩ trong bài học.
2. Kĩ năng:
- Biết được khi vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ-bảng số liệu cần thực hiện qua các bước nào để đạt hiệu quả.
- Nắm được kĩ năng của từng loại biểu đồ, bảng số liệu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Một số biểu đồ đã vẽ sẵn.
- Một số bảng số liệu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cả lớp
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kinh nghiệm làm các bài kĩ năng địa lí cho biết:
- Cĩ các dạng bài kĩ năng địa lí nào thường làm trong các bài thi?
- Tại sao lại cĩ nhiều dạng kĩ năng địa lí như vậy?
Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Cả lớp/ cá nhân
Bước 1: GV nêu câu hỏi:
- Theo các em biểu đồ là gì?
- Cĩ các dạng biểu đồ nào?
- Tại sao các biểu đồ lại phong phú đa dạng?
- Khi vẽ biểu đồ cần phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: Cả lớp
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vao kinh nghiệm trả lời các câu hỏi:
- Phân tích bảng số liệu thống kê là gì?
- Khi phân tích bảng số liệu thống kê, nhận xét biểu đồ đã vẽ cần thực hiện qua các bước nào?
Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
I. Khái quát
 Các bài thực hành kĩ năng địa lí trong các đề thi thường tập trung ở các dạng sau đây:
- Vẽ biểu đồ:
+ Vẽ biểu đồ hình cột (hoặc thanh ngang)
+ Vẽ biểu đồ hình trịn (hoặc hình vuơng)
+ Vẽ biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị)
+ Vẽ biểu đồ kết hợp (giữa cột và đồ thị)
+ Vẽ biểu đồ miền.
- Phân tích bảng số liệu thống kê.
1. Vẽ biểu đồ
- Biểu đồ: Là một hình vẽ cho phép mơ tả động thái phát triển của một hiện tượng (như quá trình phát triển cơng nghiệp qua các năm), mối tương quan về độ lớn giữa các đối tượng (như so sánh sản lượng lương thực của các vùng) hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể (như cơ cấu ngành kinh tế)
- Các loại biểu đồ rất phong phú, đa dạng.
Mỗi loại biểu đồ lại cĩ thể được dùng để biểu hiện nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy, khi vẽ biểu đồ, việc đầu tiên là phải đọc kĩ đề bài tìm hiểu mục đích, yêu cầu định thể hiện trên biểu đồ. Sau đĩ, căn cứ vào mục đích, yêu cầu đã được xác định để lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất.
- Lưu ý: Khi vẽ bất cứ loại biểu đồ nào, củng phải đảm bảo được 3 yêu cầu:
+ Khoa học (chính xác).
+ Trực quan (rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu).
+ Thẩm mĩ (đẹp).
- Để đảm bảo tính trực quan và thẩm mĩ, khi vẽ biểu đồ người ta thường dùng kí hiệu để phân biệt các đối tượng trên bản đồ. Cần chú ý là trong khi làm bài, học sinh khơng được sử dụng bút màu để tơ lên biểu đồ vì như vậy bị coi là đánh dấu bài. Các kí hiệu trong làm bài thi thường được biểu thị bằng các cách:
+ Gạch nền (gạch dọc, ngang, chéo)
+ Dùng các ước hiệu tốn học (dấu cộng, trừ, nhân, chia)
2. Phân tích bảng số liệu thống kê
- Phân tích bảng số liệu thống kê: Là dựa vào một hoặc nhiều bảng thống kê để rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết và giải thích nguyên nhân.
- Khi phân tích bảng số liệu thống kê cần chú ý:
+ Đọc kĩ đề thi để thấy được yêu cầu và phạm vi cần phân tích.
+ Cần tìm ra tính quy luật hay mối liên hệ nào đĩ giữa các số liệu.
+ Khơng được bỏ sĩt các dữ liệu. Nếu bỏ sĩt các số liệu sẽ dẫn đến việc phân tích thiếu chính xác hoặc cĩ những sai sĩt.
+ Cần bắt đầu bằng việc phân tích các số liệu cĩ tầm khái quát cao (số liệu mang tính tổng thể), sau đĩ phân tích các số liệu thành phần.
+ Tìm những giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình. Đặc biệt chú ý tới những số liệu mang tính đột biến (tăng hoặc giảm).
+ Cĩ thể phải chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối để dễ dàng so sánh, phân tích, tổng hợp.
+ Tìm mối liên hệ giữa các số liệu theo cả hàng ngang và hàng dọc.
- Việc phân tích bảng số liệu thống kê thường gồm hai phần:
+ Nhận xét về các diễn biến và mối quan hệ giữa các số liệu.
+ Giải thích nguyên nhân của các diễn biến hoặc mối quan hệ đĩ. Thường phải dựa vào những kiến thức đã học để giải thích.
II. Áp dụng
- Giáo viên đưa ra một số biểu đồ đã vẽ sẵn để học sinh nhận biết các dạng biểu đồ thường học.
- Giáo viên đưa ra một số bảng số liệu và nhận xét để học sinh thấy các bước nhận xét.
IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ
- Cĩ các loại biểu đồ nào ? 
- Tại sao người ta lai sử dụng nhiều loại biểu đồ?
- Khi vẽ biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê cần thực hiện qua các bước nào?
- GV nhận xét, đánh giá bài học.
VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Yêu cầu về nhà ch
Tiết. BÁM SÁT: CÁCH CHỌN BIỂU ĐỒ HỢP LÍ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết cách chọn các biểu đồ chính xác, hợp lí khi làm bài kĩ năng địa lí vẽ biểu đồ.
- Hiểu được khi chọn biểu đồ hợp lí, chính xác thì cần dựa vào yêu cầu của đề bài, kinh nghiêm.
2. Kĩ năng:
- Xác định được các loại biểu đồ cần vẽ thơng qua bảng số liệu và yêu cầu của đề bài.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV chuẩn bị sẵn một số bảng số liệu: vẽ các dạng biểu đồ.
- Vở thực hành địa lí lớp 11.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cả lớp
Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Khi vẽ các biểu đồ các em dựa vào cơ sở nào để chọn biểu đồ hợp lí?
Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Cả lớp/ cặp
Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Câu hỏi cĩ những dấu hiệu nào thì chọn vẽ các biểu đồ:
+ Vẽ biểu đồ hình cột (hoặc thanh ngang)
+ Vẽ biểu đồ hình trịn (hoặc hình vuơng)
+ Vẽ biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị)
+ Vẽ biểu đồ kết hợp (giữa cột và đồ thị)
+ Vẽ biểu đồ miền.
Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
I. Dựa vào đâu để chọn biểu đồ hợp lí
- Dựa vào mục đích, yêu cầu của đề bài.
- Dựa vào kinh nghiệm làm bài.
II. Sơ đồ chọn biểu đồ hợp lí, chính xác
 Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị).
Tiến tình phát triển, sự biến thiên của các đối tượng qua thời gian.
Biểu đồ kết hợp Biểu đồ miền
Cơ cấu các thành phần trong một tổng thể .
So sánh tương quan độ lớn giữa các đối tượng địa lí.
 Biểu đồ hình cột Biểu đồ hình trịn
III. Áp dụng
- GV đưa ra một số bảng số liệu và câu hỏi yêu cầu để HS xác định các biểu đồ phải chọn hợp lí.
IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ
- Dựa vào đâu để chọn biểu đồ hợp lí, chính xác nhất?
- GV nhận xét, đánh giá tiết dạy.
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Chuẩn bị bài mới.
- Về nhà xem các bài kĩ năng vẽ biểu đồ.
uẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 12 CA NAM CỰC SỐC.doc