Đề thi Kiểm tra: 45 phút Môn : Sinh học 12

Đề thi Kiểm tra: 45 phút Môn : Sinh học 12

1). Trong chọ giống vi sinh vật, phương pháp chọn giống nào dưới đây được sử dụng phổ biến :

 A). Gây đột biến nhân tạo. B). Thụ tinh nhân tạo. C). Nuôi cấy mô. D). Lai giống.

2). Hội chứng Tóc nơ ở người là dạng đột biến thể dị bội thuộc dạng:

 A). 2n + 2. B). 2n +1. C). 2n -1. D). 2n - 2.

3). Điểm khác biệt về cơ chế gây đột biến của tia tử ngoại so với tia phóng xạ là:

 A). Không gây Ion hoá các nguyên tử. B). Có tác dụng kích thích.

 C). Hiệu quả gây đột biến cao. D). Gây ion hoá các nguyên tử.

4). Tỷ lệ kiểu hình tạo ra từ: AAA x AAa ( A: cao, a: Thấp )

 A). 35 cao: 1 thâp. B). 75% cao: 25% thấp. C). 100% thân cao. D). 11 cao: 1 thấp.

5). Cơ thể đa bội có thể được phát hiện bằng phương pháp nào sau đây là chính xác nhất:

 A). Quan sát khả năng sinh sản. B). Quan sát kiểu hình.

 C). Khă năng chống chịu sâu bệnh tốt. D). Quan sát và đếm số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.

 

doc 5 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1210Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Kiểm tra: 45 phút Môn : Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:. Kiểm tra: 45 phút.
Lớp:.. Môn : Sinh học 12
1). Trong chọ giống vi sinh vật, phương pháp chọn giống nào dưới đây được sử dụng phổ biến :
	A). Gây đột biến nhân tạo. B). Thụ tinh nhân tạo. C). Nuôi cấy mô.	D). Lai giống.
2). Hội chứng Tóc nơ ở người là dạng đột biến thể dị bội thuộc dạng:
	A). 2n + 2.	B). 2n +1.	C). 2n -1.	D). 2n - 2.
3). Điểm khác biệt về cơ chế gây đột biến của tia tử ngoại so với tia phóng xạ là:
	A). Không gây Ion hoá các nguyên tử. 	B). Có tác dụng kích thích.
	C). Hiệu quả gây đột biến cao.	D). Gây ion hoá các nguyên tử.
4). Tỷ lệ kiểu hình tạo ra từ: AAA x AAa ( A: cao, a: Thấp )
	A). 35 cao: 1 thâp.	B). 75% cao: 25% thấp.	C). 100% thân cao.	D). 11 cao: 1 thấp.
5). Cơ thể đa bội có thể được phát hiện bằng phương pháp nào sau đây là chính xác nhất:
	A). Quan sát khả năng sinh sản.	B). Quan sát kiểu hình.
	C). Khă năng chống chịu sâu bệnh tốt. D). Quan sát và đếm số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.
6). Chọn giống cổ điển được thực hiện dựa trên.
	A). Cơ sở di truyền học. B). Chọn các cá thể biến dị tốt, phát sinh ngẫu nhiên.
	C). Tạo ưu thế lai.	D). Gây đột biến nhân tạo.
7). Cấu trúc và thể thức của Côaxecva ngày càng được hoàn thiện do tác động của:
	A) Sự phân rã của các nguyên tố phóng xạ.	B) Chọn lọc tự nhiên.
	C) Hoạt động núi lửa.	D) Tất cả phương án đều đúng.
8). Trường hợp cơ thể sinh vật bị mất 1 nhiễm sắc thể ở 1 cặp nào đó, di truyền học gọi là:
	A). Thể đơn nhiễm.	B). Thể đa bội lệch.	C). Thể giảm nhiễm.	D). Thể khuyết nhiễm.
9). Loại hoá chất có tác dụng thay thế cặp nuclêôtít trong đột biến gen là:
	A). 5-Brôm Uraxin.	B). Nitrôzô Mêtyl Urê. C). Cônsixin	D). 5-BU và EMS.
10). Tác nhân được dùng phổ biến để tạo ra đa bội thể là:
	A). Dung dịch Côn si xin. B). Dung dịch EMS. C). Tia tử ngoại D). Dung dịch axit Sun furic.
11). Đột biến gây hội chứng Claiphentơ do:
	A). Thêm cặp nu.	B). Một đáp án khác.	 C). Mất cặp nu.	D). Đảo đoạn.
12). Tác dụng của Cônsixin trong việc gây đột biến nhân tạo là:
	A). Kìm hãm sự phân li của nhiễm sắc thể. 	B). Kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc.
	C). Gây đột biến gen dạng thay thế cặp nu.	D). Kích thích và gây ion hoá.
13). Nếu con lai có tỷ lệ kiểu hình 11 : 1 thì bố mẹ có kiểu gen là:
	A). AAaa x AAa hoặc Aaaa x A aa. 	B). AAA x A aa
	C). AAa x A a.hoặc AAa x A aa.	D). AAAa x A aa.
14). Ở lúa 2n = 38, bị đột biến thể khuyết nhiễm ở cặp NST số 3, số lượng NST trong tế bào là:
	A). 37.	B). 39.	C). 40.	D). 36.
 Gen B có 540 X, gen b có 450G, F1 đều có kiểu gen D d lai với nhau, ở F2 thấy có loại hợp tử 1440X. (Sử dụng dữ kiện này để trả lời câu 15, 16)
15).Gen D quy định đỏ, gen d quy định trắng. Tỉ lệ kiểu hình hoa trắng khi F2 1440X cho tự thụ phấn:
	A). 1/12 hoa trắng.	B). 75% hoa trắng.	C). 25% hoa trắng.	D). 12.5% hoa trắng.
16). Kiểu gen của hợp tử trên là:
	A). D ddd.	B). D dd.	C). DDdd.	D). DDd.
17). Loại biến dị được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá và chọn giống là:
	A). Đột biến gen. B). Đột bến thể di bội. C). Đột biến thể đa bội D). Đột biến nhiễm sắc thể.
18). Tỷ lệ kiểu hình tạo ra từ: Aaaa x A aaa ( A: cao, a: Thấp )
	A). 35 cao: 1 thấp.	B). 100% thân cao.	C). 11 cao: 1 thấp.	D). 75% cao: 25% thấp.
19). Biến đổi nào dưới đây không phải là thường biến:
	A). Người bạch tạng.
	B). Sự thay đổi màu lông theo mùa của một số động vật vùng lạnh
	C). Hiện tượng xù lông ở động vật khi trời lạnh. D). Sự biến đổi màu sắc hoa liên hình.
20) Đặc điểm trong đại thái cổ là:
	A) Vỏ quả đất chưa ổn định sự sống còn tập trung ở dưới nước.
	B) Nhiều lần tạo núi phun lửa dữ dội.
	C) Thực vật có tảo dạng sợi và đại diện ruột khoang.
	D) Tất cả đều đúng.
Một gen có 90 vòng xoẵn, có A = 30 %. Gen bị đột biến gắn thêm 1 đoạn dài 255 Ao và có G = 45.
( Sử dụng dữ kiện để trả lời câu 21, 22, 23)
21). Số nu từng loại của gen đột biến là:
A). G=X=540, A=T= 360. 	 B). A = T= 550, G=X =400. 
 C). A =T= 570, G =X =405. 	D). G= X= 570, A=T= 405.
22). Số liên kết hiđrô tăng sau đột biến là:
	A). 200.	B). 195.	C). 180.	D). 295.
23). Số Axit amin của phân tử Prôtêin do gen bình thường mã hoá tổng hợp ít hơn gen đột biến điều khiển tổng hợp là:
	A). 25	B). 24	C). 23	D). 26.
24). Cơ chế biểu hiện nào của đột biến gen có ý nghĩa đối với tiến hoá và chọn giống:
	A). Đột biến tế bào sinh dưỡng.	B). Đột biến giao tử.
	C). Biến dị tổ hợp.	D). Đột biến xẩy ra trong nguyên phân.
25). Ý nghĩa của đột biến đảo đoạn NST là:
	A). Tăng hoặc giảm sự biểu hiện của tính trạng. B). Làm giảm sức sống hoặc gây chết.
	C). Gây chết hoặc mất khả năng sinh sản.	 D). Làm tăng sự đa dạng cho loài.
26). Plasmit được dùng làm thể truyền vì:
	A). Mang nhiều đặc điểm tốt.	B). Tất cả các phương án.
	C). Tốc độ phân chia nhanh. D). Tự nhân đôi độc lập với ADN của tế bào nhận.
27). Người ta thường tác động vào đỉnh sinh trưởng hoặc hạt đang nẩy mầm để gây đột biến vì:
	A). Các tế bào đó có kích thước lớn.	B). Tất cả các phương án đều đúng.
	C). Dễ tác động.	D). Tế bào đang phân chia mạnh.
28). Dạng đột biến cấu trúc NST gây hậu quả lớn nhất là:
	A). Đảo đoạn.	B). Mất cặp nu.	C). Thêm cặp nu.	D). Mất đoạn.
29). Kĩ thuật cấy gen là:
	A). Chuyển 1 đoạn ADN từ tế bào này sang tế bào khác nhờ Plasmit làm thể truyền.
	B). Chuyển ADN từ tế bào này sang tế bào khác.
	C). Chuyển gen từ cơ thể này sang cơ thể khác loài. D). Tác động làm tăng số gen.
30). Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về thường biến.
A). Có ý nghĩa trực tiếp đối với tiến hoá và chọn giống. B). Chịu tác động trực tiếp của môi trường.
	C). Không di truyền.	 D). Làm biến đổi kiểu hình.
Câu 31: Tìm câu sai khi nói về một số tính trạng ở người:
A) Đột biến gen lặn: Bệnh bạch tạng, mù màu. B)Tính trạng trội: tóc quăn, da đen.
 C)Tính trạng lặn: da trắng, môi mỏng. D)Tất cả đều sai.
Dữ kiện này để trả lời các câu sau: từ câu 32 đến câu 34:
Ở người bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST X, không có gen trên Y, Gen trội M nhìn màu bình thường.
 32) Kiểu gen quy định nhìn màu bình thường ở người là:
A)XMXM, XMY. B)XMXm, XMY. C)-XMXM, XMY- XMXm D)-XmY, XMY. 
33) Bố mẹ đều bình thường sinh được đứa con trai bị bệnh. Kiểu gen của bố mẹ có thể là?
A)- XMXm, XMY. B)- XMXm, XmY. C)- XMXM, XMY D) - Tất cả đều đúng.
34) Bố mẹ đều bình thường, sinh được 1 đứa con gái bình thường và 1 con trai bị bệnh mù màu. Người con gái lớn lên lấy chồng không bị bệnh mù màu thì xác suất để xuất hiện đứa trẻ bị bệnh mù màu ở thế hệ tiếp theo là:
a- 6.25% b-12.5% c-25% d- 50% 
35) Bệnh Ung thư máu ở người có thể được nghiên cứu nhờ phương pháp?
a-Nghiên cứu trẻ đồng sinh.	b- Nghiên cứu tế bào.
c- Nghiên cứu phả hệ.	d- Nghiên cứu trẻ đồng sinh khác trứng.
36) Ở thế hệ xuất phát quần thể P: 50% A A: 50% Aa, sau 3 thế hệ tự phối bắt buộc tỷ lệ kiểu gen Aa trong quần thể là:
a- 0, 0625. b- 0,625%	c-0,125. d- Tất cả đều sai.
37) Bệnh mù màu và bệnh bạch tạng được phát hiện nhờ phương pháp nào?
a- Nghiên cứu trẻ đồng sinh.	b-nghiên cứu tế bào.
c- nghiên cứu phả hệ.	d-Nghiên cứu trẻ đồng sinh khác trứng.
 38) Hệ số di truyền của số Heo con trong mỗi lứa đẻ bằng 14% . Điều nhận định nào sau đây là đúng:
Tính trạng có hệ số di truyền cao.
Tính trạng ít chịu ảnh hưởng của môi trường.
Tính trạng chỉ phụ thuộc kiểu gen.
Tính trạng chịu ảnh hưởng nhiều của ngoại cảnh.
39) Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở con lai từ phép lai:
	A). AAbbDdEe x aaBBddEE.	B). AABBDDEE x AABBDDEE.
 C). AAbbDDEE x aaBBddee.	D). AAbbddee x A aBbD dE e
40) Thú có nhau thai xuất hiện ở :
Kỉ phấn trắng thuộc kỉ nguyên sinh.
Kỉ Giura thuộc đại trung sinh.
Kỉ Pecmơ thuộc đại cổ sinh.
Đại nguyên sinh.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SINH HỌC 12 ( HỌC KÌ 1)
1) A. Gây đột biến nhân tạo. 
2) C. 2n -1.
3) A. Không gây Ion hoá các nguyên tử. 	
4) C. 100% thân cao
5) D. Quan sát và đếm số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào
6) B. Chọn các cá thể biến dị tốt, phát sinh ngẫu nhiên
7) B. Chọn lọc tự nhiên.
8) A). Thể đơn nhiễm.
9) D. 5-BU và EMS.
10) A. Dung dịch Côn si xin
11) B. Một đáp án khác
12) B. Kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc.
13) C. AAa x A a.hoặc AAa x A aa.
14) D). 36.
15) C. 25% hoa trắng.
16) B. D dd.
17) A. Đột biến gen
18) D. 75% cao: 25% thấp.
19) A. Người bạch tạng.
20) D Tất cả đều đúng.
21) C. A =T= 570, G =X =405. 	
22) B. 195
23) A. 25
24) B. Đột biến giao tử.
25) D. Làm tăng sự đa dạng cho loài.
26) D. Tự nhân đôi độc lập với ADN của tế bào nhận.
27) D. Tế bào đang phân chia mạnh.
28) D. Mất đoạn
29) A. Chuyển 1 đoạn ADN từ tế bào này sang tế bào khác nhờ Plasmit làm thể truyền
30) A. Có ý nghĩa trực tiếp đối với tiến hoá và chọn giống
31) D.Tất cả đều sai.
32) C-XMXM, XMY- XMXm 
33) A- XMXm, XMY. 
34) B-12.5% 
35) B- Nghiên cứu tế bào.
36) A- 0, 0625. 
37) C- nghiên cứu phả hệ
38) D-Tính trạng chịu ảnh hưởng nhiều của ngoại cảnh
39) C. AAbbDDEE x aaBBddee
40) B-Kỉ Giura thuộc đại trung sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Sinh12_hk1_TPBC.doc