Đề kiểm tra môn: Địa lý 12 thời gian: 45 phút

Đề kiểm tra môn: Địa lý 12 thời gian: 45 phút

1. Trong đường lối đổi mới kinh tế hiện nay, đóng vai trò then chốt là thành phần kinh tế?

 a. Tập thể b. Cá thể hộ gia đình

 c. Quốc doanh d. Tư bản Nhà nước

2. Sự hình thành công cuộc đổi mới ở nước ta là được thấy rõ ở:

 a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế b. Sự cải thiện đời sống nhân dân

 c. Khả năng tích lũy nội bộ d.Tất cả các biểu hiện trên

3. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta hiện nay thể hiện ở sự chuyển dịch lao động từ khu vực?

 a. Sản xuất vật chất sang khu vực dịch vụ

 b. Nông nghiệp sang công nghiệp

 c. Cả 2 đều đúng

 d. Cả 2 đều sai

4. Trong khu vực nông nghiệp ngành sản xuất mang lại thu nhập ngoại tệ lớn nhất hiện nay là:

 a. Sản xuất lương thực, thực phẩm

 b. Sản xuất các sản phẩm từ cây công nghiệp

 c. Đánh bắt và chăn nuôi thuỷ sản

 d. Khai thác dầu khí

 

doc 7 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1063Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn: Địa lý 12 thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA
Môn: Địa lý 12
Thời gian: 45 phút
1. Trong đường lối đổi mới kinh tế hiện nay, đóng vai trò then chốt là thành phần kinh tế?
c a. Tập thể	c b. Cá thể hộ gia đình
c c. Quốc doanh 	c d. Tư bản Nhà nước
2. Sự hình thành công cuộc đổi mới ở nước ta là được thấy rõ ở:
c a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế	c b. Sự cải thiện đời sống nhân dân
c c. Khả năng tích lũy nội bộ 	c d.Tất cả các biểu hiện trên
3. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta hiện nay thể hiện ở sự chuyển dịch lao động từ khu vực?
c a. Sản xuất vật chất sang khu vực dịch vụ	
c b. Nông nghiệp sang công nghiệp
c c. Cả 2 đều đúng
c d. Cả 2 đều sai
4. Trong khu vực nông nghiệp ngành sản xuất mang lại thu nhập ngoại tệ lớn nhất hiện nay là:
c a. Sản xuất lương thực, thực phẩm	
c b. Sản xuất các sản phẩm từ cây công nghiệp
c c. Đánh bắt và chăn nuôi thuỷ sản
c d. Khai thác dầu khí
5. Trong việc sử dụng vốn đất hiện nay cần chú ý biện pháp chuyển dịch dần từ đất.
c a. Nông nghiệp sang đất chuyên dùng	
c b. Chuyên dùng sang đất nông nghiệp
c c. Chưa sử dụng đất lâm nghiệp
c d. Lâm nghiệp sang đất nông nghiệp
6. Để thu hẹp dần diện tích đất hoang hoá, cần chú ý chuyển dần đất hoang hoá thành đất:
c a. Chuyên dùng	c b. Lâm nghiệp
c c. Nông nghiệp 	c d. Cả 3 đều đúng
7. Hướng cải tạo đất ở vùng duyên hải Trung Bộ nước ta là:
c a. Tưới nước và trồng cây che phủ
c b. Khai hoang mở rộng diện tích
c c. Tăng cường lực lượng lao động
c d. Phòng chống thiên tai
8. Mô hình kinh tế vườn V.A.C là nguồn cung cấp bổ sung:
c a. Rau, cá, thịt	c b. Ngô, khoai, sắn
c c. Thịt, sữa, trứng	c d. Tôm, cá, cua
9. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi có bước phát triển nhanh mang lại hiệu quả kinh tế lớn và có triển vọng lâu dài, đó là ngành chăn nuôi.
c a. Trâu bò	c b. Gà vịt
c c. Hải sản	c d. Lợn
10. Vùng kinh tế nào sau đây gặp nhiều bất lợi trong trồng trọt cây lương thực nhưng lại nhiều thuận lợi trong phát triển chăn nuôi trâu bò và hải sản.
c a. Đồng bằng sông Hồng	
c b. Miền nùi và Trung du Bắc Bộ
c c. Đồng bằng duyên hải Trung Bộ
c d. Tây Nguyên
11. Để giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm ở nước ta trong điều kiện đất hẹp người đông thì biện pháp hiệu quả là?
c a. Hạn chế xuất khẩu gạo	
c b. Phát triển mô hình kinh tế V.A.C
c c. Tích cực thâm canh tăng vụ
c d. Trồng nhiều ngô, khoai sắn
12. Để nhanh chóng đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính cần chú ý biện pháp.
c a. Cải tạo giống	c b. Phòng trừ bệnh và chế biến thực phẩm
c c. Sản xuất thức ăn	c d. Tất cả các biện pháp trên
13. Đậu tương, lạc, thuốc lá là những cây công nghiệp chủ lực phát triển trên các vùng đất:
c a. Badan đỏ	c b. Phù sa cổ bạc màu
c c. Phù sa nhiệm mặn ven biển	c d. Phù sa mới ven sông
14. Vùng chuyên canh cây công nghiệp nào sau đây có đủ điều kiện đất đai, lao động, cơ sở chế biến và hợp tác đầu tư nhiều nhất.
c a. Đồng bằng sông Cửu Long	c b. Vùng Tây Nguyên
c c. Vùng Đông Nam Bộ	c d. Vùng đồng bằng sông Hồng
15. Để đảm bảo cho việc phát triển ổn định và lâu dài các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cần chú ý vấn đề:
c a. Cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho người sản xuất	c b. Đảm bảo vệ sinh môi trường
c c. Phát triển tốt giáo dục y tế
c d. Chỉ có câu b+c đúng
16. Các cùng chuyên canh cây công nghiệp hằng năm chủ yếu tập trung ở khu vực.
c a.	Đồng bằng duyên hải Miền Trung	c b. Đông Nam Bộ
c c. Miền núi và trung du phía Bắc	c d. Tây Nguyên
17. Các ngư trường lớn ven bờ của Việt Nam, lần lượt có tên là:
c a. Quảng Ninh – Hải Phòng và Đà Nẵng	
c b. Ninh Thuận – Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu
c c. Côn Đảo – Phú Quốc và Minh Hải – Kiên Giang
c d. Ninh Thuận – Bình Thuận và Minh Hải – Kiên Giang
18. Cơ sở hạ tầng thiết yếu của 1 khu công nghiệp là các yếu tố:
c a. Lương thực, thực phẩm	
c b. Điện nước, đường sá và mạng lưới giao thông liên lạc
c c. Vốn và nguồn lao động
c d. Trật tự và an toàn giao thông
19. Ngành công nghiệp cơ bản nào dưới đây ở nước ta có thế mạnh đặc biệt và cần phải đi truớc 1 bước so với các ngành công nghiệp khác là:
c a. Công nghiệp luyện kim 	c b. Công nghiệp cơ khí
c c. Công nghiệp hoá chất 	c d. Công nghiệp năng lượng
20. Ngành công nghiệp nào sau đây được gọi là công nghiệp trọng điểm ở nước ta:
c a. Chế biến nông, lâm, thuỷ sản 	
c b. Công nghiệp cơ khí
c c. Công nghiệp hoá chất
c d. Công nghiệp năng lượng
21. Trong cơ cấu công nghiệp ở nước ta thuộc vào nhóm ngành vật liệu xây dựng bao gồm các ngành sản xuất
c a. Điện tử, cơ khí	
c b. Xi măng, hoá chất, luyện kim
c c. Dầu khí, than, điện
c d. Hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng
22. Trong quá trình phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở vùng kinh tế Bắc Bộ, nhiều trung tâm chuyên ngành công nghiệp năng lượng đã ra đời như:
c a. Bắc Giang – Việt Trì	
c b. Thanh Hoá – Nam Định
c c. Hà Đông – Hoà Bình
c d. Ninh Bình – Thái Nguyên
23. Sự ra đời của trung tâm công nghiệp chuyên ngành nào sau đây là kết quả tác động của đầy đủ các yếu tố : vị trí địa lí, tài nguyên, lao động và cơ sở hạ tầng tốt.	
c a. Hà Nội	
c b. Vùng Tàu
c c. Tp. Hồ Chí Minh 
c d. Nam Định
24. Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sự ra đời và phát triển của các lãnh thổ công nghiệp miền Trung là
c a. Vị trí địa lí nằm cách xa 2 đầu đất nước	
c b. Đất đai nghèo nàn và khí hậu khắc nghiệt
c c. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém và lạc hậu
c d. Lao động và thị trường không lớn
25. Để phát huy tối đa thế mạnh tổng hợp về thiết bị kỹ thuật hiện có của 1 vùng công nghiệp tập trung như ở Bắc Bộ và Nam Bộ nước ta cần chú ý.
c a. Kết hợp chặt chẽ giữa chuyên môn hoá và hợp tác hoá.	c b. Đầu tư chiều sâu để đổi mới thiết bị và công nghệ
c c. Đồng bộ hoá cơ sở hạ tầng
c d. Tiếp cận thị trường thế giới
26. Yếu tố đóng vai trò quyết định sự hình thành 1 cơ cấu công nghiệp linh hoạt chính là do:
c a. Sự thiếu hụt về năng lượng và nguyên liệu	
c b. Sự nghèo nàn về nguồn vốn
c c. Sự đòi hỏi của thị trường trong nước
c d. Sự dư thừa lao động
27. Tình trạng các nguồn đầu tư của nước ngoài bị thu hút về 2 cực Bắc và Nam của nước ta thể hiện ưu thế của các vùng này về phương diện.
c a. Vị trí địa lí và tài nguyên	
c b. Lao động và thị trường tiêu thụ
c c. Cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh
c d. Tất cả các phương diện trên.
28. Trở ngại chính đối với việc xây dựng phát triển và hiện đại hoá hệ thống giao thông vận tải biển của nước ta là:
c a. Vị trí địa lí không được chuẩn bị	
c b. Địa hình ven biển phần lớn là đồng bằng
c c. Tính thất thường của khí hậu và thời tiết
c d. Thiếu vốn và cán bộ khoa học – kỹ thuật có kinh nghiệm
29. Tuyến giao thông nào có thể cho phép, mở rộng giao thương trực tiếp đến gần ½ số tỉnh và thành phố nước ta.
c a. Quốc lộ 1A
c b. Hàng không quốc nội
c c. Đường sắt thống nhất
c d. Đường biển Bắc - Nam
30. Trong GTVT đường sông, khu vực có tuyến giao thông chuyên môn hoá về vận tải hàng hoá và hành khách quan trọng nhất là:
c a. Đồng bằng sông Hồng	
c b. Vùng Đông Nam Bộ
c c. Vùng Bắc Trung Bộ
c d. Đồng bằng sông Cửu Long
31. Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong vùng Đông Nam Bộ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình GTVT sau:
c a. Đường ôtô và đường sắt	
c b. Đường biển và đường sông
c c. Đường hàng không và đường biển
c d. Đường ôtô và đường hàng không
32. Thông tin liên lạc ngày nay được xem như yếu tố quan trọng hàng đầu trong kết cấu hạ tầng của 1 nước nhờ ở vai trò:
c a. Giúp xử lý kịp thời các thông tin, quốc tế	
c b. Tạo điều kiện chỉ đạo và quản lí hoạt động KT-XH trong nước
c c. Cung cấp kiến thức khoa học – kỹ thuật và nâng cao dân trí
c d. Tất cả các vai trò trên.
33. Trong định hướng phát triển thông tin liên lạc đất nước, trước hết cần ưu tiên xây dựng và hiện đại hoá mạng thôn tin cấp.
c a. Quốc gia để chỉ đạo và quản lí thống nhất	
c b. Vùng để thông tin khu vực
c c. Tỉnh đề nghị phục vụ đời sống và nân cao nhận thức nhân dân
c d. Quốc tế để xử lí, cập nhật các luồng thông tin KT-XH và chính trị thế giới.
34. Trong vận tải hành khách, loại hình vận tải không đóng vai trò đáng kể:
c a. Đường	 ôtô 
c b. Đường sông
c c. Đường sắt
c d. Đường biển
35. Phát triển mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại là điều kiện giúp đất nước.
c a. Phát huy mọi nguồn lực sẵn có bên trong
c b. Tiếp thu có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài
c c. Câu a và b đúng
c d. Câu a và b sai
36. Đường lối địa phương hoá trong hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta thể hiện ở việc:
c a. Mở rộng thị trường từ khu vực truyền thống sang khu vực các nước phát triển
c b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực sản xuất vật chất sang khu vực dịch vụ 
c c. Tăng cường xuất khẩu các nông sản nhiệt đới
c d. Tất cả đều sai
37. Hướng chiến lược quan trọng trong công việc đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta.
c a. Tăng cường xuất khẩu các mặt hàng sơ chế
c b. Thay đổi thường xuyên các mặt hàng chủ lực
c c. Nắm vững thị trường truyền thống Nga và Đông Âu
c d. Tất cả đều sai
38. Trong đường lối hợp tác quốc tế về đầu tư hiện nay ở nước ta nhà nước chỉ ưu tiên khuyến khích đầu tư các ngành:
c a. Chế biến nông, lâm, hải sản
c b. Cơ khí hàng không vũ trụ
c c. Sản xuất năng lượng nguyên tử
c d. Công nghiệp quốc phòng
39. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta là:
c a. Khoáng sản
c b. Nông sản
c c. Gỗ
c d. Tư liệu sản xuất
40. Từ 1985->1997 đường lối kinh tế đối ngoại của nước ta thể hiện rõ nét hơn tính chất.
c a. Đa phương hoá các mối quan hệ kinh tế
c b. Tự chủ kinh doanh của các cơ sở kinh tế
c c. Đa dạng hoá các mặt hàng
c d. Câu a, b, c đúng

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Dia12_hk1_TCBQ.doc