Đề tài Hướng dẫn học sinh giỏi giải một số dạng bài tập địa lí liên quan đến hệ quả chuyển động của Trái Đất

Đề tài Hướng dẫn học sinh giỏi giải một số dạng bài tập địa lí liên quan đến hệ quả chuyển động của Trái Đất

. Lý do chọn đề tài

 Sự chuyển động của Trái Đất và hệ quả của nó là một trong những phần mới và khó thuộc chương trình địa lí lớp 10 THPT. Bản thân nội dung phần này là tương đối trừu tượng, đòi hỏi học sinh phải tư duy nhiều hơn, để nắm được kiến thức phần này các em học sinh phải có tư duy về các môn khoa học tự nhiên. Nên các bài tập liên quan đến phần này thường gặp trong các kì thi Olympíc, kì thi chọn đội tuyển dự thi quốc gia, kì thi quốc gia môn địa lí.

Để giúp các em học sinh giỏi địa lí biết cách giải và tổng hợp các dạng bài tập về phần này tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Hướng dẫn học sinh giỏi giải một số dạng bài tập địa lí liên quan đến hệ quả chuyển động của Trái Đất” làm sáng kiến kinh nghiệm.

 

doc 18 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 9010Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Hướng dẫn học sinh giỏi giải một số dạng bài tập địa lí liên quan đến hệ quả chuyển động của Trái Đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
 Sự chuyển động của Trái Đất và hệ quả của nó là một trong những phần mới và khó thuộc chương trình địa lí lớp 10 THPT. Bản thân nội dung phần này là tương đối trừu tượng, đòi hỏi học sinh phải tư duy nhiều hơn, để nắm được kiến thức phần này các em học sinh phải có tư duy về các môn khoa học tự nhiên. Nên các bài tập liên quan đến phần này thường gặp trong các kì thi Olympíc, kì thi chọn đội tuyển dự thi quốc gia, kì thi quốc gia môn địa lí.
Để giúp các em học sinh giỏi địa lí biết cách giải và tổng hợp các dạng bài tập về phần này tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Hướng dẫn học sinh giỏi giải một số dạng bài tập địa lí liên quan đến hệ quả chuyển động của Trái Đất” làm sáng kiến kinh nghiệm. 
Với hy vọng các em học sinh tự tin hơn trong việc giải các bài tập phần hệ quả chuyển động của Trái Đất và đạt được những thành tích cao trong các kì thi học sinh giỏi môn địa lí. 
Để học sinh đạt được những thành tích cao trong các kì thi mỗi thầy, cô cần áp dụng các phương pháp dạy học mới theo hướng lấy học sinh làm trung tâm để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, phát hiện và bồi dưỡng được nhân tài nói chung và nhân tài trong bộ môn địa lí nói riêng càng sớm càng tốt. 
Nhân tài không ở đâu xa, chính bắt nguồn từ những thế hệ học sinh mà các thầy giáo, cô giáo đang và sẽ dìu dắt, dạy dỗ. Những thế hệ học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường là một trong những nguồn cung cấp số lượng nhân tài dồi dào nhất, chất lượng nhất nếu các em được được đào tạo, bồi dưỡng một cách hệ thống và bài bản. Do đó phải có chiến lược cụ thể về đào tạo nhân tài, phải bồi dưỡng các em trở thành HSG, có khả năng tư duy tốt, khả năng giải quyết vấn đề tốt, có lòng tự tôn dân tộc và có hoài bão lớn.
2. Mục đích của đề tài: 
 Rèn luyện kĩ năng giải các bài tập, kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá các dạng bài tập liên quan đến hệ quả chuyển động của Trái Đất cho các em học sinh giỏi Địa lí THPT.
Phần II: Nội dung
Chương I: Cơ sở lí luận
I.Vận động của trái đất và một số vấn đề có liên quan
 Trái Đất tham gia vào ba vận động chính : Vận động trong Thiên Hà, vận động xoay quanh trục của nó và vận động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Vận động thứ nhất, Trái Đất thực hiện cùng với Mặt Trời và các hành tinh khác của hệ Mặt Trời trên quĩ đạo xung quanh tâm của dải Ngân Hà. Vận động này không ảnh hưởng tới sự biến đổi của môi trường trên Trái Đất mà nó là mục tiêu nghiên cứu chính của các nhà thiên văn học hơn là các nhà địa lí học. Hai vận động còn lại là điều lưu tâm lớn của các nhà địa lí tự nhiên. Kết quả của các vận động này là các hiện tượng địa lí ta thấy thường ngày trên Trái Đất như ngày và đêm, độ dài thay đổi của chúng và sự luân chuyển của các mùa trong năm....
2.Vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. 
 Trái đất chuyển động xung quanh trục tưởng tượng nối hai cực Bắc và Nam của nó với tốc độ không đổi, hoàn thành một vòng khoảng 24 h . Trái Đất xoay từ tây sang đông và ta thấy Mặt Trời xuất hiện hàng ngày từ hướng đông và di chuyển dần về hướng tây trên bầu trời. Thực ra không phải Mặt trời chuyển động mà chính Trái Đất xoay các múi kinh tuyến của mình về phía Mặt Trời. Nếu nhìn từ vũ trụ, trực diện trên cao của Cực Bắc ta sẽ thấy Trái Đất liên tục xoay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Hướng chuyển động sang phía đông của Trái Đất xác định các khu vực được chiếu sáng trên bề mặt Trái Đất cũng như các vòng luân chuyển của khí quyển và đại dương. 
Vận động xoay quanh trục của Trái Đất tạo ra sự luân phiên ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất. Điều này có thể minh hoạ một cách trực quan khi ta chiếu sáng một quả cầu đang xoay từ tây sang đông. Ta sẽ luôn thấy rằng quả cầu chỉ luôn được chiếu sáng một nửa còn nửa kia luôn bị che khuất. Ta cũng thấy rằng phần được chiếu sáng trườn dần qua phần tối bên kia, phần bị che tối cũng từ từ lấn sang nửa được chiếu sáng. Tạo nên giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế, làm lệch hướng chuyển động của các vật thể. 
3. Vận động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời của Trái Đất .
Trong khi quay quanh trục của mình, Trái Đất còn chuyển động theo quĩ đạo hình elíp gần tròn bán kính xấp xỉ 150.000.000 km xung quanh Mặt Trời. Vào ngày mồng 3 tháng giêng, Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất, tại vị trí cận nhật, cách Mặt Trời 147.500.000 km. Vào khoảng ngày 4/7, nó nằm ở điểm viễn nhật, khoảng cách xa nhất tới Mặt Trời trên quĩ đạo của mình, cách xa Mặt Trời 152.500.000 km. Khoảng cách chênh lệch giữa vị trí cận nhật và viễn nhật 5.000.000 km là không đáng kể trong vũ trụ. Nó tạo ra sự xê dịch vô cùng nhỏ (3,5 %) tới nguồn nhiệt Trái Đất nhận được từ Mặt Trời và hầu như không có liên quan gì đến hiện tượng mùa. 
Vận động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời của Trái Đất tạo nên sự chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời. Tạo nên hiện tượng mùa trong năm, hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
Chương II
Các dạng bài tập về hệ quả chuyển động của Trái Đất 
I. Bài tập liên quan đến hệ quả chuyển động tự quay quanh trục 
1.Dạng bài tính giờ trên Trái Đất
Bài tập 1:
 Hãy tính giờ địa phương và giờ múi trên các kinh tuyến dưới đây khi ở đường kinh tuyến gốc là O giờ GMT.
Kinh tuyến
0o
105oĐ
155oĐ
175oĐ
Giờ địa phương
?
?
?
?
Giờ múi
0h
?
?
?
*Hướng dẫn làm bài
- Tại mỗi kinh tuyến khác nhau thì nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương( hay giờ mặt trời) 
- Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến, các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi.
- Các kinh tuyến cần tính giờ trong bảng đều có giờ địa phương, giờ múi sớm hơn tại kinh tuyến Oo. 
* Giải:
Kinh tuyến
0o
105oĐ
155oĐ
175oĐ
Giờ địa phương
0h
7h
10h20’ 
11h40’
Giờ múi
0h
7h
11h
12h
Bài tập 2:
 Tính giờ trên Trái Đất.
a. Một trận đấu bóng đá ở Anh được tổ chức vào lúc 15 giờ ngày 08/3/2009, được truyền hình trực tiếp . Tính giờ truyền hình trực tiếp tại các kinh độ ở các quốc gia trong bảng sau đây:
Vị trí
Việt Nam
Anh
Nga
ô xtrây li a
Hoa kì
Kinh độ
105oĐ
0o
45oĐ
150oĐ
120oT
Giờ
15 giờ
Ngày,tháng
08/3
b. ở Việt Nam vào giờ nào trong ngày 08/3/2009 thì các địa điểm khác trên Trái Đất có cùng ngày 08/3 nhưng giờ lại khác nhau? Giải thích tại sao?
* Hướng dẫn làm bài
- 1 múi giờ = 15 0 kinh tuyến
- Giờ múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT ( Greenwich Mean Time).
- Những địa điểm nằm ở kinh độ đông thì giờ sớm hơn GMT
- Những địa điểm nằm ở kinh độ Tây thì giờ muộn hơn GMT
* Giải
a,
Tính giờ truyền hình trực tiếp tại các quốc gia. 
- Từ kinh độ của các quốc gia ta suy ra giờ các nước so với giờ ở anh như sau: Nga sớm hơn ở anh 3 giờ , Việt Nam sớm hơn 7 giờ, ôxtrâylia sớm hơn 10 giờ. Còn Hoa Kì muộn hơn 8 giờ => kết quả
Vị trí
Việt Nam
Anh
Nga
ô xtrây li a
Hoa Kì
Kinh độ
105oĐ
0o
45oĐ
150oĐ
120oT
Giờ
22 giờ
15 giờ
18 giờ
01 giờ
07 giờ
Ngày,tháng
08/3
08/3
08/3
09/3
08/3
b,
- ở việt Nam vào thời điểm 18 giờ ngày 8/3/2009 thì mọi nơi trên Trái Đất có cùng ngày 08/3 nhưng có giờ khác nhau.
- Vì Việt Nam ở múi giờ số 7, mà múi giờ số 12 là nơi có ngày sớm nhất. Vậy lúc đó múi giờ số 12 là 18 + 5 = 23 giờ ngày 8/3, còn múi giờ số 13 có ngày trễ nhất, lúc đó là 0 giờ ngày 08/3.
Bài tập 3:
a,Hóy tớnh giờ, ngày ở Việt Nam, biết rằng lỳc đú giờ GMT
 là 24 giờ ngày 31 thỏng 12 năm 2007.
b. Địa điểm A(múi giờ số 3): địa điểm B (múi giờ số 11).
Nếu tại Hà Nội (múi giờ số 7) là 22 giờ ngày 30- 4-2008 thì lúc đó ở điểm A, B là mấy giờ? ngày nào?
* Hướng dẫn làm bài
- Xác định Hà Nội nằm ở múi giờ số 7(1050Đ)
- Xác định địa điểm A cách Hà Nội 4 múi giờ, có giờ muộn hơn Hà Nội. Địa điểm B cách Hà Nội 4 múi giờ, có giờ sớm hơn Hà Nội.
* Giải:
a, Khi giờ GMT là 24 giờ ngày 31/12/2007 tức là 0 giờ ngày 01/01/2008Theo quy định Việt Nam ở mỳi giờ thứ 7, vậy lỳc ở GMT là 24 giờ ngày 31/12/2007 thỡ ở Việt Nam là 0 + 7; Tức là 7 giờ sỏng ngày 01/01/2008
b, Xác định ngày, giờ ở địa điểm A và B.
Kết quả: 
 - Địa điểm A: 22 – 4 = 18 giờ ngày 30- 4- 2008.
 - Địa điểm B: 22 + 4 => 2 giờ ngày 1- 5- 2008.
2. Dạng bài chuyển động lệch hướng của vật thể.
Bài tập 4:
 Quan sỏt hỡnh vẽ và trả lời cỏc cõu hỏi sau. 
a/ Giả sử cho một luồng giú thổi từ M về N M
 thỡ thực tế luồng giú đú cú về đến N O0	N
 khụng ?Tại sao ? 
b/ Nếu luồng giú trờn khụng đến được N 
 thỡ nú sẽ về đến phớa nào của N ? Tại sao ? 
* Hướng dẫn làm bài:
- Hs cần nhớ lại tác động của lực tự quay của Trái Đất (lực Cụriụlit) làm lệch hướng chuyển động của các vật thể.
* Giải 
 a/ Thực tế luồng giú trờn khụng đến được N. 
 Vỡ do ảnh hưởng của lực tự quay của Trỏi Đất ( lực Cụriụlit ) làm cho cỏc luồng giú thổi theo hướng đường Kinh tuyến đều bị lệch hướng.
 b/ Luồng giú trờn sẽ về phớa bờn phải của N theo hướng chuyển động.
 Vỡ ảnh hưởng của lực Cụriụlit làm lệch hướng cỏc luồng giú, cụ thể :
 + Ở Bắc bán cầu : giú thổi bị lệch hướng sang phải theo hướng chuyển động. 
 + Ỏ Nam bán cầu: giú thổi bị lệch hướng sang trỏi theo hướng chuyển động. 
 + Qua hỡnh vẽ luồng giú thổi theo hướng từ M về N thuộc Ở Bắc bán cầu nờn sẽ lệch hướng sang phải N . 
3. Dạng bài tập xác định kinh độ địa lí.
Bài tập 5: Xác định kinh độ địa lí của địa phương A, B có giờ lần lượt là 8h3 / 12// , 8h 10/44/. Biết rằng lúc đó kinh tuyến gốc là 1 h cùng ngày.
Hướng dẫn giải:
Theo bài ra thì giờ của địa điểm A, B sớm hơn giờ ở kinh tuyến gốc => địa phương A, B nằm ở bán cầu đông.
Trái đất quay một vòng 24 h => 15 kinh độ = 1 múi giờ .
Địa phương A cách giờ kinh tuyến gốc là 7 h 3/12//, địa phương B cách giờ kinh tuyến gốc 7 h 10/44// => 
- Địa phương A ở kinh độ 105048/ kinh độ đông 
- Địa phương B ở kinh độ 107041/ kinh độ đông
II. Bài tập về hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời
1. Dạng bài xác định độ dài ngày, đêm theo vĩ độ.
Bài tập 6:
Dựa vào số liệu sau đây, hãy ghép các số liệu ở hai cột trong bảng với nhau cho phù hợp.
Vĩ độ
Số ngày dài 24 giờ(ngày trắng)
900N
1
850N
127
800N
153
750N
179
700N
60
66033‘ N
1
900B
97
66033‘ B
0
500B
186
* Hướng dẫn:
Học sinh cần xác định được hiện tượng ngày trắng chỉ xảy ra từ đường vòng cực đến cực.
Từ vòng cực đến cực số ngày dài 24h tăng dần. 
Cùng 1 vĩ độ thì Nam bán cầu có số ngày dài 24 h ít hơn Bắc bán cầu (do thời gian Bắc bán cầu nghiêng về phía Mặt Trời dài hơn Nam bán cầu)
* Giải:
Vĩ độ
Số ngày dài 24 giờ(ngày trắng)
900N
179
850N
153
800N
127
750N
97
700N
60
66033‘ N
1
900B
186
66033‘ B
1
500B
0
Bài tập 7:
Dựa vào bảng sau:
Vĩ tuyến
Số giờ chiếu sáng trong ngày
21/3
22/6
23/9
22/12
66o33’B
12
24
12
0
23o27’B
12
13 1/2
12
10 1/2
0o
12
12
12
12
23o27’ N
12
10 1/2
12
13 1/2
66o33’ N
12
0
12
24
Giải thích về sự giống và khác nhau của số giờ chiếu sáng trong ngày tại các vĩ tuyến trong bảng trên.
*Giải: 
- Vì Trái đất hình cầu nên ánh sáng Mặt Trời luôn phân chia bề mặt Trái Đất làm hai phần bằng nhau. Do trục trái đất nghiêng trên mặt phẳng quĩ đạo trong khi Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nên vòng phân chia sáng - tối thường xuyên thay đổi vị trí.
- Ngày 21/3( xuân phân) và 23 / 9(thu phân) số giờ chiếu sáng trong ngày tại các vĩ độ đều 12 giờ. Vì lúc này Mặt Trời chiếu vuông góc tại xích đạo đường phân chia sáng tối trùng với trục của Trái Đất => diện tích đựợc chiếu sáng tại các vĩ độ trên Trái Đất bằng diện tích bị che khuất.
- Từ ngày 22/3 đến 23/9 :
Tại bán cầu Bắc: Bán cầu bắc ngả về phía Mặt Trời, vòng phân chia sáng tối đi qua sau cực Bắc và trước cực Nam. ở bán cầu Bắc, diện tích được chiếu sáng nhiều hơn phần bị che khuất, vì thế ngày dài hơn đêm (trừ tại xích đạo)
Đặc biệt vào ngày 22/6 (ngày hạ chí). Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc. Trong ngày này tất cả các địa điểm ở bán cầu Bắc đều có ngày dài nhất, đêm ngắn nhất trong năm. Tại vòng cực Bắc ngày dài 24 h. Càng tiến gần cực Bắc, ngày càng dài, đêm càng ngắn.
ở bán cầu Nam thì hiện tượng ngược lại
- Từ 23/9 đến 21/3 năm sau.
Bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, vòng phân sáng tối đi qua trước cực Bắc và sau cực Nam của Trái Đất. ở bán cầu Nam diện tích được chiếu sáng nhiều hơn phần bị che khuất, vì thế độ dài của ngày lớn hơn đêm.
Riêng ngày đông chí (22/12). Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Nam. Trong ngày này mọi địa điểm ở nam bán cầu đều có ngày dài nhất, đêm ngắn nhất trong năm, càng gần cực Nam ngày càng dài, đêm càng ngắn.
ở bán cầu bắc thì hiện tượng ngược lại.
Bài tập 8:
Các hình vẽ sau thể hiện ngày, đêm ở những vĩ độ nào trên Trái Đất ? Vì sao?
- Hình A:
 + Xích đạo ( 00), vì ngày và đêm dài bằng nhau (12h) trong suốt 12 tháng 
- Hình B:
 + Cực Bắc(900B), vì có 6 tháng toàn ngày(từ 21/3 đến 23/9) và 6 tháng toàn đêm từ 23/9 đến 21/3 năm sau.
- Hình C
 + Vòng cực Bắc (660 33’B). Vì trong suốt năm chỉ có 1 ngày có giờ chiếu sáng dài 24 h (22/6). Từ 21/3 đến 23/9 ngày dài hơn đêm, từ 23/9 đến 21/3 năm sau đêm dài hơn ngày.
- Hình D
 + Chí tuyến Bắc (230 27’B ). Vì từ tháng 3 đến tháng 9 có thời gian ngày dài hơn đêm, có một ngày trong năm có độ dài ngày lớn nhất vào khoảng 22/6.
- Hình E
 + Chí tuyến Nam (230 27’N). Vì từ tháng 3 đến tháng 9 có thời gian đêm dài hơn ngày, có một ngày trong năm độ dài ngày dài nhất vào khoảng 22/12.
- Hình G 
 + Vòng cực Nam (660 33’N) vì trong suốt năm chỉ có 1 ngày toàn đêm 24 h (22/6). Từ 21/3 đến 23/9 đêm dài hơn ngày, từ 23/9 đến 21/3 năm sau ngày dài hơn đêm.
Bài tập 9:
Cho biết câu ca dao : "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng 
Ngày tháng mười chưa cười đã tối "
Đúng với vùng nào trên Trái Đất? Tại sao?
* Giải:
Hiện tượng này xảy ra ở bán cầu Bắc. Do vào tháng 5 bán cầu Bắc nghiêng về Mặt Trời do đó mà thời gian chiếu sáng dài hơn => ngày dài, đêm ngắn . Vào tháng 10 bán cầu Bắc chếch xa Mặt Trời thời gian chiếu sáng ít => đêm dài , ngày ngắn .
2. Dạng bài xác định hiện tượng từ hình vẽ
Bài tập 10:
Hình ảnh sau thể hiện hiện tượng gì ? Trỡnh bày hiện tượng địa lớ đú.
Hướng dẫn :
- Cần quan sát các ngày ghi trên hình vẽ và các vĩ độ từ đó liên hệ đến kiến thức đựơc học để giải.	
Giải:
- Thể hiện hiện tượng chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời giữa 2 chớ tuyến. Đõy là chuyển động thấy bằng mắt nhưng khụng cú thực
+ Trình bày hiện tượng Địa lớ trờn hỡnh vẽ
- Trong một năm tia sỏng Mặt Trời lần lượt chiếu thẳng gúc với mặt đất tại cỏc điểm trong khu vực từ chớ tuyến Bắc đến chớ tuyến Nam
- Ngày 21/03 tia sỏng Mặt Trời chiếu thẳng gúc với mặt đất tại Xớch Đạo sau 21/03 Mặt Trời chuyển động biểu kiến dần lờn chớ tuyến Bắc và lờn thiờn đỉnh ở chớ tuyến Bắc ngày 22/06
- Sau ngày 22/06 Mặt trời chuyển động biểu kiến dần về Xớch Đạo và lờn thiờn đỉnh ở Xớch Đạo vào ngày 23/09 Sau ngày 23/09 Mặt Trời chuyển động biểu kiến dần về chớ tuyến Nam và lờn thiờn đỉnh ở chớ tuyến Nam ngày 22/12
- Sau ngày 22/12 Mặt Trời chuyển động biểu kiến dần về phớa Xớch Đạo
Bài tập 11:
Quan sát tranh vẽ A và B , cho biết hai tranh vẽ thuộc vùng nào ở bán cầu Bắc và vào thời điểm nào trong năm ? (Có bóng người và bóng cây lúc giữa trưa như hình vẽ.) 
Hướng dẫn giải:
Tranh A vùng Bắc Cực, ngày 22/6 vì bóng người có trong suốt 24 giờ và độ dài bóng không thay đổi.
Tranh B : 
Một địa điểm nằm trong khu vực xích đạo đến chí tuyến Bắc.
Vào thời kì từ 21/3 đến 23/9.
Mỗi địa điểm ở vùng này có 1 hoặc 2 ngày vào lúc giữa trưa tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với mặt đất bóng cây lúc đó sẽ đổ tròn xuống gốc.
3. Dạng bài tính góc nhập xạ, lượng bức xạ Mặt Trời. 
Bài tập 12:
a.Viết công thức tổng quát để tính góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc 12 giờ trưa tại các địa điểm trên Trái Đất.
b. Vận dụng công thức để tính góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc 12 giờ trưa ngày 22-6, 22-12 và ngày 21-3 tại các địa điểm: 
Hà Nôi (210 01’B ), Tô Ki Ô (350 00’ B), Xao Pao Lô( 230 27’ N).
* Giải
a, Viết công thức tổng quát:
- Khi φ ≤ α → h = 900 + φ - α 
- Khi φ > α → h = 900 - φ ± α 
Trong đó: h là góc nhập xạ; φ là vĩ độ địa điểm cần tính; α là góc nghiêng của tia sáng Mặt Trời so với mặt phẳng xích đạo.
b, Vận dụng công thức tính ra kết quả sau.
Ngày, tháng
21-3
22-6
22-12
Hà Nội
680 59’
870 34’
450 32’
Tô Ki ô
550 00’
780 27’
310 33’
Sao Pao Lô
660 33’
430 06’
900 00’
Bài tập 13:
 Cho 3 địa điểm sau đây.
Địa điểm
Vĩ độ
Hà Nội 
21o02’
Huế 
16o26’
Thành phố Hồ Chí Minh 
10o47’
a, Tính góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khi Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế 
b, Xác định phạm vi trên Trái Đất Mặt Trời không lặn, không mọc trong các ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế.
* Giải.
a,
- Hà Nội nằm ở phía Bắc của Huế góc nhập xạ được tính bằng công thức sau
Ha= 900 - φ + α
( α vĩ độ Mặt Trời lên thiên đỉnh, φ vĩ độ cần tính)
Thay số: Ha = 900- 21002’ + 16026’ = 85024’
- Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở phía Nam của Huế góc nhập xạ được tính bằng công thức sau
Ha= 900 + φ - α
Thay số: Ha = 900+10047’ - 16026’ = 84021’
b.Khi Mặt trời lên thiên đỉnh ở Huế.
Phạm vi trên Trái Đất Mặt Trời không lặn và không mọc .
- Vĩ độ ở bắc bán cầu tia sáng Mặt Trời đến được sau cực Bắc và trước cực Nam là:
900-16026’=73034’
=> Phạm vi Mặt Trời không lặn là: từ 900B đến73034’B
 Phạm vi Mặt Trời không mọc là: từ 900N đến73034’N
Bài tập 14:
 Quan sát bảng số liệu sau:
Bảng phân phối tổng lượng bức xạ Mặt Trời ở các vĩ độ
đơn vị: cal/cm2/ngày
Ngày, tháng trong năm
Vĩ độ
0o
10o
20o
50o
70o
90o
21/3
22/6
23/9
22/12
672
659
556
367
132
0
577
649
728
707
624
634
663
650
548
361
130
0
616
519
286
66
0
0
a, Cho biết bảng số liệu thuộc bán cầu nào? Vì sao?
b, Nhận xét và giải thích sự phân phối tổng lượng bức xạ Mặt trời ở các vĩ độ.
* Giải:
a, Bảng số liệu thuộc Bắc bán cầu 
Giải thích:
- Ngày 22/6 có tổng bức xạ ở vĩ độ 200 cao nhất (Mặt Trời lên thiên đỉnh ở 230 27’ B)
- Tổng bức xạ vĩ tuyến 900 cao vào ngày 22/6. Các ngày khác trong năm bằng 0 cal/ cm2/ngày.
- Ngày 22/12 từ vĩ độ 700 đến 900 bằng 0 (từ 70 – 900B Mặt Trời không mọc)
b, Nhận xét : 
- Tổng bức xạ Mặt Trời có sự thay đổi theo vĩ độ và theo thời gian.
Tổng bức xạ Mặt Trời tăng dần từ xích đạo về cực( trừ ngày 22/6) vì góc nhập xạ nhỏ dần từ xích đạo về hai cực.
Ngày 22/6 tổng bức xạ Mặt Trời cao nhất ở vĩ độ 200B. Vĩ độ 500B, 700B, 900B cao hơn xích đạo 00. Vì vĩ độ 200B góc nhập xạ lớn, các vĩ độ 500B, 700B, 900B bức xạ lớn hơn xích đạo do độ dài ngày ở các vĩ độ này lớn hơn xích đạo.
Ngày 22/12 tổng bức xạ Mặt Trời thấp nhất ở các vĩ độ bắc do góc nhập xạ nhỏ, ngày ngắn.
ở xích đạo : hai ngày 21/3, 23 /9 tổng bức xạ cao nhất do Mặt Trời lên thiên đỉnh giữa trưa. Ngày 22/6, 22/12 tổng bức xạ mặt trời thấp nhất do Mặt Trời ở thấp nhất giữa trưa.
4. Dạng bài tính ngày mặt trời lên thiên đỉnh.
Bài tập 15:
 Cho 3 địa điểm sau đây.
Địa điểm
Vĩ độ
Hà Nội 
21o02’
Huế 
16o26’
Thành phố Hồ Chí Minh 
10o47’
Vào ngày tháng nào trong năm, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh.(được phép sai số 1 ngày)
* Hướng dẫn:
Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến 1 lần, giữa 2 đường chí tuyến ( nội chí tuyến ) 2 lần, khu vực ngoại chí tuyến không có lần nào. Theo bài ra thì ta thấy các địa điểm trên của nước ta đều nằm trong khu vực nội chí tuyến nên trong năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh .
Trong năm, theo dương lịch các tháng 1,3,5,7,8,10,12 có 31 ngày. Các tháng 4, 6,9, 11có 30 ngày. Tháng 2 có 28 ngày. 
* Giải 
Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo lên chí tuyến bắc hết 93 ngày ( từ 21/3 đến 22/6) với góc độ : 23o27’ = 1407’
Vậy trong một ngày Mặt Trời di chuyển biểu kiến một góc là:
1407’ : 93 ngày = 15’08’’ = 908’’
Số ngày Mặt Trời cần di chuyển từ xích đạo đến Huế ( vĩ độ 16o26’B = 59160’’B) là:
59160 : 908 = 65 ngày
Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế lần thứ nhất là:
Từ ngày 21/3 + 65 ngày sẽ là ngày 25/5
Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế lần thứ hai là:
Từ ngày 22/6 + (93 ngày – 65 ngày) sẽ là ngày 20/7
Tương tự như cách tính trên ta sẽ tính được ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh:
ở Hà Nội : Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 1vào ngày 13/6, lần 2 vào ngày 2/7
ở thành phố Hồ Chí Minh: Mặt trời lên thiên đỉnh lần 1vào ngày 3/5, lần 2 vào ngày 12/8.
Phần III. Kết luận
Với đề tài này tôi hy vọng các em học sinh giỏi sẽ có thêm một số kĩ năng trong giải các bài tập, có được cách nhìn nhận tổng hợp các dạng bài tập địa lí liên quan đến hệ quả chuyển động tự quay quanh trục, quay quanh Mặt Trời của Trái Đất. Các giáo viên địa lí có thêm nguồn tư liệu tham khảo. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các em học sinh để đề tài hoàn thiện hơn.
Hoàng mai, tháng 5 - 2009
Tài liệu tham khảo
Tuyển tập đề thi Olympic 30/4 lần thứ V – Nhà xuất bản giáo dục.
Tuyển tập đề thi Olympic 30/4 lần thứ VI – Nhà xuất bản đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 
Tuyển tập đề thi Olympic 30/4 lần thứ VII – Nhà xuất bản giáo dục.
Tuyển tập đề thi Olympic 30/4 lần thứ X – Nhà xuất bản giáo dục. 
Tuyển tập đề thi Olympic 30/4 lần thứ XIII – Nhà xuất bản đại học sư phạm Hà Nội.
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông môn địa lí – Lê Thông, Nguyễn Trọng Hiếu, Phạm Thị Sen, Nguyễn Viết Thịnh - Nhà xuất bản giáo dục.
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì 3 ( 2004 – 2007 ) môn địa lí – PGS.TS Đặng Văn Đức, PGS.TS Lê Huỳnh - Viện nghiên cứu sư phạm.
Sách giáo khoa địa lí 10 cơ bản - Nhà xuất bản giáo dục 
Sách giáo viên địa lí 10 cơ bản - Nhà xuất bản giáo dục 
Sách giáo khoa địa lí 10 nâng cao - Nhà xuất bản giáo dục 
Sách giáo viên địa lí 10 nâng cao - Nhà xuất bản giáo dục 
Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí THPT – Lê Thông – Nhà xuất bản giáo dục.

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of Sang kien Dia 09.doc