Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học phân tử

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học phân tử

Câu 1: Cấu trúc một đơn phân của AND gồm:

A. H3PO4 , đường ribô, 1 bazơ nitơric C. H3PO4 , đường đêôxiribô, 1 bazơ nitơric

B. H3PO4 , đường ribô, Ađênin D. H3PO4 , đường đêôxiribô, axit amin

Câu 2: Bazơ nitơric gắn với đường đêôxiribô (C5H10O4) ở vị trí cacbon số:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 5

Câu 3: Vị trí các nguyên tử cacbon trong cấu trúc đường đêôxiribô trong một nuclêôtit được đánh số:

A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 3, 4, 5 C. 1, 2, 3, 4, 5 D. 1, 2, 3, 4

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3884Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học phân tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh học phân tử
Câu 1: Cấu trúc một đơn phân của AND gồm:
A. H3PO4 , đường ribô, 1 bazơ nitơric
C. H3PO4 , đường đêôxiribô, 1 bazơ nitơric
B. H3PO4 , đường ribô, Ađênin
D. H3PO4 , đường đêôxiribô, axit amin
Câu 2: Bazơ nitơric gắn với đường đêôxiribô (C5H10O4) ở vị trí cacbon số:
A. 1’
B. 2’
C. 3’
D. 5’
Câu 3: Vị trí các nguyên tử cacbon trong cấu trúc đường đêôxiribô trong một nuclêôtit được đánh số: 
A. 1’, 2’, 3’, 4’
B. 1’, 2’, 3’, 4’, 5’
C. 1, 2, 3, 4, 5
D. 1, 2, 3, 4
Câu 4: Axit photphoric gắn với đường đêôxiribô (C5H10O4) ở vị trí cacbon số:
A. 1’
B. 2’
C. 3’
D. 5’
Câu 5: Sự hình thành chuỗi pôlypeptit luôn diễn ra theo chiều từ:
A. 5’ đến 3’
B. 3’ đến 5’
C. 3 đến 5
D. 5 đến 3
Câu 6: Sự đa dạng của ADN được quyết định bởi:
A. Số lượng, thành phần các Nu
C. Cấu trúc không gian của ADN
B. Trật tự sắp xếp các Nu
D. Tất cả đều đúng
Câu 7: Trong các yếu tố cơ bản quyết định tính đa dạng của ADN, yếu tố nào là quyết định nhất:
A. Thành phần của các loại Nu tham gia 
C. Cấu trúc không gian của ADN
B. Trật tự sắp xếp các Nu
D. Số lượng các loại Nu
Câu 8: Cấu trúc không gian của ADN được quyết định bởi:
A. Các liên kết Photphođieste
C. Vai trò của đường đêôxiribô
B. Các liên kết hiđrô
D. Nguyên tắc bổ xung giữa 2 chuỗi pôlynuclêôtit
Câu 9: Nguyên tắc bổ xung trong cấu trúc ADN dẫn đến kết quả:
A. A=X, G=T
B. A=G, T=X
C. A+T=G+X
D. A/T=G/X 
Câu 10: Một đoạn ADN có số vòng xoắn là 120. số nu trong ADN là:
A. 1200 nu
B. 2400 nu 
C. 2400 cặp nu
D. 4800 nu
Câu 11: Hình vẽ nào dưới đây mô tả đúng trình tự một đoạn ADN
A. 5’ATGXAT3’
 3’AUXGTA5’
B. 3’AGAAXT5’
 3’AXTTGA5’
C. 5’AGGTXA3’
 3’TXGAGT5’
D. 5’AGXTAG3’
 3’TXGATX5’
Câu 12: Một đoạn ADN, trên mạch 1 có A= 200, T= 250 
A. Số nu loại A= 400
C. Số nu loại A của mạch 2 = 400
B. Số nu loại T của mạch 2 là 400
D. Không có đáp án trên
Câu 13: ADN có cấu trúc không gian xoắn kép dạng vòng khép kín được thấy ở:
A. Vi khuẩn
B. Ty thể 
C. Lạp thể
D. A, B, C đều đúng
Câu 14: Một ADN có l = 5100 A0, số nu A chiếm 20% tổng số nu. Số liên kết hiđrô là
A. 3.900
B. 1.500 
C. 3.000
D. Không có đáp án trên
Câu 15: Một gen có số liên kết hiđrô là 1560, số nu A chiếm 20% tổng số nu của gen. Số nu loại G của gen là:
A. G=X= 240
B. G=X= 156
C. G=X= 360
D. G=X= 480
Câu 16: Trong chu kỳ tế bào, sự nhân đôi của ADN trong nhân xảy ra ở:
A. Kì trung gian
B. Kì đầu
C. Kì sau
D. Kì cuối
Câu 17: Trong quá trình nhân đôi của ADN, các nu tự do sẽ tương ứng với các nu trên mỗi mạch của phân tử ADN theo cách:
A. Nu loại nào liên kết với nu loại đó
C. Các bazơ có kích thước lớn bổ xung với các bazơ có kích thước nhỏ
B. Dựa trên nguyên tắc bổ xung
D. Cả B và C
Câu 18: Trong quá trình nhân đôi của ADN, trên một mạch ADN cũ sẽ có mạch ADN mới được tổng hợp liên tục, còn ở mạch kia ADN mới được tổng hợp từng đoạn, hiện tượng này xảy ra là do:
A. Enzim ADN-pôlimeraza di chuyển trên mỗi mạch ADN luôn theo chiều 3’đến 5’
B. Hai mạch ADN xoắn kép đi theo hướng ngược chiều nhau.
C. Các enzim tháo và phá xoắn ADN chỉ di chuyển theo một hướng, trong khi đó Enzim ADN-pôlimeraza tác động trên hai mạch của ADN theo 2 hướng.
D. Mạch ADN không được xúc tác của Enzim ADN-pôlimeraza sẽ được tổng hợp thành từng đoạn.
Câu 19: Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung có tác dụng:
A. Đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ.
B. Sao lại chính xác trình tự của các nu trên mỗi mạch của phân tử ADN và duy trì tính chất đặc trưng, ổn định của phân tử ADN qua các thế hệ.
C. Góp phần tạo nên hiện tượng biến dị tổ hợp.
D. A và B đúng.
Câu 20: Chức năng nào dưới đây của ADN là không đúng: 
A. Mang thông tin di truyền quy định sự hình thành các tính trạng của cơ thể.
B. Trực tiếp tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin.
C. Nhân đôi nhằm duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào của cơ thể.
D. Đóng vai trò quan trọng trong tiến hoá thông qua các đột biến của ADN.
Câu 21: Quá trình nhân đôi của ADN còn được gọi là:
A. Quá trình tái sinh, tự sao
C. Quá trình tái bản, tự nhân đôi, tổng hợp ADN
B. Quá trình sao mã
D. A, C đúng
Câu 22: Điểm quyết định trong cơ chế nhân đôi đảm bảo cho phân tử ADN con có trình tự nu giống phân tử ADN mẹ là:
A. Hoạt động theo chiều từ 3’ đến 5’ của enzim ADN pôlymeraza.
B. Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình lắp ghép các nu tự do.
C. Cơ chế nhân đôi bán bảo tồn.
D. Sự phá vỡ và tái xuất hiện lần lượt các liên kết hyđrô trong cấu trúc.
Câu 23: Trên mạch khuôn của ADN có số nu các loại: A=60, G=120, X=80, T=30. Một lần nhân đôi của ADN này đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp:
A. A=T= 180; G=X= 110
C. A=T= 90; G=X= 200
B. A=T= 140; G=X= 150
D. A=T= 180; G=X= 400
Câu 24: Một phân tử ADN có chiều dài 1,02 mm. Khi phân tử này thực hiện một lần nhân đôi, số nu tự do mà môi trường nội bào cung cấp sẽ là: 
A. 6.106
B. 3.106
C. 1,02.105
D. 6.105
Câu 25: Một gen có chiều dài 5100 A0 khi tế bào này trải qua 5 lần phân bào liên tiếp. Số nu tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen này nhân đôi sẽ là:
A. 46.500
B. 3.000
C. 15.000
D. 93.000
Câu 26: Một gen có 1.200 nu, khi tự sao môi trường nội bào cung cấp số nu tự do là 37.200, gen trên đã: 
A. Thực hiện 31 lần sao mã.
C. Trải qua 5 lần nhân đôi liên tiếp.
B. Thực hiện 31 lần nhân đôi.
D. Nhân đôi tạo nên 30 gen mới.
Câu 27: Một gen có 600 A và 900 G thực hiện một lần nhân đôi, số liên kết hiđrô hình thành là:
A. 46.500
B. 3.000
C. 15.000
D. 93.000
Câu 28: Các nu trên mạch 1 của gen được kí hiệu: A1 T1 G1 X1. Các nu trên mạch 2 của gen được kí hiệu: A2 T2 G2 X2. Biểu thức nào sau đây là đúng:
A. A1 +T1 +G1 +X1=50% số nu của mỗi mạch
C. A1 +T1 +G1 +X2=100% N2
B. A1 +T2 +G1 +X1=100% N1
D. A1 +T1+G1 +G2=100% N1
Câu 29: Sự nhân đôi của ADN ngoài nhân (trong các bào quan ty thể, lạp thể) xảy ra:
A.Nhân đôi nhiều lần trong một chu kỳ tế bào
C. Phụ thuộc vào sự nhân đôi của tế bào
B. Độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân
D. A, B đều đúng.
Câu 30: Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN - pôlymeraza di chuyển trên mỗi mạch của ADN
A. Theo chiều từ 5’ đến 3’
C. Di chuyển một cách ngẫu nhiên
B. Theo chiều từ 3’ đến 5’
D. Di chuyển từ 5’ đến 3’ trên mạch này và 3’ đến 5’ trên mạch kia.
Câu 31: Sau khi kết thúc hoạt động nhân đôi thì một ADN đã tạo nên:
A. Một ADN mới hoàn toàn và một ADN cũ
C. Hai ADN theo kiểu bán bảo tồn
B. Hai ADN mới, mỗi ADN có một mạch cũ và một mạch mới được tổng hợp.
D. B và C đúng
Câu 32: Dựa trên cơ chế nhân đôi của ADN:
A. Chất liệu di truyền được duy trì ổn định qua các thế hệ
C. Tạo điều kiện cho sự xuất hiện đột biến gen do sai sót trong nhân đôi.
B. Là cơ sở cho sự nhân đôi của NST
D. B và A đúng
Câu 33: Một gen khi thực hiện một lần nhân đôi đã đòi hỏi môi trường cung cấp cho mạch một 200 nu T, cho mạch hai 300 nu loại G và 100 nu loại X, 150 nu loại T. Số nu các loại trên mạch một của gen sẽ là:
A. A=200; G=300; T=150; X= 100
C. A=100; G=300; T=200; X= 100
B. A=100; G=100; T=200; X= 300
D. A=200; G=100; T=100; X= 300
Câu 34: Khi gen thực hiện 5 lần nhân đôi, số gen được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu do môi trường nội bào cung cấp là: 
A. 16
B. 30
C. 31
D. 32
Câu 35: Thông tin di truyền được truyền đạt tương đối ổn định từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác của loài nhờ:
A. Hoạt động sao mã của ADN
C. Hoạt động gián phân, Giảm phân và Thụ tinh.
B. Cơ chế tự sao của ADN
D. B và C đúng
Câu 36: Sự khác nhau trong cấu trúc ADN trong và ngoài nhân là:
A. ADN trong nhân có cấu trúc xoắn kép dạng sợi còn ADN ngoài nhân có cấu trúc xoắn kép dạng vòng.
B. ADN trong nhân có số lượng nu lớn hơn so với ADN ngoài nhân.
C. ADN ngoài nhân có số lượng nu lớn hơn so với ADN trong nhân.
D. A và B đúng.
E. A và C đúng.
Câu 37: Sự khác biệt cơ bản trong cấu trúc giữa các loại ARN do các yếu tố quyết định:
A. Số lượng, thành phần các loại riNu
C. Thành phần và trật tự các loại riNu
B. Số lượng, thành phần, trật tự các loại riNu trong cấu trúc không gian của ARN
D. Cấu trúc không gian của các loại ARN
Câu 38: Cấu trúc không gian của ARN có dạng:
A. Mạch thẳng
C. Xoắn đơn tạo nên một mạch pôliribôNu
B. Có thể có mạch thẳng hay xoắn đơn tuỳ theo giai đoạn phát triển của ARN
D. Có thể có mạch thẳng hay xoắn đơn tuỳ theo mỗi loại ARN
Câu 39: Sự tổng hợp ARN được thực hiện:
A. Theo NTBS trên 2 mạch của gen
C. Theo NTBS chỉ trên 1 mạch của gen
B. Trong quá trình phân bào nguyên nhiễm
D. Trong nhân đối với mARN còn tARN, rARN được tổng hợp ngoài nhân
Câu 40: Quá trình tổng hợp ARN xảy ra ở:
A. Kì trung gian
C. Kì đầu của giảm phân
B. Kì đầu của nguyên phân
D. Kì cuối của nguyên phân
Câu 41: Nội dung nào dưới đây là đúng:
A. mARN mang thông tin cho việc tổng hợp 1 loại Pr, hoạt động của mARN có thể kéo dài qua nhiều thế hệ tế bào.
B. mARN mang thông tin cho việc tổng hợp 1 loại Pr, có thời gian tồn tại trong tế bào tương đối ngắn.
C. rARN kết hợp với các Pr đặc hiệu để hình thành nên sợi nhiễm sắc.
D. tARN đóng vai trò vận chuyển axit amin, có thể sử dụng qua nhiều thế hệ tế bào và 1 tARN có thể vận chuyển nhiều axit amin.
Câu 42: Trong quá trình tổng hợp ARN:
A. Một đoạn ADN tương ứng với một gen sẽ thực hiện việc tháo xoắn.
B. Quá trình tổng hợp ARN được thực hiện trên một mạch của gen.
C. Nhiều phân tử ARN có thể được tổng hợp từ cùng một gen.
D. A, B đúng.
E. A, B và C đúng.
Câu 43: Một gen thực hiện 2 lần sao mã đã đòi hỏi môi trường cung cấp riNu các loại: A=400, U=360, G=240, X=480. Số lượng từng loại nu của gen là:
A. A = 700; G = 720
C. A = 380; T = 400; G = 360; X = 480
B. A = 380; G = 360
D. A = 400; T = 380; G = 480; X = 360
Câu 44: Sự giống nhau của 2 quá trình nhân đôi và sao mã là:
A. Đều có sự xúc tác của enzim ADN pôlymeraza
C. Việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở NTBS
B.Thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN
D. Không có đáp án nào đúng
Câu 45: Một phân tử mARN có chiều dài 5.100 A0 phân tử mang thông tin mã hoá cho:
A. 600 axit amin
B. 499 axit amin
C. 500 axit amin
D. 501 axit amin
Câu 46: Giả sử một gen chỉ được cấu tạo từ 2 loại nu G và X. Trên mạch gốc của gen đó có thể có tối đa: 
A. 64 loại mã bộ ba
B. 32 loại mã bộ ba
C. 16 loại mã bộ ba
D. 8 loại mã bộ ba
Câu 47: Các mã bộ ba khác nhau bởi
A. Số lượng các nu
B. Thành phần các nu
C. Trật tự các nu
D. Cả B và C
Câu 48: Quá trình tổng hợp ARN trong nhân cần thiết cho:
A. Hoạt động giải mã ở tế bào chất
C. Hoạt động phân bào nguyên nhiễm
B. Hoạt động tổng hợp Pr trong nhân tế bào
D. Hoạt động phân bào giảm nhiễm
Câu 49: tARN mang axit amin mở đầu tiến vào ribôxôm có bộ ba đối mã là:
A. AUA
B. XUA
C. UAX
D. UXA
Câu 50: Hiện tượng thoái hoá mã là hiện tượng:
A. Một mã bộ ba mã hoá cho nhiều axit amin.
B. Các mã bộ ba nằm nối tiếp nhau trên gen mà không gối lên nhau.
C. Nhiều mã bộ ba cùng mã hoá cho một axit amin.
D. Các mã bộ ba không tham gia vào quá trình mã hoá cho các axit amin.

Tài liệu đính kèm:

  • docTrac nghiem phan sinh hoc phan tu.doc