Khái quát Văn học giai đoạn 1930-1945
Câu 1: ( 2 điểm) :
Hãy trình bày ngắn gọn bối cảnh lịch sử của nước Việt Nam giai đoạn 1930-1945?
Câu 2: ( 2 điểm):
Trình bày khái quát hoàn cản văn học của giai đoạn 1930-1945 của văn học Việt Nam?
Câu 3: ( 2 điểm):
Nêu ngắn gọn đặc điểm của dòng văn học yêu nước và cách mạng giai đoạn 1930-1945?
Câu 4: ( 2 điểm)
Nêu ngắn gọn đặc điểm cơ bản cảu dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930- 1945?
Vấn đề luyên thi thứ nhất: Khái quát Văn học giai đoạn 1930-1945 Câu 1: ( 2 điểm) : Hãy trình bày ngắn gọn bối cảnh lịch sử của nước Việt Nam giai đoạn 1930-1945? Câu 2: ( 2 điểm): Trình bày khái quát hoàn cản văn học của giai đoạn 1930-1945 của văn học Việt Nam? Câu 3: ( 2 điểm): Nêu ngắn gọn đặc điểm của dòng văn học yêu nước và cách mạng giai đoạn 1930-1945? Câu 4: ( 2 điểm) Nêu ngắn gọn đặc điểm cơ bản cảu dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930- 1945? Câu 5: ( 2 điểm) Nêu ngắn gọn đặc điểm của dòng văn học lãng mạn giai đoạn 1930-1945? Câu 6:( 2 điểm) Văn học giai đoạn 1930-1945 đã có những đóng góp như thế nào đối với nền văn học dân tộc? Gợi ý trả lời Câu 1: 3-2-1930 Đảng CSVN ra đời, thúc đẩy phong trào cách mạng trong nước Cao trào Xô-Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 Phong trào dân chủ 1936-1939 Xã hội Việt Nam về căn bản vẫn là xã hội thực dân- Phong kiến lạc hậu, nhân dân lao động nghèo khổ bị bóc lột Chủ nghĩa phát xít và đại chiến thế giới lần 2 ảnh hưởng nhiều đến xã hội Việt Nam : Pháp đầu hang Nhật, nạn đoái 1945 Cách mạng Tháng Tám thành công. Caau2: Trong một gia đoạn ngắn mà văn học lại có những bước tiến vượt bậc Cùng một lúc có tới 3 dòng văn học cùng song song tồn tại và phát triển Các khuynh hướng văn học đã có sự phân biệt rõ nét Thơ ca đã phá vỡ thi pháp cũ để phát triển theo thi pháp mới : Thơ tự do Các thể loại văn xuôi phát triển mạnh chủ yếu là truyện ngắn , tiểu thuyết, phóng sự Văn học đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh và có một số đông độc giả đặc biệt là ở các đô thi lớn. Văn học chia thành 2 bộ phận lớn: Văn học công khai va bộ phận văn học không công khai. Văn học chịu ảnh hưởng của Văn học Phương Tây. Câu 3: Đây là dòng văn học của những chiến sĩ yêu nước và cách mạng thuộc bộ phận văn học không công khai. Nội dung chính : kêu gọi, khích lệ long yêu nước. Động viên quần chúng nhân dân làm cách mạng đưa Đất nước thoát khỏi cảnh nô lệ, lầm than. Thể loại chủ yếu là thơ ca viết theo thi pháp trung đại( Đường luật), một số viết theo thi pháp mới. Ngoài ra còn có hò vè và một số tác phẩm văn xuôi. Các tác giả chính: Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Hồ Chí Minh, Sóng Hồng, Tố Hữu Dòng văn học yêu nước cách mạng đã có đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Câu 4: Đây là dòng văn học thuộc bộ phận văn học công khai của các trí thức tân học viết theo khuynh hướng hiện thực Nội dung chính : phơi bày cuộc sống khổ cực lầm than của nhân dân lao động và sự vô nhân đạo của xã hội Thực dân Phong kiến cùng giai cấp thống trị. Thể loại chủ yếu là : truyện ngắn, tiểu thuyết, phọng sự. Các tác giả chính: Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Tô Hoài Dòng văn học hiện thực phê phán có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Câu 5: Đây là dòng văn học thuộc bộ phận văn học công khai của những trí thức tân học viết theo khuynh hướng lãng mạn. Nội dung chính : Chống lại lễ giáo Phong kiến, đề cao khát vọng của cái tôi cá nhân trong tình yêu, trong cảm nhận cuộc sống, ca ngợi cõi tiên, ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, thể hiện nỗi buồn và sự bế tắc của một bộ phận thanh niên tiểu tư sản đương thời. Thể loại chủ yếu: Thơ ca ( Phong trào Thơ Mới), truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút Dòng văn học lãng mạn đã có những đóng góp to lớn vào quá trình đổi mới và hiện đại hóa văn học của văn học dân tộc. Câu 6 Đóng góp trong việc hình thành và phát triển các khuynh hướng văn học Đóng góp về việc đổi mới thi pháp văn học và hiện đại hóa văn học Đóng gớp về việc đổi mới cách cảm, cách nghĩ của các tác giả Đóng góp trong việc học tập các tinh hoa của văn học thế giới đặc biệt là văn học Pháp. - Đóng góp cho việc làm giàu và đẹp them Tiếng Việt nghệ thuật.
Tài liệu đính kèm: