Trắc nghiệm Sinh học 12 tổng hợp

Trắc nghiệm Sinh học 12 tổng hợp

BÀI 1

GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ SỰ NHÂN ĐÔI ADN

1/ Vì sao mã di truyền là mã bộ 3?

A. Vì số nuclêôtit ở mỗi mạch của gen dài gấp 3 lần số axit amin của mỗi chuỗi pôlipeptit

B. Vì số nuclêôtit ở 2 mạch của gen nhiều gấp 6 lần số axit amin của mỗi chuỗi pôlipeptit

C. Vì mã bộ 1 và mã bộ 2 không tạo được sự phong phú về thông tin di truyền

D. Vì 3 nuclêôtit mã hoá cho 1 axit amin thì số tổ hợp sẽ là 64 vừa đủ để mã hoá cho 20 loại axit amin

2/ Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là?

A. Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN theo 2 hướng ngược chiều nhau

B. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có 1 ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi

C. Hai ADN được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu

D. Trong 2 ADN mới hình thành, mỗi ADN gồm 1 mạch cũ và 1 mạch mới tổng hợp

 

doc 76 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1673Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Trắc nghiệm Sinh học 12 tổng hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1
GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ SỰ NHÂN ĐÔI ADN
1/ Vì sao mã di truyền là mã bộ 3?
A. Vì số nuclêôtit ở mỗi mạch của gen dài gấp 3 lần số axit amin của mỗi chuỗi pôlipeptit
B. Vì số nuclêôtit ở 2 mạch của gen nhiều gấp 6 lần số axit amin của mỗi chuỗi pôlipeptit
C. Vì mã bộ 1 và mã bộ 2 không tạo được sự phong phú về thông tin di truyền
D. Vì 3 nuclêôtit mã hoá cho 1 axit amin thì số tổ hợp sẽ là 64 vừa đủ để mã hoá cho 20 loại axit amin
2/ Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là?
A. Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN theo 2 hướng ngược chiều nhau
B. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có 1 ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi
C. Hai ADN được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu
D. Trong 2 ADN mới hình thành, mỗi ADN gồm 1 mạch cũ và 1 mạch mới tổng hợp
3/ Mỗi axit amin trong phân tử protein được mã hoá trên gen dưới dạng:
A. Mã bộ bốn	B. Mã bộ ba
C. Mã bộ một	D. Mã bộ hai
4/Số bộ 3 mã hoá cho các axit amin là:
A. 64	B. 40	C. 61	D. 20
5/ Gen là gi?
A. Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho 1 chuỗi pôlipeptit
B. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử ARN
C. Gen là một đoạn phân tử ARN mang thông tin mã hoá cho 1 chuỗi pôlipeptit hay ARN
D. Gen là một đoan của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho 1 prôtêin hay 1 phân tử ARN
6/ Việc nối kín các đoạn okazaki để tạo nên 1 mạch đơn hoàn chỉnh được thực hiện nhờ enzim
A. Enzim helicaza	B. ADN pôlimeraza
C. ARN pôlimeraza	D. Enzim ligaza
7/ Trong chu kì tế bào, sự nhân đôi của ADN trong nhân diễn ra ở?
A. Kì sau	B. Kì giữa	C. Kì trung gian	D. Kì đầu
8/ Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới?
A. Tính phổ biến	B. Tính đặc hiệu
C. Tính thoái hoá	D. Tính liên tục
9/Mã di truyền trên mARN có các bộ 3 kết thúc như thế	nào?
A. Mã di truyền có các bộ 3 kết thúc là: UAX, UAG, UGX
B. Mã di truyền có các bộ 3 kết thúc là: UXA, UXG, UGX
C. Mã di truyền có các bộ 3 kết thúc là: UAU, UAX, UGG
D. Mã di truyền có các bộ 3 kết thúc là: UAA, UAG, UGA
10 Tính thoái hoá của bộ mã di truyền là hiện tượng:
A. Một mã bộ 3 mã hoá cho nhiều axit amin
B. Các mã bộ 3 có tính đặc hiệu
C. Các mã bộ 3 nằm nối tiếp nhau trên gen mà không gối lên nhau
D. Nhiều mã bộ 3 cùng mã hoá cho 1 axit amin
11/Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi là:
A. A liên kết với T, G liên kết với X
B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G
C. A liên kêt với U, G liên kết với X
D. A liên kết với X, G liên kết với T
12/Đặc điểm nào dưới đây không đúng với mã di truyền?
A. Mã di truyền là mã bộ 3, nghĩa là cứ 3 nuclêôtit kế tiếp nhau qui định 1 axit amin 
B. Mã di tuyền được đọc từ 1 điểm xác định và liên tục theo từng cụm 3 nuclêôtit (không gối lên nhau)
C. Mã di truyền mang tính chất riêng biệt,mỗi loài sinh vật đều 1 bộ mã di truyển riêng
D. Mã di truyền mang tính chất thoái hoá,nghĩa là 1 loại axit amin được mã hoá bởi 2 hay nhiều bộ 3
13/Trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN,trên 1 mạch ADN cũ sẽ có mạch ADN mới được tổng hợp liên tục,còn ở mạch kia ADN mới được tổng hợp từng đoạn.Hiện tượng này xảy ra do:
A. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của của ADN
B. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều từ 5’ đến 3’
C. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều từ 3’ dến 5’
D. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN
14/Cơ chế nhân đôi của ADN là cơ sở?
 A. Đưa đến sự nhân đôi của trung tử	B. Đưa đến sự nhân đôi của NST
C. Đưa đến sự nhân đôi của ti thể	D. Đưa đến sự nhân đôi của lạp thể
15/Nguyên tắc bán bảo toàn được thể hiện trong cơ chế?
A. Dịch mã 	B. Phiên mã
C. Điều hoà hoạt động của gen	D. Tự nhân đôi
16/ Đoạn okazaki là?
A. Đoạn ADN được tổng hợp gián đoạn theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi
B. Đoạn ADN được tổng hợp 1 cách liên tục trên mạch ADN trong quá trình nhân đôi
C. Đoạn ADN được tổng hợp 1 cách gián đoạn theo chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi
D. Đoạn ADN được tổng hợp 1 cách liên tục theo chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi
17/Sự nhân đôi của ADN ở những bộ phận nào trong tế bào nhân thực?
A. Ti thể, nhân, lục lạp	B. Lục lạp, nhân, trung thể
C. Lục lạp, ti thể, trung thể	D. Nhân, trung thể, ti thể
18/Thông tin di truyền được truyền đạt tương đối ổn định qua các thế hệ tế bào trong cơ thề nhờ?
A. Quá trình dịch mã
B. Cơ chế tự sao của ADN cùng với sự phân li đồng đều của NST qua nguyên phân
C. Quá trình phiên mã của ADN
D. Kết hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
19/Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi?
A. Lắp ghép các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung vào mạch đang tổng hợp
B. Phá vỡ các liên kết hidro giữa 2 mạch của ADN
C. Cung cấp năng lượng
D. Tháo xoắn ADN
20/Các mạch đơn mới được tồng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành theo chiều
A. 5’ đến 3’
B. Cùng chiều với mạch khuôn
C. 3’ đến 5’
D. Cùng chiều vời chiều tháo xoắn của ADN
21/Sau khi kết thúc nhân đôi từ 1 ADN mẹ đã tạo nên
A. 2 ADN, trong đó mỗi ADN có 1 mạch cũ và 1 mạch mới được tổng hợp
B. 1 ADN mới hoàn toàn và 1 ADN cũ
C. 2 ADN mới hoàn toàn
D. 2 ADN, trong đó mỗi mạch có sự đan xen đoạn cũ và đoạn mới được tổng hợp
22/Quá trình nhân đôi của ADN còn được gọi là?
A. Quá trình sao mã	B. Quá trình tái bản, tự sao
C. Quá trình dịch mã	D. Quá trình phiên mã
23/Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung có tác dụng?
A. Đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể
B. Chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào
C. Chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể
D. Chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định từ nhân ra tế bào chất
24/Thông tin di truyên được mã hoá trong ADN dưới dạng
A. Trình tự của các bộ 3 nucleotit qui định trình tự của các axit amin trong chuỗi polipeptit
B. Trình tự của các bộ 2 nucleotit qui định trình tự của các axit amin trong chuỗi polipeptit
C. Trình tự của mỗi nucleotit qui định trình tự của các axit amin trong chuỗi polipeptit
D. Trình tự của các bộ 4 nucleotit qui định trình tự của các axit amin trong chuỗi polipeptit
25/Điều nào không đúng với cấu trúc của gen?
A. Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi động và kiềm soát quá trình dịch mã
B. Vùng kết thúc nằm ở cuối gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã
C. Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
D. Vùng mã hoá ở giữa gen mang thông tin mã hoá axit amin
26/Định nghĩa nào sau đây về gen là bản chất nhất?
A. Một đoạn của phân tử ADN chịu trách nhiệm tổng hợp 1 trong các loại ARN thông tin,vận chuyển và riboxom
B. Một trình tự nucleotit của phân tử axit nucleit mang thông tin mã hoá cho 1 polipeptit hay 1 phân tử ARN
C. Một đoạn của phân tử ADN chịu trách nhiệm tổng hợp 1 trong các loại ARN hoặc tham gia vào cơ chề điều hoà sinh tổng hợp protein
D. Một đoạn của phân tử ADN tham gia vào cơ chế điều hoà sinh tổng hợp protein như gen điều hoà, gen khởi đông, gen vận hành
27/ Mã di truyền có 1 bộ 3 như thế nào?
A. Mã di truyền có 1 bộ 3 khởi đầu AUG
B. Mã di truyền có 1 bộ 3 khởi đầu AGU
C. Mã di truyền có 1 bộ 3 khởi đầu UGA
D. Mã di truyền có 1 bộ 3 khởi đầu GUA
28/ Trong các quá trình tự nhân đôi.enzim ADN polimeraza di chuyền trên mỗi mạch khuôn của ADN
A. Luôn theo chiều từ 5 ‘đến 3’
B. Luôn theo chiều từ 3’ đến 5’
C. Di chuyển 1 cách ngẫu nhiên
D. Theo chiều từ 5’ đến 3’ trên mạch này và 3’ đến 5’ trên mạch kia
29/Các mã bộ 3 khác nhau bởi:
A. Thành phần và trật tự các nuclêotit
B. Số lượng các nuclêotit
C. trật tự các nucleotit
D. Thành phần các nuclêotit
30/Trong quá trình nhân đôi của ADN, các nucleotit tự do sẽ gắn kết với các nucleotit trên mỗi mạch của phân tử ADN theo cách
A. Nucleotit loại nào sẽ kết hợp với nucleotit loại đó
B. Ngẫu nhiên
C. Dựa trên nguyên tắc bổ sung
D. Các bazơ nitric có kích thước lớn sẽ bổ sung các bazơ nictric có kích thước bé
Câu 31: điểm khác biệt cơ bản giữa gen của sinh vật nhân sơ với gen trong sinh vật nhân thực là: 
A. Gen trong sinh vật nhân thực dài hơn gen trong sin vật nhân sơ
B. Gen trong sinh vật nhân sơ không có vùng điều hoà còn trong sinh vật nhân thực thì có
C. Gen trong sinh vật nhân thực có các đoạn vô nghĩa và đoạn có nghĩa còn trong sinh vật nhân sơ thì không có
D. Gen trong sinh vật nhân thực thường nằm liền với nhau thành một nhóm gen còn trong sinh vật nhân sơ thì không 
Câu 32: Vị trí của vùng điều hoà của gen: 
A. Nằm ở đầu 3’ trên mạch gốc của gen 
B. Nằm ở đầu 5’ trên mạch gốc của gen
C. Nằm ở phía bên phải của gen
D. Nằm ở phía bên trái của gen
Câu 33: gen của một loài sinh vật có khối lượng 1.800.000 đvC có chiều dài vùng điều hoà và kết thúc là 1020 Å. Sau khi thực hiện quá trình phiên mã và dịch mã, chuỗi polipeptit chứa 504 axit amin. Điều khẳng định nào sau đây không đúng: 
A. Gen trên là gen của sinh vật nhân thực
B. Gen trên có thể là gen của trong nhân của sinh vật nhân thực hoặc trong sinh vật nhân sơ
C. Gen trên có vùng mã hoá chứa 5400 nuclêôtit
C. Các trình tự exon của gen trên có chiều dài 5140,8 Å.
Bài 2
PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
1/Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là
A. A liên kết với T, G liên kết với X
B. A liên kết với U, G liên kết với X
C. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G
D. A liên kết với X, G liên kết với T
2/Hoạt động nào không đúng đối với enzim ARN polimeraza thực hiện phiên mã
A. Mở đầu phiên mã là enzim ARN polimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn
B. ARN polimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch mARN bổ sung với khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A-U, T-A, G-X, X-G) theo chiều 3 → 5
C. ARN polimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch mARN bổ sung với khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A-U, T-A, G-X, X-G) theo chiều 5 → 3
D. ARN polimeraza đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc thì dừng và phân tử mARN vừa tổng hợp được giải phóng
3/Nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện
A. Chỉ trong cơ chế dịch mã và tự nhân đôi
B. Chỉ trong cơ chế tự nhân đôi và phiên mã
C. Trong các cơ chế tự nhân đôi, phiên mã và dịch mã
D. Chỉ trong cơ chế phiên mã và dịch mã
4/Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã là
A. Việc lắp ghép các đơn phân được thể hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung
B. Trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần
C. Đều có sự xúc tác của AND polimeraza
D. Thực hiện trên toàn bộ phân tử AND
5/ Quá trình dịch mã kết thúc khi
A. Riboxom rời khỏi mARN và trở lại dạng tự do với 2 tiểu phần lớn và bé
B. Riboxom di chuyển đến mã bộ 3 : AUG
C. Riboxom tiếp xúc với 1 trong các mã bộ 3 : UAA, UAG, UGA
D. Riboxom tiếp xúc với 1 trong các mã bộ 3 : UAU, UAX, UXG
6/Trong quá trình phiên mã của một gen
A. Có thể có nhiều mARN đ ... sinh thái nước
Câu 6: tập hợp nào sau đây bao gồm các tập hợp còn lại
A. Quần xã 	B. quần thể 	C. hệ sinh thái 	D. Sinh cảnh
Câu 7: một hệ sinh thái biểu hiện chức năng sống vì: 
Nó gồm các cơ thể sống
Nó có chu trình sinh học hoàn chỉnh	
Nó có cấu trúc của một hệ sống
Nó có trao đổi chất và năng lượng
Câu 8: một hệ sinh thái hoàn chỉnh có cấu trúc gồm: 
A. Các yếu tố khí hậu	B. Chất hữu cơ và vô cơ
C. Sinh vật sản xuất, tiêu thụ và phân giải	D. sinh cảnh và sinh vật 
Câu 9: hệ sinh thái được chia làm các kiểu chính là: 
Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước
Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo
Hệ sinh thái cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái biển
A hay B hoặc C tuỳ mục đích trình bày
Câu 10: đâu là một hệ sinh thái nhân tạo: 
A. Rừng nhiệt đới	B. hệ sinh thái biển
C. Rừng cao su	D. Savan
Câu 11: hệ sinh thái sa mạc có đặc điểm : 
A. Quần xã chịu khô hạn	B. Loài ưu thế là thông lá kim
C. Nhiều sinh vật phù du	D. Chủ yếu là cỏ và cây bụi
Câu 12 : hệ sinh thái savan có đặc điểm : 
A. Quần xã chịu khô hạn	B. Loài ưu thế là thông lá kim
C. Nhiều sinh vật phù du	D. Chủ yếu là cỏ và cây bụi
Câu 13 : hệ sinh thái cạn có độ đa dạng nhất là : 
A. Savan 	B. Taiga	C. Rừng nhiệt đới	D. Rừng ngập mặn
Câu 14 : hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm : năng lượng mặt trời là nguồn chính, số loài hạn chế và được cấp thêm vật chất : 
A. Rừng nhiệt đới	B. hệ sinh thái biển
C. Hệ sinh thái nông nghiệp	D. Hoang mạc và savan
Câu 15 : một thí nghiệm có cấy môi trường dinh dưỡng vô sinh với 2 loài đang phát triển là tảo lục và vi khuẩn phân huỷ, có thể xem là : 
A. Quần xã 	B. hệ sinh thái 	C. 2 quần thể	D. Hỗn hợp loài
Câu 16 : Rừng Taiga là hệ sinh thái có đặc điểm : 
	A. Quần xã chịu khô hạn	B. loài ưu thế là thông lá kim 
	C. Nhiều sinh vật phù du	D. Chủ yếu là cỏ và cây bụi
Câu 17 : hệ sinh thái savan có đặc điểm : 
	A. Quần xã chịu khô hạn	B. loài ưu thế là thông lá kim
	C. Nhiều sinh vật phù du	D. chủ yếu là cỏ và cây bụi
Câu 18 : nguyên nhân chính dẫn đến sự suy thoái các dạng tài nguyên là :
Do con người khai thác quá nhiều các dạng tài nguyên tái sinh và không tái sinh
Do thiên tai
Do gia tăng nhiệt độ của trái đất
Do hiệu ứng nhà kính
Bài 43+44+45: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG, CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ
DÒNG NĂNG LƯỢNG VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI
Câu 1: chu trình trao đổi và chuyển hoá vật chất ở hệ sinh thái được gọi là:
A. Chu trình tuần hoàn vật chất	B. Chu trình tuần hoàn năng lượng
C. Chu trình sinh địa hoá	D. Chu trình sinh thái học
Câu 2: chu trình sinh địa hoá không bao gồm: 
Dòng năng lượng trong hệ sinh thái 
Con đường vật chất từ ngoài vào cơ thể
Con đường vật chất từ cơ thể ra môi trường
Sự biến chất hữu cơ thành chất vô cơ hay ngược lại
Câu 3: quá trình chuyển hoá năng lượng ở hệ sinh thái không được xem là chu trình sinh địa hoá bởi vì:
Không có trao đổi giữa cá thể và môi trường
Năng lượng không tuần hoàn theo chu trình
Đó là quá trình không khép kín hoàn toàn
Đó là quá trình khép kín hoàn toàn
Câu 4: chu trình sinh địa hoá có vai trò điều hoà khí hậu là:
A. Chu trình cacbon	B. chu trình nitơ	C. Chu trình nước	D. chu trình ôxi
Câu 5 : chu trình sinh địa hoá thường bắt nguồn từ biển là :
A. Chu trình cacbon	B. chu trình canxi	C. Chu trình nitơ	D. chu trình phôtpho
Câu 6 : trong chu trình cacbon ở hệ sinh thái, thì nguyên tố cacbon đi từ ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ con đường :
A. Dị hoá	B. Quang hợp	C. Đồng hoá	D. Phân giải
Câu 7 : các hoạt động của con người đã gây ra hiệu ứng nhà kính vì :
Sử dụng quá nhiều ôxi
Sản sinh quá nhiều cacbonic
Tạo ra nhiều rác thải và hoá chất
Gây ô nhiễm nước ngọt và nước biển
Câu 8 : hiệu ứng nhà kính dẫn đến kết quả là :
A. Tăng nhiệt độ địa quyển	B. Giảm nồng độ khí ôxi
C. Tăng nhiệt độ khí quyển 	D. Làm thủng lớp ôzôn (O3)
Câu 9 : « lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên »
Bởi vì có sấm thì : 
Sẽ có mưa to, nhiều nước làm lúa mọc nhanh
Có chớp tăng, muối nitơ thúc lúa mọc tốt
Vi sinh vật cố định đạm hoạt động mạnh hơn
Sinh tia lửa điện tổng hợp nhiều ôzôn
Câu 10 : bộ phận của sinh vật khó hoàn lại nhanh chóng vật chất cho chu trình sinh địa hoá của hệ sinh thái là :
A. Rễn và lá	B. Xương	C. Thân cây	D. Thịt và da
Câu 11 : tập hợp các hệ sinh thái có chung đặc điểm địa lí, khí hậu và thổ nhưỡng gọi là :
A. Siêu hệ sinh thái 	B. Sinh quyển
C. Biôm hay khu sinh học	D. Đới
Câu 12 : ví dụ có thể minh hoạ cho một khu sinh học là :
Tập hợp mọi cây rừng trên cạn 
Tập hợp các hệ sinh thái nước ngọt
Tập hợp sinh vật nước mặn
Toàn bộ đất trên cạn
Câu 13 : đồng rêu hàn đới thuộc : 
A. Biôm trên cạn	B. Biôm nước ngọt
C. Biôm nước mặn	D. Biôm thềm lục địa
Câu 14 : khu sinh học chiếm diện tích lớn nhất thế giới là :
A. Biôm trên cạn	B. Biôm nước ngọt
C. Biôm nước mặn	D. Biôm thềm lục địa
Câu 15 : độ đa dạng lớn nhất thuộc về :
A. Biôm trên cạn	B. Biôm nước ngọt
C. Biôm nước mặn	D. Biôm thềm lục địa
Câu 16 : rừng lá rộng rụng theo mùa phân bố ở :
A. Vùng bắc cực	B. Xích đạo
C. Cận nhiệt đới	D. Ôn đới bán cầu bắc
Câu 17 : đồng rêu Tundra phân bố ở :
A. Vùng bắc cực	B. Xích đạo
C. Cận nhiệt đới	D. Ôn đới bán cầu bắc
Câu 18 : nguồn năng lượng chủ yếu cho sinh giới là :
A. Năng lượng sinh học	B. Năng lượng mặt trời
C. Nhiên liệu hoá thạch	D. Năng lượng phóng xạ
Câu 19 : trong hệ sinh thái, dòng năng lượng bắt đầu từ :
A. Môi trường	B. Cây xanh
C. Vụn hữu cơ	D. Vi khuẩn phân huỷ
Câu 20 : dòng năng lượng trong chuỗi thức ăn đi theo chiều :
Từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc cao hơn
Từ bậc dinh dưỡng cao xuống bậc dinh dưỡng thấp
Từ sinh vật sản xuất đến vật tiêu thụ
Từ sinh vật tiêu thụ cấp dưới lên cấp trên
Câu 21 : trong trao đổi và chuyển hoá của hệ sinh thái, yếu tố thất thoát nhiều nhất là :
A. Cacbon	B. Năng lượng	C. Nước	D. Phôtpho và Canxi
Câu 22 : hiệu suất sinh thái trong một chuỗi thức ăn là :
Tỉ lệ chuyển hoá năng lượng giữa các bậc
Tỉ lệ sinh khối trung bình giữa các bậc
Hiệu số năng lượng giữa các bậc liên tiếp
Hiệu số sinh khối của bậc dinh dưỡng
Câu 23 : trong một chuỗi thức ăn ở hệ sinh thái tự nhiên, tổn hao năng lượng giữa hai bậc dinh dưỡng liên tiếp thường khoảng :
A. 10%	B. 70%	C. 80%	D. 90%
Câu 24 : hao tổn qua hô hấp và tạo nhiệt trong một chuỗi thức ăn ở hệ sinh thái tự nhiên ở mỗi bậc dinh dưỡng khoảng : 
A. 10%	B. 70%	C. 80%	D. 90%
Câu 25 : hiệu suất sinh thái trong tự nhiên thường khoảng : 
A. 10%	B. 20%	C. 80%	D. 90%
Câu 26 : hiệu suất sinh thái là 0,1 (hay 10) thì từ đầu vào là 100 đơn vị, đầu ra ở bậc dinh dưỡng thứ 5 sẽ bằng : 
A. 100/10 = 10	B. 100/100 = 1	C. 100/1000 = 0,1	D. 100/10000 = 0,01
Câu 27 : khi nói về hiệu suất sinh thái ở một khu rừng, thì câu sai là : 
Phần lớn năng lượng nhận được bị thất thoát
Phần lớn năng lượng được tích luỹ vào sinh khối
Năng lượng thất thoát qua hô hấp, bài tiết, thải bã
Một phần năng lượng mất qua rụng lá, lột xác
Câu 28 : gọi sinh khối của sinh vật sản xuất là S, của sinh vật tiêu thụ là T thì trong hệ sinh thái : 
A. S > T	B. S < T	C. S = T	D. Không xác định
Câu 29 : để tiết kiệm năng lượng hệ sinh thái, trong nông nghiệp hiện đại người ta thường chăn nuôi : 
A. động vật tiêu thụ cấp I	B. Động vật tiêu thụ cấp II
C. Hạn chế thả rông	D. A + C
Câu 30: nhận xét nào dưới đây về biến đổi của năng lượng trong hệ sinh thái là không đúng: 
Năng lượng đi theo dòng và chỉ được sinh vật sử dụng một lần qua chuỗi thức ăn
Một năng lượng lớn bức xạ nhiệt được thực vật hấp thu, chuyển thành hoá năng chứa trong mô tạo nên sản lượng sinh vật sơ cấp thô
Thực vật sử dụng một phần sản lượng sinh vật sơ cấp thô cho sinh trưởng và phát triển, phần còn lại của sản lượng này làm thức ăn cho động vật ăn thực vật. Động vật ăn thực vật lại làm thức ăn cho động vật ăn thịt
Xác, các chất trao đổi và bài tiết của sinh vật được vi sinh vật hoại sinh phân giải, trả lại cho môi trường các chất vô cơ, còn năng lượng phát tán dưới dạng nhiệt
Câu 31: nhận định nào dưới đây về sản lượng sinh vật sơ cấp là không đúng:
Trong quang hợp sinh vật cây xanh chỉ tiếp nhận từ 0,2 đến 0,5% tổng lượng bức xạ để tạo ra sản lượng sinh vật sơ cấp thô
10 – 20% sản lượng sinh vật sơ cấp thô được thực vật sử dụng cho các hoạt động sống
60 – 70% sản lượng sinh vật sơ cấp thô được tích luỹ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng
Được sinh vật sản xuất tạo ra trong quá trình quang hợp
Câu 32: thế nào là hiệu suất sinh thái:
Tỉ lệ % tương đối giữa năng lượng được tích tụ ở một bậc dinh dưỡng nào đó so với năng lượng được tích tụ ở bậc dinh dưỡng đứng sau bất kì
Tỉ lệ % tương đối của năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng nào đó trong chuỗi thức ăn
Tỉ lệ % tương đối giữa năng lượng được tích tụ ở một bậc dinh dưỡng nào đó so với năng lượng được tích tụ ở bậc dinh dưỡng đứng trước bất kì
Tỉ lệ % tương đối giữa năng lượng được tích tụ ở một bậc dinh dưỡng nào đó so với năng lượng được tích tụ ở bậc dinh dưỡng đầu tiên của chuỗi thức ăn
Câu 33: năng lượng mặt trời, địa nhiệt, thuỷ triều, gió là loại tài nguyên: 
A. Tái sinh	B. Không tái sinh	C. Vĩnh cửu	D. Có tính chu kì
Câu 34: sản lượng sinh vật thứ cấp được hình thành bởi: 
A. Các sinh vật dị dưỡng	B. Các sinh vật tự dưỡng
C. Các sinh vật phân huỷ	D. Các sinh vật tiêu thụ bậc 1 trong chuỗi thức ăn
Câu 35: các chất tham gia vào chu trình các chất khí không có đặc điểm nào sau đây: 
A. Có nguồn dự trữ trong khí quyển	B. Có nguồn dự trữ từ vỏ trái đất
C. Ít bị thất thoát khi đi qua quần xã sinh vật 	D. Phần lớn được hoàn lại cho chu trình
Câu 36: trong chăn nuôi để đạt được tổng năng lượng tối đa người ta nuôi những loài sinh vật sử dụng loại thức ăn nào: 
Động vật ở đầu chuỗi thức ăn
Thức ăn hỗn hợp động vật và thực vật
Thực vật hoặc gắn với nguồn thức ăn thực vật 
Vi sinh vật hoặc nấm

Tài liệu đính kèm:

  • docTRAC NGHIEM 12 TONG HOP.doc