Trắc nghiệm Sinh học 12 theo từng bài

Trắc nghiệm Sinh học 12 theo từng bài

Câu 1. /

Nguyên tắc bán bảo toàn có nghĩa là

a Phân tử ADN con được tạo thành có một nửa giống phân tử ADN mẹ

b Phân tử ADN được tạo thành có 1 nửa đoạn có trình tự giống ADN mẹ

c ADN con có 1 mạch có nguồn gốc từ ADN mẹ, mạch còn lại từ môi trường

d 1 nửa số phân tử ADN con tạo ra có trình tự giống ADN mẹ

Câu 2. /

Những sản phẩm nào sau đây do gen mã hóa

a ARN hoặc prôtêin

b ARN hoặc polipeptit

c ADN hoặc prôtêin

 

doc 101 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2045Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Trắc nghiệm Sinh học 12 theo từng bài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DI TRUYỀN HỌC
Chương I – Cơ Chế Di Truyền Và Biến Dị
BÀI 1: GEN – MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
Câu 1. /
Nguyên tắc bán bảo toàn có nghĩa là
a Phân tử ADN con được tạo thành có một nửa giống phân tử ADN mẹ
b Phân tử ADN được tạo thành có 1 nửa đoạn có trình tự giống ADN mẹ
c ADN con có 1 mạch có nguồn gốc từ ADN mẹ, mạch còn lại từ môi trường
d 1 nửa số phân tử ADN con tạo ra có trình tự giống ADN mẹ
Câu 2. /
Những sản phẩm nào sau đây do gen mã hóa
a ARN hoặc prôtêin
b ARN hoặc polipeptit
c ADN hoặc prôtêin
d ADN hoặc ARN
Câu 3. / 
Bộ gen của vi khuẩn nằm ở cấu trúc nào
a ARN
b Plasmit
c ADN dạng vòng
d ADN thẳng
Câu 4. /
Những đoạn không mã hóa axit amin trên gen được gọi là
a Vùng kết thúc
b Intrôn
c Vùng khởi đầu
d Exôn
Câu 5. / Trong các bộ 3 sau bộ 3 nào qui định axit amin Metiônin
a AUG
b UAA
c UAG
d UGA
Câu 6. / Giai đoạn tổng hợp ADN mới trong quá trình tái bản ADN chịu sự điều khiển 
của enzim nào
a ADN-restrictaza
b ADN-polimeraza
c ADN-ligaza
d ADN-Toipoisomeraza
Câu 7. / Bazơ nitric gắn với đường đêôxiribô trong cùng một nuclêôtit ở vị trí cacbon 
số
a 4’
b 3’
c 1’
d 2’
Câu 8. / Đặc điểm của các vòng xoắn trong ADN là
a Có số cặp nuclêôtit khác nhau
b Luôn chứa một loại đơn phân nhất định
c Lặp đi lặp lại mang tính chu kỳ
d Có chiều dài tương đương với chiều dài của 20 nuclêôtit
Câu 9. / Trong thành phần của nuclêôtit trong phân tử ADN không có chứa chất nào 
sau đây
a Bazơ nitric loại timin
b Bazơ nitric loại uraxin
c Đường đêôxiribô
d Axit phôtphoric
Câu 10. / Một gen có chứa 1198 liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit thì có khối lượng 
bằng bao nhiêu
a 621000 đơn vị cacbon
b 720000 đơn vị cacbon
c 480000 đơn vị cacbon
d 360000 đơn vị cacbon
Câu 11. / Trên một mạch của gen có 250 ađênin và 350 timin và gen có 30% xitôzin. 
Khối lượng của gen bằng
a 540000 đơn vị cacbon
b 720000 đơn vị cacbon
c 360000 đơn vị cacbon
d 900000 đơn vị cacbon
Câu 12. / Phát biểu nào dưới đây không đúng
a Các liên kết hóa trị giữa các nu trong chuỗi pôlinu là các liên kết bền vững do đó các tác 
nhân đột biến phải có cường độ mạnh mới có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc của ADN
b Cơ chế nhân đôi của ADN đặt cơ sở cho sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể
c Phân tử ADN đóng và tháo xoắn có tính chu kì trong quá trình phân bào nguyên nhiễm
d Việc lắp ghép các nuclêotit theo nguyên tắc bổ sung trong quá trình nhân đôi đảm bảo 
cho thông tin di truyền được sao chép lại một cách chính xác
Câu 13. / Một gen nhân đôi 1 lần và đã sử dụng của môi trường 2400 nuclêôtit, trong 
đó có 20% ađênin. Số liên kết hiđrô có trong mỗi gen con được tạo ra là
a 2130 liên kết
b 3120 liên kết
c 2310 liên kết
d 1230 liên kết
Câu 14. / Thành phần nguyên tố cấu tạo nên ADN bao gồm
a C, H, O, S
b C, H, O, N, S
c C, H, O, N, P
d C, H, O, N
Câu 15. / Mục đích của tự nhân đôi ADN là
a Chuẩn bị cho sự tổng hợp prôtêin trong tế bào
b Làm tăng lượng tế bào chất trong tế bào
c Chuẩn bị cho sự phân chia tế bào
d Tạo ra nhiều tế bào mới
Câu 16. / Kết luận nào sau đây về ADN là đúng theo nguyên tắc bổ sung
a A + G có số lượng bằng T + X
b A + T có số lượng ít hơn G + X
c A = T = G = X
d A + G có số lượng nhiều hơn T + X
Câu 17. / ADN không thực hiện chức năng nào sau đây
a Bảo quản thông tin di truyền
b Chứa nhiễm sắc thể
c Truyền thông tin di truyền qua các thế hệ
d Chứa gen mang thông tin di truyền
Câu 18. / Đơn phân của ADN và đơn phân của ARN không giống nhau ở thành phần nào 
sau đây
a Loại bazơ nitric ađênin
b Loại axit trong đơn phân
c Loại bazơ nitric guanin
d Phân tử đường trong đơn phân
Câu 19. / ADN có trong thành phần nào sau đây của tế bào
a Chỉ có ở bào quan
b Chỉ có ở trong nhân
c Phần lớn ở trong nhân và một ít ở bào quan
d Màng tế bào
Câu 20. / Trong tế bào sống, gen có thể có ở vị trí nào
a Ở bất kỳ đâu có ADN
b Chỉ ở tế bào chất
c Gắn trên mảng sinh chất
d Chỉ ở NST
Câu 21. / Trong tế bào nhân thực gen không có ở
a Ti thể
b Nhiễm sắc thể
c Trung thể
d Lục lạp
Câu 22. / Gen phân mảnh có đặc tính là
a Chia thành nhiều mảnh, mỗi mảnh một nơi
b Do các đoạn Ôkazaki gắn lại
c Có những vùng mã hóa xen kẽ những đoạn không mã hóa
d Gồm các đoạn Nuclêotit không nối nhau liên tục
Câu 23. / Nếu cùng chứa thông tin của 500 axit amin như nhau, thì gen ở tế bào nhân 
thực và tế bào nhân sơ, gen nào dài hơn
a Ở tế bào nhân sơ dài hơn
b Ở tế bào nhân thực dài hơn
c Dài bằng nhau
d Lúc hơn, lúc kém tùy loài
Câu 24. / Mã di truyền là
a Thành phần các axit amin qui định tính trạng
b Trình tự nu mã hóa cho axit amin
c Số lượng Nu mã hóa cho axit amin
d Toàn bộ các nu và axit amin ở tế bào
Câu 25. / Bộ 3 mở đầu của sinh vật nhân thực là
a AGG
b UGA
c UAG
d AUG
Câu 26. / Tính thoái hóa của mã di truyền thể hiện ở điểm
a 1 bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin
b Được đọc liên tục 1 chiều không gối lên nhau
c Mọi loài sinh vật đều dùng chung 1 bộ mã
d 1 loại axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba
Câu 27. / Dấu hiệu để nhận biết mạch gốc là
a Mạch bên trái, chiều 3' - 5'
b Mạch ở phía trên, chiều 5' - 3
c Có codon mở đầu là 3' XAT 5'
d Có codon mở đầu là 5' XAT 3'
Câu 28. / Trên ADN, mã di truyền được đọc như thế nào
a Từ 1 điểm xác định theo từng bộ 3 ở 2 mạch
b Từ giữa gen sang 2 đầu, theo từng bộ 3
c Từ điểm bất kì, theo từng bộ 3 trên mạch gốc
d Từ 1 điểm xác định, theo từng bộ 3 ở mỗi mạch
Câu 29. / Đầu 5' và 3' của chuỗi ADN có ý nghĩa gì?
a Đầu 5' có đường 5C, còn đầu 3' không có
b Đầu 5' có 5C tự do, đầu 3' có 3C tự do
c 5' là C5 của đường gắn với nhóm P tự do, 3' là C3 gắn với OH tự do
d 5' là C5 của photphat gắn với đường tự do, 3' là C3 gắn với OH tự do
Câu 30. / Gen có 2 mạch đối song song thì mạch bổ sung với mạch gốc là
a Mạch có chiều 3' - 5'
b Mạch có mã khởi đầu là 5' ATG 3'
c Mạch có mã khởi đầu là 3' ATG 5'
d Mạch có chiều 5' - 3'
[SIZE="4"BÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ[/SIZE]
Câu 31. / Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra tại đâu
a Nhân tế bào
b Tế bào chất
c mARN
d Ribosome
Câu 32. / Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau
a Chiều tổng hợp của enzim ARN-polimeraza là chiều 5’-3’
b Ở tế bào nhân sơ, sau khi phiên mã các đoạn intron sẽ bị loại bỏ
c Ở tế bào nhân chuẩn mARN vừa được tổng hợp gọi là mARN sơ khai
d Trong phiên mã, mạch được chọn làm khuôn là mạch 3’-5’
Câu 33. / Polixôm là
a Một loại ribôxôm chỉ có ở sinh vật nhân sơ
b Một loại ribôxôm chỉ có ở sinh vật nhân chuẩn
c Một nhóm ribôxôm cùng hoạt động trên một phân tử mARN vào cùng 1 thời điểm
d Một loại enzim có vai trò xúc tác quá trình sinh tông hợp prôtêin
Câu 34. / Đặc điểm của prôtêin bậc 4 khác biệt với prôtêin các bậc còn lại là
a Cấu tạo từ 2 mạch pôlipeptit
b Có các liên kết hiđrô
c Cấu tạo từ 2 hay nhiều mạch pôlipeptit
d Có các liên kết peptit giữa các đơn phân
Câu 35. / Mỗi axit amin được cấu tạo bởi 3 thành phần nào sau đây
a Đường ribô, axit phôtphoric, bazơ nitric
b Axit phôtphoric, nhóm amin, nhóm gốc
c Đường đêôxiribô, axit phôtphoric, bazơ nitric
d Nhóm amin, nhóm cacbôxyl, nhóm gốc
Câu 36. / Hoạt động nào sau đây của gen cấu trúc được xem là chuẩn bị cho quá trình tổng 
hợp prôtêin
a Dịch mã
b Sao mã
c Tự sao
d Tự nhân đôi
Câu 37. / Đặc điểm có trong cấu trúc của prôtêin mà không có trong cấu trúc của ADN và 
ARN là
a Trên mạch cấu tạo có các vòng xoắn
b Có các liên kết peptit giữa các axit amin
c Có tính đa dạng và tính đặc trưng
d Có cấu tạo 1 mạch
Câu 38. / Quá trình tổng hợp prôtêin được gọi là
a Tự sao b Giải mã
c Khớp mã d Sao mã
Câu 39. / Trong tổng hợp prôtêin, axit amin không tham gia vao cấu trúc của phân tử 
prôtêin, dù trước đó đã được tổng hợp là
a Axit amin thứ nhất
b Axit amin cuối cùng
c Axit amin thứ hai
d Axit amin mở đầu
Câu 40. / Tổng hợp prôtêin xảy ra ở
a Tế bào chất
b Nhiễm sắc thể
c Nhân tế bào
d Tất cả các bào quan
Câu 41. / Hoạt động nào sau đây trong tế bào mở đầu cho quá trình giải mã tổng hợp prôtêin
a Lắp đặt các axit amin vào ribôxôm
b Hình thành liên kết peptit giữa các axit amin
c Tổng hợp mARN
d Hoạt hoá axit amin
Câu 42. / Nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện Okazaki là
a ARN-pôlimeraza chỉ trược theo chiều 5' - 3'
b Nguyên tắc bán bảo toàn chi phối ADN tự sao
c Pôlinuclêotit mới chỉ tạo thành theo chiều 5' - 3'
d Nguyên tắc bổ sung chi phối sự lắp ráp nuclêotit
Câu 43. / Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, cấu trúc nào làm nhiệm vụ vận chuyển axit 
amin
a ADN b rARN
c mARN d tARN
Câu 44. / Phân tử mang mật mã trực tiếp cho ribôxôm dịch mã là
a mARN b rARN
c ADN d tARN
Câu 45. / Phân tử nào có vị trí để ribôxôm nhận biết và gắn vào khi dịch mã
a mARN b ADN
c tARN d rARN
Câu 46. / Có thể gọi mARN là
a Bản dịch mã
b Bản mã sao
c Bản mã đối
d Bản mã gốc
Câu 47. / Thực chất của quá trình dịch mã là
a Chuyển trình tự nuclêôtit thành trình tự axit amin trong Protêin
b Tạo ra chuỗi ribônuclêôtít từ chuỗi nuclêôtít
c Chuyển trình tự ribônuclêôtít thành trình tự nuclêôtít
d Tạo ra phân tử Prôtêin có cấu trúc bậc cao
Câu 48. / Phiên mã ngược là hiện tượng
a Từ ADN tổng hợp ARN
b Từ Prôtêin tổng hợp ARN
c Từ ARN tổng hợp ADN
d Từ ADN tổng hợp prôtêin
Câu 49. / Phân tử đóng vai trò giải mã trong tổng hợp protêin là
a tARN
b mARN
c ADN
d rARN
Câu 50. / Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau
a Ở tế bào nhân sơ, sau khi phiên mã các đoạn intron sẽ bị loại bỏ
b Ở tế bào nhân chuẩn mARN vừa được tổng hợp gọi là mARN sơ khai
c Trong phiên mã, mạch được chọn làm khuôn là mạch 3’-5’
d Chiều tổng hợp của enzim ARN-polimeraza là chiều 5’-3’
BÀI 3: ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN
Câu 51. / Điều hòa hoạt động gen ở cấp độ dịch mã chủ yếu là
a Loại bỏ prôtêin chưa cần
b Ổn định số lượng gen trong hệ gen
c Điều khiển lượng mARN được tạo ra
d Điều hòa thời gian tồn tại của mARN
Câu 52. / Khi một gen nào đó bị đóng, không hoạt động, đó là biểu hiện điều hòa hoạt động 
gen ở cấp độ
a Trước phiên mã
b Sau dịch mã
c Phiên mã
d Sau phiên mã
Câu 53. / Promotor -(P) - là
a Cụm gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng
b Gen điều hòa tổng hợp protein ức chế
c Vùng khởi động đầu gen nơi bắt đầu phiên mã
d Vùng vận hành chi phối cụm gen cấu trúc
Câu 54. / Operator (O) là
a Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế
b Cụm gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng
c Vùng điều hòa đầu gen nơi khởi đầu phiên mã
d Vùng vận hành có thể liên kết prôtêin ức chế
Câu 55. / Regulator (R) là
a Vùng vận hành chi phối cụm gen cấu trúc
b Vùng điều hòa đầu gen nơi khởi đầu phiên mã
c Cụm gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng
d Vùng mã hóa ở gen điều hòa tạo prôtêin ức chế
Câu 56. / Trong một Operon, nơi đầu tiên ARN-polimerase bám vào là
a Vùng điều hòa
b Vùng vận hành
c Vùng chỉ huy
d Vùng khởi động
Câu 57. / Đối với hoạt động của Operon, chất cảm ứng có vai trò
a Vô hiệu hóa prôtêin ức chế
b Hoạt hóa ARN-polimerase
c Hoạt hóa vùng khởi động
d Ức chế gen điều hòa
Câu 58. / Theo mô hình Operon Lac ở E.coli, khi nào gen điều hòa hoạt động
a Khi môi trường nhiều lactose
b Cả khi có hoặc không có đường lactose trong môi trường
c Khi môi trường ... ác đặc điểm thích nghi
C Kết quả của vốn gen đa hình , giúp sinh vật dễ dàng thích nghi với điều kiến sống hơn
D Chọn lọc tự nhiên đã đào thải các dạng kém thích nghi chỉ giữ lại những dạng thích nghi nhất
32/ Nếu alen lặn là có hại, thì CLTN có thể loại bỏ chúng ra khỏi quần thể khi nào?
A Nó biểu hiện ra kiểu hình
B Nó đột biến thành trội
C Tồn tại ở trạng thái dị hợp
D Tồn tại ở bất kỳ trạng thái nào
33/ Cách li cơ học biểu hiện chủ yếu ở sự khác biệt về đặc điểm nào?
A Khác nhau về thời gian giao phối
B Khác nhau về tập quán giao phối
C Khác nhau về nơi sống hay môi trường
D Khác nhau về cấu tạo cơ quan sinh sản
34/ Cỏ chăn nuôi (cỏ Spartina) ở Anh có 2n = 120 NST gồm 50 NST của cỏ Châu Mỹ và 70 NST của cỏ Châu Âu .Cỏ Spartina được hình thành bằng con đường :
A Lai xa và đa bội hóa
B Tự đa bội
C Cách li địa lí
D Cách li tập tính và cách li sinh thái
35/ Phân li tính trạng trong tiến hóa lớn dẫn đến kết quả nào?
A Phân ly thành nhiều kiểu gen khác nhau
B Sự phân hóa thành nhiều giống do người tiến hành
C Hình thành các nhóm phân loại trên loài
D Phân hóa quần thể gốc thành nhiều kiểu gen
36/ Đơn giản hóa cấu tạo bằng cách tiêu giảm các cơ quan bộ phận là hướng tiến hóa chủ yếu của nhóm sinh vật nào?
A Đa bào kí sinh
B Vi khuẩn
C Động vật bậc cao
D Nấm và dương xỉ
37/ Hiện tượng từ dạng tổ tiên ban đầu tạo ra nhiều dạng mới khác nhau và khác với tổ tiên ban đầu gọi là:
A Chuyển hoá tính trạng
B Phát sinh tính trạng
C Biến đổi tình trạng
D Phân ly tính trạng
38/ Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về nhóm sinh vật nào?
A Giới thực vật
B Giới động vật
C Giới vi khuẩn
D Giới nấm
39/ Chuỗi thức ăn trong tự nhiên được quy ước chia thành mấy loại?
A Rất nhiều
B 2 Loại
C 4 Loại
D 3 Loại
40/ Người, sán, hươu, báo xét về quan hệ dinh dưỡng có thể xếp chung vào nhóm sinh vật nào?
A Sinh vật tự dưỡng
B Sinh vật sản xuất
C Sinh vật tiêu thụ
D Sinh vật ăn thịt
Câu 1: 
Thành phần hóa học của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn là
A. ADN và prôtêin dạng histôn. B. ADN và prôtêin không phải dạng histôn.
C. ADN, ARN và prôtêin dạng phi histôn. D. ADN, prôtêin dạng histôn và một lượng nhỏ ARN.
Câu 2:
Cho cây hoa vàng thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng cùng loài được F1 toàn cây hoa vàng. Cho cây F1 giao phấn với cây hoa trắng P thu được thế hệ sau có tỉ lệ 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa vàng. Kết quả phép lai bị chi phối bởi qui luật di truyền
A. tương tác gen. B. trội không hoàn toàn.
C. phân li. D. phân li độc lập.
Câu 3:
Một prôtêin bình thường có 400 axit amin. Prôtêin đó đột biến có axit amin thứ 350 bị thay thế bằng một axit amin mới. Dạng biến đổi gen có thể sinh ra prôtêin biến đổi trên là
A. thêm nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 350.
B. đảo vị trí hoặc thêm nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 350.
C. mất nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 350.
D. thay thế hoặc đảo vị trí một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axit amin thứ 350.
Câu 4:
Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, dạng làm cho vật chất di truyền ít biến đổi nhất là
A. mất đoạn. B. lặp đoạn. C. đảo đoạn. D. chuyển đoạn.
Câu 5
: Nếu thế hệ F1 tứ bội là: ♂ AAaa x ♀ AAaa, trong trường hợp giảm phân, thụ tinh bình thường thì tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ F2 sẽ là:
A. 1aaaa : 18 AAaa : 8 AAa : 8Aaaa : 1 AAAA.
B. 1aaaa : 8AAAA : 8Aaaa : 18 AAaa : 1 AAAA.
C. 1 AAAA : 8 AAAa : 18 AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.
D. 1 AAAA : 8 AAa : 18 AAAa : 8Aaaa : 1aaaa.
Câu 6: Ở người, bệnh mù màu (đỏ, lục) là do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai mù màu của họ đã nhận Xm từ
A. ông nội. B. bố. C. bà nội. D. mẹ.
Câu 7: Sơ đồ biểu thị các mức xoắn khác nhau của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn là:
A. Phân tử ADN → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit → nhiễm sắc thể.
B. Crômatit → phân tử ADN → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → nhiễm sắc thể.
C. Sợi nhiễm sắc → phân tử ADN → sợi cơ bản → nhiễm sắc thể.
D. Phân tử ADN → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit → nhiễm sắc thể.
Câu 8: Lai cà chua tứ bội quả đỏ thuần chủng với cà chua tứ bội quả vàng thu được F1 toàn cà chua quả đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỷ lệ kiểu hình quả vàng là
A. 1/8. B. 1/16. C. 1/4. D. 1/36.
Câu 9: Ở người gen M qui định máu đông bình thường, gen m qui định máu khó đông. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể X, không có alen tương ứng trên Y. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái máu khó đông. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là:
A. XMXm × XM Y. B. XMXM × Xm Y. C. XMXm × Xm Y. D. XMXM × XM Y.
Câu 10: Dạng đột biến gen có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc phân tử prôtêin do gen đó chỉ huy tổng hợp là
A. thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ 10.
B. mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ 10.
C. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá cuối.
D. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit ở 2 bộ ba mã hoá cuối.
Trang 1/3 - Mã đề thi 146
Câu 11: Cơ thể có kiểu gen AaBBDd giảm phân bình thường cho các loại giao tử với tỷ lệ:
A. ABD = ABd = aBD = aBd = 25%. B. ABD = ABd = 30%; aBD = aBd = 20%.
C. ABD = ABd = 45%; aBD = aBd = 5%. D. ABD = ABd = 20%; aBD = aBd = 30%.
Câu 12: Thể đa bội thường gặp ở
A. động vật bậc cao. B. vi sinh vật.
C. thực vật và động vật. D. thực vật.
Câu 13: Mục đích của phương pháp nghiên cứu tế bào học ở người là xác định
A. khuyết tật về kiểu gen của các bệnh di truyền để chẩn đoán, điều trị kịp thời.
B. gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính.
C. tính trạng do kiểu gen hay do điều kiện môi trường quyết định.
D. gen quy định tính trạng là trội hay lặn.
Câu 14: Cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể là
A. quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể bị rối loạn.
B. cấu trúc nhiễm sắc thể bị phá vỡ.
C. sự phân ly không bình thường của nhiễm sắc thể ở kỳ sau của quá trình phân bào.
D. quá trình tự nhân đôi nhiễm sắc thể bị rối loạn.
Câu 15: Cơ thể có kiểu gen AABbCCDd có thể tạo ra số loại giao tử tối đa là
A. 16. B. 2. C. 4. D. 8.
Câu 16: Tác nhân thường dùng để gây đột biến đa bội là
A. tia tử ngoại. B. tia phóng xạ. C. dung dịch cônsixin. D. chất 5-BU.
Câu 17: Chức năng của tARN là
A. truyền thông tin di truyền. B. cấu tạo riboxôm.
C. vận chuyển axit amin. D. lưu giữ thông tin di truyền.
Câu 18: Người mắc hội chứng Đao, sẽ có 3 nhiễm sắc thể ở cặp nhiễm sắc thể số
A. 23. B. 20. C. 21. D. 22.
Câu 19: Đặc điểm di truyền của tính trạng được qui định bởi gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X là
A. di truyền chéo. B. chỉ biểu hiện ở giới cái.
C. di truyền thẳng. D. chỉ biểu hiện ở giới đực.
Câu 20: Gen A đột biến thành gen a, sau đột biến chiều dài của gen không đổi, nhưng số liên kết hyđro thay đổi đi một liên kết. Đột biến trên thuộc dạng
A. mất một cặp nuclêôtit. B. thay thế một cặp nuclêôtit cùng loại.
C. thêm 1 cặp nuclêôtit. D. thay thế một cặp nuclêôtit khác loại.
Câu 21: Bộ ba mở đầu với chức năng qui định khởi đầu dịch mã và qui định mã hóa axit amin metiônin là
A. AUX. B. AUU. C. AUA. D. AUG.
Câu 22: Thể đột biến mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng tăng thêm 1 chiếc được gọi là
A. thể tam nhiễm. B. thể đa bội. C. thể đa nhiễm. D. thể tam bội.
Câu 23: Cho cá thể dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và trội – lặn hoàn toàn. Kết quả thu được gồm:
A. 9 kiểu gen, 2 kiểu hình. B. 9 kiểu gen, 3 kiểu hình.
C. 7 kiểu gen, 4 kiểu hình. D. 9 kiểu gen, 4 kiểu hình.
Câu 24: Loại đột biến gây ra các bệnh di truyền phân tử là đột biến
A. cấu trúc nhiễm sắc thể. B. dị bội.
C. đa bội. D. gen.
Câu 25: Bệnh mù màu (không phân biệt màu đỏ, lục) ở người được quy định bởi 1 gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Trong một quần thể người có thể tồn tại tối đa bao nhiêu kiểu gen biểu hiện tính trạng trên?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 26: Lai đậu Hà Lan thân cao, hạt trơn với đậu Hà Lan thân thấp hạt nhăn thu được F1 toàn đậu thân cao, hạt trơn. Cho F1 lai phân tích thu được đời sau có tỷ lệ phân ly kiểu hình là
A. 9:3:3:1. B. 3:3:1:1. C. 1:1:1:1. D. 3:1.
Trang 2/3 - Mã đề thi 146
Câu 27: Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của sinh vật được tóm tắt theo sơ đồ:
A. Gen → tính trạng → ARN → prôtêin. B. Gen → ARN → tính trạng → prôtêin.
C. Gen → ARN → prôtêin → tính trạng. D. Gen → prôtêin → ARN → tính trạng.
Câu 28: Bệnh hồng cầu hình liềm ở người là do dạng đột biến
A. đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit. B. mất 1 cặp nuclêôtit.
C. thêm 1 cặp nuclêôtit. D. thay thế 1 cặp nuclêôtit.
Câu 29: Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Số nhiễm sắc thể có ở thể một nhiễm là
A. 9. B. 7. C. 4. D. 10.
Câu 30: Ở cà chua (2n = 24 nhiễm sắc thể), số nhiễm sắc thể ở thể tam bội là
A. 48. B. 36. C. 25. D. 27.
Câu 31: Tia tử ngoại thường dùng để gây đột biến nhân tạo ở các đối tượng:
A. Thực vật, động vật, người. B. Động vật, thực vật, vi sinh vật.
C. Vi sinh vật, động vật, người. D. Vi sinh vật, bào tử, hạt phấn.
Câu 32: Cây có kiểu gen AaBbCCDd tự thụ phấn sẽ tạo ra đời con có kiểu hình trội về cả 4 tính trạng là
A. 364. B. 964. C. 2764. D. 164.
Câu 33: Trong các bệnh sau đây ở người, bệnh do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên là bệnh
A. Đao. B. tiểu đường. C. hồng cầu hình liềm. D. máu khó đông.
Câu 34: Ở các loài sinh sản vô tính bộ nhiễm sắc thể ổn định và duy trì không đổi qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể là nhờ quá trình
A. thụ tinh. B. nguyên phân và giảm phân.
C. nguyên phân. D. giảm phân.
Câu 35: Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể thường gây hậu quả
A. giảm cường độ biểu hiện tính trạng. B. tăng cường độ biểu hiện tính trạng.
C. giảm sức sống hoặc làm chết sinh vật. D. mất khả năng sinh sản của sinh vật.
Câu 36: Những dạng đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi tổng số nuclêôtit và số liên kết hyđrô so với gen ban đầu:
A. Đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit và thay thế 1 cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô.
B. Mất một cặp nuclêôtit và đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit.
C. Thay thế 1 cặp nuclêôtit và thêm1 cặp nuclêôtit.
D. Mất một cặp nuclêôtit và thay thế 1 cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hiđrô.
Câu 37: Đột biến gen là những biến đổi
A. liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN.
B. kiểu gen của cơ thể do lai giống.
C. kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường.
D. trong vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
Câu 38: Một đoạn ADN có chiều dài 5100Ao, khi tự nhân đôi 1 lần, môi trường nội bào cần cung cấp
A. 3000 nuclêôtit. B. 2000 nuclêôtit. C. 15000 nuclêôtit. D. 2500 nuclêôtit.
Câu 39: Phương pháp nào dưới đây không được sử dụng trong nghiên cứu di truyền người?
A. Gây đột biến và lai tạo. B. Nghiên cứu tế bào.
C. Nghiên cứu trẻ đồng sinh. D. Nghiên cứu phả hệ.
Câu 40: Các dạng đột biến chỉ làm thay đổi vị trí của gen trong phạm vi 1 nhiễm sắc thể là:
A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể và chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.
B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể và lặp đoạn trên 1 nhiễm sắc thể.
C. Mất đoạn nhiễm sắc thể và lặp đoạn nhiễm sắc thể.
D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể và mất đoạn nhiễm sắc thể.

Tài liệu đính kèm:

  • docTLOTSinh12.doc