Trắc nghiệm Sinh học 12 – chương trình ôn thi tốt nghiệp - Ứng dụng di truyền học

Trắc nghiệm Sinh học 12 – chương trình ôn thi tốt nghiệp - Ứng dụng di truyền học

ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Câu 1. Câu nào dưới đây giải thích về ưu thế lai là đúng?

a. lai hai dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho ra thế hệ con có ưu thế lai cao

b. lai hai dòng thuần chủng khác nhau về khu vực địa lí luôn cho ưu thế lai cao hơn

c. chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai cao

d. người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì ở thế hệ sau con lai thường không đồng nhất về kiểu hình

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1368Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Sinh học 12 – chương trình ôn thi tốt nghiệp - Ứng dụng di truyền học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
Câu 1. Câu nào dưới đây giải thích về ưu thế lai là đúng?
lai hai dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho ra thế hệ con có ưu thế lai cao
lai hai dòng thuần chủng khác nhau về khu vực địa lí luôn cho ưu thế lai cao hơn
chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai cao
người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì ở thế hệ sau con lai thường không đồng nhất về kiểu hình
Câu 2. Hãy chọn một loài cây thích hợp trong số các loài cây dưới đây mà các nhà khoa học VN đã sử dụng chất Cônsixin tạo giống mới đem lại hiệu quả cao?
cây lúa
cây đậu tương
cây củ cải đường
cây dâu tằm
Câu 3. Sơ đồ thể hiện quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến bao gồm các bước:
cho tự thụ phấn hoặc lai gần để tạo ra các giống thuần chủng
chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn
xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến
tạo dòng thuần chủng
trả lời
I → IV → II
III → II → IV
IV → III → II
II → III → IV
Câu 4. Sự phát triển của ngành nào dưới đây đã có tác động sâu sắc, làm cơ sở đưa khoa học chọn giống lên một trình độ mới?
di truyền học
công nghệ sinh học
kĩ thuật di truyền
cả a, b và c
Câu 5. Trong phép lai khác dòng, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ là do:
F1 có tỷ lệ dị hợp cao nhất, sau đó giảm dần qua các thế hệ
F1 có tỷ lệ đồng hợp cao nhất, sau đó giảm dần qua các thế hệ
Số lượng gen quý ngày càng giảm trong vốn gen của quần thể
Ngày càng xuất hiện các đột biến có hại
Câu 6. Tác động của cônsixin gây ra đột biến thể đa bội là do:
cônsixin ngăn cản quá trình hình thành màng tế bào
cônsixin ngăn cản khả năng tách đôi của các NST kép ở kì sau
cônsixin cản trở sự hình thành thoi phân bào
cônsixin kích thích sự nhân đôi nhưng không phân li của NST
Câu 7. Kết quả nào dưới đây không phải do hiện tượng tự thụ phấn và giao phối gần đem lại?
hiện tượng thoái hoá giống
tạo ra dòng thuần
tỷ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm
tạo ưu thế lai
 Câu 8. Hiện tương ưu thế lai là:
con lai F1 có sức sống cao hơn bố mẹ, khả năng chống chịu tốt, năng suất cao
con lai F1 dùng làm giống tiếp tục tạo ra thế hệ sau có đặc điểm tốt hơn
con lai F1 mang các gen đồng hợp tử trội nên có đặc điểm vượt trội bố mẹ
cả a, b và c
Câu 9. Dạng đột biến nào dưới đây có giá trị trong chọn giống cây trồng nhằm tạo ra những giống năng suất cao, phẩm chất tốt, không có hạt?
đột biến gen
đột biến lệch bội
đột biến đa bội
đột biến thể ba
Câu 10. Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ thường dẫn đến thoái hoá giống là do:
các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp
các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về thể đồng hợp
xuấ hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại
tập trung các gen trội có hại ở các thế hệ sau
Câu 11. Tác dụng của tia phóng xạ trong gây đột biến nhân tạo là:
kìm hãm sự hình thành thoi phân bào
gây rối loạn sự phân li NST trong quá trình phân bào
kích thích và iôn hoá các nguyên tử khi chúng xuyên qua các mô sống
làm xuất hiện đột biến đa bội
Câu 12. Trong kĩ thuật chuyển gen, vectơ là:
enzim cắt ADN thành các đoạn ngắn
vi khuẩn E.coli
plasmit, thể thực khuân được dùng để đưa gen vào tế bào sống
đoạn ADN cần chuyển
Câu 13. Trong kĩ thuật chuyển gen, plasmit là:
tế bào cho
tế bào nhận
thể truyền
enzim cắt nối
Câu 14. Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường sử dụng loại vi khuẩn E.coli làm tế bào nhận. Lí do chính là:
E.coli sinh sản nhanh, dễ nuôi
 E.coli có nhiều dạng trong tự nhiên
E.coli có cấu trúc đơn giản
Trong tế bào E.coli có nhiều plasmit
Câu 15. Trong kĩ thuật chuyển gen, những đối tượng nào sau đây được dùng làm thể truyền?
plasmit và vi khuẩn E.coli
plasmit và thể thực khuẩn
vi khuẩn E.coli và thể thực khuẩn
plasmit, thể thực khuẩn và E.coli
Câu 16. Restrictaza và ligaza tham gia vào công đoạn nào sau đây trong kĩ thuật chuyển gen?
tách ADN NST của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào
cắt, nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp
chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện
Câu 17. Ứng dụng nào sau đây không dựa trên cơ sở của kĩ thuật chuyển gen?
tạo cây bông mang gen có khả năng tự sản xuất ra thuốc trừ sâu
sử dụng vi khuẩn E.coli để sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người
tạo giống lúa vàng
tạo ra cừu Đôly
Câu 18. Kĩ thuật chuyển gen là kĩ thuật:
chuyển một gen từ tế bào cho sang tế bào nhận
chuyển một gen từ tế bào cho sang tế bào E.coli
chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang plasmit
chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận
Câu 19. Plasmit là những cấu trúc nằm trong tế bào chất của vi khuẩn có đặc điểm:
có khả năng sinh sản nhanh
có khả năng tự nhân đôi độc lập với ADN NST
mang rất nhiều gen
dễ nuôi trong môi trương nhân tạo
Câu 20. Trong kĩ thuật chuyển gen, enzim ligaza được sử dụng để:
cắt ADN của tế bào cho ở những vị trí xác định
cắt mở vòng plasmit
nối ADN của tế bào cho với vi khuẩn E.coli
nối ADN của tế bào cho vào ADN plasmit
Câu 21. Trong kĩ thuật chuyển gen, ADN tái tổ hợp là phân tử ADN được tạo ra bằng cách nối đoạn ADN của:
tế bào cho vào plasmit
tế bào cho vào ADN của tế bào nhận
plasmit vào ADN của tế bào nhận
plasmit vào ADN của vi khuẩn E.coli
Câu 22. Vai trò của thể thực khuẩn trong kĩ thuật chuyển gen là:
tế bào cho
tế bào nhận
thể truyền
enzim cắt nối
Câu 23. Trong kĩ thuật lai tế bào, tế bào trần là?
các tế bào sinh dục tự do được lấy ra khỏi cơ quan sinh dục 
các tế bào xôma tự do được tách ra khỏi tổ chức sinh dưỡng 
các tế bào đã được xử lí hoá chất làm tan màng tế bào
các tế bào khác loài đã hoà nhập để trở thành tế bào lai
Câu 24. Phương pháp lai nào sau đây tạo ưu thế lai lớn nhất?
lai khác loài 
lai khác nòi
lai khác dòng
lai khác thứ
Câu 25. Phương pháp chọn giống nào sau đây được dùng phổ biến trong chọn giống vi sinh vật?
lai khác thứ
lai khác dòng 
lai giữa loài đã thuần hoá với loài hoang dại
gây đột biến bằng tác nhân vật lí – hoá học 
Câu 26. Trong kĩ thuật di truyền người ta thường dùng thể truyền là:
plasmit và nấm men
thể thực khuẩn và vi khuẩn
plasmit và vi khuẩn
thể thực khuẩn và plasmit
Câu 27. Điều nào không đúng với việc làm biến đổi hệ gen của một sinh vật?
loại bỏ hay làm bất hoạt một gen nào đó
đưa thêm một gen lạ vào hệ gen
tạo môi trường cho gen nào đó biểu hiện khác 
làm biến đổi gen đã có sẵn trong hệ gen
Câu 28. Phương pháp gây đột biến được sử dụng phổ biến ở các nhóm sinh vật nào?
thực vật và động vật
thực vật và vi sinh vật
vi sinh vật và động vật
thực vật, động vật và vi sinh vật
Câu 29. Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng có mục đích gì?
phát hiện biến dị tổ hợp
xác định vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính
đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng
để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất

Tài liệu đính kèm:

  • docPHAN 4.doc