Trắc nghiệm Sinh học 12 – chương trình ôn thi tốt nghiệp - Di truyền học quần thể

Trắc nghiệm Sinh học 12 – chương trình ôn thi tốt nghiệp - Di truyền học quần thể

Sử dụng bài toán sau để trả lời các câu hỏi 1; 2; 3

Trong một quần thể cây đậu Hà lan, gen quy định màu hoa chỉ có hai loại alen: alen A quy định màu hoa đỏ, alen a quy định màu hoa trắng. Cây hoa đỏ có KG AA và Aa, cây hoa màu trắng có KG aa. Giả sử, quần thể đậu có 1000 cây với 500 cây có KG AA, 200 cây có kiểu gen Aa và 300 cây có kiểu gen aa.

Câu 1. tần số alen A trong quần thể cây đậu Hà lan trên là:

a. 0.4

b. 0.6

c. 0.35

d. 0.5

Câu 2. Tần số alen a trong quần thể cây đậu Hà lan trên là:

a. 0.4

b. 0.6

c. 0.35

d. 0.5

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1976Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Sinh học 12 – chương trình ôn thi tốt nghiệp - Di truyền học quần thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
Sử dụng bài toán sau để trả lời các câu hỏi 1; 2; 3
Trong một quần thể cây đậu Hà lan, gen quy định màu hoa chỉ có hai loại alen: alen A quy định màu hoa đỏ, alen a quy định màu hoa trắng. Cây hoa đỏ có KG AA và Aa, cây hoa màu trắng có KG aa. Giả sử, quần thể đậu có 1000 cây với 500 cây có KG AA, 200 cây có kiểu gen Aa và 300 cây có kiểu gen aa.
Câu 1. tần số alen A trong quần thể cây đậu Hà lan trên là:
0.4
0.6
0.35
0.5
Câu 2. Tần số alen a trong quần thể cây đậu Hà lan trên là:
0.4
0.6
0.35
0.5
Câu 3. Tần số kiểu gen AA, Aa và aa trong quần thể lần lượt là:
0.5 : 0.3 : 0.2
0.4 : 0.2 : 0.4
0.4 : 0.4 : 0.2
0.5 : 0.2 : 0.3
Câu 4. Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp tử Aa là 0.40. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần thể sẽ là bao nhiêu?
0.10
0.20
0.30
0.40
Câu 5. Điều kiện để quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền là:
quần thể phải có kích thước lớn
các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên
các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau
đột biến không xẩy ra hay có xẩy ra thì tần số đột biến thuận phải bằng tần số đột biến nghịch
quần thể phải được cách li với các quần thể khác
diễn ra quá trình chọn lọc tự nhiên
Trả lời
I, II, III, IV, VI
II, III, IV, V, VI
I, II, III, IV, V
I, III, IV, V, VI
Câu 6. Quần thể nào trong các quần thể nêu dưới đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
QT1: AA
QT2: Aa
QT3: aa
QT4: 0.2 AA : 0.5 Aa : 0.3aa
Trả lời
quần thể 1 và 2
b. quần thể 3 và 4
quần thể 2 và 4
quần thể 1 và 3
Câu 7. Số thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng thấy ở:
quần thể giao phối
quần thể tự phối
loài sinh sản sinh dưỡng
loài sinh sản hữu tính
Câu 8. Trong một quần thể giao phối, nếu một gen có 3 alen a1, a2, a3 thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra:
8 tổ hợp kiểu gen
4 tổ hợp kiểu gen
3 tổ hợp kiểu gen
6 tổ hợp kiểu gen
Câu 9. Tất cả các tổ hợp gen trong quần thể tạo nên
vốn gen của quần thể
kiểu gen của quần thể
kiểu hình của quần thể
tính đặc trưng của vật chất di truyền của loài
Câu 10. Một quần thể bao gồm 120 cá thể có KG AA, 400 cá thể có KG Aa và 680 cá thể có kiểu gen aa. Tần số alen A và a trong quần thể trên lần lượt là:
0.266 và 0.734
0.25 và 0.75
0.27 và 0.73
0.7 và 0.3
Một quần thể người có tần số người bị bạch tạng là . Giả sử, quần thể này cân bằng di truyền. Biết rằng, bệnh bạch tạng là do một gen lặn nằm trên NST thường quy định. 
Sử dụng dữ kiện trên để trả lời cho các câu hỏi 58 và 59
Câu 11. Tần số các alen A và a lần lượt là:
0.99 và 0.01
0.9 và 0.1
0.999 và 0.001
0.9802 và 0.0198
Câu 12. Thành phần kiểu gen lần lượt của quần thể là:
0.9801 AA : 0.0198 Aa : 0.0001 aa
0.9 AA : 0.18 Aa : 0.1 aa
0.01 AA : 0.18 Aa : 0.9 aa
0.99 AA : 0.198 Aa : 0.1 aa
Câu 13. Trong quần thể giao phối khó tìm được hai cá thể giống nhau vì:
số gen trong kiểu gen của mỗi cá thể rất lớn
có nhiều gen mà mỗi gen có nhiều alen
các cá thể giao phối ngẫu nhiên và tự do
cả a, b, c
Câu 14. Trong quần thể giao phối ngẫu nhiên, p là tần số tương đối của alen A, q là tần số tương đối của alen a. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng thì:
p(A) = q(a)
p2AA : 2pqAa : q2aa
q2AA : 2pqAa : p2aa
p2AA = 2pqAa = q2aa
Câu 15. Định luật Hacđi – Vanbec phản ánh:
trạng thái động của quần thể
sự ổn định của tần số tương đối các alen trong quần thể
sự cân bằng di truyền trong quần thể
cả b và c
Câu 16. Với 2 gen alen A và a, bắt đầu bằng một cá thể có kiểu gen Aa. Ở thế hệ tự thụ phấn thứ n, kết quả sẽ là;
AA = aa = (1- (1/8)n)/2 ; Aa = (1/8)n
AA = aa = (1-(1/2)n/2 ; Aa = (1/2)n
AA = aa = (1-(1/16)n)/2; Aa = (1/16)n
AA = aa = (1-(1/4)n)/2; Aa = (1/4n
Câu 17. Tần số tương đối của một alen được tính bằng:
tỷ lệ phần trăm số giao của alen đó trong quần thể
tỷ lệ phần trăm số kiểu gen của alen đó trong quần thể
tỷ lệ phần trăm số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể
tỷ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể
Câu 18. Một kiểu gen AaBb sau một thời gian thực hiện giao phối gần, số dòng thuần có thể xuất hiiện là:
2
4
6
8
Câu 19. Nghiên cứu sự di truyền nhóm màu MN trong quần thể người, người ta xác định được cấu trúc di truyền của quần thể như sau
64% MM : 32% MN : 4% NN
Tần số tương đối của các alen M và N trong quần thể là:
p(M) = 0.7 ; q(N) = 0.3
p(M) = 0.5 ; q(N) = 0.5
p(M) = 0.6 ; q(N) = 0.4
p(M) = 0.8 ; q(N) = 0.2
Câu 20. Bản chất của định luật Hacđi – Vanbec là:
sự ngẫu phối diễn ra
có những điều kiện nhất định
tần số tương đối của các alen không đổi
tần số tương đối của các kiểu gen không đổi
Câu 21. Nghiên cứu sự di truyền nhóm máu MN trong 4 quần thể người, người ta xác định được cấu trúc di truyền của mỗi quần thể như sau
quần thể 1: 25% MM : 25% NN : 50% MN
quần thể 2: 39% MM : 6% NN : 55% MN
quần thể 3: 4% MM : 81% NN : 15% MN
quần thể 4: 64% MM : 4% NN : 32% MN
Những quần thể nào ở trạng thái cân bằng di truyền?
quần thể 1 và 2
quần thể 1 và 3
quần thể 2 và 4
quần thể 1 và 4

Tài liệu đính kèm:

  • docPHAN 3.doc