1-Nhôm nguyên chất có phản ứng với nước không? Tại sao? Nếu cho một mẫu nhôm nguyên chất
vào trong một ống nghiệm đựng nước, sau đó nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào ống nghiệm đó thì xảy ra
hiện tượng gì? Viết các phương trình phản ứng. (CĐSPNghệ An-98-ĐHThuỷ sản-99)
2-Cần lấy hai mảnh nhôm theo tỉ lệ khối lượng như thế nào để khi cho một mảnh vào dung dịch
NaOH và một mảnh vào dung dịch HCl thì sẽ có những thể tích khí H2 bằng nhau bay ra? Hãy trả lời
mà không cần tính toán cụ thể. (Đề thi 70-78 tr320)
3-Giải thích tại sao nhôm kim loại bền trong không khí và nước, nhưng rất dễ bị phá huỷ trong môi
trường axit (ví dụ HCl) và môi trường kiềm (ví dụ NaOH).( CĐGTVT-99)
Nhôm và hợp chất của nhôm 1-Nhôm nguyên chất có phản ứng với nước không? Tại sao? Nếu cho một mẫu nhôm nguyên chất vào trong một ống nghiệm đựng nước, sau đó nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào ống nghiệm đó thì xảy ra hiện tượng gì? Viết các phương trình phản ứng. (CĐSPNghệ An-98-ĐHThuỷ sản-99) 2-Cần lấy hai mảnh nhôm theo tỉ lệ khối lượng như thế nào để khi cho một mảnh vào dung dịch NaOH và một mảnh vào dung dịch HCl thì sẽ có những thể tích khí H2 bằng nhau bay ra? Hãy trả lời mà không cần tính toán cụ thể. (Đề thi 70-78 tr320) 3-Giải thích tại sao nhôm kim loại bền trong không khí và nước, nhưng rất dễ bị phá huỷ trong môi trường axit (ví dụ HCl) và môi trường kiềm (ví dụ NaOH).( CĐGTVT-99) 4-Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng được dung dịch A1 và khí A2. Thêm NH4Cl vào A1, lại đun nóng, thấy tạo thành kết tủa A3 và có khí A4 giải phóng ra. Chỉ ra A1, A2, A3, A4 là gì? Viết các phương trình phản ứng mô tả các quá trình hoá học trên.(ĐHQGHN-98) 5- Hãy viết phương trình phản ứng dạng ion theo sơ đồ: OH (CO 2 + H 2 O) 1 Al - dung dÞch A B ? A dung dÞch B (ĐH ngoại thương phía Nam 2001) 6-Giữa Al và Fe thì kim loại nào hoạt động mạnh hơn ? Cho 2 ví dụ minh hoạ. (CĐGTVT-1999-ĐHDLPĐông-2001tr246) 7-Hoà tan Al bằng dung dịch HNO3 rất loãng, nóng, dư không có khí thoát ra. Viết các phương trình phản ứng ở dạng phân tử và dạng ion. (CĐSP Phú Thọ-1998-ĐH Đà Nẵng-99) 8-Cho 3 mảnh kim loại Al, Fe, Cu vào 3 cốc đựng dung dịch axit nitric có nồng độ khác nhau và thấy: - Cốc có Al: Không có khí thoát ra, nhưng nếu lấy dung dịch sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH thấy có khí mùi khai bay ra. - Cốc có Fe: Có khí không màu bay ra và hoá nâu trong không khí. - Cốc có Cu: Có khí màu nâu bay ra. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra. (CĐSPH P-98) 9-Khi nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa dung dịch nhôm sunfat ta thấy có kết tủa trắng, nhưng khi nhỏ từ từ dung dịch nhôm sunfat vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH thì kết tủa vừa xuất hiện đã biến mất ngay. Giải thích hiện tượng trên và viết các phương trình phản ứng minh hoạ. (Đề thi 70-78-tr364) 10-Bằng phản ứng hoá học chứng minh Al2O3 và Al(OH)3 là các hợp chất lưỡng tính ? (ĐH Thuỷ sản MN-99-HVQuân Y-99) 11-Nhôm hiđroxit tan trong lượng dư dung dịch NaOH tạo thành muối aluminat. Người ta có thể kết tủa lại Al(OH)3 từ các dung dịch aluminat chứa kiềm dư bằng 3 cách: a. Thêm từ từ dung dịch HCl loãng vào đồng thời khuấy đều hỗn hợp. b. Cho một luồng khí CO2 đi qua dung dịch cho đến khi bắt đầu dư CO2. c. Thêm một lượng dư muối NH4Cl vào và đun nóng hỗn hợp. Viết các phương trình phản ứng dưới dạng ion rút gọn biểu diễn các quá trình phản ứng hoá học nói trên. (ĐHDL Đông Đô-99) 12-Viết phương trình phản ứng hoá học xẩy ra khi cho từ dung dịch H2SO4 loãng, khí CO2, dung dịch Al2(SO4)3 phản ứng đến dư với dung dịch NaAlO2 đựng ở các cốc khác nhau. (ĐH Hàng hải MN- 99) 13. Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau khi cho từ từ đến dư: -Dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3. -Dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau khi cho từ từ đến dư: -Khí CO2 vào dung dịch muối NaAlO2. - Dung dịch HCl loãng vào dung dịch muối NaAlO2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. (ĐH Thái Nguyên-98) 14-a. Phèn chua là gì? Viết công thức hoá học của nó. Hãy giải thích ngắn gọn và minh hoạ bằng phương trình phản ứng tại sao người ta dùng phèn chua làm trong nước đục? (HVCNBCVT-98-ĐH DượcHN2001tr97)) 15-Trình bày ngắn gọn các giai đoạn của quá trình sản xuất nhôm từ quặng boxit và viết các phương trình phản ứng. Cho biết mục đích của việc sử dụng criolit (3NaF. AlF3 hoặc Na3AlF6)? (ĐH Kiến trúcHN-98) 16-Hỗn hợp X gồm Al2O3 , SiO2 và Fe2O3. Hãy trình bày phương pháp hoá học để tách riêng từng oxit ra khỏi hỗn hợp X. (ĐH Y Hải Phòng-99-ĐH Thuỷ lợi-2001tr166) 17-Hoàn chỉnh các phương trình phản ứng sau: a. Al + NaNO3 + KOH (dư) NH3 +... b. (NH2)2CO + CaCl2 + H2O ... (ĐHDL Đông Đô-2001tr240) 18-a. Nhôm và magiê tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, nóng đều sinh ra NO, N2O và NH4NO3. Viết phương trình ion thu gọn của các phản ứng xảy ra. b. Khi hoà tan hoàn toàn 1,575 gam hỗn hợp A gồm bột nhôm và magiê trong HNO3 thì có 60% A phản ứng tạo ra 0,728 lít khí NO (đktc). Tính thành phần phần trăm khối lượng của Mg và Al trong hỗn hợp. (ĐHSPHN2001-tr65) 19-Một hỗn hợp A gồm Ba và Al. Cho m gam A tác dụng với nước dư, thu được 1,344 lít khí, dung dịch B và một phần không tan C. Cho 2m gam A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 20,832 lít khí. (Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn). a. Tính khối lượng từng kim loại trong m gam A. b. Cho 50 ml dung dịch HCl vào dung dịch B. Sau khi phản ứng xong, thu được 0,78 gam kết tủa. Xác định nồng độ mol/lít của dung dịch HCl. (ĐHBKHN-2001tr3) 20-Một dung dịch A có chứa NaOH và 0,3 mol NaAlO2. Cho 1 mol HCl vào A thu được 15,6 gam kết tủa. Tính khối lượng NaOH trong dung dịch A. (ĐHCần Thơ-99) 21-1) Một hỗn hợp gồm Al và Fe. Bằng phương pháp hoá học hãy tách rời hoàn toàn kim loại Al ra khỏi hỗn hợp. 2) Một hỗn hợp gồm Al và Fe có khối lượng là 2,7 gam. Ngâm hỗn hợp này trong 200 gam dung dịch NaOH 10%. a. Chứng tỏ Al trong hỗn hợp tan hết. b. Biết rằng khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là 200,24 gam. Tính khối lượng Al và Fe trong hỗn hợp ban đầu. (ĐH Cần Thơ-2000tr306) 22-Cho 140,4 gam nhôm tan hoàn toàn trong dung dịch axit nitric thấy thoát ra hỗn hợp 3 khí là NO, N2 và N2O có tỉ lệ số mol tương ứng là: 2 2NO N N O n : n : n = 1 : 2 : 2. Hãy tính thể tích hỗn hợp 3 khí nói trên (ở đktc. (ĐH Thuỷ lợi- 2000tr234) 23. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp A gồm Al và oxit FexOy thu được hỗn hợp chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch C, phần không tan D và 0,672 lít khí H2. Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch C đến khi th được lượng kết tủa lớn nhất rồi lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 5,1 gam chất rắn. Phần không tan D cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư. Sau phản ứng thu được dung dịch E chứa 1 muối sắt duy nhất và 2,688 lít khí SO2. Các thể tích khí đo ở đktc hiệu suất các phản ứng đạt 100%. 1. Xác định công thức phân tử của oxit sắt. 2. Tính m. (ĐHGTVT 2001) 24. Hoà tan hoàn toàn 1 oxit FexOy bằng H2SO4 đặc nóng ta thu được 2,24 lít SO2 (đktc), phần dung dịch đem cô cạn thì thu được 120 gam muối khan. 1. Xác định công thức của oxit sắt. 2. Trộn 10,8 gam bột Al với 34,8 gam bột FexOy ở trên rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm. Giả sử lúc đó chỉ xảy ra phản ứng khử FexOy thành Fe. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 thì thu được 10,752 lít H2(đktc). a. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm . b. Tính thể tích (đktc) tối thiểu dung dịch H2SO4 đã dùng. (ĐH Dược Hà Nội) 25. Nung hỗn hợp bột Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí (giả sử chỉ xảy ra phản ứng Al khử oxit sắt thành Fe). Hỗn hợp sau phản ứng nếu đem tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 6,72 lít H2 (đktc), còn nếu cho tác dụng với HCl dư sẽ thu được 26,88 lít khí H2 (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu. 26. Cho hỗn hợp A có khối lượng m gam gồm bột Al và FexOy. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp A trong điều kiện không có không khí được hỗn hợp B. Nghiền nhỏ, trộn đều B rồi chia thành 2 phần. Phần 1 có khối lượng 14,49 gam được hoà tan hết trong dung dịch HNO3 đun nóng được dung dịch C và 3,696 lít khí NO duy nhất (đktc). Cho phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng thấy giải phóng 0,336 lít khí H2 (đktc) và còn lại 2,52 gam chất rắn, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Xác định công thức sắt oxit và tính m. (Khối B-2002) 27. Nung hỗn hợp gồm Al, Fe2O3 ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp B. Cho hỗn hợp B tác dụng đủ với dung dịch H2SO4 loãng thu được 2240 ml khí (đktc). Nếu cho hỗn hợp B tác dụng với dung dịch NaOH dư thì còn lại một phần không tan nặng 13,6 gam. 1. Xác định khối lượng các chất trong hỗn hợp A và B. 2. Tính thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần thiết để hoà tan hết 13,6 gam chất rắn C. 28. A và B là hai hỗn hợp đều chứa Al và FexOy. Sau phản ứng nhiệt nhôm mẫu A thu được 92,35 gam chất rắn C. Hoà tan C bằng dung dịch xút dư thấy có 8,4 lít khí bay ra và còn lại 1 phần không tan D. Hoà tan 1/4 lượng chất D bằng H2SO4 đặc nóng thấy tiêu tốn 60 gam axit H2SO4 98%. Giả sử chỉ tạo thành 1 loại muối sắt. 1. Tính khối lượng Al2O3 tạo thành khi nhiệt nhôm mẫu A. 2. Xác định công thức phân tử của sắt oxit. 3. Tiến hành nhiệt nhôm 26,8 gam mẫu B, sau khi làm nguội, hoà tan hỗn hợp thu được bằng dung dịch HCl loãng, dư thấy bay ra 11,2 lít khí. Tính khối lượng Al và sắt oxit của mẫu B đem nhiệt nhôm. Biết hiệu suất các phản ứng đạt 100%, thể tích các khí đo ở đktc. 29. Cho hỗn hợp A ở dạng bột gồm bột Al và Fe3O4. Nung A ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp B. Nghiền nhỏ hỗn hợp B chia thành 2 phần. Phần ít (phần 1) tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,176 lít khí H2 (đktc). Tách riêng chất không tan đem hoà tan trong dung dịch HCl thu được 1,008 lít khí (đktc). Phần nhiều (phần 2) cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,552 lít khí (đktc). Tính khối lượng hỗn hợp A và thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp A. 30. Khi nung hỗn hợp A gồm Al, Fe2O3 được hỗn hợp B (hiệu suất 100%). Chia hỗn hợp B thành 2 phần bằng nhau. Hoà tan hết phần 1 trong H2SO4 loãng, dư thu được 1,12 lít khí (đktc). Phần 2 hoà tan trong dung dịch NaOH dư thì khối lượng chất không tan còn lại là 4,4 gam. Xác định khối lượng các chất trong A và B. 31. Trộn 10,44 gam Fe3O4 và 4,05 gam bột Al rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, sau khi phản ứng kết thúc lấy chất rắn thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 1,68 lít khí ở đktc. Tính hiệu suất của quá trình nhiệt nhôm. 32. Sau phản ứng nhiệt nhôm của hỗn hợp X gồm bột Al và FexOy thu được 9,39 gam chất rắn Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy có 336 ml khí bay ra ở đktc và phần không tan Z. Để hoà tan 1/3 lượng chất Z cần 12,4 ml dung dịch HNO3 65,3%(d=1,4) và thấy có khí nâu đỏ bay ra. a. Xác định công thức của FexOy. b. Tính thành phần % theo khối lượng của bột Al trong hỗn hợp X ban đầu. Cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. (Học viện ngân hàng - 2001) 33. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm với Fe2O3 trong điều kiện không có không khí. Chia hỗn hợp sau phản ứng đã trộn đều thành hai phần, phần hai có khối lượng nhiều hơn phần một 134 gam. Cho phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thấy có 16,8 lít khí H2 bay ra. Hoà tan phần hai bằng lượng dư dung dịch HCl thấy có 84 lít khí bay ra. Biết c ... hần dung dịch A cho tác dụng với dung dịch xút dư, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến phản ứng hoàn toàn. Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra. (ĐHCĐ-CB99) 9- Hoà tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch A. - Cho một lượng bột sắt vừa đủ vào dung dịch A. Đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. - Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch KOH dư được dung dịch D, kết tủa E. - Nung E trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được chất rắn F. - Thổi một luồng CO qua ống sứ nung nóng chứa F cho đến dư thu được chất rắn G và khí X. - Sục khí X vào dung dịch Ba(OH)2 thì thu được kết tủa Y và dung dịch C. - Lọc bỏ kết tủa Y, đun nóng dung dịch C lại tạo ra kết tủa Y. Hãy xác định các chất có trong A, B, D, E, F, G, X, Y và C. Viết các phương trình phản ứng minh hoạ. Biết rằng hiđro mới sinh có thể khử một phần Fe3+ Fe2+. (ĐHSPQ Nhơn-99) 10-Hãy viết các phương trình phản ứng để chứng minh: -Sắt có tính khử. -Hợp chất sắt (II) vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá. -Hợp chất sắt (III) chỉ có tính oxi hoá. (Mỗi trường hợp có 1 ví dụ minh hoạ). (CĐSP HN-98) 11-Viết phương trình phản ứng chuyển hoá trực tiếp bột sắt kim loại thành các hợp chất sau: FeSO4, Fe2(SO4)3, FeBr3, FeS và Fe3O4. (ĐHCĐ2001tr150) 12-Cho sắt kim loại và muối của sắt. Từ mỗi loại trên hãy trình bày hai phương pháp điều chế sắt (II) clorua. Viết các phương trình phản ứng điều chế đó dưới dạng phân tử và ion thu gọn (mỗi phương pháp chỉ dùng một phản ứng, các chất cần thiết có đủ). (ĐH Thuỷ lợi-2001tr160) 13-Hoà tan hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe3O4 bằng dung dịch NaOH dư thu được dung dịch A và phần không tan B. Tách phần không tan B đem hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl thu được dung dịch C. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch C, sau đó lọc lấy kết tủa và đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn D. D tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng cho dung dịch trong suốt.. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra và cho biết trong A, B, C, D gồm những chất gì? (ĐHDLKTCN-99) 14-Cho một luồng khí H2 (dư) lần lượt đi qua 4 ống mắc nối tiếp nhau đã được đốt nóng đựng các oxit: ống 1 đựng BaO, ống 2 đựng Fe2O3, ống 3 đựng Al2O3 và ống 4 đựng CuO. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy các chất còn lại trong từng ống cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. (ĐH Đà Nẵng đợt 2-99) 15-Đốt Cacbon trong không khí ở nhiệt độ cao, được hỗn hợp khí A. Cho A tác dụng với Fe2O3 nung nóng được khí B và hỗn hợp rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 được kết tủa K và dung dịch D; đun sôi lại được kết tủa K. Cho C tan trong dung dịch HCl, thu được khí và dung dịch E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa hỗn hợp hiđroxit F. Nung F trong không khí được một oxit duy nhất. Viết các phương trình phản ứng. (ĐHBK-99) 16-Cho KOH dư tác dụng với dung dịch FeCl2. Lấy kết tủa thu được để lâu trong không khí. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.(ĐHKTQD-99) 17-Một dung dịch A chứa FeSO4 và Fe2(SO4)3. Viết các phương trình phản ứng , khi cho dung dịch A tác dụng lần lượt với các chất sau: a. Dung dịch KMnO4 + H2SO4. b. Nước brom. c. Dung dịch KOH khi có mặt không khí. d. Đồng kim loại. e. Axit HNO3 đặc. (ĐH Vinh-2001tr82) 18-Hoà tan một hỗn hợp gồm CaCO3, MgCO3 và Fe2O3 trong HCl dư. Thêm nước vôi trong vừa đủ để trung hoà HCl dư. Thêm một lượng bột Al dư vào dung dịch thu được. Sau phản ứng tạo ra chất rắn A và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được kết tủa C và dung dịch nước lọc D. Hỏi: a. Trong A và B có những chất gì? b. Trong tự nhiên chất rắn C ở dạng khoáng chất nào? c.Bằng phương pháp nào để tách được các muối ra khỏi dung dịch D. (ĐHSPVinh-99) 19-Cho các chất Fe, FeS2, FeCO3, FeO, Fe(OH)2 lần lượt tác dụng với HNO3 đặc nóng. Viết phương trình phản ứng ở dạng phân tử, dạng ion (cho biết trong sản phẩm phản ứng có khí NO2 hoặc cả khí CO2 hoặc cả H2SO4). (ĐH Thương mại-99) 20-Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và dạng ion thu gọn trong các quá trình sau: a. Cho FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 (đặc nóng) cho khí SO2. b. Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng cho khí NO. c. Cho Al tác dụng với dung dịch HNO3 loãng cho khí N2. (ĐHGTVT-99) 21-Viết phương trình phản ứng của HNO3 loãng với từng chất sau: Mg, FeO, Fe2O3, FeCO3. (ĐH Lâm nghiệp-99) 22-Hãy kể tên và công thức của các loại quặng sắt quan trọng trong tự nhiên. Từ một loại quặng sắt bất kì ở trên là nguyên liệu chính, viết các phương trình phản ứng điều chế Fe(OH)2 và Fe(OH)3. (HQGTPHCM-99-ĐHY HP2001tr114) 23-Có 5 loại quặng sắt quan trọng trong tự nhiên là manhetit, hematit đỏ, hematit nâu, xiđerit và pirit. a. Hãy cho biết trong các quặng sắt đó, sắt tồn tại ở dạng hợp chất nào. b. Lấy 2 quặng không thuộc loại oxit trong số 5 loại quặng trên đem đốt trong oxi dư ở nhiệt độ cao thì thu được 2 khí X, Y tương ứng. Hãy viết các phương trình phản ứng và nêu cách phân biệt 2 khí X, Y bằng phương pháp hoá học. (ĐHSP Qui Nhơn-99) 24-Gang là gì? Cho biết các nguyên liệu chính dùng để sản xuất gang; nguyên tắc và các phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình luyện gang? (ĐH Thuỷ sản-98-ĐH Ktrúc HN 99-ĐH Hàng hải-99) 25-Từ quặng pirit sắt và quặng đolomit. Hãy trình bày phương pháp điều chế các kim loại Ca, Mg, Fe. (ĐHSPVinh-99) 26-Từ bột nhôm, dung dịch NaCl, bột Fe2O3 và các điều kiện cần thiết, viết các phương trình phản ứng điều chế Al(OH)3, NaAlO2, FeCl2, FeCl3, Fe(OH)3. (ĐH An ninh-1998) 27-Cho 0,1 mol FeO tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng, được dung dịch A. Cho một luồng khí clo đi chậm qua dung dịch A để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng đến cạn, thu được muối khan, khối lượng m1 gam. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng muối khan m1. (HVCNBCVT-98) 28-Dung dịch A chứa hai muối FeSO4 và Fe2(SO4)3. Người ta tiến hành những thí nghiệm sau đây: Thí nghiệm (1): Thêm dần dung dịch NaOH cho đến dư vào 20 ml dung dịch A. Khuấy và đun nóng hỗn hợp trong không khí. Lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được chất rắn cân được 1,2 gam. Thí nghiệm (2): Thêm dung dịch H2SO4 loãng vào 20 ml dung dịch A. Nhỏ dần từng giọt dung dịch KMnO4 0,2M vào dung dịch nói trên và lắc nhẹ cho đến khi dung dịch bắt đầu xuất hiện màu hồng, lượng dung dịch KMnO4 0,2M cần dùng là 10 ml. 1. Giải thích hiện tượng và viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm (1) và (2). 2. Tính nồng độ mol/l (M) của FeSO4 và Fe2(SO4)3 trong dung dịch A. (ĐHKTQD 2001 tr22) 29. Cho dung dịch NaOH 20% tác dụng vừa đủ với dung dịch FeCl2 10%. Đun nóng trong không khí cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính nồng độ phần trăm của muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng (coi nước bay hơi trong quá trình đun nóng không đáng kể). (ĐH Thuỷ lợi-2000tr225) 30. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,02 mol FeS2 và 0,03 mol FeS vào lượng dư H2SO4 đặc nóng thu được Fe2(SO4)3, SO2 và H2O. Hấp thụ hết SO2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch KMnO4 thu được dung dịch Y không màu, trong suốt, có pH = 2. Viết các phương trình phản ứng và tính số lít của dung dịch Y. (ĐHQGHN2001tr14) 31. Hoà tan hoàn toàn a gam một oxit sắt bằng H2SO4 đặc nóng thấy thoát ra khí SO2 duy nhất. Trong thí nghiệm khác, sau khi khử hoàn toàn cũng a gam oxit sắt đó bằng CO ở nhiệt độ cao hoà tan lượng sắt tạo thành bằng H2SO4 đặc, nóng thì thu được lượng khí SO2 nhiều gấp 9 lần lượng khí SO2 ở thí nghiệm trên. Viết các phương trình phản ứng trong 2 thí nghiệm trên và xác định công thức của oxit sắt. (ĐH YHN-2001-tr104) 32. Để khử hoàn toàn 8 gam oxit của một kim loại cần dùng hết 3,36 lít hiđro. Hoà tan hết lượng kim loại thu được vào dung dịch axít clohyđric thấy thoát ra 2,24 lít khí hiđro (các khí đo ở đktc). Hãy xác định công thức phân tử của oxít kim loại nói trên, cho biết khối lượng nguyên tử của kim loại trong oxit nằm trong khoảng từ 52 đến 58,7. Cho O = 16; H = 1 Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Ni = 58,7. (ĐHNN1-Khối B-98) 33. Cho hỗn hợp 3 chất bột Mg, Al và Al2O3 . Lấy 9 gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy sinh ra 3,36 lít khí hiđro. Mặt khác nếu cũng lấy 9 gam hỗn hợp trên cho tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được 7,84 lít khí hiđro (các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn). a.Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình thí nghiệm? b.Tính số gam mỗi chất trong hỗn hợp. (ĐH Thuỷ sản-98) 34. Cho 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với NaOH dư thu được 16,8 lít H2 (ở 0 O C và 0,8 atm). Hãy cho biết: a. Số gam mỗi chất trong hỗn hợp. b. Thể tích dung dịch NaOH 4M đã dùng, biết rằng người ta đã dùng dư 10 ml so với thể tích cần dùng. (ĐHY Hà Nội-98) 35. Nếu cho 18 gam hỗn hợp A gồm Mg, Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thì sinh ra 3,36 lít khí H2 (đktc). Nếu cũng cho cùng một lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì sinh ra 13,44 lít khí H2 (đktc). 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra. 2. Tính thành phần phần trăm khối lượng của từng chất trong hỗn hợp ban đầu. (ĐH Đà Lạt-98) 36. Cho 5,2 gam hỗn hợp A gồm Al, Fe, Cu tác dụng với 20 ml dung dịch NaOH 6M thu được 2,688 lít khí (đktc), dung dịch và phần không tan B. Cho B tác dụng hết với HNO3 loãng thu được dung dịch C và 1,12 lít khí NO (đktc). Cho dung dịch C tác dụng với NaOH dư tạo kết tủa D. Nung D ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E. 1. Tính phần trăm khối lượng các kim loại trong A. 2.Tính khối lượng chất rắn E. Cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. (ĐH Đà Nẵng-98) 37-Lấy 8,4 gam NaOH hoà tan vào nước thành dung dịch (A). Lấy 4g Fe2(SO4)3 cho phản ứng với dung dịch (A), sau khi kết thúc phản ứng lại lấy tiếp 6,84 gam Al2(SO4)3 cho vào khuấy đều đến khi phản ứng kết thúc được dung dịch (B) và kết tủa (C). Đem (C) nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được chất rắn (D). 1/ (D) là chất nguyên chất hay hỗn hợp? Nếu là hỗn hợp hãy xác định thành phần % theo khối lượng các chất trong (D). 2/ Dung dịch (B) được đem pha loãng thành 500 ml. Xác định nồng độ mol/l của các ion có trong dung dịch. (CĐ SPB Giang-98) 38-Hoà tan hỗn hợp gồm 18,24 gam FeSO4 và 27,26 gam Al2(SO4)3 vào 200 gam dung dịch H2SO4 9,8% thu được dung dịch A. Cho 77,60 gam NaOH nguyên chất vào dung dịch A thu được kết tủa B và dung dịch C. Tách kết tủa B khỏi dung dịch C. 1. Nung kết tủa B ngoài không khí đến khối lượng không đổi. Tính khối lượng chất rắn thu được. 2. Thêm nước vào dung dịch C, thu được dung dịch D có khối lượng là 400 gam. Tính khối lượng nước thêm vào và nồng độ phần trăm theo khối lượng các chất tan trong dung dịch D. 3.Cần thêm bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M vào dung dịch D trên để: a. Được khối lượng kết tủa lớn nhất. b. Được kết tủa mà sau khi nung đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn nặng 5,1 gam. (ĐH Huế-99)
Tài liệu đính kèm: