Tóm tắt tác phẩm văn xuôi Văn học Việt Nam

Tóm tắt tác phẩm văn xuôi Văn học Việt Nam

BÀI MỘT : VI HÀNH ( NGUYỄN ÁI QUỐC )

 Vi Hành viết bằng tiếng Pháp đăng trên báo Nhân Đạo ra ngày 19 / 2 / 1923 ; tác phẩm dùng hình thức kể chuyện, nhân vật chính xưng là “ tôi ” (tác giả). Bằng hình là một bức thư gửi cô em họ ở quê nhà ( Việt Nam) , tác giả đã kể lại một câu chuyện trên đất Pháp : Đôi thanh niên người Pháp đi trên một toa tàu điện ngầm bàn về “ tôi ” mà họ lầm tưởng là “ hắn ” ( Khải Định ) đang đi “ vi hành ”. Bởi vì tôi và hắn đều là người An Nam, da vàng, mũi tẹt. Đôi thanh niên người Pháp bàn về “ hắn ” trước mắt “ tôi ” mà theo họ là hắn tự nhiên một cách thoải mái. Vì họ nghĩ rằng hắn chắc chắn không nghe được tiếng Pháp. Vậy là Khải Định hiện lên trong con mắt người Pháp như một thứ đồ cổ , một thằng hề rẻ tiền , một con rối . Vua Khải Định không bằng cả vợ lẽ nàng hầu của vua xứ Cao Miên . Tác phẩm cũng kể về sự nhầm lẫn của chính quyền Pháp coi người Việt Nam nào cũng là Khải Định đang đi vi hành , vì vậy ra sức bảo vệ , chăm sóc . Thực chất cho mật thám luôn theo dõi người yêu nước Việt Nam . Từ đó người đọc nhận ra dụng ý của tác giả là phê phán xã hội thực dân Pháp .

 

doc 13 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3012Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt tác phẩm văn xuôi Văn học Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI
VĂN HỌC VIỆT NAM 
BÀI MỘT : VI HÀNH ( NGUYỄN ÁI QUỐC )
 	Vi Hành viết bằng tiếng Pháp đăng trên báo Nhân Đạo ra ngày 19 / 2 / 1923 ; tác phẩm dùng hình thức kể chuyện, nhân vật chính xưng là “ tôi ” (tác giả). Bằng hình là một bức thư gửi cô em họ ở quê nhà ( Việt Nam) , tác giả đã kể lại một câu chuyện trên đất Pháp : Đôi thanh niên người Pháp đi trên một toa tàu điện ngầm bàn về “ tôi ” mà họ lầm tưởng là “ hắn ” ( Khải Định ) đang đi “ vi hành ”. Bởi vì tôi và hắn đều là người An Nam, da vàng, mũi tẹt. Đôi thanh niên người Pháp bàn về “ hắn ” trước mắt “ tôi ” mà theo họ là hắn tự nhiên một cách thoải mái. Vì họ nghĩ rằng hắn chắc chắn không nghe được tiếng Pháp. Vậy là Khải Định hiện lên trong con mắt người Pháp như một thứ đồ cổ , một thằng hề rẻ tiền , một con rối . Vua Khải Định không bằng cả vợ lẽ nàng hầu của vua xứ Cao Miên . Tác phẩm cũng kể về sự nhầm lẫn của chính quyền Pháp coi người Việt Nam nào cũng là Khải Định đang đi vi hành , vì vậy ra sức bảo vệ , chăm sóc . Thực chất cho mật thám luôn theo dõi người yêu nước Việt Nam . Từ đó người đọc nhận ra dụng ý của tác giả là phê phán xã hội thực dân Pháp . 
BÀI HAI : TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ( HỒ CHÍ MINH )
Mọi người , mọi dân tộc đều có quyền hưởng tự do và hạnh phúc . Chân lý ấy đã được thừa nhận trong tuyên ngôn Độc Lập 1776 của Mĩ , Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791 .
 	Thế nhưng , Thực dân Pháp đã chà đạp lên những lẽ phải . Về chính trị , chúng không cho nhân dân ta quyền tự do nào . Về kinh tế chúng bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy . Hơn thế nữa , chúng còn đầu hàng nhục nhã và bán rẻ nước ta cho Nhật . Không cam tâm chịu mất nước , nhân dân ta đã vùng dậy đấu tranh , đứng về phe đồng Minh đánh phát xít Nhật , thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa .
 	Bởi vậy , Việt Nam đã thực sự độc lập , tự do , xứng đáng được hưởng độc lập , tự do . Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết hy sinh đến cùng để giữ vững quyền độc lập , tự do ấy . 
BÀI BA : ĐÔI MẮT (Nam Cao)
Hoàng và Độ là hai nhà văn quen biết nhau từ trước khi cuộc kháng chiến bùng nổ . Hoàng rời Hà Nội tản cư về vùng nông thôn và vẫn sống nhàn nhã trong nếp cũ . Ngoài cái thú nuôi chó béc - giê ra tối tối còn nằm trong chăn ấm , hút thuốc lá thơm , đọc vài hồi Tam Quốc Chí , hầu như Hoàng sống cách biệt với những người xung quanh , với con mắt khinh bạc , Hoàng chỉ nhìn quần chúng nông dân đang hăng hái tham gia kháng chiến bằng những nhận xét hài hước , châm biếm . Độ thì ngược lại , tự nguyện gia nhập vào cuộc sống gian khổ nhưng sôi nổi của toàn dân kháng chiến . Biết Độ đang hoạt động ở gần đây , Hoàng nhắn mời . Thế là cuộc gặp gỡ giữa hai người quen biết cũõ bên đường chiến tranh đã giúp Độ có ý định thuyết phục Hoàng tham gia công tác như mình đã không thành , qua thực tiễn cánh mạng kháng chiến , hố sâu ngăn cách giữa hai người khó bù lấp . Độ đã nhận xét về Hoàng “Anh đã quen nhìn đời và nhìn người một phía thôi ” và “ vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm , người ta chỉ càng thêm chua chát , chán nản ’’.
BÀI BỐN : VỢ CHỒNG APHỦ {TÔ HOÀI }
Vợ chồng APhủ là người H’Mông Tây Bắc . Mị là một cô gái đẹp , có tài thổi sáo , trai bản nhiều người mê và đã có người yêu . Nhà nghèo bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lý Pátra , thực tế là người đầy tớ không công , bị cầm tù và luôn bị chà đạp . Chết không được nên cam chịu trong đau khổ . APhủ là một thanh niên khỏe mạnh yêu đời , chỉ vì đánh ASử (chồng cũ của Mị) , con trai Thống lý vì tội quấy phá cuộc vui của dân bản trong ngày hội xuân , mà phải chịu bao tai họa , cực hình , nhất là sau khi để hổ vồ mất bò của nhà Thống lý . Cảm thông người cùng cảnh ngộ , Mị đã cắt dây trói cho APhủ và cả hai cùng trốn khỏi Hồng Ngài tới khu du kích Phiềng Sa .
Đến Phiềng Sa , họ lấy nhau làm vợ chồng , cùng nhau chăm lo cuộc sống . Nhưng bọn Tây lại cướp phá , chúng bắt lợn của vợ chồng APhủ , bắt APhủ khiêng lợn về đồn rồi hành hạ anh . APhủ trốn thoát , nhưng cuộc sống của vợ chồng anh bị đe dọa , gặp bế tắc . Vào lúc đó , AChâu – một cán bộ kháng chiến đến giác ngộ cho vợ chồng APhủ . Họ sống với nhau như anh em , làm lễ ăn thề kết nghĩa . Mị và APhủ trở thành đội viên du kích , dần dần trưởng thành trong cuộc đấu tranh đánh đuổi đế quốc .
BÀI NĂM : MÙA LẠC ( NGUYỄN KHẢI ) 
 	Đào là một phụ nữ có số phận không may mắn : sinh ra ở miền quê nghèo , lấy chồng sớm nhưng duyên phận trắc trở (chồng cờ bạc , nợ nần , phải bỏ nhà đi xa) . Khi người chồng trở lại nhà , chị sinh con . Nhưng rồi chồng chết , tiếp đó con cũng mất . Đào phải tần tảo kiếm sống : “ Khi ra Hòn Gai , Cẩm Phả lấy muồng , khi ngược Lào Cai buôn gà vịt , mùa tu hú kêu sang đất Hà Nam buôn vải tháng sáu lại về quê bẻ nhãn ”. Chị rời quê lên Điện Biên làm công nhân ở nông trường . Vốn là người lao động , cần cù chịu khó , lại có cuộc đời từng trải chị cố vươn lên chống chọi với số phận . Ở nông trường , Đào được sống và lao động bên cạnh những con người xuất thân từ những hoàn cảnh khác nhau , nhưng đến nông trường với niềm vui , lòng tin vào cuộc sống và con người Đào trỗi dậy “ thèm muốn một cảnh gia đình hạnh phúc , lại hy vọng cuộc đời mình chưa phải đã tắt hẳn ”. Rồi Đào đã tìm thấy hạnh phúc khi Dịu “ Ông thiếu uý lò gạch ” gởi thư tỏ bày tâm sự  Từ đấy Đào đã nghĩ tới một cuộc đời mới với những khát vọng bình dị ở một người phụ nữ . Chị thấy gắn bó với “ quê hương thứ hai ” của chị ở nông trường Hồng Cúm , hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy tám năm nay ai ngờ chị lại tìm thấy ở một nơi mà “ chiến tranh đã xảy ra ác liệt nhất ” .
BÀI SÁU : VỢ NHẶT ( KIM LÂN ) 
Truyện kể về những con người trong nạn đói lịch sử 1945 : 
Tràng là một thanh niên thô vụng , lại rất nghèo ở xóm ngụ cư . Hàng ngày , Tràng kéo thuê xe thóc cho liên đoàn . Trong một lần kéo xe qua kho thóc , thấy mấy cô gái “ ngồi vêu ” ra ở đấy , Tràng đùa cợt mấy câu cho vui , không ngờ một cô gái ra đẩy nhờ xe . Mấy hôm sau , Tràng lại gặp cô gái ấy ở chợ , “ Mặt mày hốc hác , quần áo rách bươm ” , Tràng lại nói đùa cho vui , ai ngờ cô ta theo về thật . Thế là Tràng “ nhặt ” được vợ . Sự kiện đó làm cho cả xóm làng ngụ cư ngạc nhiên , người mừng , kẻ lo . Bà cụ Tứ - mẹ của Tràng cũng rất ngạc nhiên , rất lo và cũng rất vui . Đối với Tràng cũng hết sức ngỡ ngàng . Từ khi cu Tràng có vợ , căn nhà xiêu vẹo , xơ xác ấy như được đổi thay : sạch sẽ hơn , gọn gàng hơn và ấm cúng hơn . Tuy vậy nỗi lo về nạn đói lịch sử ấy cứ ám ảnh gia đình Tràng : bữa cơm đầu tiên , mỗi người chỉ có hai lưng chén cháo lỏng bỏng và một nồi “ chè cám ” . Kết thúc truyện là hình ảnh Tràng đang ngậm miếng cám chát bự trong cổ và hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng của Việt Minh tung bay phấp phới trong đầu Tràng .
BÀI BẢY : RỪNG XÀ NU ( NGUYỄN TRUNG THÀNH ) 
Làng XôMan ở trong tầm đại bác của giặc . Đạn giặc tàn phá dã man rừng xà nu , nhưng cũng như người dân làng XôMan , rừng xà nu vẫn kiên cường vươn tới . Nhân Tnú về thăm làng , nghỉ tại nhà cụ Mết , đêm đó , cụ kể cho dân làng nghe chuyện của Tnú . 
Những năm ấy , giặc Mỹ và tay sai khủng bố vô cùng dã man phong trào cách mạng , nhưng dân làng Xôman vẫn tìm cách nuôi dấu cán bộ . Tnú là một chú bé cha mẹ chết sớm , được dân làng đùm bọc . Tnú cùng với Mai là hai trong số những thiếu niên hăng hái vào rừng tiếp tế cho cán bộ ( sau này Mai trở thành vợ của Tnú ) . Tnú được cán bộ Quyết dìu dắt , anh đi làm liên lạc , sau bị bắt , bị giam . Thoát tù , anh trở về cùng dân làng chuẩn bị vũ khí chiến đấu .
Được tin này , giặc hùng hổ kéo về làng . Trước cảnh vợ con bị giặc tra tấn dã man , từ nơi ẩn nấp , Tnú nhảy vào giữa bọn lính định cứu vợ con . Nhưng anh bị giặc bắt , vợ con bị chết . Giặc đốt hai bàn tay Tnú , sau khi đã quấn các ngón tay của anh bằng giẻ có tẩm dầu xà nu . Mười ngón tay anh bốc cháy ( thành mười ngọn đuốc ) . Trước cảnh tượng dã man này , dân làng XôMan nhất tề vùng lên giết cả tiểu đội giặc . Cụ Mết kêu gọi “ tất cả người già , người trẻ , người đàn ông , người đàn bà , mỗi người phải tìm lấy một cây giáo , một cây mác , một cây vụ , một cây rựa . Ai không có thì vót chông ” để chiến đấu . Đêm ấy , “ cả rừng XôMan ào ào rung động ” , “ lửa cháy khắp rừng ”  Rồi Tnú gia nhập bộ đội giải phóng . Anh luôn khắc niệm mối thù quân giặc và chiến đấu rất dũng cảm . Sau ba năm , hôm nay , Tnú được phép về thăm dân làng thân yêu của mình . 
BÀI TÁM : NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ ( NGUYỄN TUÂN ) 
Trong đoạn đầu tùy bút , tác giảgiới thiệu nguồn tài nguyên phong phú của Tây Bắc và con người (con người bản địa và con người miền xuôi lên xây dựng Tây Bắc ) .
 Bạn của tác giả làm nghề lái đò dọc trên sông Đà đã hơn mười năm . Qua lời kể của tác giả , hình ảnh ông lái đò hiện lên không chỉ như một vị tướng chỉ huy tài ba mà còn là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác ghềnh . Ông lái đò đã bao lần vượt thác chiến đấu với sóng to , gió cả bằng trí thông minh , lòng quả cảm , kinh nghiệm ông đã giành chiến thắng . Không chỉ viết về người bạn của mình mà qua ngòi bút tài hoa của tác giả , hình ảnh con sông Đà vừa hung bạo lại vừa trữ tình thơ mộng . 
Những người dân sống ở đây đã gắn bó mật thiết với dòng sông Đà . Khi Pháp , Nhật chiếm đóng họ bỏ sang sông khác , khi giải phóng họ lại trở về bản Mường . Trong kháng chiến , họ giúp cán bộ bằng cách cho mượn đò qua sông .
Kết thúc tác phẩm là hình ảnh đoàn thuyền cắm quốc kì của chuyên gia ta và bạn đi nghiên cứu sông Đà để trị con sông hung tợn , bắt nó phải phục vụ cuộc sống Tây Bắc đang ghé vào bến .
BÀI CHÍN : MẢNH TRĂNG CUỐI RỪNG ( NGU ... ùch mạng tháng 8 , Chế Lan Viên là một nhà thơ tiêu biểu của dòng văn học lãng mạn .
Sau cách mạng tháng 8 , Chế Lan Viên sáng tác nhiều . Bên cạnh sáng tác thơ ông còn viết tiểu luận , phê bình , bút ký . 
Chế Lan Viên mất năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh . 
Thơ Chế Lan Viên mang chất trí tuệ rất cao , nhiều khi khó hiểu . 
Tác phẩm : 
Thơ : Điêu Tàn; Hoa Ngày Thường – Chim Báo Bão ; Hoa trước Lăng Người . 
Văn xuôi : những ngày nổi giận ; vàng sao 
Phê bình văn học : suy nghĩ và bình luận ; bay theo đường dân tộc đang bay . 
Hoàn cảnh sáng tác “ Tiếng hát con tàu ” : viết năm 1960 lúc miền Bắc đang hàn gắn vết thương chiến tranh , xây dựng CNXH , chi viện cho chiến trường miền Nam , đây là thời điểm miền Bắc đang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất . Bài thơ được trích từ tập “ Ánh sáng và phù sa ” ( 1960 ) . 
Chủ đề : Tình cảm yêu mến chân thành , sâu sắc của nhà thơ đối với Tây Bắc và lời giục giã thanh niên lên đường xây dựng Tây Bắc . 
 Ý nghĩa nhan đề “ Tiếng hát con tàu ” :
 Hình ảnh con tàu thực chất là hình ảnh biểu tượng , thể hiện khát vọng lên đường và niềm mong ước của nhà thơ đến với mọi miền của đất nước . 
 Tiếng hát con tàu là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ – một tâm hồn tràn ngập niềm tin là lý tưởng, vào cuộc đời . Tâm hồn nhà thơ đã hóa thành con tàu , hăm hở làm cuộc hành trình đến với Tây Bắc , đến với cuộc sống của nhân dân . Đến với đất nước , nhân dân cũng là đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật , trong đó có thơ ca .
Ý nghĩa của biểu tượng “ con tàu ” và “ Tây Bắc ” . 
Hình tượng con tàu có ý nghĩa là tiếng gọi lên đường . Đấy là con tàu tâm tưởng , thể hiện niềm khao khát , vươn tới những miền xa xôi của đất nước , hòa nhập vào mạch nguồn chung của hơi thở đất nước .
Hình ảnh Tây Bắc là biểu tượng của những miền đất xa xôi của Tổ quốc , nơi cuộc sống nhân dân đang mời gọi .
Những nét đặc sắc của thơ Chế Lan Viên trong “ Tiếng hát con tàu ” là tính phi tưởng và triết lý .
Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh thơ bằng phương pháp tả thực đã tạo biểu tượng nhằm so sánh sự vật với tâm hồn . Chính điều đó đã tạo sức hấp dẫn và niềm rung cảm sâu xa trong lòng người đọc .
8
Các vị La Hán chùa Tây Phương – Huy Cận 
Tác giả : Cù Huy Cận sinh năm 1919 tại huyện Hương Sơn , tỉnh Hà Tĩnh , học Cao đẳng canh nông , tham gia cách mạng từ năm 1942 . Sau cách mạng tháng 8 , ông giữ trọng trách ở bộ văn hóa và thông tin .
Tác phẩm : Trước Cách Mạng : Lửa thiêng ; Vũ Trụ Ca  Sau Cách Mạng : Trời mỗi ngày lại sáng ; Đất nở hoa ; Bài ca cuộc đời 
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “ Các vị La Hán chùa Tây Phương ” : năm 1960 , Huy Cận ngắm nhìn 18 pho tượng La Hán chùa Tây Phương ( ở xã Thạch Xá , huyện Thạch Thất tỉnh Sơn Tây , xây dựng năm 1792 ) mà tưởng chừng nói chuyện với bác thợ cả , mà ông coi là “ nhà nghệ sỹ xưa đã vô tình hay hữu ý mượn đề tài chuyện Phật mà miêu tả xã hội đương thời , một xã hội quằn quại đau khổ trong nhiều biến động và bế tắc không tìm được lối ra ” ( Huy Cận ) . 
Chủ đề : bài thơ thể hiện nỗi đau , trăn trở , bế tắc của cha ông ta trong quá khứ , với một thái độ cảm thông và niềm tự hào về thời đại mới . 
Những điểm cần lưu ý :
Khổ 1 – 8 : những bức tượng La Hán được tái hiện bằng ngôn từ giàu yếu tố tạo hình . 
Ngoại hình được vẽ ra cốt để biểu hiện nội tâm của con người trần thế đầy khổ ải với mọi tư thế, dáng vẻ “ mắt giương , mày nhíu xệch , môi cong , gân vặn bàn tay , chân tay co xếp , mặt cúi , mặt nghiêng , mặt ngoảnh sau . 
Từ chổ đặc tả từng pho tượng , nhà thơ miêu tả cả nhóm tượng , Gây cảm tưởng như “ cả đời nhân loại ” của một thời đại đã đau đớn , vật vả, “ không khóc cũng đổ mồ hôi ” . 
Tác giả đồng cảm trước vẻ quằn quại lần cuối của các vị La Hán trên đường tìm về cõi Phật để giải thoát khỏi cái khổ , cái ác ( Khổ 8 ) . 
Những cái đích của con đường còn là vô định và nỗi đau trần thế như vẫn hiện lên trên từng thớ gỗ ( Khổ 6 ) và sự thật vẫn là bất lực ( Khổ 8 ) . 
9
Mùa lạc – Nguyễn Khải 
Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Khải : Nguyễn Mạnh Khải sinh năm 1930 tại Nam Định , tham gia kháng chiến chống Pháp , chủ yếu làm báo . Từ đó về sau ông viết nhiếu tiểu thuyết .
Tác phẩm : Xung đột , Mùa lạc , Hãy đi xa hơn nữa , Chiến sỹ . 
Đề tài Mùa lạc : Nguyễn Khải chọn đề tài về nông trường Điện Biên , tìm hiểu số phận và mối quan hệ của những con người từ các nẻo đường khác nhau đến đây chung sức xây dựng cuộc sống mới . “ Mùa lạc ” là một tên truyện ngắn trong tập truyện cùng tên , xuất bản năm 1960 .
Chủ đề : Niềm tin về cuộc sống , lao động và lòng thương yêu chân thành đã giúp mọi người , đặc biệt là những người bất hạnh , tìm được hạnh phúc thật sự . 
Những điểm cần lưu ý : 
Nhân vật Đào : Về ngoại hình : Đào thuộc loại người phụ nữ không nhan sắc , già trước tuổi , lỡ thì “ gò má cao đầy tàn nhan ” , khuôn mặt thô với “ những nét thiếu hòa hợp ” , “ thân người sồ sề ” , “ cặp chân ngắn ” , “ hai bàn tay có những ngón rất thô ” . Nhưng Đào có những nét đáng mến ,với “ hai con mắt hẹp và dài , đưa đi đưa lại rất nhanh ” , “ hàm răng khểnh của người luôn ưa đùa cợt ” , khi xúc động thì “ đôi má cao của chị ửng đỏ ” , “ tiếng nói dịu đi như một hơi thở ” .
Về cuộc đời , quãng đời quá khứ của Đào là một chuỗi ngày tháng hẩm hiu , đau buồn , vất vả : nhà nghèo , lấy chồng từ năm 17 tuổi , nhưng chồng cờ bạc , nợ nần nhiều , chồng chết con chết , từ đó không nơi nương tựa , không người thân thích , phải tần tảo ngược xuôi kiếm sống . Hoàn cảnh riêng đầy đau buồn ấy đã đẩy đưa Đào đến nông trường Điện Biên với tâm trạng chán chường , không niềm tin , không hy vọng vào tương lai .
Nhưng trong chỗ sâu kín nhất của tâm hồn Đào là một niềm ước mơ hạnh phúc gia đình , cuộc sống vui tươi : “ có cái gì chưa rõ nét lắm nhưng đầm ấm hơn , tươi sáng hơn những ngày đã qua cứ lấp lóe ở phía trước ” . Cho nên , khi nhận được thư Dịu tỏ ý muốn xây dựng gia đình với mình , Đào cảm thấy “ một nỗi vui sướng kì lạ ” , “ không thể nén nổi ” . Từ lúc ấy , tình cảm của chị chuyển biến mạnh mẽ : yêu mến mọi người , tin yêu cuộc sống và cảm thấy cuộc sống gần kề.
10
RỪNG XÀ NU – Nguyễn Trung Thành
1. Tác giả: 
- Nguyễn Trung Thành tên that là Nguyễn Văn Báu, bút danh là Nguyên Ngọc. Ông sinh trưởng ở Thăng Bình, Quảng Nam trong moat gia đình quan chức bưu điện.
 - Năm 1950, Ông gia nhập quân đội và hoạt động ở Tây Nguyên từ 1951- 1955.Năm 1962, Ông vào chiến trường Miền Nam. Sau giải phóng Ông ra Bắc công tác tại tạp chí quân độirồi chuyển sang Hội nhà văn Việt Nam.
- Tuy viết không nhiều nhưng Ông được độc giả chú ý. Dất nước đứng lên ( 1956), Trên quê hương những anh hùng Nguyên Ngọc( 1969) , Đất Quảng ( phần I, II -1971- 1974) là những tác phẩm tiêu biểu của ông.
- Nguyễn Trung Thành quan tâm đến những vấn đề có ý nghĩa trọng đại của dân tộc và cách mạng. Tác phẩm của ông mang đậm đà chất hùng tráng – trữ tình – lý tưởng. Đặc biệt Ông dùng những trang viết đẹp nhất cho người dân tộc thiểu số an hem trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
2. Hoàn cảnh sáng tác:
- Truyện ngắn Rừng Xà Nu được viết name 1965, Khi Mỹ đổ quân ố ạt vào Miền Nam nước ta. Lần đầu tiên truỵện ngắn Rừng Xà Nu được in trong tạp chí văn nghệ quân giải phóng số 2 năm 1965, sau đó đưa vô tập Trên quê hương những anh hùng Điên Ngọc ( 1969).
3 . Là câu chuyện về cuộc đời Tnu và câu chuyện về cuộc nổi day của dân làng Xô –man.
4. Chủ đề:
Nỗi đau thong của cá nhân Tnú và nỗi đau thương lớn lau của dân làng, dân tộc đã khiến Tnu và dân làng Xô- man quật khởi diệt giặc , góp phần giải phóng đất nước.
Những điểm cần lưu ý 
1.Ý nghĩa cụ thể và ý nghĩa tượng trung của hình ảnh cây xà nu : Cây xà nu ham ánh nắng và khí trời, nó vươn lên rất nhanh dưới ánh sáng cũng như Tnú, Mai và dân làng Xô- man muốn hướng tới cuộc sống tự do.
Cây xà nu có sức chịu đựng ghê gớm và có sức sống mãnh liệt, không gì có thể tiêu diệt nỗi, giống như người dân Xô- man: Anh Quyết hy sinh thì có Tnú, Mai ngã xuống đã có Díp lớn lên thay chị và những thế hệ tiếp theo như Heng sẵn sàng kế tiếp.
2. Vẻ đẹp của Tnù, Dít, cụ Mết , bé Heng:
Mỗi nhân vật mỗi tính cách nhưng có vẻ đẹp chung , đó là long yêu nước , sự ngoan cường và quyết tâm đánh giặc giữ gìn đất nước ( xem phần phân tích )
3. Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm:
- Cách trần thuật độc đáo : gợi nhớ đến lối kể ”khan” của các dân tộc Tây Nguyên.
- Ngôn ngữ tinh tế, linh hoạt, phù hợp với tính cách nhân vật, giàu chất tạo hình, mang đậm màu sắc địa phương.
- Cách dùng hình tượng cũng rất độc đáo, đó là hình tượng cây xà nu để làm biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của đồng bào dân tộc Tây Nguyên., hình tượng muời ngón aty của Tnú bốc cháy mười ngọn đuốc để biểu trưng cho ngọn lửa câm hờn và lửa dấu tranh của dân làng Xô-man.
11
SÓNG – Xuân Quỳnh 
1. Tác giả :
- Tên đầy đủ là Nguyển Thị Xuân Quỳnh.
- Sinh năm 1942 – mất năm 1988.
- Quê ở tĩnh Hà Tây, lớn lên ở Hà Nội.
- 1955 là diễn viên mới trong văn đoàn công .
- 1963 bắt đầu làm báo, biên tập viên nhà xuất bản , Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam ( khoá III).
 Xuân Quỳnh ra đi đột ngột trong một tai nan giao thông tại Hải Dương , ngày 29- 8- 1988.
“ Sóng “ là bài thơ tiêu biểu của Xuân Quỳnh về đề tài tình yêu, một tình yêu da diết và chân thành với nét mới lạ, độc đáo.
2. Tác phẩm :
Gồm các tập thơ:
Tơ tằm – Chồi biếc ( 1963).
Hoa dọc chiến hào (1968) .
Gió Lào cát trắng (1974).
Lời ru trên mặt đất ( 1978) .
Tự hát ( 1984).
Sân ga chiều em đi ( 1984).
Hoa cỏ may ( 1989).
3. Xuất xứ : 
Bài thơ được trích trong tập thơ “ Hoa dọc chiến hào”, in năm 1968.
4. Chủ đề :
Khát vọng chân thành ,

Tài liệu đính kèm:

  • docTom tat van xuoi 12(1).doc