Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ

1 – Vài nét về tiểu sử và con người

Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen sinh ngày 07 – 9 - 1920 tại làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức - tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô - quận Cầu Giấy - Hà Nội) trong một gia đình thợ thủ công. Ông còn có nhiều bút danh khác như: Mai Trung, Duy Phương, Mắt Biển, Hồng Hoa, Vũ Đột Kích,

Quê quán : xã Kim An - huyện Thanh Oai - tỉnh Hà Tây.

Tuổi thanh niên, Tô Hoài phải trải qua nhiều nghề khác nhau để kiếm sống như : dạy học tư, bán hàng, làm kế toán cho hiệu buôn, Năm 1938, ông chịu ảnh hưởng của Mặt trận Bình dân và tham gia hoạt động trong tổ chức Hội ái hữu thợ dệt và Thanh niên dân chủ Hà Nội.

Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và bắt đầu viết bài cho báo Cứu quốc và Cờ giải phóng.

 

doc 46 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 6280Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tác giả Tô Hoài
TÔ HOÀI
1 – Vài nét về tiểu sử và con người
Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen sinh ngày 07 – 9 - 1920 tại làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức - tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô - quận Cầu Giấy - Hà Nội) trong một gia đình thợ thủ công. Ông còn có nhiều bút danh khác như: Mai Trung, Duy Phương, Mắt Biển, Hồng Hoa, Vũ Đột Kích, 
Quê quán : xã Kim An - huyện Thanh Oai - tỉnh Hà Tây. 
Tuổi thanh niên, Tô Hoài phải trải qua nhiều nghề khác nhau để kiếm sống như : dạy học tư, bán hàng, làm kế toán cho hiệu buôn,  Năm 1938, ông chịu ảnh hưởng của Mặt trận Bình dân và tham gia hoạt động trong tổ chức Hội ái hữu thợ dệt và Thanh niên dân chủ Hà Nội. 
Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và bắt đầu viết bài cho báo Cứu quốc và Cờ giải phóng. 
Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài làm Chủ nhiệm báo “Cứu quốc”. Ông là một trong số những nhà văn đầu tiên Nam tiến và tham dự một số chiến dịch ở mặt trận phía Nam (Nha Trang, Tây Nguyên). Năm 1946, ông được kết nạp vào Đảng. 
Năm 1950, ông về công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam. Từ năm 1957 đến năm 1980, Tô Hoài đã kinh qua nhiều chức vụ khác nhau trong Hội Nhà văn như : Uûy viên Đảng Đoàn, Phó Tổng thư kí, Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, Giám đốc Nhà xuất bản Thiếu nhi. 
Đến với con đường nghệ thuật từ cuối những năm ba mươi cho đến nay, Tô Hoài đã sáng tác được một số lượng tác phẩm đồ sộ (hơn một trăm năm mươi đầu sách) ở nhiều thể loại khác nhau như : tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Với những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà, vào năm 1996 ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. 
* Tác phẩm của Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám : 
Dế mèn phiêu lưu kí (1941), Quê người (1941), O chuột (1942), Giăng thề (1943), Nhà nghèo (1944), Xóm Giếng ngày xưa (1944), Cỏ dại (1944). 
* Tác phẩm chính của Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám : 
- Truyện ngắn : Núi cứu quốc (1948), Xuống làng (1950), Truyện Tây Bắc (1953, Giải nhất tiểu thuyết năm 1956 của Hội Văn nghệ Việt Nam), Khác trước (1957), Vỡ tỉnh (1962), Người ven thành (1972). 
- Tiểu thuyết : Mười năm (1957), Miền Tây (1967, Giải thưởng Bông sen vàng năm 1970 của Hội Nhà văn Á Phi), Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971), Tự truyện (1978), Những ngõ phố, người đường phố (1980), Quê nhà (1981, Giải A năm 1980 của giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội), Nhớ Mai Châu (1988). 
- Kí: Đại đội Thắng Bình (1950), Thành phố Lênin (1961), Tôi thăm Cămphuchia (1964), Nhật kí vùng cao (1969), Trái đất tên người (1978), Hoa hồng vàng song cửa (1981). Cát bụi chân ai (1992). 
- Truyện thiếu nhi : Tuyển tập Văn học thiếu nhi, tập I & II (1999) 
- Tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác : Một số kinh nghiệm viết văn của tôi (1959), Người bạn đọc ấy (1963), Sổ tay viết văn (1977), Nghệ thuật và phương pháp viết văn (1997). 
Tô Hoài có nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài, đặc biệt Dế mèn phiêu lưu kí được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất. 
Nhìn chung, Tô Hoài là một nhà văn sớm bước vào đời, vào nghề văn và cũng sớm tham gia hoạt động cách mạng. Ông viết ở nhiều thể loại và thể loại nào ông cũng đạt được những thành công đặc sắc. Đặc biệt là ở những tác phẩm viết về loài vật và miền núi Tây Bắc. Tô Hoài luôn có những cố gắng tìm tòi, khám phá trong sáng tạo nghệ thuật, đó là một trong những yếu tố góp phần làm nên sức hấp dẫn, sức sống và ý nghĩa lâu bền ở tác phẩm của ông đối với đời sống tinh thần của người đọc nhiều thế hệ. 
2 – Những chặng đường sáng tác: 
2.1 – Trước Cách mạng tháng Tám: 
Tô Hoài đến với nghề văn ở tuổi mười bảy, mười tám. Những sáng tác đầu tay của ông được đăng trên Hà Nội tân văn và Tiểu thuyết thứ bảy. Tuy xuất hiện ở giai đoạn cuối của thời kì 1930 - 1945 nhưng Tô Hoài đã sớm khẳng định được vị trí của mình trong đội ngũ nhà văn thời kì này bằng một loạt tác phẩm độc đáo, đặc sắc như : Dế mèn phiêu lưu kí (1941), Quê người (1941), O chuột (1942), Trăng thề (1943) Nhà nghèo (1944 ). Từ các tác phẩm này, người đọc dễ nhận thấy sức sung mãn dồi dào trong lao động nghệ thuật của ông. Sau này, Tô Hoài đã bộc bạch chân thành qua Tự truyện về việc ông đến với nghề văn, ông viết : “Tôi vào nghề văn có trong ngoài ba năm trước Cách mạng tháng Tám, 1945 mà tôi viết như chạy thi được năm truyện dài, truyện vừa, ba tập truyện ngắn, còn truyện thiếu nhi như Dế mèn thì mấy chục truyện, cái in, cái chưa in, vương vãi lung tung tôi không nhớ hết. Cũng chẳng có gì lạ. Viết để kiếm miếng sống lúc ấy tất phải cuốc khỏe như vậy đấy”. 
Tác phẩm của Tô Hoài trước cách mạng có thể phân thành hai loại chính là : truyện về loài vật và truyện về nông thôn trong cảnh đói nghèo. 
Qua những truyện về loài vật tiêu biểu như : O chuột, Gã chuột bạch, Tuổi trẻ, Đôi ghi đá, Một cuộc bể dâu, Mụ ngan, Đực..., người đọc nhận thấy, nhà văn thường viết về cái tốt đẹp, khẳng định cái thiện trong cuộc sống, bày tỏ mong muốn một cuộc sống hạnh phúc, bình yên trong xã hội, một cuộc sống tốt đẹp mang tính không tưởng. 
Trước hết, với Dế Mèn phiêu lưu kí, tài năng nghệ thuật của Tô Hoài được bộc lộ ở nhiều phương diện. Bằng cách quan sát, cái nhìn tinh tế về loài vật, kết hợp với những nhận xét thông minh, hóm hỉnh, nhà văn đã lôi cuốn các em vào thế giới loài vật bé nhỏ gần gũi, hấp dẫn và kì thú qua hình ảnh của: Dế Mèn, Dế Trũi như anh em kết nghĩa vườn đào, sẵn sàng quên mình vì bạn, vì nghĩa lớn. Xiến Tóc trầm lặng, vừa yêu đời vừa chán đời. Chị Cào Cào ồn ào và duyên dáng. Bọ Ngựa kiêu căng, ngạo mạn. Cóc huênh hoang, dở hơi. Ếch thông thái giả. Anh chàng Kỉm Kìm Kim hèn đớn. Cậu công tử bột Chim Chả Non có mẽ mà đầu óc lại rỗng tuếch,... Từ đời sống và tích cách của từng con vật, nhà văn nhằm bày tỏ quan niệm của mình về nhân sinh, về khát vọng chính đáng của người lao động, về một cuộc sống hòa bình, yên vui, về tình thương, lòng chân thành và sự đoàn kết. Bởi thế câu chuyện về chú Dế Mèn không chỉ có ý nghĩa dành cho trẻ em, mà còn cả cho người lớn và cho cả xã hội. Nó thực sự mang giá trị lâu bền trong đời sống tinh thần của con người, cũng vì thế, dù ở đâu và ở thời kì nào, người đọc vẫn tìm thấy bao điều thú vị, bao bài học ý nghĩa từ tác phẩm này. Sau này, Tô Hoài tâm sự: “Cách hiểu thế giới đại đồng của Dế Mèn, Dế Trũi, Xiến Tóc là cách hiểu chủ nghĩa cộng sản của tôi với vẻ đẹp và cả cái trống rỗng thiếu sót trong suy nghĩ của tôi”. 
Viết về loài vật, Tô Hoài đã dành khá nhiều trang để thể hiện chân thật, sinh động họ nhà chuột. Các chủng loại chuột như : chuột nhắt, chuột cống, chuột cộc, chuột bạch, chuột xù..., xuất hiện trong các tác phẩm của ông với những đặc điểm, thói quen riêng và cả những mối quan hệ của chúng. Trong số những truyện viết về chuột thì truyện Gã chuột bạch đã để lại cho người đọc bao điều suy nghĩ. Cuộc sống của vợ chồng chuột bạch là “vẩn vơ tìm những hạt gạo tẻ mà người ta rắc vào một cái đĩa ở đáy lồng”, là “đánh vòng”, dựa vào lồng “ngủ đứng”. Ngay cả khi có dịp ra khỏi lồng chúng vẫn không lấy gì làm thích thú mà “ngơ ngác nhìn quanh quẩn. Như là họ hít phải cái không khí lạ. Như là họ hít phải cái không khí lạ. Như là họ chẳng quen bò giữa nơi khoáng đãng. Và họ lại nối đuôi nhau , tha thẩn, từ từ bò vào, cũng như lúc bò ra”. Có thể nói, qua cảnh sống của vợ chồng chuột bạch, Tô Hoài đã phê phán cách sống nhàm chán, buồn tẻ và vô vị, cũng như tâm lí chấp nhận, lệ thuộc của một lớp người trong xã hội, đồng thời muốn thức tỉnh những ai đang lâm vào cảnh sống đó. 
Nhiều loài vật khác qua cách miêu tả của Tô Hoài tạo cho người đọc dấu ấn lâu bền. Đó là gã mèo mướp “lừ đừ nghiêm nghị tựa một thầy dòng, trên mình có khoác bộ áo thâm. Hắn có cái cốt cách quý phái và trưởng giả. Lúc nào cũng nghĩ ngợi như sắp mưu toan một việc gì ghê gớm lắm”. Đó là cậu gà trống gi “bé nhỏ sống côi cút một thân, một mình” thuở nhỏ, nhưng khi lớn lại có “bộ mặt khinh khỉnh ta đây” và cũng rất đa tình, “có tật mê gái, như cái tính chung của loài gà - cả của loài người - khi mới lớn lên”, bỏ nhà ra đi vì ái tình, hay dễ quên đi ái tình cũ để “lần mò đi tìm một vài ái tình khác”. Với chàng gà chọi “nhất sinh chỉ có một nghề đi đánh lẫn nhau cho người ta xem”, “lúc nào cũng chỉ ngứa ngáy chân tay”, quả không đủ chữ nghĩa để “tả cái oai lẫm liệt của chàng”. Chàng ta không thiết gì đến con cái, trong đầu “chỉ đen những ý tình ma chuột”, hay “đi ve gái”, thế mà khi Một cuộc bể dâu xuất hiện, họ nhà gà chết dần, chết mòn, chàng gà chọi dù anh hùng, lẫm liệt nhưng rồi cũng “tắc thở” để lại “một mình chị mái già, ra lại vào, ngẩn ngơ”. Với vợ chồng Đôi gi đá “tựa vợ chồng quê mới rủ nhau lên tỉnh. Họ lờ khờ, ngẩn ngơ, xấu xí - nghĩa là đặc nhà quê”. Chúng cần mẫn xây tổ ấm, sống hạnh phúc, “bình lặng, chịu khó, ít ồn ã”, chờ ngày đẻ trứng, chờ ngày trứng nở, chờ những đứa con lớn lên từng ngày... Thế rồi, Tết đến, tiếng pháo nổ đón xuân về vô tình đã làm tan tác gia đình chúng. Nghe tiếng pháo “kinh khủng nổ vang động trong cây, cả nhà cuống cuồng bay đi”. Cuộc sống của đôi vợ chồng chim gi đá rồi sẽ như thế nào trong cảnh tan tác đó đã khiến cho người đọc phải ngậm ngùi, xót xa. Còn Mụ ngan với “cái tính ngu tối, chậm chạp” đến mức những đứa con của mình gặp nạn, hay bị chết vẫn vô tình, thản nhiên. Kể cả khi bị đá, bị đuổi đánh,“bị bỏ tù” thì “chúng vẫn không hiểu chi”. Hơn thế nữa khi “chồng mụ” bị làm thịt, mụ vẫn “thản nhiên”, mụ ngan chỉ nhớ rõ “khi có hạt ngô đo đỏ, hạt thóc vàng vàng, tàu lá xanh xanh thì xô đến mà khởi sự ăn”. 
Cùng với hình ảnh của những loài vật trên là của chú chó Đực ham vui, “la cà” với “hàng tá nhân tình” nên bị người ta thiến. Đực “buồn thỉu, buồn thiu, đi lừ khừ quên cả ăn uống”. Tuổi xuân của Đực qua nhanh, nó trở nên “lạnh lùng với cuộc đời và lạnh lùng với tháng ngày”, nó “lặng lẽ sống cái cuộc đời tàn cục buồn thiu”, “héo hắt dần”. Tác phẩm kết thúc với sự xuất hiện của một con chó khác cũng “khỏe và béo lẳn” nhưng rồi thân phận của nó chắc gì đã khác với con Đực. 
Tóm lại, thế giới loài vật trong tác phẩm của Tô Hoài thật độc đáo. Thế giới ấy gợi lên ở người đọc sự liên tưởng về nhiều vấn đề trong đời sống xã hội. Có lẽ, từ trước cho đến nay, trong văn học Việt Nam chưa có nhà văn nào viết về loài vật nhiều và đặc sắc như Tô Hoài. 
Bên cạnh truyện viết về loài vật, mảng truyện viết về cảnh sống đói nghèo cũng được nhà văn đã miêu tả chân thật và sinh động. Cuộc sống cùng quẫn bế tắc của những kiếp người nghèo khổ, lang thang, phiêu bạt nơi đất khách quê người, những người thợ thủ công bị phá sản xuất hiện dần qua từng trang sách với tất cả niềm cảm thông chân thành của nhà văn. Đó là thân phận của bà lão Vối trong truyện Mẹ già buộc lòng nhẫn nhục sống nương nhờ vào con. Chỉ vì một con lợn sổng chuồng mà bà bị chính con gái mình chửi rủa chì chiết đủ điều. Với cách nghĩ của con gái bà thì bà chẳng khác gì người đi ở mướn, chị ta đã quát : “Thế tôi nuôi bà để làm gì mà bà lại không trông được con lợn?”, thậm chí, không cho bà ngủ ở nhà trên mà đuổi bà xuống bếp nằm ngủ ở đống rơm. Sáng ngày hôm sau cả nhà ăn uống nhưng hình như họ đã quên là có bà hiện diện trong cuộc sống của gia đình mình. Đó là số phận của chị Hối trong truyện Ông cúm bà co, bị ốm nhưng không có thuốc men chữa chạy, rồi bệnh nặng dần vì kém hiểu biết, mê ... không thấy sợ, sự suy tưởng của Mị là có cơ sở của nó. Cha con Pá Tra đã biến Mị từ một con người yêu đời, yêu cuộc sống, tài hoa chăm chỉ, hiếu thảo, tha thiết với tình yêu thành một con dâu gạt nợ, một kẻ nô lệ đúng nghĩa, chúng đã tàn ác khi trói một người đàn bà ngày trước đến chết thì chẳng lẽ chúng lại không đối xử với Mị như thế ư?
Như vậy, chứng kiến “dòng nước mắt lấp lánh” của A Phủ, tâm trạng của Mị diễn biến phức tạp. Mị thông cảm với người cùng cảnh ngộ, Mị nhớ đến chuyện người đàn bà ngày trước, lí trí giúp Mị nhận ra bọn lãnh chúa phong kiến thật độc ác, Mị xót xa trước số phận của mình rồi Mị lại nghĩ đến A Phủ; sau đó Mị lại tưởng tượng đến cái cảnh mình bị trói đứng 
Một loạt nét tâm lí ấy thúc đẩy Mị đến với hành động: dùng dao cắt lúa rút dây mây cởi trói cho A Phủ. Đó là một việc làm táo bạo và hết sức nguy hiểm nhưng nó phù hợp với nét tâm lí của Mị trong đêm mùa đông này. Sau khi cắt dây cởi trói cho A Phủ, Mị cũng không ngờ mình dám làm một chuyện động trời đến vậy. Mị thì thào lên một tiếng “đi ngay” rồi Mị nghẹn lại. A Phủ vùng chạy đi còn Mị vẫn đứng lặng trong bóng tối. Ta có thể hình dung được nét tâm lí ngổn ngang trăm mối của Mị lúc này. Lòng Mị rối bời với trăm câu hỏi: Vụt chạy theo A Phủ hay ở đây chờ chết?. Thế là cuối cùng sức sống tiềm tàng đã thôi thúc Mị phải sống và Mị vụt chạy theo A Phủ. Trời tối lắm nhưng Mị vẫn băng đi. Bước chân của Mị như đạp đổ uy quyền, thần quyền của bọn lãnh chúa phong kiến đương thời đã đè nặng tâm hồn Mị suốt bao nhiêu năm qua. Mị đuổi kịp A Phủ và nói lời đầu tiên. Mị nói với A Phủ sau bao nhiêu năm câm nín: “A Phủ. Cho tôi đi! Ở đây thì chết mất”. Đó là lời nói khao khát sống và khát khao tự do của nhân vật Mị. Câu nói ấy chứa đựng biết bao tình cảm và làm quặn đau trái tim bạn đọc. Đó chính là nguyên nhân - hệ quả của việc Mị cắt đứt sợi dây vô hình ràng buộc cuộc đời của mình. Thế là Mị và A Phủ dìu nhau chạy xuống dốc núi. Hai người đã rời bỏ Hồng Ngài - một nơi mà những kỉ niệm đẹp đối với họ quá ít, còn nỗi buồn đau, tủi nhục thì chồng chất không sao kể xiết. Hai người rời bỏ Hồng Ngài và đến Phiềng Sa, nhưng những ngày phía trước ra sao họ cũng chưa biết đến
Rõ ràng, trong đêm mùa đông này, sức sống tiềm tàng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chính nó đã giúp Mị vượt lên trên số phận đen tối của mình. Mị cứu A Phủ cũng đồng nghĩa với việc Mị tự cứu lấy bản thân mình. Qua đoạn trích trên, Tô Hoài đã ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ miền núi nói riêng và những người phụ nự Việt Nam nói chung. Tô Hoài đã rất cảm thông và xót thương cho số phận hẩm hiu, không lối thoát của Mị. Thế nhưng bằng một trái tim nhạy cảm và chan chứa yêu thương, Tô Hoài đã phát hiện và ngợi ca đốm lửa còn sót lại trong trái tim Mị. Tư tưởng nhân đạo của nhà văn sáng lên ở đó. Đồng thời qua tác phẩm, Tô Hoài cũng đã khẳng định được chân lí muôn đời: ở đâu có áp bức bất công thì ở đó có sự đấu tranh để chống lại nó dù đó là sự vùng lên một cách tự phát như Mị. Quả thật qua đó tác phẩm này giúp ta hiểu được nhiều điều trong cuộc sống.
Với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” nói riêng và tập “Truyện Tây Bắc” nói chung, ta hiểu vì sao Tô Hoài lại thành công trong thể loại truyện ngắn đến như vậy. Nét phong cách nghệ thuật: màu sắc dân tộc đậm đà chất thơ chất trữ tình thấm đượm, ngôn ngữ lời văn giàu tính tạo hình đã hội tụ và phát sáng trong truyện ngắn này. Tác phẩm “Truyện Tây Bắc” xứng đáng với giải nhất truyện ngắn - giải thưởng do Hội nghệ sĩ Việt Nam trao tặng năm 1954 - 1955. Và “Vợ chồng A Phủ” thực sự để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn đọc bởi những giá trị nghệ thuật, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của nó. Truyện ngắn này quả là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Tô Hoài.
Truyện “Vợ chồng A Phủ” giúp độc giả cảm thông sâu sắc trước nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến miền núi, từ đó giúp chúng ta ngày càng trân trọng khát vọng của họ hơn. Đây quả là một tác phẩm văn chương đích thực bởi nó đã góp phần nhân đạo hóa tâm hồn bạn đọc như Nam Cao đã quan niệm trong truyện ngắn “Đời thừa”.
(Sưu tầm)
Phân tích diễn biến tâm lý và hành động của Mỵ trong đêm cởi trói cho A phủ( Vợ chồng A phủ - Tô Hoài ). Từ đó rút ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Phân tích diễn biến tâm lý và hành động của Mỵ trong đêm cởi trói cho A phủ( Vợ chồng A phủ - Tô Hoài ). Từ đó rút ra giá trị nhân đạo của tác phẩm
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật Mỵ, đặc biệt nhấn mạnh nghệ thuật miêu tả tâm lý của Tô Hoài => Đi vào phân tích tâm lý của Mỵ trong đêm cởi trói cho A Phủ.
2. Giới thiệu về A Phủ và sự việc A Phủ bị trói.
- A Phủ là một người nông dân nghèo, vì tội đánh con quan nên bị bắt về làm nô lệ nhà thống lý. 
- A Phủ chăn bò và để hổ ăn thịt mất một con bò nên bị thống lý bắt trói đứng vào cột mấy ngày liền.
3. Giới thiệu nỗi cô đơn, tủi nhục của Mỵ:
- Cô đơn: Làm bạn với ngọn lửa.
- Tủi nhục: Nhiều lần bị A Sử đánh khi ngồi sưởi ấm.
- A Phủ bị trói gần nơi bếp lửa của Mỵ.
4. Tâm trạng ban đầu của Mỵ trước việc A Phủ bị trói 
- Mỵ vẫn thản nhiên . Dẫu A Phủ là cái xác chất đứng đấy cũng thế thôi -> Có lẽ vì cảnh trói người ở nhà thống lý diễn ra thường xuyên. Mỵ không buồn bận tâm. 
5. Tâm trạng khi nhìn thấy một dòng nước mắt bò xuống má A Phủ:
- Mỵ nhớ lại quá khứ, việc mình cũng bị trói => Đồng cảnh => đồng cảm sâu sắc.
- Mỵ nghĩ nhiều đến cái chết: 
+ Có một người đàn bà từng bị trói đến chết.
+ Người kia nay mai phải chết.
+ Ta là thân đàn bà ... đợi ngày rũ xương ở đây thôi.
+ Biết đâu A Phủ trốn thoát, Mỵ bị trói thay đến chết 
=> Cái chết trở thành nỗi ám ảnh và vì thế Mỵ rơi vào trạng thái sợ hãi.
6. Đằng nào Mỵ cũng chết và lập tức sau đó Mỵ lựa chọn cái chết có nghĩa, chết vì tình thương ( chứ không phải chết vì con ma nhà thống lý, càng không phải chết oan, chết bị trói thay). Điều này khiến Mỵ quyết định cởi trói cho A Phủ.
7. Hành động cởi trói: 
- Mỵ lấy dao cắt lúa cắt nút dây mây.
=> Tình thương chiến thắng nỗi sợ hãi.
=> Hành động này mang ý nghĩa là sự giải thoát cho đồng loại
8. Hành động chạy theo A Phủ: 
=> Mang ý nghĩa là sự tự giải thoát, thể hiện khát vọng sống mạnh mẽ của Mỵ.
9. Đánh giá chung:
- Thông qua diễn biến tâm lý và hành động của Mỵ trong đêm cởi trói cho A Phủ tác giả phát hiện ra sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của Mỵ.Điều này góp phần thể hiện sâu sắc giá trị nhân đạo của tác phẩm.
+ Lên án chính sách cai trị đọc ác, dã man của bọ địa chủ vùng rừng núi Tây Bắc.
+ Cảm thông và chia sẽ trước đời sống tủi nhục của người nô lệ.
+ Đề cao những phẩm chất và khát vọng của người nông dân - nô lệ và vạch ra con đường đấu tranh tự giải phóng đến với cách mạng của họ.
ĐỀ B:
Câu 1:Những nội dung chính trong đường lối lãnh đạo của Đảng đối với văn nghệ giai đoạn từ 1945 đến 1975 
- Văn học là vũ khí đấu tranh phục vụ tốt những công cuộc cách nạng của đất nước.
- Nhà văn phải đứng trên lập trường của quần chúng nhân dân.
- Kế thừa và phát huy truyền thống văn học dân tộc.
- Phát huy sức sáng tạo của 54 dân tộc anh em.
Câu 2:Trình bày hoàn cảnh và mục đích sáng tác của truyện “Vi hành”.
- Hoàn cảnh sáng tác:Năm 1922, thực dân Pháp đưa vua bù nhìn Khải Định sang Pháp để dự cuộc đấu xảo ở Macxây .Mục tiêu của chúng là lừa bịp nhân dân Pháp rằng : quốc dân An Nam đã hoàn toàn quy phục “mẫu quốc” ,Khải Định sang Pháp để tạ ơn “bảo hộ” ,và “khai hóa” của mẫu quốc. Từ đó, chúng muốn nhân dân Pháp ủng hộ chính sách xâm lược và tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa của chúng ở Đông Dương.“Vi Hành” đăng trên báo “Nhân Đạo” (cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Pháp ) đầu năm 1923 .Truyện có tên là Incognito (ẩn danh, lén), Phạm Huy Thông dịch “Vi Hành”.
- Mục đích : Vạch trần bản chất hèn hạ của bọn bán nước của Khải Định và đập tan âm mưu xảo quyệt, giả dối của bọn cướp nước .
Câu 3:Phân tích vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài “Mộ” của Hồ Chí Minh. 
1. Giới thiệu vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại là một nét đặc trưng phong cách thơ Hồ Chí Minh, và điều đó được thể hiện rõ trong bài Mộ.
2. Những biểu hiện của vẻ đẹp cổ điển: ( 2 câu đầu )
- Dùng thi liệu cổ: Chim và mây để miêu tả bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối.
- Sử dụng bút pháp chấm phá. Miêu tả cái hồn của sự vật (dáng bay của chin và mây)
- Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Mượn hình ảnh cánh chim và áng mây để tác giả bày tỏ tâm trạng và hoàn cảnh của mình.
3. Những biểu hiện của tinh thần hiện đại: (2 câu cuối )
- Hình tượng thơ luôn vận động hướng đến tương lai, ánh sáng, sự sống 
- Bức tranh đời sống với con người là hình ảnh trung tâm.
- Miêu tả, đề cao vẻ đẹp của con người trong quá trình lao động khoẻ khoắn.
4. Sự kết hợp vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại là sự kết hợp của một hiền triết phương Đông và một chiến sĩ cộng sản trong con người Hồ Chí Minh. 
 Phân tích sức sống tiềm tàng của Mỵ ở Hồng Ngài ( Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài )
 Phân tích sức sống tiềm tàng của Mỵ ở Hồng Ngài ( Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài )
(gợi ý thân bài)
1. Tình cảnh của Mỵ bị bắt làm dâu trừ nợ:
- Do bố Mỵ mắc nợ của nhà giàu, Mỵ bị thống lý Pátra bắt làm con dâu gạt nợ.
- Khi bị trở thành cô con dâu gạt nợ, cuộc sống địa ngục của nhà tên chúa đất PáTra đã biến cô từ một cô gái hồn nhiên với bao ước mơ thành một nô lệ, lầm lũi, cam chịu, thành một con vật trong nhà thống lý: “ Mỗi ngày mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” Thậm chí nhiều khi cô không bằng con vật, sống như chết.
- Trong tình trạng sống như chết ấy, Tô Hoài đã phát hiện ra sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mỵ. Điều này thể hiện như sau:
2. Mỵ định tự tử:
- Mỵ cầm nắm lá ngón trên tay về gặp cha để rồi chất. Nhưng vì thương cha, Mỵ không chết, Mỵ ném nắm lá ngón xuống đất, Mỵ quay trở lại nhà thống lý chấp nhận cuộc đời nô lệ, đợi ngày rũ xương ở đây.
=> Hành động muốn tự tử thể hiện khát vọng sống, sống một cách tự do, hạnh phúc ở Mỵ. Đó là biểu hiện thứ nhất về sức sống tiềm tàng ở Mỵ.
3.Trong cái đêm tình mùa xuân:
- Nổi bật nhất ở Mỵ là khao khát được đi chơi, được hòa vào không khí xuân tình bên ngoài.
- Khi bị Asử trói đứng vào cột, tâm hồn Mỵ vẫn men theo những cuộc chơi với tiếng sáo gọi bạn đầu làng ... có lúc mỵ nhớ lại qus khứ tươi đẹp trong những đêm xuân tình ngày trước....
=> Tất cả những biểu hiện ấy thể hiện khát khát tự do, tình yêu và hạnh phúc mãnh liệt ở Mỵ. Đây là biểu hiện thứ hai của sức sống tiềm tàng ở Mỵ
4. Trong đêm cởi trói cho Aphủ:
- Việc Aphủ bị trói, ban đầu Mỵ thờ ơ. Nhưng sau khi nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má của Aphủ”, Mỵ đã đồng cảm và cuối cùng là cởi trói cho Aphủ và chạy theo Aphủ. 
=> Hành động cởi trói thể hiện tình thương sâu sắc và hành động chạy theo Aphủ thể hiện khát vọng sống mạnh mẽ ở Mỵ. Tất cả là những biểu hiện sống động cho sức sống tiềm tàng ở Mỵ 
5. Việc phát hiện ra sức sống tiềm tàng ở Mỵ của Tô Hoài đã góp phần thể hiện sâu sắc giá trị nhân đạo của tác phẩm. Đó là nhà văn trân trọng và đề cao những phẩm chất tốt đẹp, những khát vọng sống của người nô lệ. Với sức sống tiềm tàng ấy, người nô lệ ở miền núi Tây Bắc đã đứng lên đấu tranh tự giải phóng và đến với cách mạng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTo Hoai va Tac pham Vo chong A Phu.doc