Tiểu luận thi pháp Truyện Kiều của Nguyễn Du

Tiểu luận thi pháp Truyện Kiều của Nguyễn Du

Thi pháp học không phải là một khái niệm mới trong các hoạt động văn học. Hiểu một cách khái quát nhất chúng ta có thể quan niệm: Thi pháp học là một bộ môn khoa học, nghiên cứu các hình thức nghệ thuật của văn học, bao gồm: Thơ, tiểu thuyết, văn xuôi. Nghiên cứu thi pháp học là hướng nghiên cứu lớn giúp chúng ta hiểu được các giá trị văn hoá, và cũng là con đường tiếp cận tác phẩm văn học rất đa dạng. Đồng thời, nếu chúng ta biết vận dụng phương pháp này sẽ góp phần đưa các nghiên cứu văn học đến những tìm tòi mới.

doc 14 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 6416Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận thi pháp Truyện Kiều của Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
4
PHẦN NỘI DUNG
5
I. Thi pháp Truyện Kiều - một tác phẩm đặc sắc của Giáo sư Trần Đình Sử
5
II. Ngôn từ và thi pháp trong chương IV: Truyện Kiều – Thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du
6
1. Phương pháp nghiên cứu không gian nghệ thuật của Truyện Kiều:
6
1.1 Khám phá các không gian nghệ thuật của Truyện Kiều
6
1.2 Nghiên cứu không gian nghệ thuật của Truyện Kiều bằng phân tích, so sánh
7
2. Phương pháp nghiên cứu thời gian nghệ thuật trong thi pháp Truyện Kiều
9
2.1.Khám phá các kiểu thời gian 
9
2.2. Thống kê các tín hiệu thẩm mỹ nổi bật về thời gian
10
2.3. Thời gian nghệ thuật được nghiên cứu bằng phương pháp so sánh, đối chiếu
12
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
14
LỜI NÓI ĐẦU
 1. Thi pháp học không phải là một khái niệm mới trong các hoạt động văn học. Hiểu một cách khái quát nhất chúng ta có thể quan niệm: Thi pháp học là một bộ môn khoa học, nghiên cứu các hình thức nghệ thuật của văn học, bao gồm: Thơ, tiểu thuyết, văn xuôi. Nghiên cứu thi pháp học là hướng nghiên cứu lớn giúp chúng ta hiểu được các giá trị văn hoá, và cũng là con đường tiếp cận tác phẩm văn học rất đa dạng. Đồng thời, nếu chúng ta biết vận dụng phương pháp này sẽ góp phần đưa các nghiên cứu văn học đến những tìm tòi mới. 
 Phương pháp nghiên cứu thi pháp bắt nguồn từ cơ sở là xem xét tác phẩm không chỉ như một văn bản ngôn từ, một tổng cộng của các yếu tố xác định mà như một chỉnh thể của thế giới nghệ thuật mang tính quan niệm. Chúng ta có thể xem xét các yếu tố trong nội tại tác phẩm, Chúng ta cũng cần tiến hành nghiên cứu liên ngành .Ngoài ra, có cả việc nghiên cứu, so sánh các thể loại, các biện pháp nghệ thuật, phong cách văn học Tuy nhiên, yêu cầu đầu tiên và cũng là quan trọng nhất của nghiên cứu thi pháp là xuất phát từ cấu tạo ngôn ngữ của văn bản để từ đó khám phá ra các hình thức bên trong. Bởi lẽ, văn học lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng nghệ thuật. Mọi sáng tạo của nhà văn đều nằm trong ngôn ngữ. Ngôn ngữ vừa là sản phẩm của ý thức chủ thể, là phát ngôn của chủ thể, gắn với thế giới các chủ thể vừa là sự miêu tả, biểu hiện của thế giới khách thể. Với ý nghĩa này, tìm hiểu bất kỳ yếu tố thi pháp nào cũng phải xuất phát đầu tiên từ việc tìm hiều ngôn ngữ. 
 2. Có những tác phẩm văn học thiên tài, kết tinh văn hoá tinh thần của một đất nước, phô bày vẻ đẹp của một thứ tiếng, biểu hiện tài hoa của một dân tộc.Chúng chẳng những trở thành niềm đam mê tự hào của dân tộc đó, mà còn là chiếc cầu nối đem lại bao nhiêu tình yêu và lòng kính trọng của các dân tộc khác. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm như thế.
 Giá trị của Truyện Kiều trước hết là một giá trị sáng tạo văn hoá, văn chương tuyệt đỉnh. Cho nên từ xưa đến nay, từ các nhà phê bình văn học đến những người chỉ đơn giản là yêu mến, tự hào về Truyện Kiều đã hao tổn không biết bao nhiêu giấy mực để phân tích và chiêm nghiệm... Thi pháp Truyện Kiều của Giáo sư Trần Đình Sử là một trong những công trình nghiên cứu công phu đầy tâm huyết và có giá trị cao như thế.
 Từ hai cơ sở trên, trong khuân khổ bài tạp tiểu luận này, tôi xin đi vào tìm hiểu:
 Ngôn từ và thi pháp trong : “ Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều” trong Chương bốn: Truyện Kiều- Thế giới Nghệ thuật của Nguyễn Du trong Thi pháp Truyện Kiều của Giáo sư Trần Đình Sử. Dù đã có sự cố gắng nhiều trong quá trình thực hiện, tham khảo tài liệu song bài viết không tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến quý báu của thầy để bài viết của em có chất lượng hơn . Em xin chân thành cảm ơn.
PHẦN NỘI DUNG
 Thi pháp Truyện Kiều là hệ thống các nguyên tác nghệ thuật thấm nhuần ý thức chủ thể của tác giả, dẫn ta vào bản chất sáng tạo văn học của nhà thơ. Nghiên cứu thi phápTruyện Kiều của Trần Đình Sử bắt đầu từ thời gian nghệ thuật(1981), cái nhìn nghệ thuật(1982). Từ đó đến nay đã qua 20 năm, các bài viết tiếp theo sau đó đã được triển khai trên nhiều mặt, tạo thành một chuyên luận có hệ thống nhất quán, có quan điểm riêng.
I. Thi pháp Truyện Kiều - một tác phẩm đặc sắc của Giáo sư Trần Đình Sử 
 Trước hết tôi xin tóm lược một cách vắn tắt nhất nội dung chính của cuốn Thi pháp Truyện Kiều. Công trình nghiên cứu“Thi pháp Truyện Kiều” bao gồm 6 chương: 
Chương I: Những chặng đường nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều. Trong chương này tác giả đã tổng kết lại những công trình nghiên cứu thi 
pháp Truyện Kiều qua từng thời kỳ, từ những công trình của Phong Tuyết chủ nhân Thập Thanh Thị , Mộng Liên Đường chủ nhân, Đào Nguyên Phổ đến những bài viết của Phạm Quỳnh, Đào Duy Anh, Dương Quảng Hàm, Nguyễn Việt Hoài và những nghiên cứu của những năm 1940, sau cách mạng Tháng Tám và những năm 1980 Từ đó tác giả đã tổng kết: “Nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều thực chất là nghiên cứu thế giới nghệ thuật, hệ thống nghệ thuật của tác phẩm”. Đó là một hướng nghiên cứu mở với rất nhiều cách tiếp cận khác nhau: ngữ văn học, ngôn ngữ học, phong cách học, ký hiệu học, hiện tượng học... Từ nghiên cứu thi pháp mới có thể vạch ra thực chất sáng tạo của Nguyễn Du và mới xác định cụ thể vai trò, địa vị của tác phẩm Truyện Kiều trên tiến trình văn học cổ điển Việt Nam. 
 Chương II: Truyện Kiều và văn hóa, văn học Trung Quốc.
 	Ở chương này tác giả đã đi từ sự thật lịch sử đến sáng tạo tác phẩm Truyện Kiều, đặt Truyện Kiều trong truyền thống tiểu thuyết tài tử giai nhân cũng như đặt Truyện Kiều như một đối tượng của văn học so sánh, trong đó tác giả so sánh với Kim Vân Kiều truyện về chủ đề, cốt truyện, nhân vật, phong cách học. 
 Chương III: Truyện Kiều và văn hóa, văn học Việt Nam.
 Trong chương này tác giả so sánh Truyện Kiều với một số tác phẩm truyện Nôm và ngâm khúc để khẳng định xét về hình thức Truyện Kiều đã phát triển những nét mới trong thi pháp truyện Nôm và ngâm khúc lên một trìnhđộ cao chưa từng có. 
 Chương IV: Truyện Kiều - Thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du.
 Tác giả đã khai thác ở các khía cạnh: Tư tưởng, nhân vật và cách kể chuyện của Nguyễn Du; cái nhìn nghệ thuật về con người; không gian nghệ thuật của Truyện kiều; thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều; hình tượng tác giả. 
 Chương V: Mô hình tự sự và ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm 11 phần: 
 Hình thức tự sự; từ mô hình cốt truyện và thể loại đến khuynh hướng cảm thương chủ nghĩa; chất thơ trữ tình; độc thoại nội tâm và cấu trúc tự sự; giọng điệu nghệ thuật cảm thương; màu sắc; đối ngẫu; phép sóng đôi; ẩn dụ; điển cố; Nguyễn Du - nghệ sĩ ngôn từ. 
 Chương VI: Tác giả khẳng định Sức sống của Truyện Kiều khi đặt trong tương quan với truyện Nôm sau nó, trong đời sống văn học sau Truyện Kiều và trong hoạt động tiếp nhận văn học.
 Trong 6 chương của cuốn sách, tôi xin lựa chọn vấn đề về “Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật” trong chương IV: Truyện Kiều - Thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du 
 II. Ngôn từ và thi pháp trong chương IV: Truyện Kiều – Thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du
 Trong chương IV, viết về thế giới nghệ thuật của Truyện Kiều - Nguyễn Du, sau phần viết về tư tưởng, nhân vật và cách kể chuyện; cái nhìn nghệ thuật về con người, tác giả đã dành khoảng gần 30 trang sách để viết về không gian nghệ thuật va thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều. 
Để khẳng định vấn đề then chốt trong nghiên cứu Truyện Kiều là một tác phẩm sáng tạo đích thực GS Trần Đình Sử đã chỉ rõ : con đường duy nhất là khám phá cái thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du được xây dựng trên một cốt truyện có sẵn. Truyện Kiều của Nguyễn Du mang quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Du, một quan niệm thể hiện cách nhìn, cách cảm, hệ thóng giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của ông gắn liền với văn hoá dân tộc.
Quan niêm đó trươc hết thể hiện ở tư tưởng, nhân vật và cách kể chuyện của Nguyễn Du: bằng cách đổi mới tư tưởng, đổi thay trọng tam miêu tả nhân vật, đôi mới điểm nhìn trần thuật Nguyễn Du đã sáng tạo lại Truyện Kiều, biên một tiểu thuyết tài tử gia nhân thành một tiểu thuyết tâm lý, đưa vào người kể chuyện mới, kế thừa sáng tạo ra một kiệt tác vô song trong văn học Viẹt Nam và văn học thế giới.
Đến cái nhìn nghệ thuật về con người cho thấy ông đã đổi mới hẳn quan niệm về con người và cách miêu tả con người hàm chứa nhiều bình diện giá trị khác loại của đời sống, thể hiện đặc điểm của nhà văn lớn.Một Nguyễn Du thâm thuý trải đời, tam linh chan chứa nhân ái .
Vấn đề then chốt đã chỉ ra ở trên tiếp tục được GS Trần Đình Sử lam rõ ở nôi dung : không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều.
1. Phương pháp nghiên cứu không gian nghệ thuật của Truyện Kiều:
 1.1 Khám phá các không gian nghệ thuật của Truyện Kiều
 Không gian nghệ thuật là mô hình về thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình ở trong đó. Không gian nghệ thuật gắn liền với quan niêm về con người và góp phàn biểu hiện cho quan niệm ấy.
 Trong khi nghiên cứu Truyện Kiều của Nguyễn Du, Giáo sư trần Đình Sử đã khẳng định Truyện Kiều là một tiểu thuyết lưu lạc cũng như đặc điểm của tiểu thuyết phiêu lưu nói chung là sự xuất hiện liên tục của nhiều không gian xa lạ.Nhưng đòng thời cũng là tiểu thuyết về khát vọng giải thoát
 Đầu tiên tác giả chỉ ra không gian lưu lạc của Kiều bắt đầu từ sau giấc mơ gặp Đảm Tiên, để rồi khẳng định không gian lưu lạc là không gian mà mọi mối liên hệ của con người bị đứt tung, con người không còn nơi bấu víu trở nên lênh đênh, vô định, trôi dạt, lơ lửng bằng các hình ảnh được láy đi láy lại được liệt kê ra “ mặt nước cánh bèo” ,“nước trôi hoa rụng”, “chiếc bách sóng đào”. Dù Kiều có trôi dạt nơi nào, không gian này vẫn đi theo như số phận của nàng.
 Truyện Kiều đã sử dụng những địa danh cụ thể của nước ngoài trong cốt truyện vay mượn , nhưng tác giả của nó đã sáng tạo ra một không gian nội cảm với những mẫu gốc không gian được kết đọng trong kinh nghiệm lâu đời, dễ dàng gây xúc động về thân phận cô đơn, bé nhỏ của con người trước không gian bao la, xa lạ, cách trở với môtip “ mặt nước cánh bèo”, “quê người đất khách”, “chân trời góc bể”, “ải quan” có ý nghĩa nhân sinh phổ quát, biến không gian nghệ thuật thành một hình tượng có tầm khais quát nhân loại. 
Sâu sắc hơn tác giả khám phá không gian Truyện Kiều không thể không nói tới không gian vũ trụ, yéu tố quy định ngôn ngữ không gian trong tác phẩm. và khẳng định được điều quan trọng là trong truyện Kiều, tác giả đã thực sự giã từ không gian kịch một chiều, sáng tạo để thực hiện một không gian tiểu thuyết đích thực nhiều chiều đã góp phần tạo cho không gian nội cảm mới mẻ đó.
 1.2 Nghiên cứu không gian nghệ thuật của Truyện Kiều bằng phân tích, so sánh
 Đầu tiên tác giả Trần Đình Sử phân tích, lập luận làm rõ không gian nghệ là gì , không gian nghệ thuật có thể xem là một “ không quyển” tinh thần bao bọc cảm thức con người, là một hiện tượng tâm linh, nội cảm và khẳng định không gian nghệ thuật trong Truyện Kiều chính là không gian như thế và được được thể hiện rõ nhất ở không gian lưu lạc với các hình ảnh láy đi láy lại đã trở thành môtip “ mặt nước cánh bèo”, “ nước trôi hoa rụng”, “ chiếc bách sóng đào” là những mẫu gốc xuất hiện trong tâm tình nhân vật :
- Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
 - Để con bèo nổi mây chìm vì ai
 - chiếc bách sóng đào
 Nổi chìm cũng mặc lúc nào rủi may ... iều góc độ như vậy giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn những giá trị nội dung tác phẩm cũng như nét tiêu biểu trong tư tưởng của Nguyễn Du. 
 2.2. Thống kê các tín hiệu thẩm mỹ nổi bật về thời gian
Để phân tích, tổng kết thời gian trong Truyện Kiều ở dưới nhiều góc độ, điểm đặc sắc nhất trong cách khám phá của Giáo sư Trần Đình Sử theo tôi là đã xuất phát từ chính các yếu tố ngôn ngữ trong tác phẩm. Giáo sư đã phát hiện các yếu tố ngôn ngữ đã được chuyển hoá thành các tín hiệu thẩm mỹ, các yếu tố ngôn ngữ lặp đi, lặp lại tạo thành hệ thống để khái quát thành các quan niệm về thời gian nghệ thuật của Nguyễn Du. 
Để minh chứng cho thời gian định mệnh, tác giả đã xuất phát từ những từ: Phương xa, cõi ngoài, trong mộng từ đó khái quát “Nó tạo ra một tương lai mơ hồ, gợi lên một sự đợi chờ phấp phỏng cho nhân vật” 
 	Khi chứng minh thời gian con ngưòi, tác giả đã rất tinh tế khi phát hiện ra hành động của các nhân vật hay gắn liền với từ “vội”. Kim Trọng khi đến với người yêu, khi trở lại vườn Thuý, khi gặp mặt cũng như khi chia ly đều rất vội. Cái bước chân:“Xăm xăm băng lốí vườn khuya một mình” của Thuý Kiều cũng là vội. Tác giả còn phát hiện không chỉ Kim Trọng, Thuý Kiều vội mà Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến cũng nằm trong khuôn khổ của chữ vội ấy. 
Từ việc phát hiện chữ “vội” giả phát hiện ra hệ thống các trạng từ thời gian để minh chứng cho nhịp điệu thời gian sự kiện của tác phẩm: Vội, vội vàng, kíp, kịp, đã, thoắt qua các ví dụ cụ thể: 
“ Nàng thì vội trở buồng thêu
Sinh thì dạo gót sân đào vội ra”
“ Thoắt mua về, thoắt bán đi”
Tác giả còn xem xét cách sử dụng điệp từ: đã, càng, cho để tác phẩm tạo thành “những cơn lốc nhỏ của sự kiện, của dục vọng, của tình cảm”. Bên cạnh đó tác giả cũng xem xét hệ thống những từ “thong dong”, “ Ghé lại thongdong dặn dò”, “Tẩy trần vui chén thong dong” để khẳng định “đó chỉ làkhoảnh khắc im ắng giữa hai đầu giông bão” và thời gian sự kỉện Truyện Kiều cơ bản vẫn là “thời gian gấp khúc”. 
 Giáo sư Trần Đình Sử còn khai thác cách sử dụng từ “đâu” 
“ Người đâu gặp gỡ làm chi”
 “Thoắt đâu thấy một tiểu Kiều”
 “ Sự đâu sóng gió bất kỳ”
“ Kiệu hoa đâu đã đến ngoài”
Qua cách sử dụng từ “đâu” tác giả đã phát hiện “cứ mỗi tiếng đâu như vậy xuất hiện là báo hiệu hay tổng kết một thay đổi lớn, không thể đảo ngược, mà phần nhiều là báo hiệu một thảm hoạ”. Từ đâu còn được so sánh với chữ đâu nghi vấn cảm thán (Bơ vơ nào đã biết đâu là nhà, Từ công hờ hững biết đâu) để thấy sự khác biệt. Đâu trong những câu nghi vấn cảm thán là chỉ trạng thái con người nói chung chứ không thể hiện trạng thái con người nhỏ bé, bất lực trước cơn lốc cuộc đời. 
Khi khai thác về thời gian trần thuật, Giáo sư Trần Đình Sử đã chứng minh hệ thống tính thời gian bằng những từ chỉ thời gian như: Bóng tà, gương nga, bóng nguyệt 
Một điểm đặc sắc khác trong khi nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ để tìm ra thời gian nghệ thuật của Nguyễn Du là Giáo sư Trần Đình Sử đã phát hiện ra cách sử dụng từ “bây giờ”. Bây giờ được phân tích với một loạt các ý nghĩa: Mang chiều sâu, rộng của quá khứ và tương lai, bây giờ đầy lạc quan, hứa hẹn, bây giờ tổng kết niềmtin, bây giờ xót xa, vời vợi Từ đó thời gianđã tổng kết: “Khám phá cái bây giờ chính là Nguyễn Du đi vào nội tâm nhân vật, đi vào cái cá biệt không lặp lại của không gian và thời gian. Nó cho thấy bên cạnh dòng thời gian sự kiện, Truyện Kiều có thêm dòng thời gian tâm trạng. Khám phá cái bây giờ, chứng tỏ nhà văn đã biết nhìn nhân vật theo điểm nhìn của nhân vật, nhìn nhân vật từ bên trong” 
Qua những thống kê ở trên có thể thấy Giáo sư Trần Đình Sử đã rất kỳ công trong việc nghiên cứu, lựa chọn và tổng hợp những tín hiệu ngôn ngữ nổi bật, lặp đi lặp lại trong Truyện Kiều để chứng minh cho những luận điểm về quan niệm thời gian của Nguyễn Du. Quan trọng hơn, việc tổng hợp, phát hiện xuất phát từ chính văn bản ngôn từ của tác phẩm đã thể hiện một phương pháp nghiên cứu khoa học, hiện đại, có cơ sở và tạo sức thuyết phục cao cho người đọc. 
 2.3. Thời gian nghệ thuật được nghiên cứu bằng phương pháp so sánh, đối chiếu
Trong giáo trình dẫn luận thi pháp học, Giáo sư Trần Đình Sử đã khẳng 
định: “ Thi pháp học so sánh là một hướng nghiên cứu quan trọng”. Tìm hiểu về thời gian trong Truyện Kiều, Giáo sư Trần Đình Sử đã có những so sánh rất khoa học và tinh tế. 
Trước hết, khi tìm hiều về quan niệm thời gian tuần hoàn, tác giả đã so 
sánh vớiđạo Phật “thời gian này trở thành chuỗi luân hồi, báo ứng, nhân quả”, trong “Tam Quốc diễn nghĩa” là “thế lớn chia lâu phải hợp, hợp lâu phải chia”, quan niệm “khổ hết sướng đến, vinh nhục xoay hết vòng này đến vòng khác” trong Hồng Lâu Mộng và kết cấu chung “Hội ngộ - tai biến – đoàn tụ” trong truyện Nôm của Việt Nam. So sánh đề thấy Truyện Kiều cũng nằm trongmạch quan niệm chung đó nhưng vẫn có những khác biệt. Tác giả đã phát hiện “Kiều có lẽ là nhân vật suy nghĩ về tương lai nhiều nhất trong truyện Nôm” và “chỗ cảm thụ sâu sắc nhất trong cảm thụ thời gian của Nguyễn Du là đã thể hiện tính không đảo ngược của những mất mát, đau khổ của con người". Cũng theo tác giả: “Điểm nổi bật của Truyện Kiều so với nhiều truyện Nôm khác là đã có một hệ thống tính thời gian: năm, tháng ngày, mà đáng kể nhất là thời gian bằng ngày, buổi”. 
Tuy nhiên những so sánh quan trọng nhất là khi tác giả so sánh Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Về việc xây dựng tương quan giữa thời gian và sự kiện, thời gian đã so sánh. “Thanh Tâm Tài nhân kể chuyện, trình bày sự kiện như một chuỗi sự việc liên tục, giản đơn, theo kiểu: “Than xong, khách liền đi mua quan tài”đây là một lối kể chuyện cực kỳ tẻ nhạt hầu như không có cả cảm giác về nhịp điệu thời gian bốn mùakhông có mối liên hệ giữa cảm xúc của nhân vật và thời tiết” 
Với NguyễnDu thì “đã xây dựng một dòng thời gian thiên nhiên nhịp nhàng tuôn chảy”. Tác giả đã chứng minh bằng buổi du xuân trong Kim Vân kiều truyện vỏn vẹn mấy dòng nhưng Nguyễn Du đã tả cảnh trong 20 dòng với những câu thơ đẹp, giàu sức biểucảm. 
Giáo sư còn so sánh về cách tính thời gian giữa Kim Vân Kiều truyện và Truyện Kiều. Dẫn ra các sự kiện, tác giả đã khẳng định thời gian sự việc theo lời kể của Thanh Tâm tài nhân hết sức rõ ràng nhưng trong Truyện Kiều thời gian mang tính ước lệ, mùa thu có khi kéo dài đến 5, 6 tháng. Nhiều đoạn trong Kim Vân Kiều truyện không nói rõ về thời gian là mùa nào, Thanh Tâm tài nhân không có cảm nhận về thời gian nhưng trong Truyện Kiều lại hết sức rõ ràng. Và tác giả đã kết luận: “Tính ước lệ của thời gian không phải bắt nguồn từtruyện của Thanh Tâm tài nhân, mà bắt nguồn từ cảm nhận thời gian củaNguyễn Du” và khẳngđịnh: “Đây là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du”. Qua những so sánh trên đây Giáo sư Trần Đình Sử đã góp phần thể hiện rõ những nét chung, cũng như nét riêng trong cảm nhận về thời gian của Nguyễn Du so với Thanh Tâm tài nhân cũng như các tác giả truyện Nôm khác. Qua đó, khẳng định được tài năng cũng như sức sáng tạo của đại thi hào.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Thi pháp học là một danh từ mới nhưng không xa lạ. Đó là tên gọi một bộ môn cổ xưa nhất nhưng đòng thời cũng là bộ môn hiện đại nhất của nghiên cứu văn học, đang đem lại cho ngành này những luồng sinh khí mới.
Truyện Kiều đã tốn không ít giấy mực trong lịch sử văn học.Nhiều bài viết nhưng chủ yếu tranh luận về nhân vật (đặc biệt là nhân vật Kiều – con người thật chứ không phải là một hiện tượng vă học) không xa vào quan niệm xã hội học dung tục, thì cũng là chưa đánh giá Kiều một cách khoa học, xác đáng, toàn diện : như GS Trương Tửu nghiên cứu truyện Kiều dựa vào quan điểm Phân tâm học của Frớt nên còn suy diễn, sai lạc; hay hướng đi khoa học như phương pháp tiểu sử của Đào Duy Anh; phương pháp so sánh, quy nạp của Hoài Thanh phát hiện ra một và nét giá trị quý báu nhưng chưa toàn diện. Đến Phan Ngọc với Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong “Tuyện Kièu” đã phát hiện ra những nét khu biệt về nội dung và hình thức, người đầu tiên xem Truyện Kiều là tiểu thuyết tâm lý, thấy phương pháp tự sự của Nguyễn Du trong khi xây dựng những con người cô độc ( gần với tiểu thuyết hiện đại) nghiên cứu Tuyện Kiều như một tổng thể toàn vẹn, không tách rời nội dung hình thức.Song việc xem xét phong cách sẽ là chưa đủ để thấy hết sự sáng tạo của Nguyễn Du. Bởi vậy nghiên cứu thi pháp mới khám phá hết sự sáng tạo của nguyễn Du , vai trò, vị trí của Truyện Kiều đối với văn học dân tộc.
Nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều thực chất là nghiên cứu văn học so sánh. Thiếu nhãn quan so sánh thì không thể tiếp cận cái mới của Nguyễn Du. không chỉ so sánh Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân mà còn so sánh ó vời nhiều hiện tượng văn hoá, văn học Trung Quốc khác. Mặt khác truyện Kiều là sản phẩm của văn hoá, văn học Việt Nam, cho nên việc ông đã so sánh với lịch sử trong nội bộ văn học dân tộc cũng là điều cần thiết. Cách nghiên cứu này thể hiện hướng tiêp cận hoàn toàn mới mẻ, đúng đắn và khoa học so với các tác giả trước và cùng thời với ông. Đem đến hướg tiếp cận mới cho việc nghiên cứu nói chung và định hướng đúng đắn cho việc giảng dạy nói riêng.
Chính vì vậy GS Trần Đình Sử khi đi nghiên cứu Truyện Kiều đã phát hiện ra giọng điệu cảm thương chi phối tác phẩm ,đặc biệt vấn đề điểm nhìn từ nỗi đau của cô Kiều kể ra, chuyển nghiên cứu điểm nhìn từ bên ngoài vào điểm nhìn bên trong đã thay đổi toàn bộ cấu trúc Truyện Kiều( bước chuyển về chất của Tuyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện ).Với quan niệm nghiên cứu mang tính chỉnh thể, hệ thống cho khả năng thưởng thức toàn bộ một chỉnh thể toàn vẹn, một mô hình nghệ thuật chứ không phải một câu, một từ đắt.Từ đó GS Trần Đình Sử đã khẳng định được Nguyễn Du thoát khỏi quan niêm con người tỏ lòng đã cũ để mở ra những khả năng thể hiện tấm lòng trong tất cả sự phong phú và chiều sâu của đời sống thực tại với cái nhìn nghệ thuật đa chiều đối với hiện tượng đời sống được miêu tả.
Vấn đề không gian nghệ thuât và thời gian nghệ thuật là một phần nghiên cứu có giá trị trong Thi pháp Truyện Kiều. Với hướng tiếp cận mới, cụ thể và sâu sắc của GS Trần Đình Sử cho thấy tính sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du trong việc truyền đạt cảm thức của mình về thời đại, biểu hiện nội tam con người ,để có khẳng định xác đáng “Nguyễn Du chẳng những đã vượt qua tièn nhân Trung Quốc của ông mà còn vượt qua những quy phạm nghệ thuậtđương thời để vương tới một hệ thống nghệ thuật mới gần với chúng ta hơn”đem cái nhịn mới, độc đáo cho hoạt động văn học nói chung và việc nghiên cứu Truyện Kiều nói riêng, khi đi tìm hiểu quan niêm nghệ thuật và hệ thống biện pháp nghệ thuât tương ứng vốn có trong một tác phẩm là thực chất của việc nghiên cứu thi pháp tác phẩm, cũng như việc giảng dạy của người giáo trong nhà trường trong hiện tại và tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đình Sử. Thi pháp Truyện Kiều. Nxb Giáo dục.
2. Trần Đình Sử . Giáo trình Dẫn luận thi pháp ngôn ngữ học.Nxb Giáo dục.
3. Trần Đình Sử. Mấy vấn đè thi pháp văn học trung đại Việt nam. Nxb Giáo dục. 1999.
4. Đào Duy Anh. Khảo luận về “ Truyện Thuý Kiều”. Nxb Văn hoá. Hà Nội. 1958.
5. Phan Ngọc. Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. 1975.

Tài liệu đính kèm:

  • docTieu luan truyen kieu.doc