Thú vị con số gắn với cuộc đời Bác

Thú vị con số gắn với cuộc đời Bác

Hồ Chủ Tịch vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, cuộc đời của Người gắn với một con số khá ngẫu nhiên, thú vị.

1 Cuộc đời Bác Hồ gắn liền với con số nào một cách rất tự nhiên?

Đáp án câu 1:

C Đúng

- Bác sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 (ở thế kỷ 19) - Sau cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, thay mặt Chính phủ lâm thời cách mạng, Người đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và cũng từ ngày đó, Bác trở thành vị Chủ tịch nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

- Ngày 19 tháng 12 năm 1946, trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược, Bác có một câu nói nổi tiếng và đã trở thành quyết tâm của cả dân tộc: “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Câu nói này có 19 từ.

- Trước khi vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội, tại Đền Giếng thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Bác đã căn dặn cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong và Trung đoàn 57: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói lịch sử này được Bác nói vào ngày 19 tháng 9 năm 1954.

- Ngày 17 tháng 7 năm 1966, trong Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Bác Hồ đã nói một câu bất hủ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Câu nói này cũng chỉ có 9 từ và đã trở thành chân lý của thời đại.

- Bác Hồ từ trần vào lúc 9 giờ 47 phút ngày 2 tháng 9 năm 1969, thọ 79 tuổi. Đặc biệt, trong Di chúc, Bác đã viết một đoạn rất xúc động về cuộc đời hoạt động cách mạng của mình như sau: “Về việc riêng, suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”. Đoạn viết này cũng chỉ vỏn vẹn có 79 từ.

- Và ngay cả tên Người – Hồ Chí Minh – cũng được ghép lại bởi 9 âm tiết.

 

doc 5 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1219Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thú vị con số gắn với cuộc đời Bác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thú vị con số gắn với cuộc đời Bác
Hồ Chủ Tịch vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, cuộc đời của Người gắn với một con số khá ngẫu nhiên, thú vị.
1 Cuộc đời Bác Hồ gắn liền với con số nào một cách rất tự nhiên?
Đáp án câu 1:
C Đúng
- Bác sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 (ở thế kỷ 19) - Sau cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, thay mặt Chính phủ lâm thời cách mạng, Người đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và cũng từ ngày đó, Bác trở thành vị Chủ tịch nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
- Ngày 19 tháng 12 năm 1946, trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược, Bác có một câu nói nổi tiếng và đã trở thành quyết tâm của cả dân tộc: “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Câu nói này có 19 từ.
- Trước khi vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội, tại Đền Giếng thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Bác đã căn dặn cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong và Trung đoàn 57: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói lịch sử này được Bác nói vào ngày 19 tháng 9 năm 1954.
- Ngày 17 tháng 7 năm 1966, trong Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Bác Hồ đã nói một câu bất hủ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Câu nói này cũng chỉ có 9 từ và đã trở thành chân lý của thời đại.
- Bác Hồ từ trần vào lúc 9 giờ 47 phút ngày 2 tháng 9 năm 1969, thọ 79 tuổi. Đặc biệt, trong Di chúc, Bác đã viết một đoạn rất xúc động về cuộc đời hoạt động cách mạng của mình như sau: “Về việc riêng, suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”. Đoạn viết này cũng chỉ vỏn vẹn có 79 từ.
- Và ngay cả tên Người – Hồ Chí Minh – cũng được ghép lại bởi 9 âm tiết.
2 Bác Hồ luyện tập bao nhiêu môn thể thao?
Đáp án câu 2:
C Đúng
Bác là người thông hiểu cổ văn nên Người từng nói với bác sỹ Phạm Ngọc Thạch, người nhận nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho Bác, câu thành ngữ cổ “Thông bất thống, thống bất thông” (Nếu thông tức là không đau đớn gì, còn nếu đau tức là có chỗ tắc chưa thông) và có lần Người giải thích câu nói của Hoa Đà thời Tam Quốc: “Lưu thủy bất hủ, hộ khu bất đồ” (Nước luôn chảy thì không bị thối, trục cửa xoay luôn thì không bị mối mọt), ví như cơ thể con người thường xuyên vận động, tập luyện thì phòng chống được bệnh tật, luôn khỏe mạnh, để động viên anh em luôn rèn luyện thân thể và phải biết kết hợp hai khái niệm phòng bệnh và trị bệnh. Theo nguồn của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch: Bác Hồ chơi 12 môn thể thao gồm: Đi bộ, leo núi, võ thuật, cưỡi ngựa, chèo thuyền, bơi lội, tập tạ, bóng đá, cờ tướng, bóng bàn, bi a, bóng chuyền.
3.Trong cuộc đời, Bác đã viết bao nhiêu bài báo?
Đáp án câu 3:
C Đúng
Hồ Chủ Tịch là một nhà lãnh tụ vĩ đại, một nhà báo kiệt xuất. Trong cuộc đời bác đã viết khoảng 2000 bài báo. Trong những năm tháng hoạt động cách mạng, Người đã tham gia sáng lập “Hội liên hiệp thuộc địa” và tờ báo “Người cùng khổ” (Le Paria) của Pháp. Tháng 6/1925, tại Trung Quốc, Người đứng ra thành lập “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” - tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam và sáng lập ra Báo Thanh niên - cơ quan ngôn luận của Hội, xuất bản số báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ vào ngày 21/6/1925. Đây là sự kiện lịch sử đánh dấu mốc khởi nguồn cho Báo chí cách mạng Việt Nam.
4  Năm 1955, khi tới Liên Xô, Bác đã có hành động gì khiến mọi người thán phục?
Đáp án câu 4:
B Đúng
Năm 1955, Hồ Chủ Tịch cùng phái đoàn Việt Nam đi cám ơn các nước XHCN trong đó có Liên Xô, tại đây họ đã tiếp đón Hồ Chủ Tịch theo đúng tiêu chuẩn một vị lãnh tụ, nhưng chính điều đó lại làm cho Bác rất phiền lòng. Hàng ngày, mỗi bữa ăn là một bàn tiệc. Hai lần Bác nhắc họ đừng làm như thế nữa nhưng phía bạn vẫn cứ theo lễ tiếp đón nguyên thủ quốc gia. Lần thứ ba, Bác mời tất cả những cán bộ trong nhà khách cùng bảo vệ vào ăn, khi ăn xong Bác mới mời người quản lý ra và bảo:”Đấy chú xem, cả chục người ăn còn không hết huống hồ chúng tôi chỉ có hai người. Lần sau, chú đừng làm như thế nữa, đây là tôi tiết kiệm tiền cho nhân dân Liên Xô“. Về sau, trước khi đến bữa ăn, người phụ trách lại ra hỏi Bác xem hôm nay Người muốn ăn gì?
5 Người cận vệ nguyện cả một đời theo Bác là ai?
Đáp án câu 5:
B Đúng
Ông là TS.Trần Viết Hoàn, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh. Năm 1964, ông Hoàn được tuyển chọn làm cảnh vệ. Sau khóa học cảnh vệ một năm ở trường C500, nay là học viện An ninh, ông được phân về Đội 1, trực tiếp bảo vệ Bác Hồ. Cả cuộc đời ông nguyện phục vụ, chăm lo cho Bác. Chính ông là người lập bàn thờ Bác Hồ trước khi về hưu năm 2004.
6 Có bao nhiêu cận vệ được Bác đổi tên?
Đáp án câu 6:
A Đúng
Đầu năm 1947, để bảo toàn lực lượng, các cơ quan Trung ương Đảng được lệnh trở về vùng căn cứ Việt Bắc. Đi với Bác là bộ phận rất gọn nhẹ gồm 8 anh em cận vệ, gồm: Võ Chương, Vũ Long Chuẩn, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Hữu Văn, Văn Lâm, Ngọc Hà, Nguyễn Quang Chí, Trần Đình. Một hôm trời lạnh như cắt da cắt thịt, 8 người ngồi cùng bác quanh đống lửa. Bác nói, hôm nay Bác đặt tên lại cho các chú tính theo vòng tròn các chú đang ngồi: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi”. Bác giải thích: “Nhiệm vụ của Bác cháu ta hiện nay vừa là trước mắt, vừa lâu dài là cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đưa cuộc kháng chiến này đến thắng lợi. Vì vậy, Bác đặt tên lại cho các chú để các chú trở thành khẩu hiệu sống bên Bác, nhắc nhở mọi người hàng ngày phải hoàn thành nhiệm vụ của mình”.
7 Toàn văn di chúc của Bác được công bố năm nào?
Đáp án câu 7:
B Đúng
“Di chúc là những lời dặn lại được Bác viết ra trong 5 năm (từ 1965 đến 1969). Ngoài phong bì đựng những lời dặn dò này, Bác ghi: “Tuyệt đối bí mật”. Mùa thu năm 1989, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, quyết định công bố toàn văn di chúc và ra chỉ thị thực hiện di chúc này. Việc in toàn văn cuốn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được giao cho Nhà in Tiến Bộ. Toàn văn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được in màu, giấy couché (công nghệ và chất liệu hiện đại nhất lúc bấy giờ), số lượng in 100.000 bản.
8 Ý định của Bác trong bản di chúc là gì?
Đáp án câu 8:
C Đúng
Mở đầu di chúc, Bác viết: Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn. Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thǎm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta. Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thǎm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp nǎm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Bác cũng căn dặn sau khi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.
9 Lăng Bác được hoàn thành vào năm nào
Đáp án câu 9:
A Đúng
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Bác đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn. Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, chiều rộng 41,2 mét lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang. Bên ngoài lăng được ốp bằng đá granite xám, bên trong làm bằng đá xám và đỏ đã được đánh bóng. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: "CHỦ TỊCH HỒ-CHÍ-MINH" bằng đá hồng màu mận chín. Xung quanh lăng là các khu vườn với hơn 250 loài thực vật từ khắp mọi miền của Tổ quốc. Lăng được thiết kế để có độ bền vững cao, chống được bom đạn và động đất cường độ 7 richter. Ngoài ra còn có công trình bảo vệ đặc biệt chống lụt phòng khi Hà Nội bị vỡ đê. Kính quan tài chịu được xung lực cơ học lớn. Lăng còn được thiết kế thêm "buồng đặc biệt" để có thể giữ thi hài tại chỗ trong trường hợp có chiến tranh.
Kết quả của bạn: 9/9 câu trả lời đúng
Bác Hồ nói được bao nhiêu ngôn ngữ, có bao nhiêu tên gọi? 
Trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 7, Bác Hồ được miêu tả: "Biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha". Ngoài ra dựa vào những lần Bác đi thăm nước ngoài, cũng như những lần đón tiếp các phái đoàn ngoại giao tới thăm Việt Nam, Bác còn có thể sử dụng thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác nữa như: Tiếng Xiêm (Thái Lan bây giờ), tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập, tiếng của rất nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam
Sự kiện: 
Quiz
1Bác Hồ có tất cả bao nhiêu tên gọi?
Đáp án câu 1:
A Đúng
Đáp án trả lời đúng là câu A: Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có hơn 30 năm hoạt động ở nước ngoài. Người đã qua 4 châu lục, 3 đại dương, đặt chân lên gần 30 nước, làm hàng chục nghề khác nhau. Trong điều kiện hoạt động cách mạng bí mật, Người phải thay đổi họ tên rất nhiều lần. Theo thống kê từ các tài liệu lịch sử và trên mạng internet, Chủ tịch Hồ Chí Minh có tổng cộng 152 tên gọi, bút danh, bí danh. Tuy nhiên, cũng có nhiều tài liệu nói Bác Hồ có 132 tên gọi, bút danh, bí mật. Một số tên của Bác như: Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Vương, Lý Thụy, Lin, Thầu Chín, Tống Văn Sơ, Hồ Quang, Già Thu, Nguyễn Ái Quốc, XYZ, Nguyễn, T.L., Trần Lực, Wang, N.A.Q., Lincôpxki, Ngoài tên gọi Hồ Chí Minh (dùng từ 1942), và tên Nguyễn Tất Thành do gia đình đặt, trong cuộc đời mình, Người còn có nhiều tên gọi và bí danh khác như Paul Tất Thành (1912); Nguyễn Ái Quốc (từ 1919); Văn Ba (khi làm phụ bếp trên tàu biển, 1911); Lý Thụy (khi ở Quảng Châu, 1924-), Hồ Quang (1938-40), Vương (Wang) (1925-27, 1940), Tống Văn Sơ (1931-33), Trần (1940) (khi ở Trung Quốc); Chín (khi ở Thái Lan, 1928-30) và được gọi là Thầu (ông cụ) Chín; Lin (khi ở Liên Xô, 1934-38); Chen Vang (trong giấy tờ đi đường từ Pháp sang Liên Xô năm 1923); ông cũng còn được gọi là Bác Hồ, Bok Hồ, Cụ Hồ. Khi ở Việt Bắc ông thường dùng bí danh Thu, Thu Sơn và được người dân địa phương gọi là Ông Ké, Già Thu,. Tổng thống Indonesia Sukarno gọi ông là “Bung Hồ” (Anh Cả Hồ). Bác Hồ còn dùng hơn 50 bút danh khi viết sách, báo: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn, Nguyễn A.Q, Ng A.Q, Ng. Ái Quốc, N.A.Q, N., Wang, N.K., A.N; P.C. Lin, P.C. Line (1938, Trung Quốc), Line (1938, Trung Quốc), Q.T, Q.TH, Lê Quyết Thắng (1948-50), A.G, X.Y.Z (1947-50), G., Lê Nhân,..v.v. Và một số biệt danh mà không ai biết.
2Bác Hồ nói được bao nhiêu ngôn ngữ?
Đáp án câu 2:
B Đúng
Đáp án đúng là câu B: Giáo sư Hoàng Chí Bảo từng xác nhận rằng bác nói được 29 thứ tiếng, chưa kể tiếng đồng bào dân tộc nước Việt. Bác đã học bằng cách nào! Bác viết lên bàn tay, học dưới ánh trăng, dưới ánh đèn vàng vọt của con tàu, dành dụm từng ly café cho người thủy thủ Algeri để học tiếng Pháp... Trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 7, Bác Hồ được miêu tả: "Biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha". Ngoài ra dựa vào những lần Bác đi thăm nước ngoài, cũng như những lần đón tiếp các phái đoàn ngoại giao tới thăm Việt Nam, Bác còn có thể sử dụng thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác nữa như: Tiếng Xiêm (Thái Lan bây giờ), tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập, tiếng của rất nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam
3UNESCO công nhận Hồ Chí Minh là Danh nhân văn hóa thế giới vào dịp nào?
Đáp án câu 3:
B Đúng
Đáp án đúng là câu B: Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh năm 1890, mất năm 1969. Năm 1990, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tổ chức UNESCO tôn vinh là Danh nhân văn hóa thế giới.
4Từ khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã trở lại thăm miền Nam mấy lần?
Đáp án câu 4:
A Đúng
Đáp án đúng là câu A: Bác nhiều lần đề nghị Bộ Chính trị cho Bác vào thăm miền Nam ngày chưa giải phóng. Ngày 10/3/1968, đang chữa bệnh ở nước ngoài, Bác gửi thư cho Bí thư Thứ nhất T.Ư Đảng Lê Duẩn: “Nhớ lại hồi Noel năm ngoái, chú có khuyên Bác đi thăm miền Nam sau ngày ta thắng lợi hoàn toàn. Bác rất tán thành. Nhưng nay chỉ đổi chữ “sau” thành chữ “trước” ngày thắng lợi hoàn toàn. Đi thăm đúng lúc đó mới có tác dụng khuyến khích thêm anh em. Có lẽ, chú và đồng chí khác e rằng sức khỏe của Bác không cho phép Bác đi xa. Nhưng, thay đổi không khí, hô hấp gió biển và sinh hoạt với nhân dân trong hoàn cảnh chiến đấu sẽ giúp sức khỏe Bác tiến bộ mau hơn”. Bác còn nêu thời gian chuẩn bị, cách đi và lịch trình chuyến thăm, trong đó không ngại đi bộ. Hàng ngày, những người gần Bác luôn thấy Bác cần mẫn, dẻo dai, bền bỉ, kiên nhẫn đeo ba lô nặng tập đi bộ, thậm chí leo núi để sẵn sàng cho chuyến đi vào Nam thăm đồng bào. Rất tiếc, sức khỏe của Bác giảm sút nhanh chóng. Những tháng cuối đời của Bác là quãng thời gian sốt ruột khi thấy ý định của mình có thể không thực hiện được. Trang Thư (Di chúc) vẫn đó, Bác đành phải hạ bút một câu: “Tôi có ý định đến ngày đó (ngày toàn thắng - MQT chú giải), tôi sẽ đi khắp hai miền Nam - Bắc để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; Thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta”.
5Bác Hồ đến thăm Đền Hùng mấy lần và có câu nói nổi tiếng nào tại đây?
Đáp án câu 5:
B Đúng
Đáp án đúng là câu B: Bác Hồ đã từng đến thăm Đền Hùng 2 lần vào các năm 1954 và 1962. Trong buổi nói chuyện với chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong trên đường về tiếp quản Thủ đô tại Đền Hùng, Phú Thọ ngày 19/9/1954, Bác hồ đã nói câu nói: “Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
6Từ khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã trở lại thăm quê mấy lần?
Đáp án câu 6:
B Đúng
Đáp án đúng là câu B: Hai lần. Lần thứ nhất là ngày 14/6/1957 và lần thứ hai từ ngày 8 đến ngày 10/12/1961
7Bác Hồ là người khởi xướng 2 tục lệ trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt. Đó là những tục lệ nào?
Đáp án câu 7:
C Đúng
Đáp án đúng là câu C: Đó là tục “Đọc thư chúc Tết” và tục “Tết trồng cây”. Năm nào Bác cũng có thư và thơ chúc Tết đồng bào. Bài thơ Chúc năm mới đầu tiên của Bác làm năm 1942, in trên báo Việt Nam Độc lập số 114. Nhưng lúc đó, bài thơ chưa được phổ biến rộng rãi, chưa mấy ai biết. Nói đến thư và thơ chúc Tết của Bác, thì phải nói bắt đầu từ Tết Bính Tuất, 1946, khi Bác đã là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Xin trích bài Nghe thư chúc Tết đầu tiên của Bác Hồ của nhà viết kịch Học Phi kể lại, đêm giao thừa năm ấy, ở nhà Bác sĩ Nguyễn Văn Luyện, có mặt một số trí thức học ở Pháp về. “ Bỗng tiếng còi thành phố vang lên, rồi tiếng chuông trống đổ dồn, tiếng pháo nổ giòn giã khắp nơi. Bác sĩ Luyện vừa đứng dậy, vừa mở to radio vừa nói: “Hãy nghe Cụ Hồ Chí Minh chúc Tết đã”. Tin Hồ Chủ tịch đọc thư chúc Tết đã được thông báo trên đài, mọi người đã biết, nên cùng im lặng ngồi chờ Từ trong máy thu thanh phát ra bài nhạc Quốc ca, rồi đến tiếng nói ấm áp của Bác Hồ. Bác chúc Tết đồng bào ở trong nước, và kiều bào ở nước ngoài, chúc các cụ phụ lão, các cháu thanh, thiếu niên và nhi đồng, các chiến sĩ đang chiến đấu ở ngoài mặt trận. Bức thư kết thúc bằng bốn câu thơ lục bát: “Bao giờ kháng chiến thành công, Chúng ta cùng uống một chung rượu đào. Tết này ta tạm xa nhau, Chắc rằng ta sẽ Tết sau sum vầy.” Bác Hồ rất thích trồng cây. Từ khi hoạt động ở Thái Lan cho đến khi về nước làm việc ở chiến khu Việt Bắc hay ở Thủ đô Hà Nội, Bác đều không quên “tăng gia sản xuất” và trồng cây. Bác tự mình làm trước và kêu gọi mọi người cùng làm. Ngày 28-1-1959, lấy bút danh Trần Lực, Bác viết bài Tết trồng cây đăng trên báo Nhân dân kêu gọi toàn dân hưởng ứng một tháng trồng cây, vào mùa Xuân (từ 6-1 đến 6-2-1960) nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng. Đợt trồng cây này gọi là “Tết trồng cây”, mở đầu cho việc trồng cây quanh năm. Đồng bào ta náo nức hưởng ứng lời kêu gọi của Bác. Những “Đồi cây Bác Hồ”, “Vườn cây Bác Hồ” phát triển khắp nơi.
8Bức thư đầu tiên và cuối cùng Bác gửi cho ngành Giáo dục vào năm nào?
Đáp án câu 8:
B Đúng
Đáp án đúng là câu B: Từ bức thư đầu tiên (9/1945) cho tới bức thư cuối cùng (10/1968), những lời của Bác đã trở thành di sản vô giá, là báu vật thiêng liêng của dân tộc ta, đất nước ta nói chung và của ngành Giáo dục nói riêng. Mỗi lời nói đó đã khơi dậy lòng yêu nghề, niềm tự hào đối với nghề, tinh thần trách nhiệm của các thầy giáo, cô giáo, công nhân viên mà còn khơi dậy ý thức học tập của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay và mãi mãi về sau. Bức thư cuối cùng Bác gửi cho ngành Giáo dục vào ngày 15/10/1968 có đoạn viết: “Thứ nhất, thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tǎng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho, luôn luôn cố gắng cho xứng đáng với đồng bào miền Nam anh hùng”.
9"Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh" được Bác nói trong thời điểm nào?
Đáp án câu 9:
B Đúng
Đáp án đúng là câu trả lời B: Đây là câu trong bài nói chuyện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 21/10/1964. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho đội ngũ giáo viên và những người làm công tác giáo dục. Trong tư tưởng của Người, chúng ta luôn tìm thấy những trăn trở, những yêu cầu, những lời dặn dò và kỳ vọng to lớn đối với việc xây dựng đội ngũ những người thầy trong xã hội. Người cho rằng, đội ngũ giáo viên luôn giữ một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng. Họ chính là những người đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng và đổi mới nền giáo dục. “Không có thầy giáo thì không có giáo dục”, câu nói đó của Người khẳng định vai trò không thể thay thế của người giáo viên trong sứ mệnh đào tạo thế hệ trẻ.
10Toàn văn di chúc của Bác được công bố năm nào?
Đáp án câu 10:
B Đúng
Đáp án trả lời đúng là câu B: “Di chúc là những lời dặn lại được Bác viết ra trong 5 năm (từ 1965 đến 1969). Ngoài phong bì đựng những lời dặn dò này, Bác ghi: “Tuyệt đối bí mật”. Mùa thu năm 1989, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, quyết định công bố toàn văn di chúc và ra chỉ thị thực hiện di chúc này. Việc in toàn văn cuốn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được giao cho Nhà in Tiến Bộ. Toàn văn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được in màu, giấy couché (công nghệ và chất liệu hiện đại nhất lúc bấy giờ), số lượng in 100.000 bản

Tài liệu đính kèm:

  • docthu_vi_con_so_gan_voi_cuoc_doi_bac.doc