Thiết kế giáo án Ngữ văn lớp 12 kì 1

Thiết kế giáo án Ngữ văn lớp 12 kì 1

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS:

 - Nắm tổng quát về các giai đoạn phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX.

 - Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, với hiện thực đời sống và sự phát triển lịch sử của văn học.

 - Thấy được những đổi mơí và những thành tựu bước đầu của văn học thời kì, đặc biệt từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX.

 - Có năng lực tổng hợp, khái quát hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX.

B. CHUẨN BỊ: - GV: Thiết kế bài dạy, Tài liệu tham khảo

 - HS : Sách GK, bài soạn

 

doc 170 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1356Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án Ngữ văn lớp 12 kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT CAM LỘ
TỔ: NGỮ VĂN
THIếT Kế BàI SOạN 
NGữ VĂN LớP 12B2,3 
Năm học 2008 – 2009
NGƯỜI THỰC HIỆN: HỒ ĐỨC HỒNG
 *****************&****************
Tiết thứ: 01
Ngày soạn: 1/8/1008
Lớp dạy: 12B2,3
GV: Hồ Đức Hồng
TỔNG QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH
MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ
KỈ XX
 A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS:
 - Nắm tổng quát về các giai đoạn phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX.
 - Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, với hiện thực đời sống và sự phát triển lịch sử của văn học.
 - Thấy được những đổi mơí và những thành tựu bước đầu của văn học thời kì, đặc biệt từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX. 
 - Có năng lực tổng hợp, khái quát hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX. 
B. chuẩn bị: - GV: Thiết kế bài dạy, Tài liệu tham khảo
 - HS : Sách GK, bài soạn 
C. Tiến trình dạy học:
	1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Văn học việt nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX là nền văn học thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Nó có những thành tựu đáng kể trong trong quá trình đổi mới văn học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1- Xác định sơ đồ khái quát và nhận định chung
1. GV cho khung sơ đồ, HS hoàn chỉnh (cá nhân, tại chỗ)
I- Văn học từ sau CMT8 – 1975
II-Văn học từ 1975 – hết TKXX
 1, 2,...: các chặng đường của 2 giai đoạn văn học (X. SGK)
2. Dựa vào đề cương chuẩn bị, HS trình bày tổng quát
3. GV tổ chứccho HS trao đổi, đánh giá .Yêu cầu : thống nhất được một nhận định chung chung, ngắn gọn và chính xác.
GV có thể nhắc lại về các thuật ngữ sử dụng để học bài khái quát : thời đại/nền VH ; giai đoạn VH ; chặng đường/thời kì ; tác gia, tác giả hoặc những thuật ngữ khác và cách dùng nếu thấy cần (tác phẩm, tập thơ/truyện, tiểu thuyết, truyện kí, thi phẩm).
Tiết thứ2 (tiếp tiết 1 của bài
Ngày soạn: 1/8/2008
Hoạt động 2- Trình bày, thảo luận về VHVN GĐ I
GV yêu cầu HS trình bày những nét cơ bản về hoàn cảnh lịch sử xã hội theo các nội dung :
a) Mở đầu và kết thúc. 
b) Nội dung lịch sử xã hội chính yếu. 
c) Sự biến đổi quan trọng làm thay đổi bản chất xã hội
I- Sơ đồ khái quát và nhận định chung về văn học VN từ sau CMT8-1945 đến hết thế kỉ XX
1. Sơ đồ 
 (I) (II)
 (1) (2) (3) (1) (2) 
2. Trình bày tổng quát
a) Thời đại VH mới (Thời đại VH Hồ Chí Minh). 
b) Chia làm 2 giai đoạn (gđ), 5 chặng. c) Bối cảnh : cách mạng và kháng chiến (gđ1) ; thống nhất và đổi mới (gđ2). d) Đặc điểm : hướng ngoại, phục vụ CM và kháng chiến, quy mô phản ánh thiên về rộng và cao ; giọng điệu chủ yếu hào sảng ; nhân vật đại diện (gđ1). Hướng nội, đổi mới, tính riêng ; thiên về chiều sâu, đa giọng điệu ; nhân vật nhân sinh - thế sự - nỗi niềm (gđ2). đ) Thành tựu : tạo dựng nền văn học cách mạng, đại chúng, dân chủ, yêu nước và nhân văn, phát triển liên tục, đổi mới kịp thời ; xây dựng được một lực lượng sáng tác thuộc nhiều thế hệ, tương đối toàn diện, ngày càng đông đảo, có đỉnh cao ; thể loại văn học ngày càng hoàn chỉnh với xu hướng hiện đại ; kho tàng tác phẩm ngày càng được bồi đắp phong phú, đa dạng.
3. Nhận định chung
Tựu trung lại, trong bối cảnh hào hùng nhưng đầy khó, khăn, gian khổ, thách thức, một thời đại văn học mới đã ra đời từ sau CMT8. Nền VH này dẫu có một bộ phận nhỏ văn học nô dịch, trong những hoàn cảnh nhất định nhưng chủ yếu là nền VH cách mạng - yêu nước - đại chúng - dân chủ -nhân văn - hiện đại. Đây là một nền văn học khoẻ mạnh, đang tiếp tục phát triển, đổi mới theo hướng tích cực. 
II- Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá
1.1- Vài nét về hoàn cảnh
a) Mở đầu là một cuộc CM giải phóng dân tộc, giai cấp, làm xuất hiện một nhà nước dân chủ nhân dân do ĐCS lãnh đạo. Kết thúc là một đất nước thống nhất, độc lập, theo định hướng XHCN do ĐCS lãnh đạo. 
b) Nội dung lịch sử xã hội chính yếu là kháng chiến (2 cuộc trường kì) và kiến quốc (theo con đường XHCN) để bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước. 
c) Sự biến đổi quan trọng : ĐCS lãnh đạo, nhân dân lao động là chủ nhân, là lực lượng nòng cốt ; quan hệ giao lưu xã hội chính thống (trong nước, quốc tế) là quan hệ đối lập 2 tư tưởng hệ thống chính trị - xã hội. 
GV: chỉ ra tác động của bối cảnh xã hội đối với VH giai đoạn này ?
HS: Thảo luận và phát biểu
1.2- Những tác động lớn đối với văn học
 a) Nền văn học gắn chặt với sự nghiệp giải phóng dân tộc - nhiệm vụ chính trị lớn lao và cao cả. 
b) Nền văn học mới ra đời phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản nên thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, tổ chức và quan niệm. 
c) Tạo dựng nên một hệ thống quan điểm, tư tưởng thẩm mĩ đặc thù trong sáng tác và tiếp nhận. 
d) Hình thành một kiểu nhà văn mới : nhà văn - chiến sĩ.
Từ hoàn cảnh lịch sử - xã hội này một nền văn học mới đã ra đời, phát triển.
GV cho HS lập sơ đồ văn học GĐI, tìm hiểu quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
a) Lập sơ đồ
b) Trình bày các chặng đường văn học (chủ đề nội dung lớn, diễn biến theo thời gian và thể loại, tác giả/tác phẩm nổi bật) Nên phân công chuẩn bị theo nhóm HS. Mỗi nhóm trình bày một chặng đường văn học.
( GV nhận xét, kết luận, cung cấp thêm một số nhận định về giai đoạn/chặng đường VH) 
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
2.1- Sơ đồ (tham khảo mục I)
Chặng 1 : 1945 – 1954. Chặng 2 : 1955 – 1964. Chặng 3 : 1965 – 1975 
2.2- Quá trình phát triển và thành tựu (X.SGK) 
a) Từ năm 1945 đến năm 1954.
+ CM thành công – 1946 : hào khí dân tộc và say mê được làm công dân của một nước độc lập
+ 1946 – 1954 : văn học kháng chiến chống Pháp
+ Diện mạo đặc trưng : định hướng đường lối văn nghệ của Đảng và hiện thực kháng chiến làm nên một cuộc nhận đường, biến đổi ở văn nghệ sĩ ; Giọng điệu mới, nhân vật mới, tư tưởng, tình cảm mới xuất hiện. Trong hai bước đi của chặng này đã xuất hiện tác giả, tác phẩm tiêu biểu ; Thơ đạt được thành tựu xuất sắc hơn cả với lá cờ đầu Tố Hữu và một số thi phẩm sống đời ; Văn xuôi có hai tác phẩm đặc biệt thành công là Truyện Tây Bắc của Tô Hoài và Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc. 
b) Từ năm 1955 đến năm 1964
+ Văn học xây dựng CNXH ở miền Bắc
+ Văn học đấu tranh thống nhất nước nhà.
+ Diện mạo đặc trưng : Sự mở rộng đề tài, chủ đề và qui mô tác phẩm (cuộc sống mới, con người mới XHCN, tiểu thuyết và tập thơ) ; Hình thành thế hệ nhà văn mới ; bên cạnh Tố Hữu là sự khẳng định đỉnh cao của các tác giả thơ lãng mạn trước CM ; văn học yêu nước trong vùng Mĩ/chính quyền Sài Gòn thành một lực lượng của văn nghệ dân tộc
 GV cho HS Thực hành bằng cách cung cấp danh mục tác giả, tác phẩm tiêu biểu đã xáo trộn để HS sắp xếp vào các chặng đường văn học
c) Từ 1965 đến 1975
 + Văn học chống Mĩ cứu nước (bao gồm văn học giải phóng)
 + Văn học vùng Mĩ/chính quyền Sài Gòn
 + Diện mạo đặc trưng : xây dựng hình tượng nhân vật theo chủ nghĩa anh hùng cách mạng, hình tượng biểu trưng Đất nước, Dân tộc, Nhân dân có chiều kích thời đại ; mang tính chất và âm hưởng sử thi ; thế hệ nhà văn chống Mĩ xuất hiện với những đóng góp không nhỏ ; tác phẩm tiêu biểu nở rộ hơn hai chặng trước (vẫn chủ yêu là văn xuôi, thơ) ; trong vùng Mĩ/chính quyền Sài Gòn, văn học yêu nước, tiến bộ, lành mạnh vẫn là khuynh hướng được khẳng định rộng rãi (Vũ Hạnh, Sơn Nam, Vũ Bằng). 
 HS đọc SGK, phát biểu cá nhân và thực hiện các yêu cầu. GV phân tích dẫn giải một ssó trường hợp cần thiết
1. HS định vị chung 3 đặc điểm 2. HS trình bày
a) Đặc điểm 1
b) Phân tích sự nghiệp của 1 nhà văn với 1 tác phẩm để minh họa 
3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975
3.1- 3 đặc điểm (SGK)
3.2- Diễn giải các đặc điểm
a) Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
+ Văn học nghệ thuật là một mặt trận, nhà nghệ sĩ là chiến sĩ
+ Văn nghệ phụng sự sự nghiệp của dân tộc, đất nước, nhân dân. Lấy nguồn cảm hứng, nội dung thể hiện từ đây và cũng từ đây đem lại nguồn cảm hứng, làm nên nội dung lớn của tác phẩm.
+ Biểu hiện cụ thể của đặc điểm này có thể thấy rất rõ, rất nổi bật trong xu hướng tình cảm - cảm xúc, đề tài, nhân vật trung tâm.
3. HS trình bày đặc điểm 2 
4. GV dẫn giải thêm
a) So sánh với VH trước 1945 b) Dẫn chứng từ Đôi mắt (Nam Cao), Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên), tâm nguyện của Xuân Diệu (Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi - Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu) 
c) Nêu các trường hợp lôi cuốn của thơ Tố Hữu, Phạm Tiến Duật, các tác phẩm Sống như anh, Hòn đất,... 
b) Nền văn học hướng về đại chúng.
+ Nhà văn sống, gắn bó với nhân dân lao động với tình cảm và con mắt khác trước. Đó là những con người bình thường đang “làm ra đất nước”.
+ Thể hiện đời sống, tình cảm của đại chúng bằng thứ văn học cho đại chúng.
+ Lực lượng sáng tác : bổ sung những cây bút từ trong nhân dân.
+ Kết quả là văn học đã thực sự cuốn hút, góp phần làm nên sức mạnh tư tưởng, tình cảm của quần chúng trong suốt 30 năm.
5. HS phát biểu ngắn gọn đặc điểm 3
a) Nêu cách hiểu khái niệm khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn, mối quan hệ 
b) Chỉ ra biểu hiện trong tác phẩm
c) Tìm chỗ khác với VHLM 1930 - 1945
6. GV phân tích ngắn gọn để làm rõ 
a) Nêu một số dẫn chứng (ví dụ thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên,...)
b) Phân tích khái quát Rừng xà nu
Tiết thứ:4 (tiếp tiết 1,2 của bài)
c) Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
+ Khuynh hướng sử thi
- Phản ánh, thể hiện, những vấn đề lớn lao, có ý nghĩa trọng đại của đất nước, dân tộc, nhân dân, giai cấp, thời đại và bằng cách nhìn, tình cảm này mà phản ánh, thể hiện. Cái riêng cũng long lanh ve đẹp của cái chung này. 
- Nhân vật trung tâm là nhân vật chính diện, đại diện, kết tinh, gắn bó với tinh thần lớn lao, phẩm chât cao đẹp.
- Giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ.
+ Khuynh hướng lãng mạn
- Khẳng định phương diện lí tưởng cao đẹp, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người và cuộc sống.
- Tin tưởng vào tương lai tươi sáng.
Hoạt động 3 - Tổ chức tìm hiểu vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.
III. Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá
1.1- Những nét lớn
a) Đất nước thoát khỏi chiến tranh, bước vài kỉ nguyên độc lập, thống nhất nhưng phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách đặc biệt về kinh tế do hậu quả chiến tranh để lại.
1. HS trả lời câu hỏi 
a) Giai đoạn từ sau đại thắng 30/4/1975 đến hết TK XX về phương diện xã hội có những điểm nổi bật nào ? b) Theo anh/chị bối cảnh này ảnh hưởng như thế nào đến văn học ? c) Văn học GĐ này có thể chia làm mấy chặng đường ? Đặt tên cho các chặng. d) Diễn biến của thơ sau 1975 ? đ) Diễn biến của văn xuôi sau 1975 ? e) Kịch sau năm 1975 ? g) Sự đổi mới của văn học biểu hiện ở những điểm nào ? h) Kể tên một số tác giả tiêu biểu cho sự thành công trong đổi mới.
2. GV nhận xét, điều chỉnh hoặc tổ chức cho HS thực hiện
b) Sự đổ vỡ của hệ thống XHCN với sự tan rã của Liên Xô và các nước Đông Âu XHCN.
c) Đường lối  ... ủa bài thơ. Đó là nhịp của những con sóng trên biển liên tiếp triền miên. Đó còn là nỗi lòng đang tràn ngập, đang khao khát tình yêu vô hạn, đang đồng điệu với sóng biển.
- Qua hình tượng sóng Xuân Quỳnh đã diễn tả vừa cụ thể vừa sinh động nhiều trạng thái tâm trạng những cung bậc tình cảm khác nhau trong trái tim của người phụ nữ đang rạo rực khát khao yêu đương.
+ Mỗi trạng thái tâm hồn cụ thể của người phụ nữ đang yêu đều có thể tìm thấy sự tương đồng của nó với một khía cạnh, một đặc tính nào đó của cuộc sống.
+ Dùng hình tượng sóng để biểu hiện cũng chưa đủ chưa hết, chưa thoả cái tôi trữ tình của nhà thơ nhiều khi trực tiếp nói lên tình cảm tha thiết mãnh liệt của mình.
- Xuân Quỳnh đã mượn hình tượng sóng để nói và nghĩ về tình yêu.
+ Đó là cuộc hành trình khởi đầu, là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn và cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu vĩnh viễn hoá tình yêu của mình.
+ Những ý nghĩ này có vẻ tự do tản mạn nhưng từ chiều sâu của thi thứ vẫn có sự vận động nhất quán.
b) Phát biểu cảm nhận của mình.
- Qua hình tượng sóng và cả bài thơ chúng ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Người phụ nữ ấy mạnh bạo chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và những rung động rạo rực trong lòng mình.
Người phụ nữ cũng không còn nhẫn nhục cam chịu nữa. Nếu “Sóng không hiểu nổi mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó “Tìm ra tận bể” đến với cái cao rộng bao dung -> đó là nét mới mẻ hiện đại trong tình yêu.
Tâm hồn phụ nữ giàu khao khát, không yên lặng. Đó là tâm hồn trong sáng thuỷ chung vô hạn.
-> Quan niệm tình yêu như vậy rất gần gũi với mọi người có gốc rễ trong tâm hồn của dân tộc
10. Tổ chức ôn tập tác phẩm của Nguyễn Tuân
So sánh Chữ người tử tù ngữ văn 11 với Người lái đò sông Đà. Nhận xét những điểm không thống nhất và khác biệt của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng tháng 8 năm 1945
10. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân
Qua truyện Chữ người tử tù và tuỳ bút Người lái đò sông Đà có thể nhân ra những điểm thống nhất và khác biệt của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng tháng 8 năm 1945
- Những điểm thống nhất
+ Có cảm hứng mãnh liệt trước những cảnh tượng độc đáo, tác động mạnh và giác quan nghệ sĩ.
+ Tiếp cận thế giới thiên về phương diện thẩm mĩ, tiếp cận con người thiên về phương diện tài hoa nghệ sĩ.
+ Ngòi bút tài hoa uyên bác.
- Những điểm khác biệt
Chữ người tử tù là truyện ngắn xây dựng thế giới nghệ thuật bằng hư cấu.
Người lái đò sông Đà là thể ký ghi chép người thực, việc thực, tư liệu phong phú dựa trên sự khảo sát nghiên cứu hiện thực, đồng thời trực tiếp bộ lộ cái tôi của nhà văn.
Phong cách nghệ thuật của nhà văn có thể biến đổi khi thế giới quan và tư tưởng của nhà văn thay đổi. Chữ người tử tù và Người lái đò sông Đà thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
+ Nếu trong Chữ người tử tù Nguyễn Tuân đi tìm cái đẹp trong quá khứ Vang bóng một thời thì trong Người lái đò sông Đà nhà văn tìm cái đẹp trong cuộc sống hiện tại.
+ Trong Chữ người tử tù Nguyễn Tuân đi tìm chất tài hoa nghệ sĩ ở tầng lớp những con người đặc tuyển, còn trong Người lái đò sông Đà Ông đi tìm chất tài hoa nghệ sĩ trong đại chúng nhân dân cái đập mạnh vào các giác quan nghệ sĩ của ông giờ đây là những thành tích của nhân dân trong lao động .
Phong cách Nguyễn Tuân trong Người lái đò sông Đà:
+ Cảm hứng đặc biệt với những gì gây cảm giác mảnh liệt (cảnh thác dữ Sông Đà và vẻ đẹp đầy chất thơ của dòng sông).
+ Khám phá con người tài hoa nghệ sĩ tài ba trong nghệ thuật “người lái đò vượt thác leo ghềnh” một tay lái đò ra hoa.
+ Ngoài bút tài hoa uyên bác trong những so sánh liên tưởng hình ảnh đầy gợi cảm vận dụng tri thức nhiều ngành văn học nghệ thuật khác nhau để quan sát miêu tả hiện thực.
+ Ngôn ngữ phong phú, điêu luyện, giàu giá trị tạo hình.
11. Tổ chức ôn tập Tác phẩm Ai đặt tên cho dòng sông ? của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Cảm hứng thẩm mĩ và văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông.
11. Ai đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
a) Cảm hứng thẩm mĩ :
 - Ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên phong phú đa dạng, huyền ảo như đời sống, như tâm hồn con người.
 - Cụ thể là cảnh vật sông Hương, con sông gắn bó với lịch sử, văn hoá của Huế và cũng là của dân tộc, qua đó, thể hiện sự yêu mến say mê vẻ đẹp của dòng sông, đất nước.
 - Nét đặc sắc của văn phong Hoàng Phủ Ngọc Tường :
 - Soi bóng tâm hồn với tình yêu quê hương đất nước vào đối tượng miêu tả khiến đối tượng trở nên lung linh, huyền ảo, đa dạng như đời sống, như tâm hồn con người.
- Sức liên tưởng kỳ diệu, sự phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân
- Ngôn ngữ phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như : so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, 
- Có sự kết hợp hài hoà của cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan.
Hoạt động 2 - Tổ chức hướng dẫn học ở nhà
II. Hướng dẫn học ở nhà
 Về nhà làm bài tập 7 và bài tập 11
Tiết thứ: 53,54
Ngày soạn: 
Lớp dạy: 12B2,3
GV: Hồ Đức Hồng
Tờn bài: KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC Kè I
I- Mục tiêu cần đạt
 A. Mục tiêu bài học 
 - Củng cố những kiến thức, kĩ năng cơ bản về Văn học, Tiếng Việt và Làm văn trong học kì I.
- Luyện kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp.
- Bày tỏ ý kiến riêng một cách chặt chẽ, thuyết phục với một đề tài gần gũi, quen thuộc về văn học hoặc đời sống.
B. phương tiện thực hiện 
 Thiết kế bài dạy, đề bài phát cho từng học sinh.
b.Tiến trình dạy học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 - Hướng dẫn trả lời câu hỏi phần trắc nghiệm
I. Phần trắc nghiệm
Đáp án đúng là:
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
A
A
B
B
B
Câu
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
A
C
B
D
A
Hoạt động 2 - Hướng dẫn trả lời câu hỏi phần tự luận.
II. Phần tự luận
Đề 1:
a) Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đề 1:
a) Hoàn cảnh sáng tác bài Tuyên ngôn độc lập
Sau hàng ngàn năm dưới chế độ thực dân. Tháng 8 năm 1945 nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm cuộc cách mạng thắng lợi, giành lại độc lập tự do cho đất nước. 
+ 20 vạn quân Tưởng vẫn luôn rình rập ở biên giới phía Bắc lăm le xâm lược Việt Nam.
+ Quân Anh núp dưới chiêu bài quân đồng minh nhảy vào miền Nam - Việt Nam.
+ Thực dân Pháp vẫn chưa thôi ý đồ muốn quay trở lại cướp nước ta một lần nữa.
Trước tình hình trên ngày 26.8.1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang người đã soạn thảo văn bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2.9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình - Hà Nội trước hàng vạn đồng bào, HCM thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới. tuyên bố trước nhân dân và thế giới quyền độc lập dân tộc, quyền tự do bình đẳng của người dân Việt Nam và khẳng định ý chí quyết tâm sắt đá của toàn dân Việt Nam quyết bảo vệ nền độc lập tự do của mình.
Tuyên ngôn độc lập được xem là bản tuyên ngôn thứ 3 của dân tộc Việt Nam sau Nam quốc sơn hà (XI) và Bình ngô đại cáo (XV)
b) Phân tích nghệ thuật lập luận trong tác phẩm Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh.
- Xác định ba phần của văn bản và nội dung của từng phần.
- Trên cơ sở đó phân tích rõ tính lôgic, chặt chẽ của lập luận
b) Nghệ thuật lập luận của Tuyên ngôn độc lập :
- Mở đầu : Nêu nguyên lý chung : Tất cả mọi người và các dân tộc đều có quyền bình đẳng quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
- Chứng minh nguyên lí :
+ Thực dân Pháp là người làm trái nguyên lý (tố cáo tội ác mọi mặt của thực dân Pháp đối với nhân dân ta).
+ Nhân dân ta là người làm đúng nguyên lí (đã đối xử nhân đạo với người Pháp, đã đứng lên giành chính quyền từ tay người Nhật để lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
- Tuyên ngôn : Nêu ý nghĩa của bản “Tuyên ngôn độc lập” kêu gọi nhân dân thế giới ủng hộ quyền độc lập, tụ do của dân tộc Việt Nam để dẫn đến lời tuyên bố cuối cùng với thế giới về quyền độc lập, tự do thiêng liêng và bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam => Nghệ thuật lập luận: chặt chẽ, logic có tính thuyết phục cao.
Đề 2 :
a) Giới thiệu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Đề 2 :
a) Bài thơ Tây tiến
- Tây tiến được Quang Dũng sáng tác đã rời xa đơn vị cũ, vào một ngày ở Phù Lưu Chanh năm 1948.
- Bài thơ là sự hồi tưởng của Quang Dũng về đoàn quân Tây Tiến, về cảnh vật và con người Tây Bắc ở một thời gian khổ, oai hùng. Tất cả đều được thể hiện qua một tâm hồn lãng mạn, nặng tình yêu Quê hương đất nước và bằng một bút pháp tài hoa độc đáo.
- Bài thơ được cấu trúc thành bốn đoạn:
+ Khung cảnh chiến trường Tây Tiến qua trang thơ Quang Dũng vừa hùng vĩ dữ dội, lại vừa thơ mộng trữ tình. Bên cạnh núi rừng hiểm trở với độ cao rợn người là một mái nhà thấp thoáng ẩn hiện trong mưa lưng chừng núi, bên cạnh vùng đất hoang dại chứa đầy bí mật ghê gớm của rừng thiêng với thác gầm thét, với cọp trêu người là một bản làng có cơm lên khói, có mùi thơm nếp xôi và những cô gái xinh đẹp.
+ Tây Bắc duyên dáng mỹ lệ hiện lên qua thơ Quang Dũng thật tươi mát thơ mộng với những đêm liên hoan văn nghệ rực rỡ mang màu sắc của phương xa xứ lạ.
+ Trên nền thiên nhiên hùng vĩ thơ mộng, người lính Tây Tiến hiện ra mang vẻ đẹp lẫm liệt hào hùng và sang trọng. Sang trọng ở tư thế ra đo, coi cái chết nhẹ như lông hồng, ở những giấc mơ lãng mạn ở người thanh niên Hà Nội, là vẻ đẹp bi tráng của người lính cả khi sống và khi đã hi sinh.
+ Bài thơ kết thúc với lời thề son sắt của người lính Tây Tiến quyết chiến đấu cùng đồng đội, sống trong đồng đội : “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
b) Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta ngày nay
Dàn bài :
a) Mở bài : Giới thiệu về đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta ngày nay.
- Trình bày khái quát suy nghĩ của bản thân.
b) Thân bài:
* Giải thích về đồng cảm và sẻ chia :
+ Đồng cảm là sự cảm thông, rung cảm trước mọi việc, một người nào đó trong cuộc sống.
+ Sẻ chia là hành động quan tâm, san sẻ vật chất và tinh thần giữa người với người.
* Biểu hiện của đồng cảm, sẻ chia :
- Trong cuộc sống không thể thiếu đi tình thương yêu, sự quan tâm giữa người với người.
+ Khi gặp người bị nạn, người sống cô đơn không nơi nương tựa chúng ta giúp đỡ, an ủi động viên.
+ Khi một người bạn, người thân có chuyện buồn.
- Đồng cảm, sẻ chia được biểu hiện ở những nghĩa cử cao đẹp.
+ Quyên góp, ủng hộ làm việc thiện.
VD : Các cuộc vận động ủng hộ, tết vì người nghèo, nối vòng tay lớn, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, thiệt hại do cơn bão, lũ,
- Chia sẻ đồng cảm chính là động lực hướng con người tới những điều tốt đẹp. Nó có vai trò quan trọng trong xã hội ngày nay, là cơ sở để Đất Nước pháp triển vững mạnh.
- Đồng cảm, sẻ chia không chỉ xuất hiện trong cuộc sống bộn bề mà còn để lại dấu ấn trong văn thơ.
=> Qua đó khẳng định đồng cảm, sẻ chia luôn luôn tồn tại và hiện hữu xung quanh cuộc sống con người. Thiếu điều đó cuộc sống con người sẽ vô nghĩa, chỉ toàn cái ác, cái vô cảm.
- Xã hội ta ngày nay đã và đang thực hiện rất tốt vấn đề đồng cảm, sẻ chia.
c) Kết bài :

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN CB 12 TAP 1.doc