Thiết kế dạy học Ngữ văn 12- Nâng cao kì 1

Thiết kế dạy học Ngữ văn 12- Nâng cao kì 1

Tuần 1 ( Tiết 1-4)

Bài dạy : KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CM THÁNG TÁM

 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :

- Hình dung được cụ thể hoàn cảnh lịch sử một thời, từ đó hiểu được những đặc điểm cơ bản của VHVN từ sau cách mạng tháng Tám qua hai giai đoạn: 1945 – 1975 và 1975 - hết TKXX.

- Đánh giá được theo quan điểm lịch sử những thành tựu cơ bản và ý nghĩa to lớn của VH giai đoạn 1945 – 1975 đối với cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc.

- Thấy được những đổi mới và những thành tưu bước đầu của VH giai đoạn từ 1975, đặc biệt là từ năm 1986, đến hết TKXX.

 

doc 166 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1184Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế dạy học Ngữ văn 12- Nâng cao kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 ( Tiết 1-4)
Bài dạy : KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CM THÁNG TÁM
 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :
- Hình dung được cụ thể hoàn cảnh lịch sử một thời, từ đó hiểu được những đặc điểm cơ bản của VHVN từ sau cách mạng tháng Tám qua hai giai đoạn: 1945 – 1975 và 1975 - hết TKXX.
- Đánh giá được theo quan điểm lịch sử những thành tựu cơ bản và ý nghĩa to lớn của VH giai đoạn 1945 – 1975 đối với cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc.
- Thấy được những đổi mới và những thành tưu bước đầu của VH giai đoạn từ 1975, đặc biệt là từ năm 1986, đến hết TKXX.
B. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, thảo luận, thuyết giảng...
C. PHƯƠNG TIỆN LÊN LỚP : SGV, SGV, Thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra phần chuẩn bị bài của Hs
	2. Bài giảng:
Hoat động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu giai đoạn văn học 45-75:
*Nêu câu hỏi cho HS tìm hiểu (qua trao đổi nhóm, hoặc cá nhân)
+ VHVN 1945 – 1975 tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? Trong hoàn cảnh LS ấy vấn đề đặt lên hàng đầu và chi phối mọi lĩnh vực đời sống là gì?Theo em nhiệm vụ hàng đầu của văn học trong giai đoạn này là gì?
+ Từ HCLS đó, VH có những đặc điểm nào?Nêu và giải thích, chứng minh những đặc điểm lớn của văn học giai đoạn này?
( Câu hỏi 2 SGK )
Thế nào là khuynh hướng sử thi? Điều này thể hiện như thế nào trong VH?
VH mang cảm hứng lãng mạn là VH như thế nào? Hãy giải thích phân tích đặc điểm này của VH 45-75 trên cơ sở hoàn cảnh XH?
+Thành tựu cơ bản nhất của VH 1945 – 1975 là gì? Ý nghĩa to lớn của thành tựu này đối với cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc?( câu hỏi 3 SGK)
Truyền thông tư tưởng của văn học DT đã được thể hiện như thế nào trong VH 45-75?
Đặc điểm của chủ nghĩa nhân đạo trong VHCM được thể hiện cụ thể như thế nào
?
- Kể tên những tác giả và các tác phẩm tiêu biểu mà em biết trong giai đoạn này?
- Qua những sáng tác đó của các tác giả, các khía cạnh của CN yêu nước và tinh thần nhân đạo được thể hiện như thế nào?
VHVN 1945 – 1975 có những hạn chế gì? Vì sao?
(Nêu những hạn chế đó của VH giai đoạn này?Theo em vì sao VH giai đoạn này có những hạn chế như vậy?)
(Câu hỏi 3/b SGK )
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu giai đoạn VH từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX
-Nêu câu hỏi gợi ý, hướng dẫn HS trao đổi nhóm và gọi đại diện nhóm trả lời, lớp thảo luận
+ Theo em hoàn cảnh LS giai đoạn này có gì khác trước? Hoàn cảnh đó đã chi phối đến quá trình phát triển của VH như thế nào?Những chuyển biến của văn học diễn ra cụ thể như thế nào?
Ý thức về quan niệm nghệ thuật được biểu hiện như thế nào?
Theo em vì sao VH phải đổi mới? Thành tựu chủ yếu của quá trình đổi mới là gì? ( Câu hỏi 4 SGK)
Trong quan niệm về con người trong VH sau 1975 có gì khác trước?
Hãy chứng minh qua một số tác phẩm mà em đã đọc?
 VH giai đoạn này có hạn chế gì ? Vì sao?
GV hướng dẫn HS tổng kết bài học
+ HS theo dõi bài KQ SGK, trao đổi nhóm theo các câu hỏi gợi ý.
- Đại diện các nhóm trình bày 
-Tập thể theo dõi, nhận xét, bổ sung.
( Vấn đề độc lập dân tộc, nhiệm vụ hàng đầu của Vh là phục vụ chính trị, tuyên truyền cỗ vũ chiến đấu)
+ HS nêu các đặc điểm theo SGk và chứng minh các khía cạnh của mỗi đặc điểm
( CM qua một số tác phẩm cụ thể)
-HS trình bày hiểu biết về khái niệm “khuynh hướng sử thi” và chúng minh KH này qua một số biểu hiện trong các tác phẩm: Rừng Xà nu, Những đứa con trong gia đình, Sống như anh, Hòn Đất...
-HS nêu các thành tựu cơ bản và Cminh qua dẫn chứng sinh động 
-HS dựa vào SGK để chứng minh các thành tựu về nội dung và nghệ thuật của VH ( gạch chân các nội dung cần chú ý trong SGK, không cần ghi vở nhiều)
 D/c: N.Tuân, T.Hoài, N.H.Tưởng, K.Lân, B.Hiển,, N.Ngọc, N.Khải, L.Khâm, N.Kiên, Đ. Vũ, V.T.Thường, B. Đ. Ái,
-Thu Bồn, L.A.Xuân,B.M.Quốc, P.T.Duật, X.Quỳnh, N.K. Điềm, L.Q.Vũ, N.Mỹ, N.Duy, T.Thảo...
-HS nêu các hạn chế chứng minh và phân tích lí giải nguyên nhân của những hạn chế đó?
VD: Nói nhiều thuận lợi hơn là khó khăn, nhiều chiến thắng hơn thất bại, nhiều thành tích hơn tổn thất, nhiều niềm vui hơn nỗi buồn, nhiều hi sinh hơn hưởng thụ,
 Con người giản đơn, sơ lược do cái nhìn, nhận thức ấu trĩ: người anh hùng không có tâm lí phức tạp, con người chỉ có tính giai cấp, không thể có tính nhân loại phổ biến.
- HS thảo luận nhóm 8/ 4 nhóm
- Đại diện nhóm được chỉ ddingj trả lời, các nhóm khác theo dõi bổ sung
HS trình bày các ý chính, lớp theo dõi , đánh dấu các dẫn chứng thành tựu trong SGK 
-HS lập bảng so sánh để làm rõ nét mới 
HS theo dõi phần tổng kết trong SGK, chú ý những ý chính và ghi nhớ
A. Văn học VN giai đoạn 1945 – 1975:
I. Hoàn cảnh lịch sử :
- Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộcvô cùng ác liệt kéo dài suốt 30 năm.
- Điều kiện giao lưu văn hoá không tránh khỏi hạn chế. Sự tiếp xúc với văn hóa nước ngoài chủ yếu là Liên Xô (cũ) và Trung Quốc.
 II. Những đặc điếm cơ bản của văn học:
1. Nền VH phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu:
- VH trước hết là một vũ khí CM, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận VH.
- VH theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước: ca ngợi cách mạng, cổ vũ kháng chiến, nêu cao những tấm gương chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc
- Những phương diện chủ yếu quan trọng nhất của con người được VH đề cập là ở tư cách công dân, ở phẩm chất chính trị, tinh thần cách mạng. Con người trong VH chủ yếu là con người của lịch sử, của sự nghiệp chung, của đời sống cộng đồng.
2. Nền VH hướng về đại chúng:
- Đại chúng Vừa là đối tượng thể hiện vừa là công chúng của VH vừa là nguồn cung cấp lực lượng sáng tác cho VH.
 VD: + Đôi mắt (Nam Cao) – Tuyên ngôn nghệ thuật cho các nhà văn trong buổi đầu đi theo CM và xác định đối tượng mới của VH là nhân dân lao động
 + Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) – Ca ngợi sự đổi đời nhờ cách mạng
- VH phải tìm đến những hình thức nghệ thuật quen thuộc trong truyền thống, trong dân gian, ngôn ngữ phải bình dị, trong sáng, dễ hiểu.
3. Nền VH chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
- Hướng đến khuynh hướng sử thi là hướng đến tiếng nói chung của cả cộng đồng, là VH của những sự kiện lịch sử, của số phận toàn dân, của chủ nghĩa anh hùng. Nhân vật trung tâm cũng như người cầm bút phải đại diện cho cộng đồng, cho giai cấp, cho dân tộc và thời đại. Ngôn ngữ sử thi là ngôn ngữ trang trọng, tráng lệ, ngợi ca
- VH mang cảm hứng lãng mạn luôn hướng về lí tưởng, về tương lai, những thành tựu được nhân lên nhiều lần với kích thước tương lai, hướng vận động của tư tưởng cảm xúc luôn đi từ bóng tối ra ánh sáng, “Từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”(CLV). VH là nguồn sức mạnh to lớn khiến con người thời kỳ này có thể vượt mọi gian lao thử thách để vươn lên.
 Những buổi vui sao cả nước lên đường.
 (Chính Hữu)
 Đường ra trận mùa nay đẹp lắm!
 (Phạm Tiến Duật)
 Có những cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ.
 Tươi như cánh nhạn lai hồng.
 (Nguyễn Mỹ)
Cảm hứng lãng mạn bao trùm trên mọi thể loại.
Đây là những nét cơ bản nhất của diện mạo VHVN giai đoạn này.
II. Những thành tựu cơ bản và một số hạn chế của VH giai đoạn1945 – 1975:
1. Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử:
Trong hoàn cảnh chiến tranh nhiệm vụ hàng đầu của VH là tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu và hi sinh của nhân dân. VH lúc này quả là tiếng kèn xung trận, là tiếng trống giục quân. Cuộc chiến thắng vĩ đại của dân tộc có một phần đóng góp không nhỏ của VH.
2. Những đóng góp về tư tưởng:
VH đã tiếp nối và phát huy truyền thống tư tưởng lớn của VHDT.
a. Truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng:
- Trong kháng chiến chống Pháp: Ca ngợi quê hương, ca ngợi đất nước: Việt Bắc của Tố Hữu, Cảnh rừng Việt Bắc, Cảnh khuya của Hồ Chí Minh
- Trong kháng chiến chống Mỹ: Hình ảnh đất nước, con người VN đẹp đẽ, kiên cường trong gian lao, vất vả, phơi phới trong niềm vui chiến thắng.
- Yêu nước phải hành động, phải chuyển thành chủ nghĩa anh hùng. Cả nước trở thành chiến sĩ. VH đã phản ánh thực tế cuộc sống đó.
b. Truyền thống nhân đạo:
- Hướng về nhân dân lao động, diễn tả nỗi khổ của họ dưới ách áp bức bất công trong XH cũ và phát hiện những đức tính tốt đẹp, đặc biệt là khả năng cách mạng của họ.( Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài ).
- Ca ngợi vẻ đẹp của con người trong lao động trong công cuộc xây dựng CNXH. (Mùa lạc - Nguyễn Khải, Tuỳ bút Sông Đà - Nguyễn Tuân.
- Khai thác về đời tư, đời thường, về quá khứ, về thiên nhiên, về tình yêuTuy nhiên những riêng tư thầm kín ấy phải gắn liền với nhiệm vụ của người cách mạng.( Hương thầm – Phan Thị Thanh Nhàn, Cuộc chia li màu đỏ - Nguyễn Mỹ)
3. Những thành tựu về nghệ thuật:
a. Về thể loại : Phát triển cân đối và toàn diện 
b. Về chất lượng thẩm mĩ : 
+ Tiêu biểu là thơ trữ tình và truyện ngắn, bên cạnh đó là một số tác phẩm kí.
* Thời chống Pháp: 
- Thơ: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Hoàng Cầm,Thôi Hữu, Chính Hữu, Quang Dũng, Hữu Loan, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông,
- Văn xuôi: kí sự của Trần Đăng, truyện ngắn của Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài, Hồ Phương,
- Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh đặc biệt là thơ và kịch, nhưng chúng chỉ có giá trị tuyên truyền nhất thời
* Từ 1958 – 1964: 
- Phát triển phong phú và đồng bộ các thể loại, nhưng giá trị hơn là: Thơ, truyện ngắn, truyện vừa, bút kí, tuỳ bút.
- Thời kì hồi sinh của hàng loạt các nhà thơ trước cách mạng tháng Tám: X.Diệu, H.Cận, C.L.Viên, T.Hanh,
- Văn xuôi phát triển mạnh với hàng loạt những cây bút thuộc các thế hệ khác nhau: 
* Từ 1965 - 1975: 
- Xuất hiện hàng loạt nhà thơ trẻ với giọng điệu riêng của một thế hệ mới: 
- Văn xuôi: có nhiều tên tuổi đáng chú ý: 
+ Từ 1960, xuất hiện nhiều bộ tiểu thuyết: Vỡ bờ (N.Đ.Thi), Cửa biển (N.Hồng), Những người thợ mỏ (V.H.Tâm), Cửa biển (C.Văn), Vùng trời (H.Mai),Nhìn chung tiểu thuyết đã dựng lên được những bức tranh hoành tráng về lịch sử cách mạng VN, song chất lượng chưa cao. 
+ Kịch nói giai đoạn 1945 – 1975 ngày càng phát triển mạnh, nhưng nhìn chung chất lượng nghệ thuật còn hạn chế.
+ Lí luận phê bình: phát triển mạnh vào khoảng năm 1960 trở đi. Lí luận chủ yếu làm nhiệm vụ biểu dương, bảo về VH cách mạng, phê phán các biểu hiện bị coi là lệch lạc. Nhìn chung chất lượng cũng chưa cao.
4. Một số hạn chế:
- Thể hiện con người, cuộc sống một cách đơn giản, một chiều, phiến diện, công thức.
- Yêu cầu về phẩm chất nghệ thuật bị hạ thấp; cá tính, phong cách của nhà văn không được phát huy mạnh mẽ.
- Về phê bình: nặng về phê bình quan điểm tư tưởng, ít coi trọng những khám phá nghệ thuật
Chiến tranh là một hoàn cảnh không bình thường. Trong hoàn cảnh ấy, sinh hoạt, tâm lí, tư tưởng của con người cũng không bình thường, tất cả đều hướng đến một mục tiêu chung là độc lập dân tộc. VH nghệ thuật cũng vậy.
5. Sơ lược về VH vùng địch tạm chiếm:
- Phong trào đấu tranh hợp pháp và bất hợp pháp theo khuynh hướng dân chủ, dân tộc là cơ sở để hình thành và phân hoá các xu hướng VH khác nhau (Xu hướng tiêu cực, đồi truỵ; xu hướng tích cực, tiến bộ, yêu nước và cách mạng)
- Xu hướng VH cách mạng tuy bị đàn áp nhưng vẫn tồn tại. Hình thức thể loại thường gọn nhẹ: thơ, truyện ngắn, phóng sự, bút ký. Nội dung tư tưởng là phủ định chế độ bất công, lên án bọn bán nước , thức tỉnh lòng yêu nước và ý thứ ... đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện tập tìm luận điểm và các thao tác lập luận được sử dung trong văn bản
* Văn bản : Hạnh phúc và tiền bạc
+ Yêu cầu HS dựa vào bài soạn cá nhân ở nhà để thực hành trao đổi nhóm hoàn chỉnh kết quả
+ Gọi HS đại diện các nhóm trình bày kết quả, yêu cầu lớp theo dõi, ghi chép và góp ý trao đổi hoàn thiện bài tập
+ GV theo dõi, định hướng và chốt lại ý chính
+ Hướng dẫn HS rút ranhận xét chung
* Văn bản 2:
- Gọi HS đọc văn bản và phát hiện luận điểm , xác định các thao tác lập luận được sử dụng.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân , GV gọi một số em trình bày kết quả , l thảo luận tập thể và chốt lại ý chính
- Từ đó rút ra kết luận chung về phương pháp
-Yêu cầu HS rút ra kết luận chung về PP
Hoạt động 2: Luyện tập viết đoạn văn ngắn theo một ý cho trước ( Vận dụng )
- Ra đề cho HS tập viết đoạn văn tại lớp: Có thể chọn 1 trong 3 đề SGK ( HS tự chọn)
- Gọi 1 số HS đọc và nêu rõ cách lập luận, nhận xét và cho điểm
HS hoạt động nhóm ( 4 nhóm) theo yêu cầu
Lớp theo dõi, chuẩn bị ý kiến nhận xét, bổ sung
Ghi ý chính vào vở theo định hướng
HS rút ra nhận xét
- HS làm việc cá nhân và phát biểu theo yêu cầu.
- Chú ý trao đổi bổ sung và ghi ý chính
- HS thực hành cá nhân , ghi vào giấy nháp 
- HS được chỉ định đọc và phân tích cách viết của mình ( Kết hợp các thao tác lập luận như thế nào?)
* Văn bản : Hạnh phúc và tiền bạc
1/ Tìm luận điểm:
- Luận điểm 1: Nằm ở đoạn 1 “Các nghiên cứu nhiều năm qua....chưa hẳn đã hạnh phúc hơn”=> Tiền không mang lại hạnh phúc đáng kể.
- Luận điểm 2: Nằm ở đoạn 5: Ý tưởng tiền bạc không mua được hạng phúc không mới, mọi người đều biết.
- Luận điểm 3: Nằm ở đoạn cuối, sau câu hỏi: Vậy vì sao ta vẫn cần tiền, cần tăng thu nhập? Câu trả lời là “ Chúng ta phải làm việc để kiếm ăn, tìm bạn đời và nuui dạy con. Tích lũy tiền đến một mức nào đó để mang lại sự bảo đảm cho những thời kì khó khăn”.
Tóm lại : Tiền không mua được hạnh phúc đáng kể, song chúng ta cần có tiền để đmr bảo cuộc sống, và kiếm tiền để khẳng định mức độ thành công của chính mình.
1/ Tìm thao tác nghị luận :
- Nêu câu hỏi so sánh hơn thua ( Câu 1, đoạn 1)
- Thao tác so sánh: Người dân nước giàu dường như không hạnh phúc hơn nười dân nước nghèo.
+ Tiếp tục vận dụng thao tác so sánh: Tăng thu nhập không làm thay đổi đáng kể hạnh phúc con người, so sánh thu nhập bình quân đầu người ở các nước và hạnh phúc của người dân ở các nước ấy.
+ Một giáo sư Mĩ đưa ra nhận định: Có ít sự tương quan giữa thu nhập và hạnh phúc; đồng thời người có thu nhập cao thường có cảm xúc tiêu cực và stress.
- Luận điểm 2 được chứng minh với 3 dẫn chứng 
- Luận điểm 3 được dẫn ra với một câu hỏi và giải thích với một vài suy luận.
=> Luận điểm và thao tác nghị luận luôn đi đôi với nhau. Đây là một bài báo đơn giản , thao tác lập luận chủ yếu là so sánh, tìm mâu thuẫn và suy luận.
* Văn bản 2: Triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu:
1/ Tìm luận điểm: 
- Luận điểm cơ bản: “ Nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu (...) khác xa nhân nghĩa của các nhà nho đương thời và trước đó” ( đoạn 3)
- Luận điểm trên được cụ thể hóa sau khi phân tichs Truyện Lục Vân Tiên. Đó là nhân nghĩa có ý thức, có suy nghĩ mà không tính toán thiệt hơn. Chính vì vậy mà nó cao quý. Càng cao quý vì đó là nhân nghĩa của những người dân thường,và nhân nghĩa với những người thường dân.
- Luận điểm được nâng cao: Chưa có ai chủ trương một thứ nhân nghĩa tiến bộ và nhất quán như nhà thơ mù đất Lục tỉnh.
2/ Tìm thao tác lập luận:
- Mở đầu tác giả nêu vấn đề , tiếp theo tự nêu ý kiến phản bác rồi phản bác sự phản bác đó.
- Phân tích một số hình tượng nhân vật trong Truyên Lục Vân Tiên để chứng minh. Từ đó cụ thể hóa luận điểm cơ bản.Sau đó nêu thêm dẫn chứng và nâng cao luận điểm.
=>Luận điểm và thao tác lập luận kết hợp với nhau như hình với bóng.
* Bài tập vận dụng : Viết đoạn văn nghị luận theo một ý cho trước
1) “Yêu là tên gọi khác của sự hiểu nhau” ( Ta-go)
2) Người sống ở đời không thể thiếu bạn
3) Tình cảm ruột thịt giưa cha mẹ và con cái là tình cảm chân thành nhất, thiêng liêng nhất. Nó không có lịch sử, không có biên giới, là cái tình chung của loài người.
Củng cố : Thao tác lập luận có vai trò rất quan trong đối với văn nghị luận. Có thể nói , không có lập luận thì không có văn nghị luận, không biết vận dụng thao tác lập luận cũng không làm được văn nghị luận. Do vậy cần nắm vững các thao tác lập luận để vận dụng vào quá trình làm văn.
Tuần 18 ( Tiết 67-69 )
Tiết 67, 68 – Làm văn : 
 PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ VÀ PHÁT BIỂU TỰ DO
I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
Nắm được các yêu cầu của việc phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do.
Có kĩ năng phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do.
Biết vận dụng những hiểu biết về phát biểu theo chủ đề và PB tự do vào thực hành ở những tình huống cụ thể. Và có kĩ năng phát biểu trước tập thể.
II/ Phương pháp: Tổ chức cho HS trao đổi nhóm, tập thể và luyện tập thực hành.
III/ Phương tiên : SGK, SGV, Thiết kế bài dạy:
IV/ Tiến trình lên lớp: 
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu lí thuyết.
- Yêu cầu HS đọc SGK, chỉ ra các nội dung lớn được nêu trong bài.
- yêu cầu HS nêu các tình huống cụ thể của 2 hình thức phát biểu
Giải thích rõ vì sao cần tuân thủ các yêu cầu chung và riêng khi phát biểu. ( Hiệu quả của hoạt dộng giao tiếp ) 
Liên hệ kinh nghiệm viết và nói của Bác Hồ: Viết cho ai? Viết để làm gi? Viết cái gi?Viết như thế nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành luyện tập:
- Yêu cầu HS phát biểu theo chủ đề đã chuẩn bị ( Khuyến khich các HS xung phong, sau đó có thể chỉ định 1 số em ít phát biểu ).
- Tổ chức cho lớp trao đổi về bài phát biểu của mõi HS, nhận xét trên 2 phương diện: Nội dung và hình thức phát biểu. GV lưu ý các lỗi và hướng chỉnh sửa
HS đọc SGK nêu các nội dung : 
- Thế nào là phát biểu theo chủ đề, phát biểu tự do ?
- Yêu cầu chung của hia cách phát biểu?
- Yêu cầu riêng của mỗi cách phát biểu?
HS nêu cá tình huống phát biểu tự do mà mình có thể đã hoặc sẽ gặp, liên hệ các yêu cầu
- HS phát biểu theo yêu cầu
- Lớp theo dõi, ghi chép ý kiến nhận xét mỗi bài phát biểu của bạn để tham gia ý kiến trao đổi góp ý
I/ Lí thuyết :
1) Khái niệm:
- Phát biểu theo chủ đề là phát biểu có nội dung đã được chuẩn bị , được báo trước, theo một đề tài một chủ đề nào đó.
- Phát biểu tự do là phát biểu một cách tức thời , không chuẩn bị trước, nội dung phát biểu phụ thuộc vào tình huống giao tiếp cụ thể.
2) Yêu cầu chung :
- Mục đích rõ ràng, động cơ trong sáng.
- Đối tượng người nghe...
- Nội dung phát biểu: Đúng trọng tâm, không trùng lặp, nhiều thông tin...
- Cách phát biểu: Ngắn gọn, súc tích, lôi cuốn,hấp dẫn người nghe.
3) Yêu cầu riêng : 
 a/ Phát biểu theo chủ đề:
Lựa chọn nội dung phù hợp với hiểu biết và sở trường của mình.
Chuẩn bị kĩ các nội dung cụ thể sẽ phát biểu.
Lập đề cương.
Phát biểu chủ động không đọc bài viết sẵn.
 b/ Phát biểu tự do: 
Xác định, lựa chọn ý kiến phát biểu cần tùy vào hoàn cảnh , đối tượng, nội dung nói tới trong tình huống giao tiếp cụ thể.
Phản xạ nhanh linh hoạt trước các tình huống giao tiếp 
* Bài tập : HS tự làm , chuẩn bị cho tiết thực hành ( Đã soạn ở nhà )
II/ Luyện tập 
Đề tài phát biểu: 
Phát biểu theo chủ đề : Có thể lựa chọn một trong 7 vấn đề SGK gợi ý
Phát biểu tự do : HS tự nghĩ ra tình huống và lựa chọn ý kiến phát biểu
* Củng cố : - Nhận xét chung về chất lượng phát biểu của HS trong tiết thực hành.
 - Lưu ý HS yêu cầu phát biểu ở 2 phương diện nội dung và hình thức, cách thức phát biểu.
* Dặn dò : Chuẩn bị tiết ôn tập Tiếng Việt học kì I 
 ...................................................................................................
Tiết 69
 ÔN TẬP VỀ TIẾNG VIỆT ( HỌC KÌ I )
I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp Học sinh
Nắm được một cách hệ thống những kiến thức về Tiếng Việt đã học trong chương trình.
Biết vận dụng những kiến thức trên vào việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt.
II/ Phương pháp : Nêu câu hỏi, bài tập thảo luận .
III/ Phương tiện : SGK, SGV, Thiết kế dạy học
IV/ Tiến trình lên lớp: 
Ổn định lớp:
Bài cũ
Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hướng dẫn HS luyện tập các bài tập trong SGK
- Bài tập 1: Hướng dẫn HS củng cố kiến tức đã học vừ hiểu được những tìm tòi, phá cách của nhà thơ.
- Yêu cầu Hs đọc , nắm yêu cầu của bài tập và thực hành luyện tập cá nhân và trình bày theo chỉ định
Bài tập 2: GV cho HS đọc kĩ đoạn trích, tìm các dẫn chứng và điền vào bảng 
Bài tập 3: Hướng dẫn HS luyện tập giúp tránh lỗi trùng nghĩa.
- Yêu cầu Hs đọc kĩ các ngữ liệu, nhận biết câu sai, chỉ ra lí do và sửa lại cho đúng.
Bài tập 4: Gv hướng dẫn HS không những xác định đâu là tu từ ẩn dụ , mà còn phải chỉ rõ sự phối hợp đồng bộ trong những ẩn dụ đó.
Bài tập 5: Khuyến khích HS tham gia phát biểu ý kiến 
- GV định hướng cách phát biểu và nội dung phát biểu cho thuyết phục
- HS nhớ lại kiến thức về luật thơ ( lục bát), vận dụng vào phân tích 2 câu thơ của ND
HS được chỉ định trình bày trước lớp, tập thể theo dõi, trao đổi
HS thực hiện theo yêu cầu
HS thực hiện theo yêu cầu ( Có thể trao đổi nhóm 2)
HS luyện tập
Phát biểu , trao đổi tập thể
*Bài tập1:
- Thơ lục bát thường có nhịp đôi: 2 / 2/ 2.
- Câu thơ của Nguyễn Du: 
 Câu 6: Ngắt nhịp 3 / 3
 Câu 8: Ngắt nhịp 3/1/4 hay 3/1/2/2/
=> Như thế chữ thoắt đứng riêng một nhịp, không bình thường, gợi cái chết bất ngờ đột ngột, làm nổi rõ bi kịch của số phận Đạm Tiên.
* Bài tập 2:
+ Đặc điểm chung của PCNNKH
Tính khái quát, trừu tượng
Tính lí trí , lôgich
Tính khách quan, phi cá thể 
+ Cách sử dụng các phương tiện NN của PCNNKH
Chữ viết
Từ ngữ
Kiểu câu
Chuẩn TV+ Kí hiệu KH ( Cv), (fmax = OV)
-Từ ngữ chung + Thuật ngữ vật lí : trục, ảnh, màng lưới, cực viễn, vô cực...
Kiểu câu phức là chủ yếu
 Bài tập 3: 
+ Các câu sai : 1,2,3,5, do có hiện tượng trùng nghĩa ( tuyệt mĩ nhất, các quý vị, buôn lậu trái phép, hoàn hảo nhất)
+ Câu 4 : Có thể chấp nhận được cách diễn đạt buôn ma túy trái phép và buôn ma túy hợp pháp ( Ma túy: Chất moocphin dùng trong y tế)
Bài tập 4: Cách dùng ẩn dụ tu từ:
+ “Tình thư – phong...kín- mở xem”
+ “hòn đảo- lớp sóng cồn- biển cả mênh mông...”
Bài tập 5: 
- HS phát biểu : Có thể tán đồng hoặc là phản bác miễn là thuyết phục . Nhưng nếu tán đồng hay phản bác một cách cực đoan hoặc đơn giản sẽ rất khó thuyết phục người nghe. Do vậy cần xét một cách cụ thể khách quan.
* Củng cố : Hệ thống lại kiến thức cơ bản về Tiếng Việt : Luật thơ, Phong cách ngôn ngữ khoa học, Hiện tượng trùng nghĩa trong nói và viết tiếng Việt, Cách dùng biện pháp tu từ ẩn dụ, phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do.. . Yêu cầu Nắm vững kiến thức và biết vận dụng vào quá trình nói và viết tiếng Việt.
 .....................................................................................................
Tuần 19 ( 70-72 ) 
Tiết 70 ÔN TẬP VỀ LÀM VĂN ( HỌC KÌ I ) 
 .....................................................................................................
Tiết 71-72 : BÀI VIẾT SỐ 4 ( Kiểm tra học kì I ) 
 “ Em ơi mùa xuân đến rồi đó...” !

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 12 nang cao HK I tron bo.doc