Thiết kế dạy học Ngữ Văn 12 kì 1

Thiết kế dạy học Ngữ Văn 12 kì 1

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS nắm được:

- Hoàn cảnh lịch sử và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 qua hai giai đoạn: 1945-1975 và từ năm 1975 đến hết thế kỷ XX.

- Những thành tựu cơ bản và ý nghĩa to lớn của văn học giai đoạn 1945-1975 đối với cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

- Thấy được nét đổi mới và những thành tựu bước đầu của văn học giai đoạn 1945-1975, đặc biệt từ năm 1986 đến hết thế kỷ XX.

B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

SGK, SGV, thiết kế dạy học.

C/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đọc rút ra nội dung chính, phát vấn, thảo luận một số câu hỏi.

D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp

2. Bài mới: Để giúp chúng ta có cái nhìn khái quát chặng đường phát triển, nắm được những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của VH VN từ CM T8 năm 1945 đến hết TK XX chúng ta đi vào bài học “Khái quát TK XX”

 

doc 114 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1549Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế dạy học Ngữ Văn 12 kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 10/ 08/ 09
ND:17/ 08/ 09
Tiết: 1,2
Tuần: 1
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS nắm được: 
- Hoàn cảnh lịch sử và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 qua hai giai đoạn: 1945-1975 và từ năm 1975 đến hết thế kỷ XX.
- Những thành tựu cơ bản và ý nghĩa to lớn của văn học giai đoạn 1945-1975 đối với cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
- Thấy được nét đổi mới và những thành tựu bước đầu của văn học giai đoạn 1945-1975, đặc biệt từ năm 1986 đến hết thế kỷ XX.
B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: 
SGK, SGV, thiết kế dạy học.
C/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đọc rút ra nội dung chính, phát vấn, thảo luận một số câu hỏi.
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:	
1. Ổn định lớp
2. Bài mới: Để giúp chúng ta có cái nhìn khái quát chặng đường phát triển, nắm được những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của VH VN từ CM T8 năm 1945 đến hết TK XX chúng ta đi vào bài học “Khái quátTK XX”
Hoạt động của GV:
HĐ của HS:
Nội dung cần đạt:
 Hoạt động 1: 
?. VHVN giai đoạn 1945-1975 diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử, XH và văn hoá như thế nào ?
* GV chốt ý, kết luận.
* Giới thiệu: VH VN 1945-1975 trải qua 3 chặng đường phát triển.
?. Nêu những thành tựu chủ yếu của VH VN từ 1945- 1954? 
* Yêu cầu HS minh hoạ bằng 1 số TP đã học, đã đọc.
* Cho HS đánh giá những thành tựu VH của chặng đường từ 1955-1964.
* Cho HS minh hoạ bằng những TP đã học hoặc đã đọc.
* GV chốt kết luận ở một số điểm cơ bản.
* Tiếp tục cho HS đánh giá những thành tựu VH của chặng đường từ 1965-1975.
* Cho HS minh hoạ bằng những TP đã học hoặc đã đọc.
* Giới thiệu nhanh những đặc điểm cơ bản của VH vùng đich tạm chiếm.
Trên cơ sở những hiểu biết về lịch sử , xã hội, văn hoá HS trả lời.
Dựa vào SGK, nêu những đặc điểm cơ bản và chỉ ra những thành tựu cụ thể, minh hoạ bằng 1 số TP
* Về văn xuôi.
* Về thơ ca. 
* Về kịch
* Về lí luận, n/c, phê bình VH.
Cho ý kiến đánh giá.
* Về văn xuôi.
* Về thơ ca.
* Về kịch.
HS chú ý lắng nghe.
Dựa vào SGK tiếp tục khảo sát những thành tựu chủ yếu của VH giai đoạn 65-75.
Minh hoạ bằng một số tác phẩm đã học (đọc) ở cấp dưới. Tập trung ở các thành tựu chính:
* Văn xuôi.
* Thơ.
* Kịch.
Học sinh chú ý theo dõi và khắc sâu kiến thức.
I/ KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945-1975:
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, XH, văn hoá: 
- Sự lãnh đạo của Đảng CS đã góp phần tạo nên 1 nền VH thống nhất.
- 2 cuộc kháng chiến chống P và M đã tác động sâu sắc, mạnh mẽ tới đời sống vật chất và tinh thần của toàn dân tộc (có VH NT), tạo nên những đặc điểm, tính chất riêng 
- Nền kinh tế còn nghèo nàn, chậm phát triển. 
- Điều kiện giao lưu bị hạn chế, chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hoá các nước XHCN.
2. Quá trình PT và những thành tựu chủ yếu: 
a) Chặng đường từ 1945 – 1954:
Nhận định chung: 
- Tập trung ca ngợi Tổ quốc và nhân dân. 
- Tái hiện thành công h/ảnh cả dân tộc trỗi dậy trong “cuộc tái sinh nhiệm màu”.
- Nhà văn -chiến sĩ gắn bó với đời sống k/c, hướng ngòi bút tới đại chúng, ca ngợi sức mạnh nhdân với niềm tin c/thắng.
 Thành tựu của các thể loại
Văn xuôi:
- Truyện ngắn, kí mở đầu cho văn xuôi k/c chống P. TP tiêu biểu:
Kí sự Một lần tới Thủ đô, Trận phố Ràng (Trần Đăng);
Truyện ngắn Đôi mắt, nhật kí Ở rừng(NC), Làng (Kim Lân), 
- Từ 1950 xuất hiện những tập truyện, kí dày dặn, tập trung ở 2 GT của Hội Văn nghệ VN 51-52, 54-55. 
- TP tiêu biểu: “Vùng mỏ” (Võ Huy Tâm), “Con trâu” (Nguyễn văn Bổng, “Đất nước đứng lên” (Nguyên Ngọc), “Truyện Tây Bắc” (Tô Hoài)
Thơ:
Đạt được nhiều thành tựu xuất sắc:
- Cảm hứng chính: TY quê hương, ĐN, lòng căm thù giặc, ca ngợi cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. 
- Hình ảnh quê hương và con người k/c được thể hiện chân thực, gợi cảm.
- 1 số nhthơ có xu hướng đổi mới thơ ca với nhiều hướng khác nhau.
- TP tiêu biểu: “Bên kia sông Đuống” (Hoàng Cầm), “Tây Tiến” (Quang Dũng), “Đất nước” (Nguyễn Đình Thi)
Kịch và TL #
- 1 số vở kịch gây được sự chú ý bất ngờ. TP t/biểu: “Bắc Sơn”(Ng/HuyTưởng)
- Lí luận, n/c, phê bình chưa ptriển nhưng có sự kiện, TP có ý nghĩa: “Nói chuyện thơ ca k/c” (Nguyễn Đình Thi)
b. Chặng đường từ 1955-1964: 
Nhận định chung: 
- Tập trung thể hiện hình ảnh cuộc sống mới, con người mới. 
- Không khí xây dựng CNXH ở miền Bắc đem lại cho VH tiếng nói tràn đầy niềm vui, lạc quan..
- Nỗi đau chia cắt và ý chí thống nhất ĐN tạo cho VH một nội lực mạnh mẽ.
Thành tựu của các thể loại
Văn xuôi: mở rộng đề tài, bao quát nhiều phạm vi của hiện thực đời sống:
- Đề tài kháng P: ngợi ca CN anh hùng, tinh thần bất khuất; phản ánh những hy sinh, gian khổ, những tổn thất và số phận con người trong chiến tranh. TP: “Sống mãi với Thủ đô”(Nguyễn Huy Tưởng)
- Viết về sự đổi đời, sự biến đổi số phận, tính cách con người trong môi trường XH mới; thể hiện khát vọng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. TP: “Mùa lạc” (nguyễn Khải)
- Viết về hiện thức đời sống trước CM với cái nhìn, khả năng phân tích và sức khái quát mới. TP: “Vợ nhặt”(KL)
Thơ:
phát triển mạnh mẽ:
- Sự hồi sinh của ĐN sau cuộc kháng P, những thành tựu bước đầu của công cuộc Xd CN XH, sự hoà hợp giữa cái riêng và cái chung, nỗi đau chia cắt 2 miền, nhớ quê hương và khát vọng giải phóng miền Nam.
- Kết hợp hài hoà yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn CM.
- TP tiêu biểu “Gió lộng” (Tố Hữu), “Riêng chung” (Xuân Diệu), “Ánh sáng và phù sa” (Chế Lan Viên)
Kịch nói
 Phát triển, có những tác phẩm được dư luận chú ý.
“Nổi gió” (Đào Hồng Cẩm)
c. Chặng đường 1965-1975:
Nhận định chung: 
- Một cao trào sáng tác viết về cuộc kháng Mỹ được phát động. 
- Chủ đề bao trùm: ca ngợi tinh thần yêu nước và CN anh hùng CM.
Thành tựu của các thể loại
Văn xuôi: 
- Tập trung phản ánh cuộc sống, chiến đấu và lao động; khắc hoạ thành công hình ảnh con người anh dũng, kiên cường, bất khuất.
+ Truyện, kí viết trong máu lửa chiến tranh đã phản ánh nhanh, kịp thời cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam anh dũng . TP tiêu biểu: “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi), “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành), “Hòn đất” (Anh Đức)
+ Ở miền Bắc truyện, kí phát triển mạnh. TP tiêu biểu: “Vùng trời” (Hữu Mai), “Dấu chân người lính” (Nguyễn Minh Châu),
Thơ:
 Đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Bước tiến mới của nền thơ hiện đại.
- Tập trung thể hiện cuộc ra quân vĩ đại của toàn dân tộc, khám phá sức mạnh của con người VN, nhận thức và đề cao sứ mệnh lịch sử, tầm vóc và ý nghĩa nhân loại của cuộc kháng Mỹ.
- Mở rộng và đào sâu chất hiện thực; tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng và chính luận.
- Nhiều tập thơ có tiếng vang, tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn 
- Ghi nhận sự xuất hiện và đóng góp của thế hệ các nhà thơ trẻ.
- TP tiêu biểu: “Ra trận”, “Máu và hoa” (Tố Hữu), “Mặt đường khát vọng” (Nguyễn Khoa Điềm)
Kịch
 - Có những thành tựu đáng ghi nhận. có các vở kịch gây được tiếng vang 
- TP tiêu biểu “Quê hương Việt Nam” (Xuân Trình)
d. Văn học vùng địch tạm chiếm:
- Xu hướng VH chính thống là xu hướng phản động, chống cộng, đồi truỵ.
- VH yêu nước và CM tuy bị đàn đáp nhưng vẫn tồn tại.
Hoạt động 2: 
?. VHVN giai đoạn này có những đặc điểm cơ bản nào ?
* GV yêu cầu HS làm rõ từng đặc điểm bằng những minh hoạ cụ thể từ những tác phẩm VH.
* GV chốt kiến thức trọng tâm và minh họa thêm bằng một số tác phẩm của Tố Hữu, Xuân Diệu, Giang Nam, Thanh Hải
?. Hiểu như thế nào về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn?
* GV chốt kiến thức.
Dựa vào SGK tóm tắt các ý chính và trình bày. 
Minh hoạ bằng một số tác phẩm.
HS tóm tắt kiến thức và ghi vở.
Trình bày cách hiểu của mình.
Lắng nghe và ghi vở.
II/ Những đặc điểm cơ bản của VH VN từ 1945-1975: 
1/ Nền văn học vận động theo hướng CM hoá, gắn bó sâu sắc tới vận mệnh chung của ĐN:
- Văn học có nhiệm vụ phục vụ chính trị, trở thành vũ khí phục vụ kháng chiến.
- VH phản ánh những vấn đề lớn lao, trọng đại nhất của ĐN và CM.
- Đề tài bao quát toàn bộ nền VH, làm nên diện mạo riêng: Tổ quốc và CN XH 
2/ Nền văn học hướng về đại chúng, tìm đến những hình thức ngthuật quen thuộc với nh/ dân:
- Đại chúng là đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ và nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng STác.
- Cảm hứng chủ đạo, chủ đề Tp: ĐN của nhân dân; Tập trung xd hình tượng quần chúng CM
- Quan tâm và diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân lao động ( có tính nhân dân nhân đạo mới).
- Về hình thức nghệ thuật:
+ Tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng.
+ Vận dụng hình thức sác tác trong kho tàng văn hoá dân gian và VH truyền thống.
+ Ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, trong sáng, dễ hiểu đối với nhân dân.
3/ Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
- Khuynh hướng sử thi: 
+ Đề cập đến vấn đề có ý nghĩa lịch sử, có t/c toàn dân tộc; nhân vật trung tâm: gắn bó số phận mình với số phận đất nước và kết tinh những ph/ chất cao quý của cộng đồng.
+ Ca ngợi người anh hùng với thái độ trang nghiêm, ngưỡng mộ bằng ngôn ngữ tráng lệ, hào hùng.
- Cảm hứng lãng mạn: Cảm hứng chủ đạo trong tất cả các TP VH.
+ Sống với lý tưởng, hướng vào tương lai với tinh thần lạc quan cách mạng. 
+ Trong ch/tranh hướng tới ngày chiến thắng, trong cơ cực nghĩ tới ngày ấm no, hạnh phúc.
 Hoạt động 3: HD HS tìm hiểu những sự đổi mới, thành tựu chủ yếu và một số hạn chế của VH giai đoạn 1975 đến hết TK XX.
* Tổ chức cho HS thảo luận các vấn đề nêu trong câu hỏi 4 SGK:
?. Vì sao VH phải đổi mới ? 
 HS trao đổi, trả lời.
+ Nêu hoàn cảnh lịch sử XH.
+ Phân tích nguyên nhân VH phải đổi mới và quá trình ĐM
III/ VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX:
1. Hoàn cảnh lịch sử, XH và văn hoá: 
- TK độc lập, tự do và thống nhất ĐN. Tuy nhiên, từ 75->85, ĐN gặp những khó khăn, thử thách mới (hậu quả CT)
- Từ 86 (đổi mới do Đảng lãnh đạo) nền kinh tế từng bước chuyển sang kinh tế thị trường, văn hoá có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên TG. VH dịch, báo chí và các phương tiện truyền thông ptriển mạnh mẽ. 
à Thúc đẩy nền VH đổi mới phù hợp với nguyện vọng của nhà văn, người đọc cũng như quy luật ptriển khách quan của VH.
?. Công cuộc đổi mới VH diễn ra như thế nào ?
* Cho HS đọc phần II.2 SGK/15, 16, 17.
?. Hãy nêu những thành tựu ban đầu của VH VN từ 75- hết TK XX?
Gợi ý: Nêu khái quát các thành tựu ở các thể loại và dẫn ra vài tác phẩm tiêu biểu ở từng thể loại.
* Chốt, kết luận. 
1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
Trình bày những thành tựu cơ bản của VH GĐ này.
Lắng nghe.
2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu:
- Sự chuyển biến: 
+ Sau 1975, mở rộng đề tài. 1 số TP phơi bày vài mặt tiêu cực của XH, hoặc nhìn thẳng vào những tổn thất nặng nề trong ch/tranh, hay bước đầu đề cập đến b/kịch cá nhân và đ/sống tâm linh.
+ Sau 1986, VH đổi mới mạnh mẽ về ý thức nghệ thuật. Người cầm bút thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân và có quan niệm mới mẻ về con người. Khao khát đem lại cho nền VH tiếng nói và p/cách riêng không thể trộn lẫn.
à Nhìn chung VH vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân văn, nhân bản sâu sắc.
- Thành tựu:
+ Phóng sự phát triển mạnh.
+ Truyện ngắn và tiểu thuyết có nhiều tìm tòi.
+ Trường ca được mùa bội thu.
+ Sân khấu thể hiện thành công nhiều đề tài.
+ Lí luận phê bình tranh luận sôi nỏi xung quanh vấn đề qu/ hệ giữa VH –chính ... Đoạn trích “ Những ngày đầu của nước việt nam mới”
-vị trí:thuộc chương 12 do nhà văn Hữu Mai thể hiện.
-Bố cục:4 đoạn
*từ đầu -> ập vào miền bắc. Tư thế đứng hiên ngang của dân tộc thời chống Mĩ, hồi tưởng về giờ phút hiểm nghèo của đất nước việt nam mới.
*tiếp theo->thêm trầm trọng. Những khó khăn của đất nước-“ ngàn cân treo sợi tóc”
* tiếp theo -> ba trăm bảy mươi kí lô gam vàng. Những biện pháp của chính quyền mới và tinh thần quyết tâm vượt khó khăn của toàn Đảng toàn dân ta.
* còn lại. hình ảnh Bác Hồ
- Điểm nhìn trần thuật: bối cảnh đất nước ta năm 1970- cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt
II/TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1)Cảm nghĩ của tác giả: 
- Năm 1945 là thời kì làm mưa làm gió của chủ nghĩa đế quốc gần hai chục vạn quân Tưởng từ mấy ngả ập vào miền Bắc; còn bây giờ mọi cách tô son trát phấn của đế quốc Mĩ với bọn ngụy quyền tay sai ở miền nam đều hoài công vô ích.
- Năm 1945 nước việt nam chưa có tên trên bản đồ thế giới, cả đông dương chỉ mang tên Indo - China thuộc Pháp; còn bây giờ là nước Nước Việt nam dân chủ cộng hòa
=> qua lối so sánh thể hiện tình cảm tự hào ngợi ca dân tộc tổ quốc 
2)Hình ảnh nước Việt nam mới:
a) Những khó khăn khi nước Việt nam mới ra đời:
- Nhận định: “ nằm giữa bốn bể hùm sói, phải tự dốc mình đấu tranh dũng cảm, mưu trí, phải tìm mọi cách để sống còn”
- cụ thể: * Đảng hoạt động bí mật, đảng viên công tác dưới danh nghĩa Việt minh. Chính quyền mới “ chưa được nước nào công nhận”
 * Kinh tế:ruộng đất vẫn trong tay địa chủ, bão lụt hạn hán liên miên, buôn bán với nước ngoài đình trệ, kho bạc chỉ còn có 1 triệu bạc rách.
 * Chính trị: nạn thất nghiệp tăng, nạn đói, dịch tả phát sinh và thực dân Pháp xâm lược 
=> khó khăn “ càng thêm trầm trọng”, là thách thức quá lớn đối với chính quyền cách mạng còn non trẻ 
b)Những quyết sách đúng đắn và sáng suốt của Đảng và chính phủ: 
- Củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng 
- Giải tán chính quyền cũ, xây dựng bộ máy chính quyền mới, từ chính quyền cơ sở như HĐND, UB hành chính đến TW là quốc dân Đại hội, toàn dân đóng góp ý kiến cho dự án hiến pơhaps
- Thi hành một số chính sách mới như : địa chủ phải giảm tô 25%, xóa nợ cho nông dân, tòa dân tăng cường học chữ quốc ngữ, học tập thi cữ đều miễn phí, động viên tinh thần đóng góp trong nhân dân, lập quỹ độc lập, kêu gọi đồng bào hưởng ứng “tuần lễ vàng”
=> Nội lực của Nước Việt Nam mới được nâng lên nhanh chóng.
c) Hình ảnh Bác Hồ-Người cầm lái con thuyền cách mạng vượt qua sóng to gió lớn: 
- Toàn tâm, toàn ý vì dân, vì nước : “Ở Người, ...trong tình cảm”
- Chủ trương xây dựng mối quan hệ giữa những người làm việc trong bộ máy chính quyền mới với nhân dân.
- Đề ra 3 mục tiêu quan trọng : Diệt giặc đói, diệt giặc dôt, diệt giặc ngoại xâm(dựa vào lực lượng và tinh thần của dân).
- Lý tưởng và tấm lòng của Người được tác giả khái quát : 
+ Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc thì độc lập không có nghĩa lý gì. 
+ Hạnh phúc cho dân đó là mục đích của việc giành lấy chính quyền và giữ vững chính quyền ấy.
=> tác giả kết luận : “Đồng bào ta đã nhận thấy ở Bác Hồ hình ảnh tượng trưng cao đẹp nhất của dân, của Nước, của cách mạng
III/ Tổng kết : 
1) Về nội dung : Những nỗ lực lớn của Đảng, các quyết sách kịp thời, thông minh và đầy hiệu quả. Lý tưởng và lòng yêu nước lớn lao của Bác.
2) Về nghệ thuật : Diểm nhìn trần thuật của một người đại diện cho bộ máy lãnh đạo Đảng và Chính phủ, do đó các sự kiện được kể lại mang tính chất toàn cảnh, tổng thể, phát họa những nét lớn, tạo án tượng sâu sắc vớ nhiều người, làm cho tác phẩm này không phải là sách tự thuật về một cuộc đời mà gần như là cuốn biên niên sử của cả một dân tộc.
Tiết: 51
Tuần: 18
NS:15/12/08
ND:17/12/08
Oân taäp Vaên hoïc
Mục tiêu:
Giúp HS: + Nắm được một cách có hệ thống và biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kiến thức cơ bản về Văn học Việt Nam và Văn học nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 12, học kì I. Vận dụng linh hoạt và sáng tạo những kiến thức đó.
 + Có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện, tác giả, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học
Dự kiến phương pháp:
Nêu vấn đề, làm việc với SGK, hoạt động nhóm 
Phương tiện thực hiện: - Thiết kế bài giảng, SGK, SGV, ĐDDH, phiếu học tập
Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
 2. Bài mới: (GV giới thiệu bài)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1: (15 phút) HDHS ôn tập phần khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
- Trình bày quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX (những giai đoạn và thành tựu chủ yếu của từng giai đoạn)?
+ GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận theo sự chuẩn bị ở nhà.
+ Sau khi các nhóm thảo luận xong, GV yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày.
+ Sau khi các nhóm trình bày và các học sinh khác nhận xét, bổ sung xong, GV nhận xét và chốt ý.
+ GV lưu ý: Ở mỗi giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX, các em cần nhớ những vấn đề cơ bản sau:
* Đề tài, cảm hứng chủ yếu
* Thành tựu:
à Văn xuôi
à Thơ ca
à Kịch 
à Nghiên cứu, lí luận, phê bình
* Những hạn chế (nếu có)
* Những tác giả tác phẩm tiêu biểu.
+ Để giúp HS có thể khắc sâu kiến thức, GV cho HS lập bảng thống kê tác giả tác phẩm tiêu biểu của từng giai đoạn.
- Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975?
HĐ2: (20 phút) HDHS ôn tập, củng cố kiến thức về một số tác giả tác phẩm tiêu biểu.
- Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh? 
- HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn của GV:
+ Nhóm 1: Thành tựu của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954.
+ Nhóm 2: Thành tựu của văn học Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1964.
+ Nhóm 3: Thành tựu của văn học Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975.
+ Nhóm 4: Thành tựu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.
- Đại diện từng nhóm trình bày nội dung.
- Các thành viên của nhóm và của các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Bảng thống kê các tác giả tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX:
Văn xuôi
Thơ ca
Kịch
Từ 1945 đến 1954
..
..
Từ 1955 đến 1964
.
Từ 1965 đến 1975
..
.
.
Từ 1975 đến hết thế kỉ XX
.
.
.
- HS dựa vào kiến thức đã học để trình bày.
- HS tái hiện kiến thức, trình bày ba quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
- HS chứng minh mối quan hệ nhất quán giữa quan điểm sáng tác với sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh trên cơ sở những tác phẩm đã học trong chương trình phổ thông:
+ Văn chính luận: Tuyên ngôn độc lập
+ Truyện kí: Vi hành
+ Thơ: Một số tác phẩm trong tập Nhật kí trong tù hoặc các tác phẩm Bác làm trong thời gian kháng chiến chống Pháp
I. Khái quát Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX:
Câu 1: Quá trình phát triển của Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX:
a. Chặng đường từ năm 1945 đến năm 1954:
- Chủ đề: + Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng.
 + Kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân.
 + Cổ vũ phong trào Nam tiến.
 + Biểu dương những tấm gương vì nước quên mình
- Từ cuối năm 1946, VH tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống TD Pháp.
- Thành tựu:
+ Văn xuôi: truyện ngắn và kí: Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng (Trần Đăng), Đôi mắt, Nhật kí ở rừng (Nam Cao)
+ Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc. Tác phẩm tiêu biểu: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh), Đèo Cả (Hữu Loan), Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm)
+ Kịch: Bắc Sơn, Những người ở lại (Nguyễn Huy Tưởng), Chị Hòa (Học Phi)
+ Lí luận, nghiên cứu, phê bình VH: Chủ nghĩa Mác và mấy vấn đề văn hóa Việt Nam (Trường Chinh), Nhận đường, Mấy vấn đề nghệ thuật (Nguyễn Đình Thi)
b. Chặng đường từ năm 1955 đến năm 1964:
- VH tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ca ngợi những đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Thành tựu:
+ Văn xuôi:
* Mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề và phạm vi của hiện thực đời sống: Mùa lạc (Nguyễn Khải), Cao điểm cuối cùng (Hữu Mai)
* Viết về hiện thực đời sống trước cách mạng với cái nhìn, khả năng phân tích và sức khái quát mới: Vợ nhặt (Kim Lân), Mười năm (Tô Hoài)
* Hạn chế: Nhiều tác phẩm viết về con người và cuộc sống một cách đơn giản, phẩm chất nghệ thuật còn non yếu.
+ Thơ: phát triển mạnh mẽ
* Đề tài: sự hồi sinh của đất nước, thành tựu bước đầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nỗi đau chia cắt hai miền Nam – Bắc
* Kết hợp hài hòa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạng cách mạng.
* Tác phẩm tiêu biểu: Gió lộng (Tố Hữu), Ánh sáng và phù sa (Chế Lan Viên), Riêng chung (Xuân Diệu)..
+ Kịch: Một đảng viên (Học Phi), Quẫn (Lộng Chương), Chị Nhàn (Đào Hồng Cẩm)
c. Chặng đường từ năm 1965 đến năm 1975:
- Tập trung viết về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
- Chủ đề bao trùm: Ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Thành tựu:
+ Văn xuôi:
* Phản ánh cuộc chiến đấu và lao động.
* Khắc họa thành công hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường.
* Tác phẩm: Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
+ Thơ: 
* Đạt được nhiều thành tựu xuất sắc.
* Khuynh hướng mở rộng và đào sâu vào hiện thực.
* Tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận.
* Tác phẩm tiêu biểu: Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu), Những bài thơ đánh giặc (Chế Lan Viên), Tôi giàu đôi mắt (Xuân Diệu)
+ Kịch: Đại đội trưởng (Đào Hồng Cẩm), Đôi mắt (Vũ Dũng Minh)
+ Các công trình nghiên cứu, lí luận, phê bình của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh
d. Văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX:
- Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, Văn học bước vào chặng đường đổi mới.
- Văn học phát triển dưới tác động của nền kinh tế thị trường.
Câu 2: Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975:
a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh của đất nước.
b. Nền văn học hướng về đại chúng.
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
II. Những tác giả tiêu biểu và tác phẩm của những tác giả đó:
Câu 3: Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:
a. Coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.
b. Luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.
c. Phải xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm.
- Mối quan hệ nhất quán giữa quan điểm sáng tác và sự nghiệp văn học của Người: (chứng minh bằng việc phân tích các tác phẩm đã học)
Câu 4: Mục đích viết Tuyên ngôn độc lập của Bác:
- Khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, đồng thời còn là cuộc tranh luận nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của bè lũ xâm lược Pháp, Mĩ
- Tuyên bố với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới về quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
HĐ4: Củng cố, dặn dò: 
 - Các câu hỏi chưa tiến hành trên lớp, các em tiếp tục về nhà thực hiện.
 - Về những tác phẩm khác, các em dựa vào Hướng dẫn học bài và Hướng dẫn đọc thêm để ôn tập. 
 - Nắm vững những nội dung đã học và vận dụng những nội dung ấy vào việc làm bài kiểm tra tổng hợp cuối HKI.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 12 ki I.doc