Thi kiểm tra chất lượng HKII Môn thi: Ngữ Văn 7 (Đề C)

Thi kiểm tra chất lượng HKII Môn thi: Ngữ Văn 7 (Đề C)

I.Văn – Tiếng Việt (4đ)

Câu 1: Luận điểm chính của văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” là gì? (1đ)

Câu 2: Văn bản “Ý nghĩa văn chương” do ai sáng tác? Văn bản “Ý nghĩa văn chương” có lần in lại đổi tên nhan đề là gì? (1đ)

Câu 3: Đọc ví dụ sau, tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng của câu đặc biệt đó.

 Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.

 (Nam Cao)

Câu 4: Đọc lời lượt thoại sau và cho biết dấu chấm lửng trong trường hợp này dùng để làm gì?

 Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất cả chạy xông vào thở không ra lời:

 _Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi!

 (Phạm Duy Tốn)

II.Tập làm văn (đ)

 Em hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi”.

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1339Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thi kiểm tra chất lượng HKII Môn thi: Ngữ Văn 7 (Đề C)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Bình Hiệp Thứngàytháng 05 năm 2009
Lớp: 7 Thi kiểm tra chất lượng HKII năm học 2008-2009
Họ và tên: .. Môn thi: Ngữ Văn (Đề C)
 Thời gian: 90 phút (không kể chép đề)
 Điểm
Lời phê của thầy (cô)
..
..
I.Văn – Tiếng Việt (4đ)
Câu 1: Luận điểm chính của văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” là gì? (1đ)
Câu 2: Văn bản “Ý nghĩa văn chương” do ai sáng tác? Văn bản “Ý nghĩa văn chương” có lần in lại đổi tên nhan đề là gì? (1đ)
Câu 3: Đọc ví dụ sau, tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng của câu đặc biệt đó.
 Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. 
 (Nam Cao)
Câu 4: Đọc lời lượt thoại sau và cho biết dấu chấm lửng trong trường hợp này dùng để làm gì?
 Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất cả chạy xông vào thở không ra lời:
 _Bẩmquan lớnđê vỡ mất rồi! 
 (Phạm Duy Tốn)
II.Tập làm văn (đ)
 Em hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi”.
	 Hết
 ĐÁP ÁN ĐỀ C (NGỮ VĂN 7 HK II)
I.Văn – Tiếng Việt (4đ)
Câu 1: Luận điểm chính của văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” là “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”. (1đ)
Câu 2:Văn bản “Ý nghĩa văn chương” do Hoài Thanh sáng tác (0.5đ) Văn bản “Ý nghĩa văn chương” có lần in lại đổi tên nhan đề là “Ý nghĩa và công dụng của văn chương”. (0.5đ)
Câu 3: Câu đặc biệt: Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. (0.5đ)
 Tác dụng: liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. (0.5đ)
Câu 4: Dấu chấm lửng trong trường hợp này dùng để biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân 
vật do quá mệt và hoảng sợ. (1đ)
II.Tập làm văn (6đ)
1.Yêu cầu: 
_Giải thích 
_Nội dung câu nói của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi”
2.Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu câu nói của Lê-nin với ý nghĩa sâu xa là tầm quan trọng của việc học tập trong cuộc sống.
Thân bài: Triển khai việc giải thích.
-Học: tiếp thu kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo(liên hệ từ “học hỏi”, “học hành”, “học tập”)
_Vì sao phải luôn học? Vì kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ nhỏ như giọt nướcVì mỗi giây phút trôi qua trên hành tinh chúng ta lại có một phát minh mới ra đời, vì thế không bao giờ chúng ta học hết được
_Những người có tinh thần học hỏi đều thành công: dẫn chứng xưa (các nhà bác học Lương Thế Vinh, Lê Qúi Đôn, hoặc trên thế giới như Newton,; dẫn chứng ngày nay (tấm gương Bác Hồ,)
_Học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được.
Dẫn chứng ngày nay: Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay vẫn say mê học tập.
Dẫn chứng thơ văn: “Học khôn nhọc đến chết
 Học khéo, học đến già.”
Kết bài: Câu ca dao ngày xưa vẫn còn ý nghĩa đối với hôm nay.
3.Cách chấm:
Mở bài (đạt 1đ) 
HS có thể MB theo nhiều cách (như ở phần SGK/85)
Đủ ý, mạch lạc đạt 1đ; thiếu ý hoặc diễn đạt chưa mạch lạc đạt 0.5đ.
Thân bài (8đ)
*Điểm từ 7-8:
 HS phải kể được diễn biến câu chuyện đầy đủ các sự việc như dàn ý; văn viết trôi chảy, mạch lạc, ngắn gọn, toàn bài sai dưới 5 lỗi chính tả, dùng từ ngữ chính xác (hoặc sai dưới 2 từ); biết tách đoạn văn hợp lí ở thân bài.
*Điểm 5-6: 
Bài viết yêu cầu về nội dung như thang điểm trên nhưng diễn đạt có hạn chế hơn, sai chính tả tự đến 10 lỗi; có dùng từ sai nhiều hơn ở thang điểm trên, có biết tách đoạn văn nhưng chưa linh hoạt lắm.
*Điểm từ 4-5: 
Bài viết đầy đủ các sự việc như y/c ở dàn ý nhưng diễn đạt yếu hơn ở thang điểm kế cận, sai chính tả nhiều hơn; diễn đạt chưa được mạch lạc lắm.
*Điểm từ 2-3: 
 Bài viết có thể thiếu một vài sự việc; văn viết không được mạch lạc, còn sai lô-gíc, sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ sai nhiều.
*Điểm 1: Như thang điểm 2-3 nhưng bài viết sai nhiều hơn nữa.
*Điểm 0: HS không viết được gì.
Tùy từng mức độ, GV cân nhắc và cho điểm hợp lí.
Kết bài (1đ) HS nêu được kết quả như dàn ý, viết rõ ràng chấm 1đ; thiếu ý hoặc diễn đạt chưa mạch lạc đạt 0.5đ.Tùy mức độ bài viết của HS mà GV cân nhắc chấm sao cho phù hợp (từ 1đ_ 10đ) 
 HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi.doc