Thi học kỳ II môn thi: Ngữ văn - lớp 12

Thi học kỳ II môn thi: Ngữ văn - lớp 12

I. Phần chung: ( dùng cho tất cả các thí sinh ) ( 5 điểm )

 Câu 1: ( 2 điểm )

 Theo anh (chị) tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Hê-minh-uê có những điểm gì đáng lưu ý ? Hãy kể tên ba tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn.

 Câu 2: ( 3 điểm )

 Trong bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, Trần Đình Hượu viết: Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa. Anh (chị ) hiểu như thế nào về vấn đề trên ?

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1089Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thi học kỳ II môn thi: Ngữ văn - lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường PT Cấp II-III Võ Thị Sáu
 THI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2008-2009
 Môn thi : Ngữ văn - Lớp 12
 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
I. Phần chung: ( dùng cho tất cả các thí sinh ) ( 5 điểm )
 Câu 1: ( 2 điểm )
 Theo anh (chị) tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Hê-minh-uê có những điểm gì đáng lưu ý ? Hãy kể tên ba tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn.
 Câu 2: ( 3 điểm )
 Trong bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, Trần Đình Hượu viết: Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa. Anh (chị ) hiểu như thế nào về vấn đề trên ? 
II. Phần riêng: ( thí sinh học chương trình nào chỉ làm riêng cho chương trình đó ) 
 1/ Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn
 Câu 3a: ( 5 điểm ) 
 Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị qua 2 cảnh đêm tình mùa xuân nghe tiếng sáo và đêm mùa đông cắt dây trói cho A Phủ 
 2/ Dành cho thí sinh học chương trình nâng cao
 Câu 3b: ( 5 điểm ) 
. Vẻ đẹp của cô Hiền - “hạt bụi vàng của Hà Nội” được thể hiện qua tác phẩm Một người Hà Nội của Nguyễn Khải.
 ----- Hết------
 Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
 Họ và tên thí sinh: ........................................  Số báo danh: ...............................
 Chữ ký của giám thị 1: .................................... Chữ ký của giám thị 2:.
Trường PT Cấp II-III Võ Thị Sáu
 Đáp án và thang điểm 
 Môn thi : Ngữ văn - Lớp 12
I. Phần chung: ( dùng cho tất cả các thí sinh ) ( 5 điểm )
 Câu 1: ( 2 điểm )
 a, Yêu cầu về kiến thức:
 HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, song đảm bảo được các ý cơ bản sau: 
 . – Hê-minh-uê (1899-1961) được xem là một trong những nhà văn vĩ đại nhất nước Mĩ thế kỉ XX. Ông sinh ra ở thành phố I-li-noi, trong một gia đình trí thức. Ảnh hưởng gia đình, ông yêu thích thiên nhiên, thích phiêu liêu mạo hiểm ( thuở nhỏ theo cha đi săn, đi câu cá, đi chữa bệnh cho người da đỏ )
 - Là một cây bút xông xáo, luôn muốn thử thách, tham gia nhiều cuộc chiến tranh, gặp nhiều sóng gió trong cuộc đời, tham gia chiến tranh với tư cách một nhà báo và viết văn.
 - Ông là người đề xướng nguyên lí “Tảng băng trôi” yêu cầu tác phẩm hàm ẩn nhiều tầng nghĩa sâu kín. Ông được nhận giải Nobel văn học năm 1954
 - Sự nghiệp sáng tác đồ sộ: ngoài tiểu thuyết, ông viết nhiều truyện ngắn. Ba tác phẩm tiêu biểu:
 Giã từ vũ khí ( 1929); Chuông nguyện hồn ai (1940); Ông già và biển cả (1952) .
b, Thang điểm:
 - Điểm 2: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có thể mắc vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt. Chữ viết cẩn thận, rõ ràng.
 - Điểm 1: Trình bày được nửa số ý các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về chính tả, diễn đạt.
 (Mỗi ý đạt được 0,5 điểm; kể tên đầy đủ ba tác phẩm được 0,5 điểm )
 - Điểm 0: Không trình bày được ý nào của các yêu cầu trên.
Câu 2: (3 điểm)
 a, Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng
 - Trên cơ sở văn bản khoa học, chính luận, HS vận dụng các thao tác giải thích, bình luận để lí giải, nhìn nhận chỉ ra ý nghĩa quan trọng của việc tìm hiểu mặt tích cực, và những hạn chế tàng ẩn của văn hóa dân tộc, qua đặc điểm: thiết thực, linh hoạt, dung hòa. 
 + Tính thiết thực: trong quá trình sáng tạo và tiếp biến các giá trị văn hóa, khiến cho văn hoá Việt gắn bó sâu sắc với đời sống cộng đồng, đáp ứng phù hợp với thực tế cuộc sống của người Việt
 + Tính linh hoạt: thể hiện rõ ở khả năng tiếp nhận và biến đổi các giá trị văn hoá thuộc nhiều nguồn khác nhau sao cho phù hợp với đời sống bản địa của người Việt : Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Ki-tô giáo, Hồi giáođều có chỗ đứng trong văn hoá Việt.
 +Tính dung hoà: là hệ quả tất yếu của hai thuộc tính trên trong văn hoá của người Việt. Các giá trị văn hoá thuộc nhiều nguồn khác nhau không loại trừ nhau mà được người Việt tiếp thu có chọn lọc để tạo nên sự hài hoà bình ổn trong đời sống văn hoá. 
 +Tàng ẩn những hạn chế: thiếu sáng tạo lớn, không có những giá trị lớn đặc sắc nổi bật, quan niệm xã hội ít nhiều còn mang tính cực đoan.
 - Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ,Biết chọn những dẫn chứng tiêu biểu phù hợp từng luận điểm; Cách bày tỏ thái độ rõ ràng, tránh viết khuôn sáo, chung chung. 
b, Thang điểm:
 - Điểm 3: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có thể mắc vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt. Chữ viết cẩn thận, rõ ràng. 
 - Điểm 2: HS chỉ ra được khía cạnh tích cực của đặc điểm văn hóa truyền thống.Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, còn mắc vài lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ.
 - Điểm 1: HS chỉ lí giải chung chung, sơ lượt từng khía cạnh của đặc điểm văn hóa truyền thống.
 - Điểm 0: Bỏ trống hoặc viết chung chung, không có ý nào của yêu cầu trên.
II. Phần riêng: ( thí sinh học chương trình nào chỉ làm riêng cho chương trình đó ) 
 1/ Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn 
Câu 3a: ( 5 điểm ) 
a, Yêu cầu về kỹ năng:
 -HS biết làm một bài văn nghị luận văn học- phân tích nhân vật ( Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng). Bài văn có bố cục bài văn rõ ràng, diễn đạt mạch lạc , lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. Yêu cầu chữ viết cẩn thận rõ ràng.
b, Yêu cầu về kiến thức:
- Trên cơ sở nắm chắc tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, HS chỉ ra và phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị qua hai cảnh đêm tình mùa xuân nghe tiếng sáo và đêm mùa đông cắt dây trói cho A Phủ để thấy được tích cách nhân vật- sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của nhân vật Mị.
 *b1.Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân 
 + Khi mùa xuân về, tiếng sáo gọi bạn tình, lòng ham sống, niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi được đánh thức sau bao ngày tháng câm nín vì đày đọa. Mị lén uống rượu “ cứ uống ực từng bát” trong trạng thái khác thường 
 + Cõi lòng Mị đã phơi phới trở lại, lòng vui sướng như những đêm tết ngày trước. Kí ức tuổi xuân trở lại, Mị mặc áo váy mới để chuẩn bị đi chơi, quên cả mình bị trói
 *b2.Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm mùa đông cắt dây trói cho A Phủ 
 + Ban đầu khi chứng kiến A Phủ, thái độ của Mị thản nhiên, dửng dưng, lạnh lùng vô cảm 
 + Sau đó bắt gặp “ Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuốngxám đen lại”, xúc động, đánh thức làm hồi sinh lòng thương người, Mị đồng cảm, thương xót cho người cùng cảnh ngộ.
 + Nhận ra sự độc ác và bất công của bọn thống lí: chúng nó thật độc ác
 + Tình thương và lòng căm thù đã giúp Mị có sức mạnh để quyết định cứu người, và liều cắt dây cởi trói cho A Phủ
 + Đối mặt với nguy hiểm, Mị cũng hốt hoảngKhát vọng sống bừng lên mãnh liệt, hi vọng đổi đời thúc giục Mị bỏ trốn cùng A Phủ.
 *b3. Cách miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật sâu sắc trong một tình huống truyện độc đáo.
 ( miêu tả, khắc họa tính cách nhân vật từ điểm nhìn bên trong).
c, Thang điểm: 
 - Điểm 5: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, có thể mắc vài lỗi chính tả, diễn đạt.
 - Điểm 3: Trình bày tương đối đầy đủ các số ý trên, phân tích chưa sâu, chưa phân tích đủ các yếu tố nghệ thuật. Còn mắc một số lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
 - Điểm 1-2: Chỉ trình bày sơ sài vài nét chung chung, diễn giải xuôi tác phẩm, không chỉ ra thành công của tác giả về nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật
 - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
 2/ Dành cho thí sinh học chương trình nâng cao
 Câu 3b: ( 5 điểm ) 
 a, Yêu cầu về kĩ năng:
 Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, biết vận dụng những kiến thức đã học về tác giả, tác phẩm để nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm. Bố cục chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc lỗi ngữ pháp, chính tả.
 b, Yêu cầu về kiến thức: 
 Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau song phải đảm bảo những ý cơ bản sau:
 *b1.Nhân vật bà Hiền là một người Hà Nội bình thường nhưng rất đậm cốt cách Hà Nội- thiết thực-mà sang trọng, chín chắn, sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình. Đó là sự nhuần nhuyễn giữa nét đẹp riêng của đất kinh kì với phẩm chất chung của một người Việt
 *b2. Một người Hà Nội với những vẻ đẹp cao thượng của người mẹ Việt Nam.
 *b3. Một người Hà Nội với vẻ đẹp trong lối sống của đất Hà Nội nghìn năm văn vật.
 *b4.Hình ảnh so sánh: Hạt bụi vàng gợi lên hình ảnh của một sự vật nhỏ bé, khiêm nhường mà cao đẹp quý báu. Nhiều hạt bụi vàng hợp lại thành áng vàng chói sáng.Đó là phẩm giá đã thành bản sắc Hà Nội, thành truyền thống của người Hà Nội.
c, Thang điểm: 
 - Điểm 5: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, sáng tạo, có chiều sâu, còn mắc vài lỗi chính tả, diễn đạt.
 - Điểm 3: Trình bày tương đối đầy đủ các số ý trên, phân tích chưa sâu, bài viết sa vào diễn giải, phân tích tác phẩm. Còn mắc một số lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
 - Điểm 1: Chỉ trình bày sơ sài, thiếu nhiều ý, diễn đạt lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả.
 - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
 ----- Hết------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe va dap an thi HK2 0809.doc