Thực hiện quy chế thiết bị giáo dục, ban hành theo quyết định số 41/2000/QĐ/BGDĐT ngày 24/3/2000 của Bộ GD – ĐT.
Giáo viên phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các bài thực hành quy định trong chương trình và SGK, làm thử thuần thục thực nghiệm ngay tại lớp giúp học sinh nhận thức, củng cố bài học được dễ dàng chắc chắn hơn.
- Mục tiêu giáo dục THPT đã định rõ các phẩm chất và năng lực cần phát triển cho học sinh nhằm trước hết đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội mới của đất nước, giai đoạn CNH-HĐH để đến năm 2020 đưa nước ta trở thành 1 nước công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa, mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế trí thức đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển đa dạng của mỗi cá nhân.
Sở GD-ĐT Lạng Sơn Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường THPT Văn Lãng Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Nhóm: Sinh học -----aób----- Tham luËn: VÊn ®Ò thùc hiÖn c¸c bµi thùc hµnh sinh häc I. Cơ sở tham luận Thực hiện quy chế thiết bị giáo dục, ban hành theo quyết định số 41/2000/QĐ/BGDĐT ngày 24/3/2000 của Bộ GD – ĐT. Giáo viên phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các bài thực hành quy định trong chương trình và SGK, làm thử thuần thục thực nghiệm ngay tại lớp giúp học sinh nhận thức, củng cố bài học được dễ dàng chắc chắn hơn. - Mục tiêu giáo dục THPT đã định rõ các phẩm chất và năng lực cần phát triển cho học sinh nhằm trước hết đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội mới của đất nước, giai đoạn CNH-HĐH để đến năm 2020 đưa nước ta trở thành 1 nước công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa, mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế trí thức đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển đa dạng của mỗi cá nhân. - Điểm thể hiện nổi bật là các chương trình đều tăng thời lượng dành cho các hoạt động thực hành góp phần đổi mới phương pháp dạy và học là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động chống lại thói quen học tập thụ động. - Trên cơ sở đó trường THPT Văn Lãng đã tiến hành bố trí 1 phòng thực hành Sinh – Hóa với các trang thiết bị được trang bị từ đầu năm. II. Mục đích của tham luận. - Định hướng rõ ràng cho vấn đề thực hiện các bài thực hành Sinh học là cái đặt ra phải đạt tới (phát hiện, chứng minh hay khẳng định vấn đề khoa học). - Nhìn nhận, đánh giá lại những mặt tích cực, hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện các bài thực hành sinh học ở trường Văn Lãng. - Hướng tới phát huy những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện các bài thực hành. III. Nội dung tham luận. Định hướng chung Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Sinh học tại các trường THPT, vấn đề thực hiện các bài thực hành Sinh học trong SGK cũng là một trong những nội dung được quan tâm. Thí nghiệm Sinh học là gây ra 1 hiện tương, 1 sự biến đổi nào đó trong điều kiện xác định để tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm tra, hay chứng minh Thí nghiệm sinh học giúp rèn luyện, phát huy năng lực hành động của học sinh: + Đào sâu, mở rộng kiến thức đã học. + Củng cố, hệ thống, chuẩn hóa kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. + Rèn được đức tính: chính xác, cẩn thận, khoa học, phát triển tư duy quy nạp. + Đưa việc học tập của học sinh tiến đến gần cách nghiên cứu của các nhà khoa học. + Được tiến hành để nghiên cứu nhiều lĩnh vực như: quá trình sinh lí, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh hóa, đặc điểm hình thái giải phẫu. Những việc đã làm được. dạy đủ số tiết thực hành của từng chương. đảm bảo mỗi học kì lấy ít nhất 1 lần điểm thực hành (hệ số 1) bằng cách tính điểm bình quân trong mỗi học kì. Trong tiết kiểm tra học kì được thực hiện cả 2 nội dung lí thuyết (60-70% ) và thực hành (30-40%). Hoặc trong 1 tiết kiểm tra cả lí thuyết và thực hành (thực hành trên giấy). Trong mỗi bài dạy tận dụng hết các dụng cụ được trang bị, giáo viên tự chuẩn bị thêm mẫu vật (có thể có), nghiên cứu, tự làm trước thí nghiệm, sưu tầm tương đối đầy đủ. Học sinh hứng thú giúp đỡ nhau và đạt được những mục tiêu nhất định của bài học. Cụ thể: Khối 10: 5 tiết. Bài 12 tiết 12: Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh + Làm được: Kĩ năng sử dụng, bảo quản kính hiển vi, làm tiêu bản, quan sát vẽ được các tế bào ở các giai đoạn co nguyên sinh khác nhau. Học sinh tự thực hiện được các thí nghiệm. + Tồn tại: thời gian chưa tương ứng cho các bước thực hành trong giờ thực hành. Bài 15 tiết 19: Thực hành một số thí nghiệm về enzim. + Làm được: Học sinh biết cách bố trí thí nghiệm tự tiến hành được thí nghiệm theo quy trình SGK. Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của nhịêt độ, môi trường lên hoạt tính của enzim catalaza. Bài 20 tiết 22: Thực hành quan sát các kì nguyên phân trên tiêu bản rễ hành. + Làm được: Giáo viên tự suu tầm phim về quá trình nguyên phân, học sinh nhận biết được các kì của nguyên phân, vẽ được các tế bào ở các kì ở nguyên phân, rèn luyện kĩ năng quan sát. + Tồn tại: thiếu tiêu bản cố định, thiếu hóa chất (thuốc nhuộm). Bài 24 tiết 25: Thực hành lên men etylic và lắctíc + Làm được: Đạt được thí nghiệm. + Tồn tại: Lên men etylic chưa có kết quả. Bài 28 tíêt 29: Thực hành quan sát một số vi sinh vật. + Làm được: Học sinh thực hiện được thí nghiệm quan sát 1 số vi khuẩn trong khoang miệng và nấm trong váng dưa chua. Vẽ được hình dạng của nấm men và vi khuẩn trong khoang miệng. Khối 11: 8 tiết Bài 7 tiết 06: thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón. + Làm được: quan sát và đo được chiều cao của cây trong chậu thí nghiệm và chậu đối chứng sau 3 ngày đến 1 tuần. + Tồn tại: thời điểm dạy tiết thực hành này chưa có hóa chất coban clorua. Bài 13 tiết 12: Thực hành phát hiện diệp lục và carotenoit. + Làm được: học sinh tiến hành được thí nghiệm và quan sát được màu sắc của dịch chiết. Bài 14 tiết 13: Thực hành phát hiện hô hấp ở thực vật + Làm được: học sinh làm được thí nghiệm phát hiện hô hấp qua sự thải ôxi. + Tồn tại: thiếu nút cao su không lỗ, và thiếu nút cao su có khoang 2 lỗ, ống thủy tinh hình chữ U. Bài 21 tiết 20: Thực hành đo 1 số chỉ tiêu sinh lí ở người + Làm được: học sinh đếm được nhịp tim, đo được huyết áp và thân nhiệt ở người + Tồn tại: thiếu dụng cụ: đo huyết áp, ống nghe, đồng hồ bấm dây. Bài 25 tiết 26. Thực hành hướng động + Làm được: thí nghiệm phát hiện hướng trọng lực của cây + Tồn tại: thiếu chuông thủy tinh. Bài 33 tíêt 34: Thực hành xem phim về tập tính của động vật + Làm được: học sinh nhận biết, phân loại, giải thích được các dạng tập tính. Bài 40 tiết 41: Thực hành xem phim về sinh trưởng, phát triển ở động vật + Làm được: giáo viên sưu tầm phim về sinh trưỏng, phát triển ở động vật. Bài 43 tiết 45: Thực hành nhân giống vô tính bằng giâm, chiết, ghép ở thực vật. + Làm được: học sinh thực hiện giâm, chiết, ghép ở thực vật và giải thích được cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính, nêu được lợi ích kinh tế của phương pháp nhân giống vô tính. Khối 12: 3 tiết - Bài 7 tiết 7: Thực hành quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể. + Làm được: Học sinh quan sát và nhận biết được bộ NST dưới kính hiển vi, rèn luyện kĩ năng sử dụng kiến hiển vi. + tồn tại: việc xác định và nhận biết các dạng đột biến số lượng NST dưới kính hiển vi còn khó khăn. Cụ thể là không nhận bíêt được với độ phóng đại của kính hiển vi. - Bài 14 tiết 14: Thực hành lai giống: Chưa thực hiện được vì thiếu cơ sở vật chất. - Bài 46 tiết 51: Thực hành quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. + Làm được: Học sinh nhận xét được tình hình sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, học sinh biết làm gì để sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên 1 cách bền vững. đưa ra 1 số biện pháp cụ thể, nâng cao nhận thức người dân địa phương. 3. Những vấn đề còn tồn tại: - Trong nhóm Sinh: 7 đồng chí (1 quản lí + 6 trực tiếp giảng dạy) thì có 5 đồng chí trẻ, tuổi nghề từ 1 học kì đến 3 năm nên còn hạn chế kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện giờ thực hành. - Thiếu hóa chất và vật liệu nên không thực hiện được 1 số thí nghiệm hoặc 1 số thí nghiệm không cho kết quả phù hợp với lí thuyết. - Việc trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, trong nhóm chuyên môn chưa nhiều. - Trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm còn ít, thiếu đồng bộ. học sinh phải làm việc theo nhóm lớn, nên 1 số học sinh chưa được thực hành, 1 số chưa tích cực tự giác. 4. Phương hướng trong thời gian tới. - Phát huy, tận dụng những thí nghiệm đã làm được. - Tăng hoạt động của nhóm chuyên môn: dự giờ thực hành, trao đổi, rút kinh nghiệm lẫn nhau. - Tự tạo mẫu vật, dụng cụ (có thể). - Tăng chất lượng buổi họp tổ, nhóm chuyên môn. 5. Kiến nghị. - Cung cấp thêm và bù những thiết bị còn thiếu (đĩa CD xem phim tập tính và sinh trưởng). - Tập huấn về kĩ năng thực hành IV. Kết luận Để thực hiện các bài thực hành cần lưu ý các vấn đề sau: ngay từ đầu năm có kế hoạch chuẩn bị mua thêm các dụng cụ mẫu vật, hoá chất. Giáo viên có kế hoạch cụ thể về vật chất và thời gian chu đáo trước giờ thực hành. Dạy 1 bài thực hành cần tuân theo các bước: Phần chuẩn bị: - Giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung bài thực hành trong SGK và sách giáo viên và giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh từng lớp về nội dung chuẩn bị. - Đăng kí với cán bộ phòng nghiệm để tránh trùng giờ. - Chuẩn bị dụng cụ, mẫu vật hoá chất học sinh làm thí nghiệm (đối với thí nghiệm phải làm trước). - Những kiến thức cần lưu ý trước khi làm thực hành: + Giáo viên làm thành thạo các thí nghiệm thực hành. Phần thực hiện: - Giáo viên nên lí do: + Nội dung (làm thí nghiệm gì). + Lưu ý học sinh cách bảo quản, sử dụng dụng cụ, hóa chất. + Quán triệt học sinh thực hiện nội quy phòng thí nghiệm và an toàn phòng nghiệm, ý thức tổ chức trong giờ thực hành. + phân nhóm. + Giáo viên thực hiện thao tác mẫu, giới thiệu dụng cụ, mẫu vật, hóa chất. + Yêu cầu học sinh trình bày các bước tiến hành thí nghiệm. + cần lưu ý những kĩ năng trước khi làm bài thực hành Ví dụ: kĩ năng quan sát mẫu tiêu bản: màu sắc, hình dạng các bộ phận. Kĩ năng quan sát mẫu mổ: vị trí hệ cơ quan. *Kỹ năng mổ: ví dụ: dùng kéo mũi luôn hướng lên trên. + Lưu ý: dẫn dắt học sinh tự rút ra kiến thức cần thiết trong quá trình tổ chức thực hành. Nếu có nhiều thí nghiệm thực hành chiưa mỗi nhóm 1 thí nghiệm sau đó thảo luận và kết luận chung. Khi tiến hành hướng dẫn quan sát hiện tương, giải thích nhận xét kết quả thí nghiệm. + Các câu hỏi dẫn dẵt, gợi ý cho học sinh suy nghĩ. phần đánh giá - đánh giá: Kỹ năng thực hành, ý thức tổ chức, rút kinh nghiệm, kết quả thực hành. - Đánh giá: báo cáo thực hành. + Phát động phong trào làm thêm những dụng cụ thực hành. Nhóm sinh trường THPT Văn Lãng có 1 vài ý kiến tham luận về vấn đề thực tiễn các bài thực hành sinh học, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ sung của các đồng chí lãnh đạo, của đồng nghiệp để bản tham luận của nhóm được đầy đủ hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Văn Lãng, ngày 19/03/2009. Nhóm Sinh trường THPT Văn Lãng.
Tài liệu đính kèm: