Trong thời kỳ cả Nước đang đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước theo hướng Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước, thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh là vấn đề vô cùng cấp thiết hiện nay khi có một bộ phận lớn học sinh ngày càng sa xúc về tác phong, đạo đức.
Một đất nước, một xã hội muốn phát triển phồn vinh và thịnh vượng thì cần phải có những con người có đạo đức, có lối sống lành mạnh và phát huy được bản sắc văn hóa của dân tộc. Muốn làm được như vậy trước mắt phải giáo dục các em học sinh ngay từ khi còn ở lứa tuổi mầm non cho đến khi kết thúc 12 năm học ngồi trên ghế nhà trường. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải có sự nổ lực của nhà trường, thầy cô giáo, gia đình và toàn xã hội. Phải làm cho học sinh thấy được sự quan tâm chăm sóc của thầy cô, gia đình và xã hội đối với bản thân mình.
THAM LUẬN CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THEO TỪNG LỨA TUỔI. Trong thời kỳ cả Nước đang đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước theo hướng Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước, thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh là vấn đề vô cùng cấp thiết hiện nay khi có một bộ phận lớn học sinh ngày càng sa xúc về tác phong, đạo đức. Một đất nước, một xã hội muốn phát triển phồn vinh và thịnh vượng thì cần phải có những con người có đạo đức, có lối sống lành mạnh và phát huy được bản sắc văn hóa của dân tộc. Muốn làm được như vậy trước mắt phải giáo dục các em học sinh ngay từ khi còn ở lứa tuổi mầm non cho đến khi kết thúc 12 năm học ngồi trên ghế nhà trường. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải có sự nổ lực của nhà trường, thầy cô giáo, gia đình và toàn xã hội. Phải làm cho học sinh thấy được sự quan tâm chăm sóc của thầy cô, gia đình và xã hội đối với bản thân mình. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh phải luôn được thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn nhận thức của học sinh về cách sống, cách làm việc, tác phong đi đứng, cử chỉ ứng xử với mọi người. Tôi là một giáo viên trẻ, kinh nghiệm công tác giáo dục còn nhiều hạn chế. Nhưng qua quá trình học tập, rèn luyện khi còn là sinh viên qua các chuyến đi kiến tập và thực tập, cộng với gần một năm rưỡi công tác trong ngành giáo dục và các thông tin của báo đài về đạo đức của học sinh chúng ta ngày nay. Tôi nhận thấy một bộ phận lớn học sinh của chúng ta ngày nay đang dần xa xúc về đạo đức và có lối sống rất thực dụng cụ thể như: đua đòi nhiều hơn, chơi game nhiều hơn, thấy thầy cô giáo thì ít khi gật đầu chào hỏi, hay nói tục và chửi thề trong trường học, cũng như trong sinh hoạt hằng ngày của các em. Muốn giáo dục được các em có lối sống văn hóa lành mạnh, có lối sống tốt thì cần phải giáo dục đạo đức cho các em ngay từ khi đặt chân vào ghế nhà trường. Xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh hơn, an toàn hơn. Để cho các em tự rèn luyện bản thân mình một cách thiết thực và tốt đẹp thì cần phải giáo dục các em theo từng lứa tuổi khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn phát triển tâm lý của các em. Các em học sinh có ba giai đoạn phát triển tâm lý khác nhau đó là: Giai đoạn tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Giáo dục đạo đức cho các em thì các thầy cô giáo cần phải hiểu được tâm lý của các em, một khi hiểu được tâm lý của các em rồi thì cần phải kết hợp với gia đình và xã hội để giáo dục cho các em. Sau đây tôi đưa ra 3 hình thức giáo dục đạo đức cho các em phù hợp với 3 độ tuổi khác nhau, cũng như là phù hợp với từng giai đoạn phát triển tâm lý của các em. Lứa tuổi tiểu học: Từ 6 tuổi đến 11 tuổi. Ở giai đoạn này các em rất cần sự quan tâm chăm sóc, sự yêu quí của ông bà, cha mẹ và thầy cô nhiều hơn. Các em cần có sự chở che của tất cả chúng ta. Việc giáo dục đạo đức cho các em ở giai đoạn này là rất quan trọng. Như giáo dục cho các em biết kính trọng ông, bà, vâng lời cha mẹ và yêu quí thầy cô thông qua các tấm gương của các vị anh hùng thiếu niên, những câu chuyện dân gian về những tấm gương hiếu thảo. Ngoài ra, Ông bà, cha mẹ phải biết làm gương để con cháu nôi theo. Thầy cô giáo cũng cần phải làm gương để học sinh nôi theo. Thấy các em làm sai, làm quấy thì cần phải từ từ dạy bảo và uốn nắn các em. Chúng ta cần phải đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt là phải biết yêu quí thiếu niên nhi đồng như Bác Hồ của chúng ta bởi có câu “Ai yêu thiếu niên nhi đồng hơn Bác Hồ Chí Minh, ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”. Bởi Bác đã từng nói “Một năm bắt đầu từ mùa xuân, một đời người bắt đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước”. Đất nước muốn phát triển và bền vững thì phải có thế hệ tương lai biết kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, biết cách hội nhập như không hòa tan. Các em đang ở giai đoạn hồn nhiên, trong trắng như một tờ giấy trắng nên chúng ta không được làm tổn thương tâm lý của các em hoặc giáo dục đến mức biến các em trở thành các ông cụ non. Ngoài việc dạy cho các em về kiến thức và kĩ năng, chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm giáo dục cho các em về đạo đức, lối sống và văn hóa bằng các hình thức vui chơi giải trí, tham quan các khu di tích, dạy cho các em biết được các câu ca dao, tục ngữ, các làn điệu dân ca nói về những tấm gương hiếu thảo, yêu thương ông bà, cha mẹ, quý trọng thầy cô và kính trọng mọi người. Nói tóm lại, chúng ta giáo dục đạo đức cho các em ở lứa tuổi này là nêu gương và làm gương để các em nôi theo. Ngoài ra, chúng ta cần phải yêu thương và quan tâm đến các em nhiều hơn, đặc biệt là môi trường giáo dục ở gia đình và xã hội. Lứa tuổi trung học cơ sở: Từ 11 đến 15 tuổi. Đây là giai đoạn phát triển tâm lý hết sức đặc biệt, giai đoạn này là giai đoạn giao thời giữa giai đoạn thiếu niên và thành niên. Các em cần được sự quan tâm, chia sẽ những tâm tư tình cảm nhiều hơn, sự thông cảm nhiều hơn là sự áp đặt cho các em. Các em tự cảm thấy bị tự nhiên lớn ra, tay chân dài hơn và đặc biệt là các em tự cho mình là người lớn chứ không còn là trẻ con nữa mà lúc nào cha mẹ cũng luôn gầy la, làm hư hỏng đồ đạc thì cha mẹ chửi mắngỞ giai đoạn này ngoài việc chúng ta giáo dục cho các em về mặt đạo đức thì cần phải giáo dục về tâm lý cho các em, làm cho các em thấy được sự quan tâm sâu sắc của thầy cô, gia đình và xã hội đối với các em. Tổ chức cho các em giao lưu, sinh hoạt tập thể nhiều hơn làm cho các em trong lớp hiểu nhau và quan tâm lẫn nhau, giúp cho các em có nhận thức đúng về những việc làm sai trái của mình, tránh tiếp xúc với những loại văn hóa phẩm độc hại, phim ảnh không phù hợp với lứa tuổi, tránh tiếp xúc với những kẻ xấu. Đặc biệt, chúng ta cần phải ra sức phối hợp chặc chẽ với gia đình và xã hội để giáo dục các em. Tổ chức cho các em tham gia vào Đoàn, Hội và Đội để các em biết phát huy những phẩm chất vốn có của mình, giao lưu sinh hoạt một cách lành mạnh với bạn bè trong nước và quốc tế. Lứa tuổi Trung học phổ thông: từ 15 tuổi đến 18 tuổi. Các em có thêm được nhiều nhận thức mới lạ hơn, những kiến thức mới lạ hơn và đặc biệt là các em sắp bước vào tuổi trưởng thành. Các em rất cần có người biết quan tâm và chia sẽ những tâm tư tình cảm những suy nghỉ riêng tư của mình, đặc biệt là cha mẹ là nhiều hơn thầy cô giáo, vì cha mẹ là người gần gũi, quan tâm và hiểu được tâm lý của con mình cần gì và muốn gì. Cho nên chúng ta cần phải phối hợp chặt chẽ với gia đình để giáo dục đạo đức và tâm lý cho các em. Ngoài ra, những ý kiến, những sáng kiến của các em thì cần phải tôn trọng. Những ý kiến và sáng kiến của các em cái nào đúng thì ta hoan nghênh và tuyên dương các em để làm gương điển hình cho các em khác học hỏi, còn những cái sai thì ta phải biết cách để làm cho các em hiểu đúng hơn và nhận thức đúng đắn hơn chứ không nên la gầy các em. Cần phải tổ chức cho các em tham gia các phong trào hoạt động của Đoàn và Hội nhiều hơn, Đoàn Thanh niên trong nhà trường phải tổ chức cho các em các phong trào như đôi bạn cùng tiến, tập thể thi đua học tốt, đội xung kích tình nguyện sáng tạo trong học tập và lao động. Giáo dục truyền thống yêu nước, tôn sư trọng đạo, hiếu kính ông bà, cha mẹ nhiều hơn, Trong thời đại ngày nay, có rất nhiều gia đình phụ huynh học sinh vì lo bận rộn cho việc kiếm sống của mình mà lơ là đến việc chăm sóc con cái và họ thường nghỉ rằng mình thường xuyên cho nó tiền là đã quan tâm đến nó rồi, và thậm chí có nhiều phụ huynh không biết con cái mình sử dụng tiền đó để làm gì? Nên họ ít khi quan tâm đến những suy nghỉ tâm tư và tình cảm của con cái, và dẫn đến con cái của mình có những việc làm sai trái và thậm chí còn dẫn đến những tệ nạn xã hội khi xảy ra các vấn đề đó thì gia đình và xã hội thường đổ lỗi đó cho chúng ta. Nên việc giáo dục đạo đức cho học sinh thì cần phải kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Chúng ta không được lơ là, làm cho có hình thức như chỉ dạy cho các học sinh các kiến thức về đạo đức, giáo dục công dân là những kiến thức trơ, mà phải thông qua các hình thức thực tế của cuộc sống như cách giao tiếp, ứng xử, các tấm gương điển hình. Đặc biệt cần phải đẩy mạnh giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho các em học tập và rèn luyện, xứng đáng là người chủ tương lai của đất nước. Công tác giáo dục đạo đức cho các em học sinh là một công tác vô cùng khó khăn và lâu dài. Đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải quyết tâm và phấn đấu nhiều hơn trong công tác giáo dục đạo đức. Nhất là, trong giai đoạn hiện nay có một bộ phận lớn giáo viên chúng ta chỉ lo lợi ích riêng cho kinh tế và gia đình của mình mà lơ là trong việc uốn nắn và rèn luyện đạo đức cho các em. Họ suy nghỉ rằng tôi chỉ cần đến lớp dạy hết tiết thì tôi về và tới tháng thì lãnh lương vậy thôi, còn mọi việc khác họ không cần phải quan tâm. Theo tôi đó là những quan điểm vô cùng chủ quan và làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến uy tín của ngành giáo dục của chúng ta, vì tất cả mọi người ai cũng quan tâm sâu sắc đến chúng ta và đặc trọn niềm tin về chúng ta. Ngoài việc dạy cho các em về chuẩn kiến thức, kĩ năng thì chúng ta phải biết quan tâm đến tâm tư và tình cảm của các em và không nên coi trọng những em học khá, giỏi mà thiếu tôn trọng những em trung bình và yếu, kém. Chúng ta đang ra sức phấn đấu xây dựng “Trường học thân thiện, Học sinh tích cực” thì nên tránh vì thành tích của đơn vị mình mà thẳng tay loại những em học sinh yếu, kém ra khỏi trường mình. Các em yếu kém thì cần phải có một cách giáo dục riêng như dạy phụ đạo cho các em, trong lớp thì xếp các em ngồi gần những học sinh khá, giỏi đề những em này kèm các em, hoặc tổ chức nhóm tự học ở nhà Thông qua các hình thức đó để làm cho các em cảm thấy mình không bị xa lánh và ruồng bỏ, để rồi rơi vào các tệ nạn xã hội. Trên đây là toàn bộ những ý kiến của tôi về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở từng lứa tuổi. Xin nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của tất cả quý thầy cô. Xin trân trọng cảm ơn!
Tài liệu đính kèm: