Đề thi thử lớp 12 THPT năm học 2010 - 2011 môn: Ngữ Văn

Đề thi thử lớp 12 THPT năm học 2010 - 2011 môn: Ngữ Văn

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Ơ-nít Hê-minh-uê.

Câu 2. (3,0 điểm)

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước của muôn đời

 (Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)

Dựa vào những câu thơ trên, anh (chị) hãy trình bày ý kiến cá nhân về trách nhiệm của thế hệ thanh niên hiện nay với đất nước.

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1104Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử lớp 12 THPT năm học 2010 - 2011 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG ĐỀ THI THỬ LỚP 12 THPT
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC 2010-2011
 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN
 (Gồm 01 trang) Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Ơ-nít Hê-minh-uê.
Câu 2. (3,0 điểm)
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước của muôn đời 
 (Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)
Dựa vào những câu thơ trên, anh (chị) hãy trình bày ý kiến cá nhân về trách nhiệm của thế hệ thanh niên hiện nay với đất nước.
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008)
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Phân tích hình tượng người lái đò trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân (Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục – 2008)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm
-------Hết-------
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG 
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ 
KẾ HOẠCH ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12
NĂM HỌC 2010-2011
I. Thời gian ôn tập
Ôn tập vào các tiết phụ đạo trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2010 đến giữa tháng 05 năm 2011 (theo kế hoạch chung của nhà trường).
II. Nội dung ôn tập
1. Phạm vi kiến thức: chương trình ngữ văn 12 (có đề cương đính kèm)
2. Kế hoạch chi tiết:
HỌC KÌ I:
TIẾT
TÊN BÀI
TRỌNG TÂM
PHƯƠNG PHÁP
GHI CHÚ
1-2
Khái quát VHVN từ CM tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
- Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975.
- Những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.
- Thuyết trình, vấn đáp: ôn kiến thức cơ bản
- Thảo luận nhóm, làm việc cá nhân: thực hành luyện tập các dạng đề liên quan bài học.
3-4
Tuyên ngôn độc lập (tác giả, tác phẩm)
- Khái quát về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh
- Nội dung: nguyên lí chung; tội ác của Pháp; tuyên bố độc lập; nghệ thuật lập luận.
5-6
Làm văn nghị luận xã hội
- Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. 
 - Cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội. 
7
Nguyễn Đình Chiểu-ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc-Phạm Văn Đồng
 - Những đánh giá vừa sâu sắc, mới mẻ, vừa có lí, có tình của Phạm Văn Đồng về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, giá trị thơ văn Đồ Chiểu đối với đương thời và ngày nay.
 - Nghệ thuật viết văn nghị luận: lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, giàu hình ảnh.
8
Thông điệp nhân ngày  1-12-2003
Cô-phi An-nan
 - Thông điệp quan trọng nhất gửi toàn thế giới: không thể giữ thái độ im lặng hay kì thị, phân biệt đối xử với những người đang bị nhiễm HIV/AIDS.
 - Những suy nghĩ sâu sắc, cảm xúc chân thành của tác giả.
9-10
Tây Tiến-Quang Dũng
 - Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội nhưng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lình Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa.
 - Bút pháp lãng mạn đặc sắc, ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
11-12
Việt Bắc- Tố Hữu (Phần 1: Tác giả)
 - Ôn tập, củng cố kiến thức về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác và phong cách sáng tác Tố Hữu. 
 - Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năm cách mạng và kháng chiến gian khổ; bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.
 - Tính dân tộc đậm nét: thể thơ lục bát; kiểu kết cấu đối đáp; ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc.
13-14
Đất nước-Nguyễn Khoa Điềm
 - Cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về đất nước: đất nước là của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, gìn giữ.
 - Chất chính luận hòa quyện cùng chất trữ tình và khả năng vận dụng một cách sáng tạo nguồn chất liệu văn hóa, văn học dân gian.
15
Sóng- Xuân Quỳnh
- Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng “sóng”.
 - Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết, sôi nổi, nồng nàn, nhiều suy tư, trăn trở.
16-17
Đàn ghi ta của Lorca-Thanh Thảo
 - Hình tượng đẹp đẽ, cao cả của nhà thơ – chiến sĩ Lor-ca.
 - Hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại của Thanh Thảo.
18
Ôn tập làm văn
- Cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
19-20
Người lái đò sông Đà-Nguyễn Tuân
 - Vẻ đẹp đa dạng của sông Đà (hung bạo, trữ tình) và người lái đò (trí dũng, tài hoa) trên trang văn Nguyễn Tuân.
 - Vốn từ ngữ dồi dào, biến hóa; câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu hình ảnh và nhịp điệu; những ví von so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ.
21-22
Ai đã đặt tên cho dòng sông?- Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Vẻ đẹp độc đáo, đa dạng của sông Hương và tình yêu, niều tự hào của tác giả đối với dòng sông quê hương, xứ Huế thân thương và đất nước.
 - Lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh và nhịp điệu; nhiều so sánh, liên tưởng mới mẻ, bất ngờ, thú vị, nhiều ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng tài tình.
23-24
Ôn tập, kiểm tra kiến thức
 - Ôn tập, củng cố kiến thức đã học. 
 - Kiểm tra, đánh giá tình hình học tập và nắm kiến thức ở học sinh.
HỌC KÌ II:
PPTT
TÊN BÀI
TRỌNG TÂM
PHƯƠNG PHÁP
GHI CHÚ
25-26
Vợ nhặt - Kim Lân
- Tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945 và niềm khao khát hạnh phúc gia đình, niềm tin vào cuộc sống, tình yêu thương đùm bọc giữa những người nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.
 - Xây dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc. 
- Thuyết trình, vấn đáp: ôn kiến thức cơ bản
- Thảo luận nhóm, làm việc cá nhân: thực hành luyện tập các dạng đề liên quan bài học.
27-28
Vợ chồng A Phủ(Trích)-Tô Hoài
- Ôn tập, củng cố kiến thức về tác phẩm- hoàn cảnh sáng tác, nhân vật Mị trước và sau một thời gian về làm dâu nhà thống lí Pá Tra, diễn biến tâm trạng, hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân và khi cởi trói cho a Phủ; nhân vật A phủ; giá trị tác phẩm
- Thực hành luyện tập một số dạng đề liên quan đến bài học 
29-30
Rừng xà nu-Nguyễn Trung Thành
- Hình tượng rừng xà nu – biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và bất diệt.
 - Hình tượng nhân vật Tnú và câu chuyện bi tráng về cuộc đời anh thể hiện đầy đủ nhất cho chân lí: dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng.
 - Chất sử thi thể hiện qua cốt truyện, bút pháp xây dựng nhân vật, giọng điệu và vẻ đẹp ngôn ngữ của tác phẩm
31-32
Những đứa con trong gia đình-Nguyễn Thi
- Phẩm chất tốt đẹp của những con người trong gia đình Việt, nhất là Chiến và Việt.
 - Nghệ thuật trần thuật đặc sắc, nghệ thuật xây dựng tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất hiện thực và màu sắc Nam Bộ.
33-34
Nghị luận về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
- Đối tượng của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi: tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
 - Cách thức triển khai bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi: giới thiệu khái quát về tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi cần nghị luận; bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi theo định hướng của đề bài; đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi đó.
35-36
Chiếc thuyền ngoài xa-Nguyễn Minh Châu
- Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật: phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện; nghệ thuật chân chính luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời.
 - Tình huống truyện độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Điểm nhìn nghệ thuật đa chiều. Lời văn giản dị mà sâu sắc, dư ba.
37
Thuốc-Lỗ Tấn
- Tác giả Lỗ Tấn
- Ý nghĩa của hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người.
 - Ý nghĩa của hình tượng vòng hoa trên mộ người chiến sĩ cách mạng Hạ Du.
38
Số phận con người(trích)-Sôlôkhốp
- Tác giả Sôlôkhốp
- Chiến tranh. Số phận con người và nghị lực vượt qua số phận.
 - Chủ nghĩa nhân đạo cao cả thể hiện ở cách nhìn chiến tranh một cách toàn diện, chân thật.
39-40
Ông già và biển cả(Trích)-Hêminhuê
- Tác giả Hêminhuê
- Ý chí và nghị lực của ông lão đánh cá trong cuộc chinh phục con cá kiếm cũng như chống chọi với sự dữ dội của biển khơi.
 - Chi tiết giản dị, chân thực, mang ý nghĩa hàm ẩn lớn lao.
41-42
Hồn Trương Ba, da hàng thịt(Trích)-Lưu Quang Vũ
- Những ràng buộc mang tính tương khắc giửa thể xác và linh hồn trong một nghịch cành trớ trêu: linh hồn nhân hậu, thanh cao phải sống nhờ, sống tạm một cách trái tự nhiên trong một thân xác phàm tục, thô lỗ.
 - Cuộc đấu tranh giữa linh hồn và thể xác để bảo vệ những phẩm tính cao quý, để có một cuộc sống thực sự có ý nghĩa, xứng đáng với con người.
 - Sự hấp dẫn của kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu, tính hiện đại và giá trị truyền thống, chất trữ tình đằm thắm bay bổng và sự phê phán quyết liệt, mạnh mẽ.
43
Nhìn về vốn văn hoá dân tộc-Trần Đình Hượu
- Về nội dung: những mặt ưu điểm và nhược điểm, tích cực và hạn chế của văn hóa dân tộc.
 - Về nghệ thuật: cách trình bày khoa học, chính xác, mạch lạc và biện chứng.
44-45-46
Ôn tập làm văn nghị luận xã hội
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; về một hiện tượng trong đời sống
47-48
Ôn tập làm văn nghị luận văn học
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; một ý kiến bàn về văn học
49-50
Kiểm tra 
Theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp.
 Di Linh, ngày 22 tháng 03 năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • doc_ thi.doc_ k_ ho_ch ôn t_p.doc