Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí - Năm học 2010-2011

Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí - Năm học 2010-2011

1. Định nghĩa dao động điều hoà.

 - Dao động điều hoà là dao động trong đó li độ của một vật là một hàm côsin (hay hàm sin) của thời gian.

 - Phương trình : x = Acos(t + )

 Trong đó, x là li độ; A>0 là biên độ của dao động;  là pha ban đầu;  là tần số góc của dao động; (t + ) là pha của dao động tại thời điểm t.

2. Li độ, biên độ, tần số, chu kì, pha, pha ban đầu của dao động

 - Li độ (x) là độ lệch của vật khỏi vị trí cân bằng. Đơn vị đo li độ là đơn vị đo chiều dài.

 - Biên độ (A) là độ lệch lớn nhất của vật khỏi vị trí cân bằng. Đơn vị đo biên độ là đơn vị đo chiều dài.

 - (t + ) gọi là pha của dao động tại thời điểm t, có đơn vị là rađian (rad).

 -  là pha ban đầu của dao động, có đơn vị là rađian (rad).

 -  là tần số góc của dao động, có đơn vị là rađian trên giây (rad/s).

 - Chu kì (T) là khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao động toàn phần. Đơn vị của chu kì là giây (s).

 - Tần số (f) là số dao động toàn phần thực hiện trong một giây, có đơn vị là một trên giây (1/s), gọi là héc (kí hiệu Hz).

 Hệ thức : hay

 

doc 70 trang Người đăng dung15 Lượt xem 782Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I . DAO ĐỘNG CƠ
A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC :
I. DAO ĐỘNG ĐIỀU HOÀ
1. Định nghĩa dao động điều hoà.
 - Dao động điều hoà là dao động trong đó li độ của một vật là một hàm côsin (hay hàm sin) của thời gian.
 - Phương trình : x = Acos(wt + j) 
 Trong đó, x là li độ; A>0 là biên độ của dao động; j là pha ban đầu; w là tần số góc của dao động; (wt + j) là pha của dao động tại thời điểm t.
2. Li độ, biên độ, tần số, chu kì, pha, pha ban đầu của dao động
 - Li độ (x) là độ lệch của vật khỏi vị trí cân bằng. Đơn vị đo li độ là đơn vị đo chiều dài.
 - Biên độ (A) là độ lệch lớn nhất của vật khỏi vị trí cân bằng. Đơn vị đo biên độ là đơn vị đo chiều dài.
 - (wt + j) gọi là pha của dao động tại thời điểm t, có đơn vị là rađian (rad). 
 - j là pha ban đầu của dao động, có đơn vị là rađian (rad).
 - w là tần số góc của dao động, có đơn vị là rađian trên giây (rad/s).
 - Chu kì (T) là khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao động toàn phần. Đơn vị của chu kì là giây (s).
 - Tần số (f) là số dao động toàn phần thực hiện trong một giây, có đơn vị là một trên giây (1/s), gọi là héc (kí hiệu Hz).
 Hệ thức : hay 
3. Vận tốc và gia tốc trong dao động điều hoà
	+ Phương trình li độ : x = Acos(wt + j) 
	+ Phương trình vận tốc: v = - wAsin(wt + j) = wAcos(wt + j +).
	+ Phương trình gia tốc: a = - w2Acos(wt + j) = - w2x = w2Acos(wt + j + p )
Nhận xét:
	- Vận tốc biến thiên điều hòa cùng tần số nhưng nhanh pha hơn li độ một góc p/2.
	+ Vận tốc đạt giá trị cực đại vmax = wA khi vật đi qua vị trí cân bằng (x = 0).
	+ Vận tốc bằng 0 khi vật đi qua vị trí biên (x= ±A).
	- Gia tốc biến thiên điều hòa cùng tần số nhưng ngược pha với li độ, luôn trái dấu với li độ và hướng về vị trí cân bằng
	+ Gia tốc đạt giá trị cực đại amax = w2A khi vật đi qua các vị trí biên (x = ± A).
	+ Gia tốc a = 0 và hợp lực F = 0 khi vật đi qua vị trí cân bằng (x = 0).
4. Biên độ dao động và chiều dài quỹ đạo của dao động điều hòa
 a/ Công thức độc lập với thời gian: A2 = x2 + 
	b/ Chiều dài quỹ đạo: l = PP’ = 2A.
	c/ Các hệ quả:
	- Trong 1 chu kì T ® vật đi được s = 4A.
	- Trong ½ chu kì T ® vật đi được s = 2A. 
	- Trong ¼ chu kì T ® vật đi được s = A.
	- Vận tốc trung bình trong một chu kì là 
·
·
·
·
0
VTCB
P’
P
N
- Thời gian ngắn nhất để đi từ biên này đến biên kia là .
- Thời gian ngắn nhất để đi từ VTCB( x=0) ra VT biên (x=) hoặc ngược lại là 
- Thời gian ngắn nhất để đi từ VTCB (x=0) đến N ( x = ) hoặc ngược lại là 
 - Thời gian ngắn nhất để đi từ N ( x = ) đến P ( x =A) hoặc ngược lại là 
 Lưu ý: Khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí có li độ x1 đến x2 bất kì là
	 với và () 
5.Viết phương trình dao động điều hoà: x = Acos(wt + j) 
 * Tính A,w dựa vào dữ kiện của bài toán
 * Xác định pha ban đầu j gồm các trường hợp sau .
 - Chọn gốc thời gian lúc vật qua VTCB theo chiều dương : j = -
 - Chọn gốc thời gian lúc vật qua VTCB theo chiều âm : j = 
 - Chọn gốc thời gian lúc vật ở vị trí biên dương (x= +A): j = 0
 - Chọn gốc thời gian lúc vật ở vị trí biên âm (x= -A): j = p
II. CON LẮC LÒ XO – CON LẮC ĐƠN
II.1 CON LẮC LÒ XO.
1.Cấu trúc : Gồm một vật (m) gắn vào lò xo (k )
2. ĐK khảo sát: Lực cản môi trường, và ma sát không đáng kể. 
3.Vị trí cân bằng :
- Con lắc nằm ngang : là vị trí mà lò xo không biến dạng.
- Con lắc thẳng đứng :là vị trí mà lò xo dãn một đoạn Dl (Dl = mg/k) 
4. Phương trình động lực học :
+ F = ma = - kx hay a = - 
+ x’’ + w2 x = 0
5. Phương trình dao động : x =Acos(wt + j)
6. Phương trình vận tốc : v = x'= - wAsin(wt + j) = wAcos(wt + j + ).
7. Phương trình gia tốc : a = x'' = - w2Acos(wt + j) 
 = - w2x = w2Acos(wt + j + p )
 8. Tần số góc: ; chu kỳ: ; tần số: Với N là số dao động
 Þ Chu kì của con lắc lò xo:
	- Tỉ lệ thuận với , tỉ lệ nghịch với
.
- Chỉ phụ thuộc vào khối lượng m và độ cứng k của lò xo
- Không phụ thuộc vào biên độ A ( sự kích thích ban đầu)
9. Gắn lò xo k vào vật khối lượng m1 được chu kỳ T1, vào vật khối lượng m2 được T2, vào vật khối lượng m1+m2 được chu kỳ , vào vật khối lượng m1 – m2 (m1 > m2) được chu kỳ 
10. Cơ năng :
+ Động năng: Wđ = mv2 = Wsin2(wt+j)
+ Thế năng: Wt = kx2 = Wcos2(wt + j)
+ Cơ năng: W = Wđ + Wt = kA2 = mw2A2 
 Lưu ý: 
 - Thế năng tăng thì động năng giảm và ngược lại.
	 - Khi thế năng cực đại thì động năng bằng không và ngược lại.
	 - Cơ năng của con lắc tỉ lệ với bình phương của biên độ dao động . 
 - Cơ năng của con lắc được bảo toàn nếu bỏ qua mọi ma sát . 
 - Động năng và thế năng cùng biến thiên với của dao động
11. Độ biến dạng của lò xo thẳng đứng khi vật ở VTCB: Þ
 + Chiều dài lò xo tại VTCB: lCB = l0 + Dl (l0 là chiều dài tự nhiên)
 + Chiều dài cực tiểu (khi vật ở vị trí cao nhất): lMin = lCB – A
 + Chiều dài cực đại (khi vật ở vị trí thấp nhất): lMax = lCB + A
 Þ lCB = (lMin + lMax)/2 Þ A = ( lMax - lMin )/2
12. Lực tác dụng :
 * Lực kéo về (lực phục hồi) là lực đưa vật về VTCB : F = - kx = ma ; x là li độ 
+ Tỉ lệ với độ dời tính từ VTCB.
Dl 
dãn
O
x
A
-A
nén
Dl 
dãn
O
x
A
-A
Hình a (A < Dl)
Hình b (A > Dl) 
+ Luôn hướng về VTCB.
+ Ở vị trí biên : Fmax =kA=mamax
 * Lực đàn hồi là lực đưa vật về vị trí lò xo không biến dạng.
 -Với con lắc lò xo nằm ngang thì lực kéo về và lực đàn hồi là một (vì ở VTCB lò xo không bị biến dạng). 
 - Với con lắc lò xo thẳng đứng:
 + Độ lớn lực đàn hồi có biểu thức:
 Fđh = k|Dl + x| với chiều dương hướng xuống
 Fđh = k|Dl - x| với chiều dương hướng lên
 + Lực đàn hồi cực đại : FMax = k(Dl + A) (lúc vật ở vị trí thấp nhất)
 + Lực đàn hồi cực tiểu:
 Nếu A < Dl Þ FMin = k(Dl - A) 
 Nếu A ≥ Dl Þ FMin = 0 (lúc vật đi qua vị trí lò xo không biến dạng)
 II.2 CON LẮC ĐƠN.
1.Cấu trúc : Gồm một vật (m) treo vào sợi dây (l)
2. ĐK khảo sát: Lực cản môi trường và ma sát không đáng kể. Biên độ góc a0 nhỏ (a0 £ 10o).
3.Vị trí cân bằng : Là vị trí mà dây treo có phương thẳng đứng.
4. Phương trình động lực học : 
+ Pt = - mg = ma = ms”
+ s’’ + w2 s = 0
5. Phương trình dao động : hay với s0 = la0 
6. Phương trình vận tốc : v2 = 2gl(cosa - cosa0)
7. Phương trình gia tốc : a = - w2al
 8. Tần số góc: ; chu kỳ: ; tần số: 
 Þ Chu kì của con lắc đơn :
	- Tỉ lệ thuận với , tỉ lệ nghịch với
- Chỉ phụ thuộc vào khối lượng l và độ cứng g tại nơi làm thí nghiệm.
- Không phụ thuộc vào biên độ A và khối lượng m
9. Nếu thì ; nếu thì 
10. Cơ năng :
 	+ Động năng: Wđ = mv2 = mgl(cosa - cosa0)
+ Thế năng: Wt = mgh = mgl( l - cosa)
+ Cơ năng: W = mv2 + mgl( 1 -cosa0) = hs
 Lưu ý: 
 	 - Thế năng tăng thì động năng giảm và ngược lại.
 - Khi thế năng cực đại thì động năng bằng không và ngược lại.
	 	- Cơ năng của con lắc tỉ lệ với bình phương của biên độ dao động . 
 	- Cơ năng của con lắc được bảo toàn nếu bỏ qua mọi ma sát . 
 - Động năng và thế năng cùng biến thiên với của dao động
11. Lực tác dụng :
. 
Trọng lực của hòn bi : F = Pt= - ms ; với: s là li độ cong
Lực căng của dây treo ta = mg(3cosa - 2cosa0)
III. DAO ĐỘNG RIÊNG – DAO ĐỘNG DUY TRÌ - DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC
1. Dao động riêng (dao động tự do): là dao động có tần số riêng (f0) không đổi, chỉ phụ thuộc vào các đặc tính của hệ dao động. 
	2. Dao động tắt dần:
	+ Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
	+ Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần là lực cản của môi trường. Vật dao động bị mất dần năng lượng. 
	3. Dao động được duy trì: dao động tắt dần được cung cấp thêm năng lượng mà không làm thay đổi chu kỳ riêng gọi là dao động được duy trì. 
 4. Dao động cưỡng bức: là dao động chịu tác dụng của một ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn.
Thực nghiệm chứng tỏ:
	- Dao động cưỡng bức là điều hòa. 
	- Tần số góc của dao động cưỡng bức bằng tần số góc của ngoại lực.
	- Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ F0 của ngoại lực và độ chênh lệch giữa tần số của lực cưỡng bức và tần số riêng của hệ. Tần số lực cưỡng bức càng gần tần số riêng của hệ thì biên độ dao động cưỡng bức càng lớn.
5. Đặc điểm của dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì.
Dao động tắt dần
Dao động cưỡng bức
Dao động duy trì
Biên độ của dao động giảm càng nhanh khi lực cản của môi trường càng lớn.
Biên độ không đổi, tần số bằng tần số của lực cưỡng bức, biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức và độ chênh lệch tần số của lực cưỡng bức và tần số riêng của hệ dao động. Khi tần số của lực cưỡng bức càng gần với tần số riêng thì biên độ dao động cưỡng bức càng lớn.
Biên độ dao động không đổi và tần số dao động bằng tần số riêng của hệ. Biên độ không đổi là do trong mỗi chu kì đã bổ sung phần năng lượng đúng bằng phần năng lượng hệ tiêu hao do ma sát.
6. Cộng hưởng:
 + Hiện tượng cộng hưởng là hiện tượng biên độ của dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại khi tần số (f) của lực cưỡng bức bằng tần số riêng (f0) của hệ dao động.
 + Điều kiện xảy ra hiện tượng cộng hưởng : f = f0.
IV. TỔNG HỢP CÁC DAO ĐỘNG ĐIỀU HOÀ
1. Nội dung của phương pháp giản đồ Fre-nen.
 Dao động điều hoà x = Acos(wt + j) được biểu diễn bằng vectơ quay có đặc điểm:
O
x
M
+
j
+ Gốc: tại O.
+ Độ dài OM = A.
+ Hợp với trục Ox 1 góc j
(Chọn chiều dương là chiều dương của đường tròn lượng giác).
2. Độ lệch pha của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số bằng phương pháp vectơ quay:
	 Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà: 
 x1 = A1cos(wt + j1) và x2 = A2cos(wt + j2).
	· Độ lệch pha của hai dao động: 
	- Nếu: > 0 Þ dao động ( 2) sớm pha hơn dao động (1).
	- Nếu: < 0 Þ dao động ( 2) trễ pha so với dao động (1).
	- Nếu: =2np 	Þ hai dao động cùng pha ( n = 0; ±1 ; ± 2........)
	- Nếu: =(2n + 1 )p Þ hai dao động ngược pha ( n = 0; ±1 ; ± 2........)
	- Nếu: =(2n + 1 ) Þ hai dao động vuông pha ( n = 0; ±1 ; ± 2........)
3. Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số bằng phương pháp vectơ quay:
	+ Cho x1 = A1cos(wt + j1) và x2 = A2cos(wt + j2).
	+ Dao động tổng hợp: x = A cos (ωt + φ)
	· Biên độ dao động tổng hợp: A2 = A12 + A22 + 2 A1A2 cos (j2 - j1) 
	 	 · Pha ban đầu ( j) :	tanj = 	
 Dao động tổng hợp có biên độ A không phụ thuộc vào T, f, w của các dao động thành phần.
* Các trường hợp đặt biệt:
	- Hai dao động cùng pha: Þ= 0 Þ Biên độ tổng hợp cực đại: Amax = A1 + A2
	- Hai dao động ngược pha: Þ= p Þ Biên độ tổng hợp cực tiểu: Amin = 
	- Hai dao động vuông pha: Þ= Þ Biên độ tổng hợp: A = 
	- Tổng quát: £ A £ A1 + A2 
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: 
Chủ đề 1: Dao động điều hoà
1.1 Phương trình tổng quát của dao động điều hoà có dạng là
A. x = Acotg(ωt + φ).	B. x = Atg(ωt + φ).
	C. x = Acos(ωt + φ).	D. x = Acos(ωt2 + φ).
1.2 Một chất điểm dao động điều hoà theo phương trình x = 5cos(2πt)cm, chu kì dao động T của chất điểm là
A. 1s.	B. 2s.	C. 0,5s.	D. 10s.
1.3 Vật dao động điều hòa có x = Acos(wt + j) . Biên độ dao động A phụ thuộc vào
A. pha ban đầu j.	B. Pha dao động (
C. lực kích thích ban đầu lên hệ dao động.	D. chu kì dao động của hệ.
1.4 Cho dao động điều hòa x = Acos(ωt + φ). Trong đó A, w và j là những hằng số. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Đại lượng j là pha dao động.
B. Biên độ A không phụ thuộc vào w và j, nó chỉ phụ t ... y. Ban đầu có 100g Po thì sau bao lâu lượng Po chỉ còn 1g ?
	A. 916,85 ngày.	B. 834,45 ngày.	C. 653,28 ngày.	D. 549,69 ngày.
7.39 Chất phóng xạ I có chu kì bán rã 8 ngày đêm. Ban đầu có 1 g chất này thì sau 1 ngày đêm còn lại bao nhiêu ?
	A. 0,92g.	B. 0,87g.	C. 0,78g.	D. 0,69g.
7.40 là chất phóng xạ b- với chu kì bán rã 15 giờ. Ban đầu có một lượng thì sau một khoảng thời gian bao nhiêu lượng chất phóng xạ trên bị phân rã 75% ?
A. 7h30’ 	B.15h 	C. 22h30’ 	D. 30h
7.41 Một lượng chất phóng xạ ban đầu có khối lượng 1mg. Sau 15,2 ngày độ phóng xạ giảm 93,75%. Chu kì bán rã của Rn là
	A. 4 ngày.	B. 3,8 ngày. 	C. 3,5 ngày.	D. 2,7 ngày.
 7.42 Đồng vị là chất phóng xạ b- với chu kì bán rã là T = 5,33 năm, ban đầu có khối lượng là m0. Sau một năm lượng Co trên bị phân rã bao nhiêu phần trăm ? 
	A. 12,2%.	B. 27,8%.	C. 30,2%.	D. 42,7%
7.43 Đồng vị là chất phóng xạ b- với chu kì bán rã là T = 5,33 năm, ban đầu có khối lượng là m0. Sau một năm lượng Co trên còn lại bao nhiêu phần trăm ? 
	A. 12,2%.	B. 87,8%.	C. 30,2%.	D. 42,7%
 7.44 Ban đầu có một lượng chất phóng xạ X nguyên chất, có chu kì bán rã là T. Sau thời gian t= 2T kể từ thời điểm ban đầu, tỉ số giữa số hạt nhân chất phóng xạ X phân rã và số hạt nhân chất phóng xạ X còn lại là 
A. 3. 	B. 4/3. 	C. 4. 	D.1/3
7.45 Ban đầu có N0 hạt nhân của một mẫu phóng xạ nguyên chất. Biết chu kì bán rã của chất phóng xạ này là T. Sau thời gian 3T, kể từ thời điểm ban đầu, số hạt nhân chưa phân rã của mẫu phóng xạ này là 
A. .	B. 	C. .	D. 
 7.46 Ban đầu có N0 hạt nhân của một chất phóng xạ. Giả sử sau 4 giờ, tính từ lúc ban đầu, có 75% số hạt nhân N0 bị phân rã. Chu kì bán rã của chất đó là 
A. 8 giờ. 	B. 2 giờ. 	C. 3 giờ. 	D. 4 giờ.
Chủ đề 4: Phản ứng phân hạch. Phản ứng nhiệt hạch
7.47 Sự phân hạch là sự vỡ một hạt nhân nặng
	A. thường xảy ra một cách tự phát thành nhiều hạt nhân nặng hơn.
	B. thành hai hạt nhân nhẹ hơn khi hấp thụ một nơtron.
	C. thành hai hạt nhân nhẹ hơn và vài nơtron, sau khi hấp thụ một nơtron chậm.
	D. thành hai hạt nhân nhẹ hơn, thường xảy ra một cách tự phát.
7.48 Gọi k là hệ số nhân nơtron, thì điều kiện để phản ứng dây chuyền xảy ra là:
	A. k 1.	D. k ³ 1.
7.49 Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng hạt nhân
	A. tỏa ra một nhiệt lượng lớn.
	B. tỏa năng lượng nhưng cần một nhiệt độ cao mới thực hiện được.
	C. hấp thụ một nhiệt lượng lớn.
	D. trong đó, hạt nhân của các nguyên tử bị nung nóng chảy thành các nuclôn.
7.43 Phản ứng nhiệt hạch và phản ứng phân hạch là hai phản ứng hạt nhân trái ngược nhau vì
	A. một phản ứng tỏa, một phản ứng thu năng lượng.
	B. một phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thấp, phản ứng kia xảy ra ở nhiệt độ cao.
 	C. một phản ứng là tổng hợp hai hạt nhân nhẹ thành hạt nhân nặng hơn, phản ứng kia là sự phá vỡ một hạt nhân nặng thành hai hạt nhân nhẹ hơn.
 	 D. một phản ứng diễn biến chậm, phản ứng kia diễn biến nhanh.
7.44 Phát biểu nào sau đây về phản ứng nhiệt hạch là không đúng ?
	A. Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng kết hợp hai hạt nhân nhẹ thành hạt nhân nặng hơn.
	B. Phản ứng chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao nên gọi là phản ứng nhiệt hạch.
 	C. Xét năng lượng tỏa ra trên một đơn vị khối lượng thì phản ứng nhiệt hạch tỏa ra năng lượng lớn hơn nhiều phản ứng phân hạch.
	D. Phản ứng có thể xảy ra ở nhiệt độ bình thường.
CHƯƠNG VIII: TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ
A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC
I. CÁC HẠT SƠ CẤP.
 1. Hạt sơ cấp.
Hạt sơ cấp là các hạt vi mô, có kích thước vào cỡ kích thước hạt nhân trở xuống, như : phôtôn (), êlectron (), pôzitron (), prôtôn (p), nơtron (n), nơtrinô ().
 2.Phân loại hạt sơ cấp:
Hạt sơ cấp
Khối lượng
Gồm các hạt
Phôtôn
m = 0
Leptôn
m = 0 - 200me
Nơtrinô (ν),êlectrôn (e-), pôzitron (e+), mêzôn (μ-)
Hađrôn
m > 200me
Mêzôn , K
Barion: nuclôn (n, p) và hipêron 
3. Các tính chất của hạt sơ cấp..
a. Thời gian sống: Một số hạt sơ cấp là bền ( phôtôn, electron, prôtôn, nơtrinô), còn đa số là không bền.
b. Phản hạt : Phản hạt của một hạt sơ cấp có cùng khối lượng nhưng điện tích trái dấu và cùng giá trị tuyệt đối. 
4. Tương tác của các hạt sơ cấp.
 - Tương tác điện từ: Là tương tác giữa phôtôn và các hạt mang điện, giữa các hạt mang điện với nhau.
 - Tương tác mạnh: Là tương tác giữa các hađrôn.
 - Tương tác yếu: Là tương tác giữa các leptôn.
 - Tương tác hấp dẫn: Là tương tác giữa các hạt (các vật) có khối lượng khác không.Hình 1: Hệ mặt trời
II. CẤU TẠO VŨ TRỤ.
 I.1 Hệ Mặt Trời
 Gồm Mặt Trời, các hành tinh và các vệ tinh.
1. Mặt Trời
- Là thiên thể trung tâm của hệ Mặt Trời. 
RMặt Trời > 109 RTrái Đất
mMặt Trời = 333000 mTrái Đất
- Là một quả cầu khí nóng sáng với 75%H và 23%He.
- Là một ngôi sao màu vàng, nhiệt độ bề mặt 6000K.
- Nguồn gốc năng lượng: phản ứng tổng hợp hạt nhân hiđrô thành Heli
2. Các hành tinh
- Có 8 hành tinh theo thứ tự từ trong ra ngoài: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
- Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.
- Xung quanh hành tinh có các vệ tinh.
- Các hành tinh chia thành 2 nhóm: “nhóm Trái Đất” và “nhóm Mộc Tinh”. 
3. Các tiểu hành tinh
 Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời trên các quỹ đạo có bán kính từ 2,2 đến 3,6 đvtv, trung gian giữa bán kính quỹ đạo Hoả tinh và Mộc tinh.
4. Sao chổi và thiên thạch
a. Sao chổi: là những khối khí đóng băng lẫn với đá, có đường kính vài km, chuyển động xung quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo hình elip rất dẹt mà Mặt Trời là một tiêu điểm.
b. Thiên thạch là những tảng đá chuyển động quanh Mặt Trời.
Vài số liệu về các hành tinh:
Hành tinh
m/MĐ
Khoảng cách
đến Mặt Trời (đvtv)
n (số vệ tinh)
Khối lượng riêng
(103 kg/m3)
1. Thủy tinh
2. Kim tinh
3. Trái Đất
4. Hỏa tinh
5. Mộc tinh
6. Thổ tinh
7.Thiênvương tinh
8. Hải vương tinh
0,055
0,81
1
0,11
318
95
15
17
0,39
0,72
1
1,52
5,20
9,54
19,2
30,0
0
0
1
2
63
34
27
13
5,4
5,3
5,5
3,9
1,3
0,7
1,2
1,7
 1 đvtv = 1,49597892.1011m ≈ 150 triệu km ( khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời)
 1 năm ánh sáng ≈ 63241 đơn vị thiên văn
II.2 Sao và thiên hà .
1. Các sao
a. Là một khối khí nóng sáng như Mặt Trời.
b. Nhiệt độ ở trong lòng các sao lên đến hàng chục triệu độ trong đó xảy ra các phản ứng hạt nhân.
c. Khối lượng của các sao trong khoảng từ 0,1 đến vài chục lần (đa số là 5 lần) khối lượng Mặt Trời. Bán kính biến thiên rất rộng ( sao chắt, sao kềnh)
d. Có những cặp sao có khối lượng tương đương nhau, quay xung quanh một khối tâm chung, đó là những sao đôi.
e. Ngoài ra, còn có những sao ở trạng thái biến đổi rất mạnh.
 Có những sao đột ngột rất sáng: Sao mới và sao siêu mới.
 Có những sao không phát sáng: punxa và lỗ đen.
f. Ngoài ra, còn có những “đám mây” sáng gọi là các tinh vân.
2. Thiên hà
a. Thiên hà là một hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân.
b. Thiên hà gần ta nhất là thiên hà Tiên Nữ (2 triệu năm ánh sáng).
c. Đa số thiên hà có dạng xoắn ốc, một số có dạng elipxôit và một số ít có dạng không xác định.
 Đường kính thiên hà vào khoảng 100.000 năm ánh sáng.
3. Thiên hà của chúng ta: Ngân Hà
a. Thiên Hà có chứa Hệ Mặt Trời được gọi là Ngân Hà.
b. Ngân Hà có dạng đĩa, phần giữa phình to, ngoài mép dẹt. Đường kính của Ngân Hà vào khoảng 100.000 năm ánh sáng, bề dày chỗ phồng to nhất vào khoảng 15.000 năm ánh sáng.
c. Hệ Mặt Trời nằm trên mặt phẳng qua tâm và vuông góc với trục của Ngân Hà, cách tâm khoảng cỡ 2/3 bán kính của nó.
d. Ngân Hà có cấu trúc dạng xoắn ốc.
4. Các đám thiên hà
Các thiên hà có xu hướng tập hợp với nhau thành đám.
5. Các quaza (quasar)
 Là những cấu trúc nằm ngoài các thiên hà, phát xạ mạnh một cách bất thường các sóng vô tuyến và tia X
B. CÂU HỎI ÔN TẬP
Chủ đề 1: Các hạt sơ cấp
8.1 Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hạt sơ cấp?
	A. Hạt sơ cấp nhỏ hơn hạt nhân nguyên tử, có khối lượng nghỉ xác định.
	B. Hạt sơ cấp có thể có điện tích hoặc không.
	C. Hạt sơ cấp lớn hơn hạt nhân nguyên tử, có khối lượng nghỉ xác định.
	D. Có một số hạt thời gian sống rất dài, đa số hạt lại có thời gian sống rất ngắn.
8.2 Các loại hạt sơ cấp là
	A. phôtôn, leptôn, mêzôn và hađrôn.	B. phôtôn, leptôn, barion.
	C. phôtôn, leptôn, hađrôn.	 	D. phôtôn, leptôn, nuclôn và hipêron.
8.3 Pôzitrôn là phản hạt của
	A. êlectron	B. prôtôn	C. nơtrinô	D. nơtrôn
8.4 Trong các hạt sơ cấp sau đây: nơtrôn, pôzitrôn, nơtrinô, phôtôn. Hạt sơ cấp nào có thời gian sống trung bình ngắn hơn các hạt còn lại?
	A. nơtrôn	B. phôtôn	C. nơtrinô	D. Prôtôn
8.5 Phát biểu nào sau đây là sai?
	A. Mỗi hạt sơ cấp có một phản hạt; hạt và phản hạt có khối lượng bằng nhau.
	B. Êlectron là một nuclôn có điện tích âm.
	C. Phôtôn là một hạt sơ cấp không mang điện.
	D. Prôtôn là hạt sơ cấp bền, không phân rã thành các hạt khác.
8.6 Phần lớn các hạt sơ cấp đều có một phản hạt; hạt và phản hạt tương ứng luôn luôn có.
	A. khối lượng bằng nhau.	B. điện tích giống nhau.
	C. mômen từ riêng giống nhau.	D. spin giống nhau.
Chủ đề 2: Hệ mặt trời
8.7 Trong các hành tinh sau đây thuộc hệ Mặt Trời, hành tinh nào có bán kính xấp xỉ bán kính của Trái Đất?
	A. Kim tinh. 	B. Thổ tinh.	C. Hỏa tinh.	D. Thủy tinh.
8.8 Trong các hành tinh sau đây thuộc Hệ Mặt Trời, hành tinh nào ở xa Mặt Trời nhất?
	A. Hỏa tinh. 	B. Thiên vương tinh.
	C. Kim tinh.	D. Hải vương tinh.
8.9 Đường kính của Trái Đất ở xích đạo có giá trị nào sau đây?
	A. 3 200 km.	B. 6 375 km.	C. 12 756 km.	D. 1 600 km.
8.10 Để đo khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời, người ta dùng đơn vị thiên văn (kí hiệu đvtv). 1 đvtv xấp xỉ bằng.
	A. 15 triệu kilômet.	B. 150 triệu kilômet.
	C. 1,5 triệu kilômet.	D. 300 triệu kilômet.
8.11 Mặt Trời là thiên thể trung tâm của Hệ Mặt Trời. Nó có khối lượng lớn hơn khối lượng của Trái Đất vào khoảng?
	A. 33 000 lần.	B. 333 000 lần.	C. 300 000 lần.	D. 3,3 triệu lần.
8.12 Hành tinh có khối lượng lớn nhất trong Hệ Mặt Trời là
	A. Mộc tinh.	B. Thổ tinh.	C. Hải vương tinh.	D. Thiên vương tinh.
8.13 Trong các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, hành tinh ở gần Trái Đất nhất là
	A. Hỏa tinh. 	B. Thủy tinh.	C. Kim tinh.	D. Mộc tinh.
8.14 Trong các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, hành tinh nào gần Mặt Trời nhất?
	A. Hỏa tinh.	B. Thủy tinh.	C. Kim tinh. 	D. Trái Đất.
8.15 Đường kính của Thiên Hà của chúng ta vào khoảng
	A. 200 nghìn năm ánh sáng.	B. 100 nghìn năm ánh sáng.
	C. 10 000 năm ánh sáng.	D. 1 triệu năm ánh sáng.
8.16 Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo gần tròn có bán kính khoảng
	A. 15.108 km.	B. 15.106 km.	C. 15.107 km.	D. 15.109 km.
8.17 Khối lượng của Trái Đất vào cỡ bao nhiêu ?
A. 6.1023 kg.	B. 6.1024 kg.	C. 6.1025 kg.	D. 6.1026 kg.
8.18 Khối lượng của Mặt Trời vào cỡ bao nhiêu ?
A. 2.1028 kg.	B. 2.1029 kg.	C. 2.1030 kg.	D. 2.1031 kg.
8.19 Mặt trời thuộc loại sao nào sau đây ?
	A. Sao chắt trắng.	B. Sao kềnh đỏ.
	C. Sao trung bình giữa sao chắt trắng và sao kềnh đỏ.	D. Sao nơtrôn 
8.20 Đường kính của một thiên hà vào cỡ bao nhiêu ?
	A. 10 000 năm ánh sáng.	B. 100 000 năm ánh sáng.
	C. 1 000 000 năm ánh sáng.	D. 10 000 000 năm ánh sáng.
Nguyên tắc thành công : Đam mê ; 
 Tích cực ; 
 Kiên trì !
 Chúc các em HỌC SINH thành công trong học tập! Năm Học 2010- 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docTL TN 2011.doc
  • docCopy of BIA ON TN_2.doc