Tài liệu ôn thi tốt nghiệp Sinh 12 - Phần Tiến hóa

Tài liệu ôn thi tốt nghiệp Sinh 12 - Phần Tiến hóa

PHẦN VI . TIẾN HOÁ

Chương I. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ

Câu 1. Tại sao để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài về các đặc điểm hình thái thì người ta lại hay sử dụng các cơ quan thoái hoá?

 Cơ quan thoái hoá thường được sử dụng như bằng chứng về mối quan hệ họ hàng giữa các loài vì cơ quan thoái hoá không có chức năng gì nên không được CLTN giữ lại. Chúng được giữ lại ở các loài, đơn giản là do được thừa hưởng các gen ở loài tổ tiên.

Câu 2. Hãy tìm một số bằng chứng sinh học phân tử để chứng minh mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung một nguồn gốc.

 Có rất nhiều bằng chứng phân tử chứng minh mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung tổ tiên. Ví dụ, mọi loài sinh vật đều có vật chất di truyền là ADN, đều có chung mã di truyền, có chung cơ chế phiên mã và dịch mã, có chung các giai đoạn của quá trình chuyển hoá vật chất như quá trình đường phân,

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1902Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi tốt nghiệp Sinh 12 - Phần Tiến hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP LỚP 12 MÔN SINH HỌC
I. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
PHẦN VI . TIẾN HOÁ
Chương I. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ
Câu 1. Tại sao để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài về các đặc điểm hình thái thì người ta lại hay sử dụng các cơ quan thoái hoá?
	Cơ quan thoái hoá thường được sử dụng như bằng chứng về mối quan hệ họ hàng giữa các loài vì cơ quan thoái hoá không có chức năng gì nên không được CLTN giữ lại. Chúng được giữ lại ở các loài, đơn giản là do được thừa hưởng các gen ở loài tổ tiên.
Câu 2. Hãy tìm một số bằng chứng sinh học phân tử để chứng minh mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung một nguồn gốc.
	Có rất nhiều bằng chứng phân tử chứng minh mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung tổ tiên. Ví dụ, mọi loài sinh vật đều có vật chất di truyền là ADN, đều có chung mã di truyền, có chung cơ chế phiên mã và dịch mã, có chung các giai đoạn của quá trình chuyển hoá vật chất như quá trình đường phân, 
Câu 3 Hãy trình bày các luận điểm chính của học thuyết Lamac
	Học thuyết Lamac có nội dung chính sau:
- Dưới tác động của môi trường hoặc tập quán hoạt động của động vật, các loài sinh vật được biến đổi từ loài này thành loài khác.
- Cơ chế làm cho loài biến đổi (tiến hoá) là do sinh vật chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường và những đặc điêmt thích nghi như vậy được di truyền từ đời này sang đời khác
	Cách giải thích về cơ chế tiến hoá hình thành loài của Lamac về cơ bản là sai vì:
- Các đặc điểm thích nghi do tập quán hoạt động của các cơ quan không thể di truyền được 
- Các loài không thể chủ động biến đổi để thích nghi với môi trường.
Câu 4. Hãy trình bày nội dung chính của học thuyết Đacuyn.
Học thuyết Đacuyn có các nội dung chính sau:
- Thế giới sinh vật thống nhất trong đa dạng:
+ Các loài sinh vật có nhiều đặc điểm giống nhau là do chúng được tiến hoá từ một tổ tiên chung.
+ Các loài sinh vật đa dạng (khác nhau) là do có được những đặc điểm thích nghi với môi trường sống khác nhau.
- Cơ chế tiến hoá dẫn đến hình thành loài là do CLTN.
+ Đối tượng của CLTN: là các cá thể sinh vật.
+ Động lực của CLTN: đấu tranh sinh tồn 
+ Nội dung của CLTN: CLTN là sự phân hoá về khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể/loài
+ Kết quả của CLTN: Tạo nên các loài sinh vật có đặc điểm thích nghi với môi trường.
Câu 5. Tại sao phần lớn đột biến gen là có hại cho cơ thể sinh vật nhưng đột biến gen vẫn được coi là nguồn phát sinh các biến dị di truyền cho CLTN?
	Phần lớn các đột biến gen tồn tại ở trạng thái dị hợp nên gen đột biến lặn không biểu hiện ra ngay kiểu hình. Qua sinh sản, sẽ tạo ra nhiều biến dị tổ hợp và gen có hại có thể nằm trong tổ hợp gen mới nên không gây hại hoặc trong môi trường mới các gen đột biến lại không có hại.
Câu 6. Hiện tượng di - nhập gen ảnh hưởng như thế nào đến vốn gen và tần số alen của quần thể?
- Di - nhập gen có thể mang đến cho quần thể những alen mới hoàn toàn mà trước đó không có.
- Di - nhập gen có thể chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể bằng cách tăng hay giảm tần số alen vốn có sẵn trong quần thể.
- Di - nhập gen có thể biểu hiện dưới nhiều dạng thậm chí chỉ đơn giản như truyền hạt phấn nhờ sâu bọ hoặc nhờ gió giữa các quần thể thực vật.
Câu 7. Hãy đưa ra một giả thuyết giải thích quá trình hình thành một quần thể cây có khả năng kháng lại một loài côn trùng từ một quần thể ban đầu bị sâu phá hoại. 
- Trong quần thể cây do có đột biến gen hoặc BDTH, một số cây sinh ra một số chất độc (sản phẩm phụ của quá trình TĐC), chất này được tích lại trong không bào của lá và thân.
- Trong điều kiện bình thường (không có sâu hại), những cây có chứa chất độc này phát triển chậm hoặc yếu hơn vì phải tiêu tốn năng lượng ngăn chặn tác hại của chất độc đối chính mình hoặc bài tiết chất độc ra ngoài, nên số lượng cây này ít.
- Khi có sâu hại xuất hiện, hấu hết các cây không có chất độc trong lá hoặc thân bị sâu tiêu diệt, những cây có chất độc trong lá hoặc thân tồn tại và phát triển mạnh thành quần thể cây kháng sâu nếu áp lực chọn lọc ngày một tăng.
Câu 8. Nếu chỉ dựa vào các đặc điểm hình thái để phân loại các loài thì có chính xác không? Giải thích.
	Nếu chỉ dựa vào các đặc điểm hình thái để phân biệt loài thì nhiều khi không chính xác vì có nhiều loài có quan hệ họ hàng thân thuộc có rất nhiều đặc điểm hình thái giống nhau (hiện tượng loài đồng hình), nhưng lại cách li sinh sản.
Câu 9. Các nhà khoa học thường dùng tiêu chuẩn nào để phân biệt loài vi khuẩn này với loài vi khuẩn khác? Giải thích.
	Thường dùng tiêu chuẩn hoá sinh, hình thái khuẩn lạc để phân biệt các loài vi khuẩn vì các loài vi khuẩn không sinh sản bằng hình thức sinh sản hữu tính nên không thể dùng tiêu chuẩn cách li sinh sản để phân biệt loài.
Câu 10. Trình bày các cơ chế cách li và vai trò của chúng trong quá trình tiến hoá.
a) Các cơ chế cách li (cách li sinh sản) được chia thành hai loại: cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử.
- Cách li trước hợp tử: 
+ Thực chất: là cơ chế cách li ngăn cản sự thụ tinh tạo ra hợp tử.
+ Gồm các loại sau: Cách li nơi ở, cách li tập tính, cách li thời gian (mùa vụ), cách li cơ học.
- Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản hợp tử phát triển tạo con lai hoặc ngăn cản tạo con lai hữu thụ.
b) Vai trò: cơ chế cách li có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá vì chúng ngăn cản các loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy mỗi loài duy trì được những đặc trưng riêng.
Câu 11. Giải thích vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới.
	Do có sự cách li địa lí nên quần thể bị cách li chịu sự tác động tổng hợp của các nhân tố tiến hoá làm cho tần số alen và tấn số kiểu gen bị biến đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen được tích luỹ lại lâu dần có thể dẫn đến sự cách li sinh sản với quần thể gốc thì loài mới xuất hiện.
Câu 12. Tại sao cách li địa lí lại là cơ chế chủ yếu dẫn đến hình thành loài mới ở động vật?
- Quá trình hình thành loài mới bằng cách li địa lí hay xảy ra đối với các loài động vật vì chúng có khả năng di chuyển tới những vùng địa lí khác nhau tạo nên những quần thể mới cách li với nhau.
- Tuy nhiên, các loài thực vật cũng có khả năng phát tán tới các vùng địa lí khác nhau (nhờ gió, nhờ động vật, ) nhưng ít hơn nhiều so với động vật.
.Câu 13. Giải thích cơ chế hình thành loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ.
	Loài bông này đã được hình thành bằng cách lai xa kèm theo đa bội hoá. Cụ thể:
Loài bông châu Âu 2n = 26 NST lớn x loài bông dại ở Mĩ 2n = 26 NST bé
Cơ thể bông lai xa có 2n = 26 ( 13 NST lớn và 13 NST bé)
 Đa bội hoá 
	Cơ thể bông song nhị bội 2n = 52 (26 NST lớn và 26 NST bé). Khi chúng được nhân lên và cách li sinh sản với 2 loài bông ban đầu thành loài bông mới .
Câu 13. Giải thích hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
	Con lai xa khác loài nếu được đa bội hoá làm cho các NST của mỗi loài đều có NST tương đồng thì chúng có thể sinh sản bình thường. Chúng được xem là một loài mới so với các loài bố mẹ vì khi lai trở lại với các loài bố mẹ thì sẽ cho con lai bất thụ (cách li sinh sản với các loài bố mẹ).
Câu 14. Giải thích quá tình tiến hoá lớn hình thành nên các đơn vị phân loại trên loài bằng sơ đồ tiến hoá phân nhánh.
	Có thể vẽ sơ đồ chung giống như một cái cây có nhiều cành, với nhiều tầng, nhiều lớp. Các nhóm loài trên cùng một cành gốc nhỏ có thể coi như thuộc cùng một chi, nhiều cành gốc gộp lại thành một họ, cứ như thế tiếp tục hình thành đơn vị phân loại lớn hơn.
Câu 15. Tại sao bên cạnh những loài có tổ chức cơ thể rất phức tạp vẫn tồn tại những loài có cấu trúc khá đơn giản?
	Bên cạnh những loài có tổ chức cơ thể rất phức tạp vẫn tồn tại những loài có cấu trúc khá đơn giản vì:
Quá trình tiến hoá luôn duy trì những quần thể sinh vật thích nghi nhất
Các loài có cấu trúc đơn giản lại có lợi thế thích nghi nhanh chóng với môi trường, do chúng sinh sản nhanh, đột biến phát sinh nhanh nên nhanh chóng tạo ra các quần thể thích nghi
Chương II. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
Câu 1. Trình bày thí nghiệm của Milơ về sự hình thành của các hợp chất hữu cơ.
Tạo môi trường có thành phần hoá học giống khí quyển của Trái đất nguyên thuỷ trong một bình thuỷ tinh 5 lít (CH4, NH3, H2, hơi nước) trong điều kiện phóng điện liên tục suốt một tuần.
Kết quả thu được một số chất hữu cơ đơn giản trong đó có axit amin.
Câu 2. Nêu thí nghiệm chứng minh các prôtêin nhiẹt có thể tự hình thành từ các axit amin mà không cần đến các cơ chế dịch mã.
	Vào những năm 1950, Fox và các cộng sự đã tiến hành thí nghiệm đun nóng hỗn hợp các axit amin khô ở nhiệt độ 150 – 1800C và đã tạo ra được các chuỗi pôlipeptit ngắn được gọi là prôtêin nhiệt..
Câu 3. Giải thích CLTN giúp hình thành nên các tế bào sơ khai như thế nào.
	Tập hợp các đại phân tử trong các tế bào sơ khai (giọt côaxecva) có thể rất khác nhau. Những tế bào sơ khai nào có được tập hợp các đại phân tử giúp chúng có khả năng sinh trưởng, trao đổi chất, nhân đôi tốt hơn thì sẽ được CLTN duy trì, ngược lại sẽ bị CLTN đào thải.
Câu 4.Hoá thạch là gì? Nêu vai trò của hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử tiến hoá của sinh giới. 
- Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất. Di tích của sinh vật để lại có thể là một phần cơ thể hoặc nguyên vẹn cơ thể.
- Vai trò của hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử tiến hoá của sinh giới: Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về lịch sử tiến hoá của sinh giới.
Câu 5. Dựa vào đâu người ta phân chia lịch sử Trái Đất thành các niên đại?
Dựa vào những biến đổi lớn về địa chất của Trái Đất làm cho sinh vật bị tuyệt chủng
Dựa vào các hoá thạch
Câu 6. Hiện tượng trôi dạt lục địa ảnh hưởng như thế nào đến sự tiến hoá của sinh giới?
- Hiện tượng trôi dạt lục địa ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện khí hậu Trái Đất. Ví dụ: khi các lục địa liên kết lại với nhau thành siêu lục địa thì vùng trung tâm của siêu lục địa sẽ trở nên khô hạn nhiều hơn và ngược lại.
- Sự trôi dạt lục địa cũng làm xuất hiện các dãy núi, động đất, sóng thần , dẫn đến làm tuyệt chủng nhiều loài sinh vật.
Câu 7. Bò sát khổng lồ phát triển mạnh vào thời kì nào? Động vật có vú đầu tiên xuất hiện khi nào?
Bò sát khổng lồ phát triển mạnh vào kỉ Jura của đại Trung sinh.
Động vật có vú đầu tiên xuất hiện vào kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại Trung sinh.
Câu 8. Khí hậu của Trái Đất sẽ như thế nào trong những thế kỉ và thiên niên kỉ tới? Cần làm gì để ngăn chặn nạn đại diệt chủng có thể xảy ra do con người?
	Hiện tượng Trái Đất nóng dần lên do kết quả của hiệu ứng nhà kính do con người gây ra đang là vấn đề quan tâm của toàn nhân loại. Trái Đất nóng dần làm tan băng ở các
cực của Trái Đất dẫn đến mực nước biển dâng cao gây ra hàng loạt những ảnh hưởng về sinh thái học, đe doạ sự tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on thi TN 09 Tien hoa.doc