Tài liệu ôn thi tốt nghiệp phổ thông môn Địa lí (đã giảm tải)

Tài liệu ôn thi tốt nghiệp phổ thông môn Địa lí (đã giảm tải)

BÀI 1 . VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

1. Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỷ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc đổi mới ở nước ta?

Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỷ XX có ảnh hưởng đến công cuộc đổi mới ở nước ta:

- Xu hướng tăng cường quan hệ, liên kết quốc tế mở rộng đã thúc đẩy quá trình hội nhập, đổi mới nhanh chóng và toàn diện nền KT-XH đất nước.

- Việc phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ cho phép nước ta học tập kinh nghiệm sản xuất, tranh thủ nguồn vốn và khoa học, công nghệ từ bên ngoài góp phần phát triển kinh tế.

- Bối cảnh quốc tế đặt nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt về kinh tế nên cần có những chính sách thích hợp nhằm phát triển ổn định bền vững về mặt KT-XH.

 

doc 67 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1763Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi tốt nghiệp phổ thông môn Địa lí (đã giảm tải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1 . VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
1. Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỷ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc đổi mới ở nước ta?
Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỷ XX có ảnh hưởng đến công cuộc đổi mới ở nước ta:
- Xu hướng tăng cường quan hệ, liên kết quốc tế mở rộng đã thúc đẩy quá trình hội nhập, đổi mới nhanh chóng và toàn diện nền KT-XH đất nước.
- Việc phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ cho phép nước ta học tập kinh nghiệm sản xuất, tranh thủ nguồn vốn và khoa học, công nghệ từ bên ngoài góp phần phát triển kinh tế.
- Bối cảnh quốc tế đặt nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt về kinh tế nên cần có những chính sách thích hợp nhằm phát triển ổn định bền vững về mặt KT-XH.
2. Tại sao nước ta đặt ra vấn đề đổi mới KT-XH?
- Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, nền kinh tế nước ta chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh và lại đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu.
- Bối cảnh trong nước và quốc tế cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX diễn biến hết sức phức tạp.
- Nước ta nằm trong tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát ở mức 3 con số, đời sống người dân khó khăn.
- Những đường lối và chính sách cũ phông phù hợp với tình hình mới. Vì vậy, để thay đổi bộ mặt kinh tế cần phải đổi mới.
3. Công cuộc Đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn nào?
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tỷ lệ tăng trưởng GDP từ 0,2 % vào giai đoạn 1975 - 1980 đã tăng lên 6,0 % và năm 1988, tăng lên 8,4 % vào năm 2005. 
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho tới đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trong cơ cấu GDP, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng nhỏ. Từng bước tỷ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp giảm, đến năm 2005 đạt chỉ còn 21,0 %. Tỷ trọng của công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất, đến năm 2005 đạt xấp xỉ 41 %, vượt cả tỷ trọng của khu vực dịch vụ (38,0 %).
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét. Một mặt hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, phát triên các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn. Mặt khác, những vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên giới, hải đảo cũng được ưu tiên phát triển.
- Nước ta đạt được những thành tựu to lớn trong xóa đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân được cải thiện rõ rệt.
4. Hãy nêu những sự kiện để chứng tỏ nước ta đang từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.
- Từ đầu năm 1995, Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ.
- Tháng 7-1995, Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN.
- Thực hiện các cam kết của AFTA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN), tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), đẩy mạnh quan hệ song phương và đa phương.
- Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
BÀI 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ
1. Vị trí địa lý nước ta mang đến những thuận lợi và khó khăn gì cho quá trình phát triển KT-XH?
a. Vị trí địa lí:
b. Thuận lợi:
- Thuận lợi giao lưu buôn bán, văn hóa với các nước trong khu vực và thế giới.
- Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
- Nguồn khoáng sản phong phú là cơ sở quan trọng phát triển công nghiệp.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất và sự sinh trưởng, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi.
- Thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Sinh vật phong phú, đa dạng về số lượng và chủng loại.
c. Khó khăn: Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ, vấn đề an ninh quốc phòng hết sức nhạy cảm.
2. Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý nước ta.
a. Ý nghĩa về tự nhiên
- Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của khu vực gió mùa châu Á làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Giáp biển Đông nên chịu ẩnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên bốn mùa xanh tốt.
- Nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động thực vật tạo nên sự đa dạng về động – thực vật.
- Nằm trên vành đai sinh khoáng châu Á-Thái Bình Dương nên có nhiều tài nguyên khoáng sản. 
- Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên: phân hoá Bắc – Nam, miền núi và đồng bằng
* Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán
b. Ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng.
- Về kinh tế:
+ Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông hàng hải, hàng không, đường bộ với các nước trên thế giới.
à Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới.
 + Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các nghành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch)
- Về văn hóa- xã hội: nằm ở nơi giao thoa các nền văn hóa nên có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa . Đây cũng là thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Về chính trị quốc phòng: vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước. 
*Khó khăn: vừa hợp tác vừa cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới.
3. Hãy cho biết vai trò của các đảo và quần đảo đối với quá trình phát triển kinh tế nước ta. 
- Phát triển kinh tế đảo và quần đảo là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong chiến lược phát triển kinh tế nước ta.
- Các đảo và quần đảo là kho tàng về tài nguyên khoáng sản, thuỷ sản
- Kinh tế đảo và quần đảo góp phần tạo nên sự phong phú về cơ cấu kinh tế nước ta, nhất là ngành du lịch biển.
- Các đảo và quần đảo là nơi trú ngụ an toàn của tàu bè đánh bắt ngoài khơi khi gặp thiên tai.
- Đặc biệt các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong bảo vệ an ninh quốc phòng. Các đảo và quần đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước, là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển.
BÀI 6. ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
1. Địa hình nước ta có những đặc điểm cơ bản nào?
a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước, đồng bằng chiếm 1/4 diện tích cả nước.
+ Đồi núi thấp chiếm hơn 60%, nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích, núi cao trên 2000m chiếm khoảng 1% diện tích cả nước.
b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:
- Địa hình được trẻ hóa và có tính phân bật rõ rệt.
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Địa hình gồm 2 hướng chính:
 + Hướng Tây Bắc-Đông Nam: dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn.
 + Hướng vòng cung: các dãy núi vùng Đông Bắc, Nam Trường Sơn.
c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: quá trình xâm thực và bồi tụ diễn ra mạnh mẽ.
d.Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người 
2. Địa hình đồi núi có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, sinh vật và thổ nhưỡng nước ta?
	a. Khí hậu:
- Các dãy núi cao chính là ranh giới khí hậu giữa các vùng. Chẳng hạn như, dãy Bạch Mã là ranh giới giữa khí hậu giữa phía Bắc và phía Nam-ngăn gió mùa Đông Bắc từ Đà Nẵng vào; dãy Hoàng Liên Sơn là ranh giới giữa khí hậu giữa Tây Bắc và Đông Bắc; dãy Trường Sơn tạo nên gió Tây khô nóng ở Bắc Trung Bộ.
- Độ cao của địa hình tạo nên sự phân hóa khí hậu theo đai cao. Tại các vùng núi cao xuất hiện các vành đai khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới.
	b. Sinh vật và thổ nhưỡng:
- Ở vành đai chân núi diễn ra quá trình hình thành đất feralit và phát triển cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. Trên các khối núi cao hình thành đai rừng cận nhiệt đới trên núi và đất feralit có mùn. Lên cao trên 2.400 m, là nơi phân bố của rừng ôn đới núi cao và đất mùn núi cao.
- Thảm thực vật và thổ nhưỡng cũng có sự khác nhau giữa các vùng miền: Bắc-Nam, Đông-Tây, đồng bằng lên miền núi.
3. Địa hình núi vùng Đông Bắc có những đặc điểm gì?
+ Nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm đầu ở Tam Đảo, mở về phía bắc và phía đông.
+ Núi thấp chủ yếu, theo hướng vòng cung, cùng với sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.
+ Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng Tây Bắc-Đông Nam.
+ Những đỉnh núi cao trên 2.000 m ở Thương nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt-Trung là các khối núi đá vôi cao trên 1.000 m ở Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là đồi núi thấp, cao trung bình 500-600 m.
4. Địa hình núi vùng Tây Bắc có những đặc điểm gì?
+ Giữa sông Hồng và sông Cả, địa hình cao nhất nước ta, hướng núi chính là Tây Bắc-Đông Nam (Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh)
+ Hướng nghiêng: thấp dần về phía Tây
+ Phía Đông là núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, có đỉnh Fan Si Pan cao 3.143 m. Phía Tây là núi trung bình dọc biên giới Việt-Lào như Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh. Ở giữa là các dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông (sông Đà, sông Mã, sông Chu)
5. Địa hình núi vùng Trường Sơn Bắc có những đặc điểm gì?
+ Từ Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
+ Huớng núi là hướng Tây Bắc-Đông Nam, gồm các dãy núi so le, song song, hẹp ngang. 
+ Cao ở 2 đầu, thấp trũng ở giữa. Phía Bắc là vùng núi Tây Nghệ An, phía Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên-Huế. Mạch cuối cùng là dãy Bạch Mã-ranh giới với vùng núi Trường Sơn Nam và là bức chắn ngăn cản các khối khí lạnh tràn xuống phía Nam.
6. Địa hình núi vùng Trường Sơn Nam có những đặc điểm gì?
+ Gồm các khối núi, cao nguyên ba dan chạy từ nơi tiếp giáp dãy núi Bạch Mã tới bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ, bao gồm khối núi Kon Tum và khối núi Nam Trung Bộ.
+ Hướng nghiêng chung: với những đỉnh cao trên 2000 m nghiêng dần về phía Đông, tạo nên thế chênh vênh của đường bờ biển có sườn dốc.
+ Phía Tây là các cao nguyên xếp tầng tương đối bằng phẳng, cao khoảng từ 500-800-1000 m: Plây-cu, Đắk Lắk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh, tạo nên sự bất đối xứng giữa 2 sườn Đông-Tây của địa hình Trường Sơn Nam.
7. Với địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì?
	a. Thuận lợi:
+ Khoáng sản: Nhiều loại, như: đồng, chì, thiếc, sắt, crôm, bô xít, apatit, than đá, vật liệu xây dựngThuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp phát triển.
+ Thuỷ năng: sông dốc, nhiều nước, nhiều hồ chứaCó tiềm năng thuỷ điện lớn.
+ Rừng: chiếm phần lớn diện tích, trong rừng có nhiều gỗ quý, nhiều loại động thực vật, cây dược liệu, lâm thổ sản, đặc biệt là ở các vườn quốc giaNên thuận lợi cho bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, khai thác gỗ
+ Đất trồng và đồng cỏ: Thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ.), vùng đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc. Vùng cao còn có thể nuôi trồng các loài động thực vật cận nhiệt và ôn đới.
+ Du lịch: điều kiện địa hình, khí hậu, rừng, môi trường sinh tháithuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan
b. Khó khăn: xói mòn đất, đất bị hoang hoá, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn, nhiều thiên tai: lũ quét, mưa đá, sương muốiKhó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của dân cư, đầu tư tốn kém, chi phí lớn cho phòng và khắc phục thiên tai.
8. Trình bày những đặc điểm của Đồng bằng sông Hồng.
+ Diện tích: 15.000 km2.
+ Đồng  ... ự phát triển:
Thể hiện các hiện tượng, điều kiện KT-XH về phương diện động lực, quá trình phát triển, tình hình phát triểnà cột và đường
1.2.Dạng biểu đồ thể hiện cơ cấu:
Phản ánh cơ cấu các hiện tượng địa lý KT-XHà hình tròn
1.3.Dạng biến đổi:
	-Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu à biểu đồ miền
	Dấu hiệu câu hỏi: +Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch và thay đổi cơ cấu.
 +Bảng số liệu cho tương đối nhiều năm.
	-Biểu đồ kết hợp: cột và đường.
	2.Quy trình vẽ biểu đồ:
	Lựa chọn vẽ biểu đồ dựa vào câu hỏi và số liệu đã cho.
	-Căn cứ câu hỏi: đọc kỹ để xác định
	-Căn cứ bảng số liệu: không quan trọng nhưng đối với biểu đồ miền thể hiện rất cụ thể.
	-Xử lý số liệu:
	+Số liệu tuyệt đối thường yêu cầu thể hiện sự phát triển à cột, đường, cột kết hợp đường.
	+Số liệu tương đối thể hiện dạng cơ cấu và sự chuyển dịch à tròn, miền.
	-Vẽ biểu đồ: đúng, rõ ràng, thẩm mỹ.
	3.Một số biểu đồ thường gặp:
	3.1.Biểu đồ cột:
- Cột đơn: thể hiện sự khác biệt về quy mô số lượng của một đại lượng nào đó, thể hiện các đại lượng khác nhau có thể đặt cạnh nhau-biểu đồ đơn gộp nhóm.
- Cột chồng: chồng nối tiếp thể hiện tổng đại lượng nào đó.
-Thanh ngang cũng là dạng biểu đồ cột.
Ví dụ:
Diện tích cây công nghiệp nước ta (đơn vị: nghìn ha)
Năm 
1990
1995
2000
2004
Cây công nghiệp hàng năm
542
717
778
851
Cây công nghiệp lâu năm
657
902
1451
1536
3.2.Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị):
-Biểu diễn sự thay đổi một đại lượng theo thời gian.
-Nếu có 2 đại lượng khác nhau có thể vẽ 2 trục tung (số liệu tuyệt đối). Còn chuyển sang số liệu tương đối (%) có thể vẽ 1 trục tung.
-Chọn năm đầu tiên trong bảng số liệu trùng với gốc tọa độ.
Ví dụ:
	Sản lượng lương thực nước ta (đơn vị: nghìn tấn)
Năm
1980
1985
1990
1995
2000
Sản lượng lương thực
14406
18200
21489
27571
35463
3.3.Biểu đồ tròn:
Dùng thể hiện quy mô và cơ cấu hiện tượng cần trình bày.
*Chú ý: xử lý số liệu tuyệt đối sang tương đối và xác định bán kính vòng tròn khác nhau giữa các năm. Nếu cho số liệu tương đối có thể vẽ 2 vòng tròn bằng nhau.
*Biểu đồ nửa hình tròn: với nửa hình tròn là 100% à thường thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu.
	Ví dụ: Cơ cấu dân số nước ta năm 1999 (đơn vị: %)
Dưới tuổi lao động
33.1
Trong tuổi lao động
59.3
Ngoài tuổi lao động
7.6
3.4.Biểu đồ kết hợp cột và đường:
 - Thường dùng thể hiện 2 đối tượng khác nhau (2 trục đứng) àlưu ý chia thời gian đúng theo khoảng cách từ bảng số liệu.
 - Nó phản ánh 2 phương diện: thành phần và sự phát triển (bảng số liệu thường cho: chia ra, phân ra, trong đóthể hiện thành phần).
Ví dụ: Số dự án và số vốn đăng ký đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Năm
1992
1994
1996
1998
2000
Số dự án
197
343
325
275
371
Tổng vốn đăng ký (triệu USD)
2165
3765
8497
3897
2012
3.5.Biểu đồ miền:
- Thường thể hiện cơ cấu và động thái phát triển các đối tượng.
 - Là trường hợp đặc biệt của biểu đồ cột và đường, có thể hiện chuỗi thời gian và cơ cấu.
 - Cần xử lý số liệu đã cho và đưa ra bảng số liệu đã xử lý.
Ví dụ:
 Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp theo 2 nhóm ngành A và B nước ta (đơn vị: %)
Năm
1980
1985
1990
1995
Nhóm A
37.8
32.7
34.9
44.7
Nhóm B
62.2
67.3
65.1
55.3
B. CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ BIỀU ĐỒ
Bài Tập 1: 
Tỷ lệ tăng dân số nước ta thời kỳ 1960-2001 Đơn vị: %
1960
1965
1970
1979
1989
1999
2001
Tỷ lệ tăng dân số
3,4
3,1
2,8
2,5
2,3
1,6
1,4
Vẽ biểu đồ thể hiện tỷ lệ tăng dân số nước ta thời kỳ trên và rút ra nhận xét, giải thích.
Bài Tập 2:
Tình hình sản xuất thuỷ sản nước ta. Đơn vị: nghìn tấn
Sản lượng thuỷ sản
1990
1992
1994
1996
1998
2000
-Đánh bắt
-Nuơi trồng
728.5
162.5
843.1
172.9
1120.9
344.1
1278.0
423.0
1357.0
425.0
1660.0
589.0
	Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng thuỷ sản nước ta. Nhận xét và phân tích nguyên nhân sự phát triển.
Bài Tập 3: 
Cả nước
Đồng bằng
sông Hồng
Đồng bằng
sông Cửu Long
Tổng diện tích đất tựnhiên (nghìn ha)
-Đất nông nghiệp (nghìn ha)
-Số dân (nghìn người)
32924.1
9345.4
77685.5
1478.8
857.6
17017.7
3936.1
2970.2
16365.9
a.Vẽ biểu đồ thể hiện tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp, số dân của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, cả nước.
	b.Tính bình quân đất nông nghiệp, mật độ dân số Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, cả nước.
	c.Nhận xét đặc điểm và ảnh hưởng của dân số đối với vấn đề phát triển kinh tế-xã hội Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, cả nước.
Bài Tập 4: 
Tình trạng việc làm phân theo vùng nước ta năm 1996. Đơn vị: nghìn người
Vùng
Lực lượng lao động
Số người chưa có
việc làm thường xuyên
Cả nước
35886
965.5
-Trung du-miền núi phía Bắc
-Đồng bằng sông Hồng
-Bắc Trung Bộ
-Nam Trung Bộ
-Tây Nguyên
-Đông Nam Bộ
-Đồng bằng sông Cửu Long
6433
7383
4664
3805
1442
4391
7748
87.9
182.7
123.0
122.1
15.6
204.3
229.9
	Hãy vẽ biểu đồ thể hiện số người chưa có việc làm thường xuyên và rút ra nhận xét.
Bài Tập 5:
Tình hình xuất nhập khẩu nước ta. Đơn vị: triệu USD
Năm
1988
1989
1990
1992
1995
1999
Tổng giá trị xuất nhập khẩu
3795.1
4511.8
5156.4
5121.4
13604.3
23162.0
Cán cân xuất nhập khẩu
-1718.3
-619.8
-384.4
+40.0
-2706.5
-82.0
	a.Tính giá trị xuất khẩu và nhập khẩu.
	b.Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu. Rút ra nhận xét.
Bài Tập 6:
Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp nước ta.
Năm
1995
1999
2000
2001
2002
Than (nghìn tấn)
8350
9629
11609
13397
15900
Dầu (nghìn tấn)
7620
15217
46219
16833
16600
Điện (triệu kwh)
14665
23599
26682
30673
35562
	Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng một số sản phẩm công nghiệp nước ta. Rút ra nhận xét.
	Bài Tập 7: 
Giá trị sản xuất cơng nghiệp phân theo thành phần kinh tế. Đơn vị: tỷ đồng
Thành phần kinh tế
1995
2002
-Quốc doanh
-Ngoài quốc doanh
-Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
51990.5
25451.0
25933.2
104348.2
63948.0
91906.1
	Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế và nhận xét.
	Bài tập 8: Bình quân lương thực trên đầu người cả nước và các vùng. Đơn vị: kg/người
Năm
Cả nước
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long
1989
331,0
315,7
631,2
1996
387,7
361,0
854,3
1999
448,0
414,0
1.012,3
	Hãy vẽ biểu đồ thể hiện bình quân lương thực trên đầu người cả nước, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và rút ra nhận xét.
Bài tập 9: Tình hình sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Hồng.
1985
1995
1999
Diện tích cây lương thực (nghìn ha)
-Trong đó lúa
1.185,0
1.052,0
1.209,6
1.042,1
1.189,9
1.048,2
Sản lượng lương thực (nghìn tấn)
-Trong đó lúa
3.387,0
3.092,0
5.236,2
4.623,1
6.119,8
5.692,9
Hãy vẽ biểu đồ thể hiện diện tích lúa so với diện tích cây lương thực ở Đồng bằng sông Hồng qua các năm. Nhận xét vị trí ngành trồng lúa và giải thích.
Bài Tập 10: Lưu lượng nước sông Hồng các tháng ở Sơn Tây. Đơn vị: m3/s
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Lưu lượng
1318
1100
914
1071
1893
4692
7986
9246
6690
4122
2813
1746
	Vẽ biểu đồ và rút ra nhận xét về chế độ nước sông Hồng.
 Bài Tập 11: 
Bảng thống kê chế độ nhiệt và mưa của trạm khí tượng thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Nhiệt độ TB ( 0C)
25.8
26.7
27.9
28.9
28.3
27.5
27.1
27.1
26.8
26.7
26.4
25.7
Lượng mưa TB (mm)
14
4
10
50
218
312
294
270
327
267
116
48
	a.Hãy vẽ biểu đồ thể hiện chế độ nhiệt và mưa ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
	b.Nhận xét và giải thích. 
Bài Tập 12: Tình hình dân số và sản lượng lương thực nước ta.
Năm
1980
1985
1988
1990
1995
1997
2000
Dân số (nghìn người)
53.772
59.872
63.727
66.107
71.996
74.307
77.686
Sản lượng lương thực (nghìn tấn)
14.406
18.200
19.583
21.489
27.571
31.584
35.463
	a.Tính bình quân lương thực theo đầu người qua các năm.
	b.Vẽ biểu đồ thích hợp để so sánh tốc độ phát triển dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người thời kỳ trên.
	c.Rút ra kết luận.
Bài Tập 13: Số dự án và số vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.
Năm
Số dự án
Tổng vốn đăng ký
( triệu USD)
Trong đó vốn pháp định
( triệu USD)
1988
37
371,8
288,4
1990
108
839,0
407,5
1996
325
8.497,3
2.940,8
2001
502
2.503,0
1.044,1
	a.Tính quy mô số vốn đăng ký trung bình cho mỗi dự án.
	b.Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện số dự án, tổng vốn đăng ký và vốn pháp định.
	c.Nhận xét và giải thích.
C.Phân tích số liệu:
	-Đọc kỹ câu hỏi để tìm ra yêu cầu và phạm vi phân tích.
	-Tìm mối liên hệ giữa các số liệu, khơng bỏ sót dữ liệu.
	-Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình, chú ý đột biến tăng giảm.
	-Chuyển số liệu tuyệt đối sang tương đối để so sánh, phân tích.
	-Chú ý mối liên hệ giữa hàng ngang và hàng dọc.
*Nếu câu hỏi yêu cầu giải thích nguyên nhân, cần liên hệ kiến thức bài học để giải thích.
Bài Tập 1: Mật độ dân số các vùng ở nước ta. Đơn vị: người/km2
1989
1999
Cả nước
195
231
-Trung du-miền núi phía Bắc
-Đồng bằng sông Hồng
-Bắc Trung Bộ
-Nam Trung Bộ
-Tây Nguyên
-Đông Nam Bộ
-Đồng bằng sông Cửu Long
103
1030
170
167
41
219
364
110
1180
196
195
67
285
408
	a.Nhận xét tình hình phân bố dân cư nước ta.
	b.Giải thích tại sao có sự phân bố đó ?
	c.Phân tích ảnh hưởng của sự phân bố đó đến sự phát triển kinh tế-xã hội.
Bài Tập 2:
Địa phương
Nhiệt độ trung bình
Năm
Tháng nóng nhất
Tháng lạnh nhất
-Hà Nội
-Huế
-Thành phố Hồ Chí Minh
2309
2502
2706
2902
2903
2907
1702
2005
260
	Hãy trình bày và giải thích đặc điểm nhiệt độ nước ta.
Bài tập 3: 
Dựa vào bảng số liệu sau, rút ra nhận xét tình hình sản xuất nông nghiệp nước ta 1991-1996
1991
1992
1993
1994
1995
1996
-Tổng sản lượng lương thực (triệu tấn)
+ trong đó lúa (triệu tấn)
-Lương thực bình quân (kg/người)
-Gạo xuất khẩu (triệu tấn)
-Giá gạo xuất khẩu (USD/tấn)
-Tổng đàn lợn (triệu con)
21.9
19.6
324.9
1.0
187
12.1
24.2
21.5
348.9
1.9
200
13.8
25.5
22.8
359.0
1.7
250
14.8
26.1
23.5
360.9
1.9
280
15.5
27.1
24.9
372.5
2.1
320
16.3
29.0
26.3
386.6
3.0
330
16.8
Bài Tập 4:
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo khu vực kinh tế cả nước và Đông Nam Bộ. đơn vị: tỷ đồng
1995
2002
Cả nước
TỔNG SỐ
103.374
261.092
-CN quốc doanh
51.990
105.119
-CN ngoài quốc doanh
25.451
63.474
-K/v có vốn đầu tư nước ngoài
25.933
92.499
Đông Nam Bộ
TỔNG SỐ
50.508
125.684
- CN quốc doanh
19.607
35.616
- CN ngoài quốc doanh
9.942
27.816
-K/v có vốn đầu tư nước ngoài
20.959
62.252
a. Tính cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo khu vực kinh tế của cả nước và ĐNB năm 1995, 2002.
b.Tính tỷ trọng của vùng ĐNB trong công nghiệp cả nước và trong từng khu vực kinh tế năm 1995, 2002.
c.Nhận xét vị trí của ĐNB trong CN cả nước và đặc điểm cơ cấu CN trong vùng.
Bài tập 5: Tỷ trọng GDP phân theo các ngành kinh tế ở nước ta . Đơn vị: %
Ngành
1986
1991
1996
2000
2002
-Nông nghiệp
-Công nghiệp
-Dịch vụ
38,06
28,88
33,06
40,49
23,79
35,72
27,76
29,73
42,51
24,53
36,73
38,64
22,99
38,55
38,46
	Hãy nhận xét tỷ trọng GDP phân theo các ngành kinh tế ở nước ta từ năm 1986 đến 2002.

Tài liệu đính kèm:

  • docon thi tn mon dia 2012.doc