Tài liệu ôn thi tốt nghiệp Môn Văn học kì I

Tài liệu ôn thi tốt nghiệp Môn Văn học kì I

1.TÂY TIẾN:

MB1. Quang Dũng là nhà thơ quân đội và tài hoa về nhiều lĩnh vực, nhưng nổi bật hơn hết là khả năng thơ ca. Thơ ông luôn thể hiện cái tôi hào hoa thanh lịch,giàu chất lãng mạn, có khả năng diễn tả và cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người, đồng thời lại rất mực hồn nhiên, chân thật. Bài thơ Tây Tiến tiêu biểu cho hồn thơ ấy của QD. Qua tác phẩm, dẫn đề

MB2. Quang Dũng là “nhà thơ của xứ Đoài mây trắng”. Ông là một nghệ sĩ tài hoa, làm thơ, viết văn, sang tác nhạc, vẽ tranh, lĩnh vực nào cũng có những thành tựu đáng kể, nhưng Quang Dũng được biết đến nhiều là nhà thơ. “Tây Tiến” là tác phẩm xuất sắc nhất cho đời thơ Quan Dũng. Qua tác phẩm, ta thấy được nỗ nhớ mênh mông, sâu nặng của nhà thơ về những kỉ niệm với đoàn quân Tây Tiến. Đồng thời khắc họa nổi bật hình ảnh đầy gian lao, đầy hi sinh nhưng cũng đầy hung tráng và đẩy lãng mạn của những chàng trai Tây Tiến dẫn đề

2.VIỆT BẮC:

 

doc 44 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1117Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi tốt nghiệp Môn Văn học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN VĂN
‘.J.’
PHẦN HKI
A.MỘT SỐ CÁCH GIỚI THIỆU PHẦN MỞ BÀI
1.TÂY TIẾN: 
MB1. Quang Dũng là nhà thơ quân đội và tài hoa về nhiều lĩnh vực, nhưng nổi bật hơn hết là khả năng thơ ca. Thơ ông luôn thể hiện cái tôi hào hoa thanh lịch,giàu chất lãng mạn, có khả năng diễn tả và cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người, đồng thời lại rất mực hồn nhiên, chân thật. Bài thơ Tây Tiến tiêu biểu cho hồn thơ ấy của QD. Qua tác phẩm,dẫn đề
MB2. Quang Dũng là “nhà thơ của xứ Đoài mây trắng”. Ông là một nghệ sĩ tài hoa, làm thơ, viết văn, sang tác nhạc, vẽ tranh,lĩnh vực nào cũng có những thành tựu đáng kể, nhưng Quang Dũng được biết đến nhiều là nhà thơ. “Tây Tiến” là tác phẩm xuất sắc nhất cho đời thơ Quan Dũng. Qua tác phẩm, ta thấy được nỗ nhớ mênh mông, sâu nặng của nhà thơ về những kỉ niệm với đoàn quân Tây Tiến. Đồng thời khắc họa nổi bật hình ảnh đầy gian lao, đầy hi sinh nhưng cũng đầy hung tráng và đẩy lãng mạn của những chàng trai Tây Tiếndẫn đề
2.VIỆT BẮC: 
MB1.Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam, thơ ông mang tính trữ tình chính trị sâu sắc. Điều đó được thể hiện rõ nét qua bài thơ Việt Bắc- một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong đời thơ Tố Hữu. Đó là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Đặc sắc (nhất) trong bài thơ này làdẫn đề
MB2. Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. “Việt Bắc” là một trong những thành công lớn của ông được viết vào tháng 10 năm 1954, tức sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc được giải phóng, các cơ quan TƯ Đảng và Nhà Nước chuyển từ Việt Bắc (thủ đô của cuộc kháng chiến) về Hà Nội. Sự lưu luyến kẻ ở người về là nguồn cảm xúc lớn cho Tố Hữu viết nên bài thơ này. Qua bài thơ, ta thấy.dẫn đề.
3.ĐẤT NƯỚC: Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta. Thơ ông thể hiện một tình yêu nước, yêu chân lí cách mạng tha thiết, bộc lộ niềm tự hào dân tộc cao độ, niềm tin chắc chắn vào tương lai tất thắng của cách mạng. Đặc biệt là NKĐ luôn ý thức nhắc nhở thế hệ hôm nay và những thế hệ mai sau phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Điều đó được thể hiện rõ nét qua bài thơ “Đất Nước” trích trường ca “Mặt đường khát vọng”. Và tiêu biểu là đoạn thơ.dẫn đề.
4.ĐÀN GHI- TA CỦA LOR-CA: Thanh Thảo là nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau năm 1975, Thanh Thảo là một trong số những nhà thơ đã dành nhiều tâm huyết trong việc đổi mới thơ Việt Nam. Một mặt, Thanh Thảo không ngừng trăn trở, thể nghiệm để làm mới hình thức biểu đạt của thơ. Mặc khác, ông luôn kiếm tìm “chất người” ở những nhân cách thanh cao, bất khuất, những tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do, sẵn sang sống, chiến đấu và hi sinh cho lí tưởng mà mình đã chọn. Bài thơ Đàn ghita của lorca đã cho ta thấy rõ điều đó. Đặc biêt, .dẫn đề.
5.SÓNG: ĐÃ có bao nhiêu người đã yêu, bao nhiêu người đang yêu và bao nhiêu tình yêu trên thế gian này, vậy mà mỗi ngày lại mới. Tình yêu không có tuổi thơ, thơ tình yêu lại càng không có tuổi cao giờ. Từ thuở thơ Đường, thơ Tống, từ thuở Nguyễn Du rồi Thế Lữ, Xuân Diệu và chúng ta ngày nay.., tình yêu vẫn là cái gì khiến người ta đam mê, khao khát. Xuân Quỳnh, nhà thơ của nỗi niềm yêu đương, với bài thơ đã thể hiện được nhiều cung bậc tình yêu. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh không còn quá độ tình yêu tuổi đầu giản đơn, hò hẹn, non nớt, ngọt ngào mà là tình yêu hạnh phúc gắn với cuộc sống thủy chung. Qua đoạn thơ sau đây, ta thấy đượcdẫn đề
6.NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ:
“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lồng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
 Tâm hồn ta là Tây bắc chứ còn đâu”
(Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên)
Trong những ngày tháng cả nước rộn rang lên đường theo tiếng gọi của “tâm hồn Tây Bắc” để xâu dựng lại một miền quê Tổ quốc, có biết bao nhà văn, nhà thơ đã thực hiện quá trình lột xác để đến với cách mạng. Một trong nhà nghệ sĩ yêu nước ấy là Nguyễn Tuân- cây độc huyền cầm của nền văn học Việt Nam đã đến với Tây Bắc qua tùy bút “người lái đò song Đà”- một tác phẩm thể hiện rõ nét và sâu sắc phong cách nghệ thuật độc đáo của ông.dấn đề.
7.AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG: Hoàng Phủ Ngọc Tường thuộc thế hệ trưởng thành trong cuộc kháng chiến cứu nước. Ông là nhà văn có phong các độc đáo và đặc biệt có sở trường về thể loại bút kí và tùy bút. Một trong những bút kí khá thành công của ông là Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Trong tùy bút này, HPNT đã làm nổi bật vẻ đẹp của dòng sông Hương, vẻ đẹp kinh thành Huế dưới nhiều góc độ khác nhau, từ lịch sử đến văn hóa và tâm hồn người Huếdẫn đề..
B.DÀN Ý
TÂY TIẾN- QUANG DŨNG
1.Khổ 1:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên sung mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét 
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
-Bài thơ mở đầu bằng hai câu thơ gợi nhớ gợi thương:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
•- Vần "ơi", kết hợp từ láy "chơi vơi" là vần bằng tạo âm hưởng của tiếng gọi đồng vọng miên man không dứt, câu thơ sâu lắng, bồi hồi, ngân dài, từ lòng người vọng vào thời gian năm tháng, lan rộng lan xa trong không gian. Nỗi nhớ như có hình dáng của núi non, của hồn cây, vách đá, con sông.
•- Tác giả gọi tên con Sông Mã đầu tiên trong nỗi nhớ của mình. Vì con sông Mã là người bạn, là nhân chứng đã theo suốt bước chân quân hành, chứng kiến biết bao buồn vui, bao mất mát, hi sinh, vất vả của người lính TT. Gọi tên TT là gọi tên đồng đội, gợi nhớ bạn bè.
•- Điệp từ "nhớ" được nhắc lại hai lần góp phần tô đậm cảm xúc nhớ nhung dâng trào của tác giả.
Dẫn chứng minh họa thêm: Thơ ca VN khi nói về nỗi nhớ có nhiều cách diễn tả: 
+Ca dao có câu:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
+Diễn tả tình cảm cách mạng, Tố Hữu có câu:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhưng đến Quang Dũng thì nỗi nhớ sáng tạo hơn cả - nhớ chơi vơi. Chơi vơi là trạng thái trơ trọi giữa khoảng không rộng, không thể bấu víu vào đâu cả. Nhớ chơi vơi có thể hiểu là một mình giữa thế giới hoài niệm mênh mông, bề bộn, không đầu, không cuối, không thứ tự thời gian, không gian. Đó là nỗi nhớ da diết, miên man, bồi hồi làm cho con người có cảm giác đứng ngồi không yên. Và nỗi nhớ ấy, tiếng gọi ấy đang đưa nhà thơ về với những kỉ niệm không quên của một thời gian khổ.
•· Đó là nỗi nhớ về cuộc hành quân giữa núi rừng miền Tây vừa hùng vĩ lại vừa thơ mộng trữ tình được cảm nhận bằng cảm hứng lãng mạn và tâm hồn lãng mạn hào hoa.
Nhớ cuộc hành quân giữa núi rừng miền Tây hùng vĩ:
•- Tác giả gợi nhắc nhiều địa danh xa lạ: Sài Khao, Mường lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu... gợi bao cảm xúc mới lạ, tác giả như đưa người đọc lạc vào những địa hạt heo hút, hoang dại để từ đó dõi theo bước chân quân hành của người lính.
•- 6 câu thơ tiếp theo " Sài khao....xa khơi" diễn tả thật đắc địa sự hùng vĩ của núi rừng miền Tây. 6 câu thơ này là bằng chứng đặc sắc của "thi trung hữu họa" (trong thơ có họa):
Cụ thể:
Con đường hành quân thật gian nan, vất vả, nguy hiểm với dốc cao, vực thẳm:
Sài Khao sương......
Mường Lát.........
+ Trên đỉnh Sài Khao, sương dày đến độ lấp cả đoàn quân. Đoàn quân hành quân trong sương lạnh giữa núi rừng trùng điệp mệt mỏi rã rời. Tuy vậy họ vẫn thấy con đường hành quân thật đẹp và thơ mộng: đi trong sương, trong hoa đêm hơi.
Dốc lên......
Heo hút...
Ngàn thước...
Nhà ai...
+ Đường đi toàn dốc cao được diễn tả với nhiều từ láy tạo hình "khúc khuỷu" (quanh co khó đi), "thăm thẳm" (diễn tả độ cao, độ sâu), "heo hút" (xa cách cuộc sống con người). Câu thơ sử dụng nhiều thanh trắc đi liền nhau "dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm" (bảy chữ mà đã có tới 5 vhwx là thanh trắc) khiến khi đọc lên ta có cảm giác trúc trắc, mệt mỏi như đang cùng hành quân với đoàn binh vậy.
+ Đỉnh núi mù sương cao vút. Núi cao tận mây, mây nổi thành cồn, mũi súng chạm trời. Mũi súng của người chiến binh được nhân hóa tạo nên một hình ảnh: "súng ngửi trời" giàu chất thơ, mang vẻ đẹp cảm hứng lãng mạn, cho ta nhiều thi vị. Nó khẳng định chí khí và quyết tâm của người chiến sĩ chiếm lĩnh mọi tầm cao mà đi tới "Khó khăn nào cũng vượt qua - Kẻ thù nào cũng đánh thắng!". Chính vì chất lính trẻ trung ấy mà trước thiên nhiên dữ dội người lính TT không bị mờ đi mà nổi lên đầy thách thức.
+ Thiên nhiên núi đèo xuất hiện như để thử thách lòng người: "ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống". Hết lên lại xuống, xuống thấp lại lên cao, đèo nối đèo, dốc tiếp dốc, không dứt. Câu thơ được tạo thành hai vế tiểu đối: "Ngàn thước lên cao // ngàn thước xuống", làm câu thơ như bẻ đôi, diễn tả con dốc với chiều cao, sâu rợn ngợp: nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm. Hình tượng thơ cân xứng hài hòa, cảnh tượng núi rừng hùng vĩ được đặc tả, thể hiện một ngòi bút đầy chất hào khí của nhà thơ - chiến sĩ.
+ Có cảnh đoàn quân đi trong mưa: "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi". Câu thơ được dệt bằng những thanh bằng liên tiếp, gợi tả, sự êm dịu, tươi mát của tâm hồn những người lính trẻ, trong gian khổ vẫn lạc quan yêu đời. Trong màn mưa rừng, tầm nhìn của người chiến binh Tây Tiến vẫn hướng về những bản mường, những mái nhà dân hiền lành và yêu thương, nơi mà các anh sẽ đến, đem xương máu và lòng dũng cảm để bảo vệ và giữ gìn.
+ Sự dữ dội của núi rừng cũng vắt kiệt sức người: "Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời". Cái chết đậm chất bi hùng: Chết trong tư thế đẹp, ôm chắc cây súng trong tay sẵn sàng chiến đấu, không quên nhiệm vụ của người lính. Hiện thực chiến tranh xưa nay vốn như thế! Sự hy sinh của người chiến sĩ là tất yếu. Xương máu đổ xuống để xây đài tự do. Vần thơ nói đến cái mất mát, hy sinh nhưng không chút bi luỵ, thảm thương.
+ Ta trở lại đoạn thơ trên, gian khổ không chỉ là núi cao dốc thẳm, không chỉ là mưa lũ thác ngàn mà còn có tiếng gầm của cọp beo nơi rừng thiêng nước độc, nơi đại ngàn hoang vu:
"Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người"
"Chiều chiều..." rồi "đêm đêm" nhưng âm thanh ấy, "thác gầm thét", "cọp trêu người", luôn khẳng định cái bí mật, cái uy lực khủng khiếp ngàn đời của chốn rừng thiêng. Chất hào sảng trong thơ Quang Dũng là lấy ngoại cảnh núi rừng miền Tây hiểm nguy để tô đậm và khắc họa chí khí anh hùng của đoàn quân Tây Tiến. Mỗi vần thơ đã để lại trong tâm trí người đọc một ấn tượng: gian nan tột bậc mà cũng can trường tột bậc! Đoàn quân vẫn tiến bước, người nối người, băng lên phía trước. Uy lực thiên nhiên như bị giảm xuống và giá trị con người như được nâng cao hẳn
Hai câu cuối đoạn thơ, cảm xúc bồi hồi tha thiết. Như lời nhắn gửi của một khúc tâm tình. Như tiếng hát của một bài ca hoài niệm, vừa bâng khuâng, vừa tự hào:
"Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"
"Nhớ ôi!" tình cảm dạt dào, đ ... hức nhói bên trong con thuyền).
+ Cái xấu cũng có thể làm cái đẹp bị khuất lấp (tìm hiểu sau gia đình hàng chài, Phùng lại thấy cuộc đời nhức nhói ấy làm khuất lấp nhiều nét đẹp của không ít thành viên trong gia đình).
=> Nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn bó với cuộc đời và vì cuộc đời; phải phản ánh chân thật cuộc sống và góp phần cải tạo cuộc sống, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
+ Từ những sự phức tạp đó, Phùng nhận ra rằng để hiểu được sự thật đời sống không thể nhìn đơn giản, người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn.
- Nhận thức về con người và xã hội của người cán bộ (chánh án Đẩu):
+ Đằng sau cái vô lí là cái có lí (việc người đàn bà bị hành hạ là vô lí, nhưng người đàn bà ấy không muốn rời bỏ chồng lại có lí riêng); đằng sau cái tưởng chừng đơn giản lại chất chứa nhiều phức tạp (ban đầu, Đẩu tưởng li hôn là cách giải quyết dứt điểm được sự việc, sau anh nhận ra quan hệ của họ có nhiều ràng buộc phức tạp hơn nhiều).
+ Muốn giải quyết những vấn đề của cuộc sống, không chỉ dựa vào thiện chí, pháp luật hoặc lí thuyết sách vở, mà phải thấu hiểu cuộc sống và cần có giải pháp thiết thực.
* Ý nghĩa của tình huống truyện: 
- Tình huống truyện có ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống và bộc lộ được cái nhìn nhân tạo của tác giả (mâu thuẫn giữa nghệ thuật giản đơn và cuộc sống phức tạp, mâu thuẫn nằm ngay trong đời sống, thân phận và bản chất của con người).
- Nhờ tình huống truyện độc đáo, tác phẩm có sức thuyết phục(kịch tính trong hành động và diễn biến mạch truyện, chiều sâu tâm lí).
Rừng Xà Nu
Nhân vật Tnú:
Nổi lên trong tác phẩm, nhân vật Tnú lá một con người lì lợm, gan dạ và dũng cảm từ bé. Thế nhưng, Tnú dù anh húng, dũng cảm trước quân thù vẫn không thể bảo vệ được hạnh phúc gia đình. Sự nghiệt ngã vượt qua sức chịu đựng đưa Tnú váo quân ngũ vá trở thành anh hùng. Câu chuyện về cuộc đời Tnú là một câu chuyện đầy bi tráng. Tnú lá nơi tập trung tất cả những đau thương mà vùng đất này phải chịu đựng. Tnú cũng hội tụ đủ mọi phẩm chất, nhất là sự dũng cảm, bất khuất của đồng bào Tây Nguyên. Hơn thế, Tnú còn là biểu tượng cho con đường đi lên của cách mạng miền Nam.
Tnú là một đứa trẻ mồ côi, lớn lên trong sự cưu mang của dân làng Xô Man. Có lẽ vì thế, hơn ai hết, Tnú gắn bó với dân làng và có những phẩm chất cần thiết của dân làng. Tnú được già làng nhận xét: ”Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta.”
Đây là người con của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ rất gan góc, táo bạo. Ta không thể không khâm phục Tnú khi đọc đến đoạn học chữ của Tnú và Mai. Tnú nhận mặt chữ chậm hơn Mai, vì không nhớ được mặt chữ, Tnú đã đập vỡ bảng, bỏ ra bờ suối ngồi suốt ngày, sau đó lấy một cục đá “ tự đập vào đầu máu chảy ròng ròng” để rồi sang hôm sau ngượng ngùng gọi Mai ra hốc đá để hỏi xem “chữ O có móc là chữ chi”. Khi làm liên lạc, Tnú không đi đường mòn. Qua song không lội chỗ nước êm, mà “cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cỡi lên thác băng băng như một con cá kình”. Khi bị địch đốt cháy 10 ngón tay, Tnú quyết tâm chịu đựng chứ quyết “không thèm kêu la”. 
Đây cũng là một con người có mối thù chồng chất đối với quân địch. Chúng không chỉ giết hại dân làng, mà còn giết hại vợ con anh và khiến anh trở thành người tàn tật.
Tnú là một chàng trai dũng cảm và trung thành với cách mạng, tiêu biểu cho số phận dân làng Xô Man. RXN ra đời trong chiến tranh ác liệt nhất, kẻ thù điên cuồng khủng bố. Những vụ thảm sát liên tiếp xảy ra, nhiều chiến sĩ cách mạng hi sinh. Mĩ ồ ạt đưa quân viễn chinh vào miền Nam. Cách mạng gặp không ít tổn thất và khó khăn. Ở làng Xô Man, “không bữa nào nó không đi lung, không đêm nào chó của nó, súng của nó không sủa vang cả rừng”. Anh Xút bị giặc treo cổ lên cây vả đầu làng, bà Nhan bị chặt đầu cột tóc treo đầu súng (vì đã vào rừng nuôi cán bộ). Sau cùng đến lũ trẻ thay người lớn làm việc này. Trong đó Tnú và Mai là những người hăng hái nhất. Có đêm, chúng ngủ luôn ở ngoài rừng, vì đề phòng giặc lùng phát hiện có người dẫn cán bộ chạy. Lòng trung thành với cách mạng của Tnú đã được bộc lộ và kiểm chứng qua thử thách. Khi bị giặc bắt, giải về làng, tra hỏi chỗ ở của cộng sản, Tnú đã đặt tay lên bụng mình và nói: ”Cộng sản ở đây nè”. Lưng Tnú ngang dọc vết chem. Của bọn lính. Khi chứng kiến cảnh vợ con bị tra tấn dã man, mặc dù không có một thứ vũ khí nào nhưng Tnú vẫn nhảy vào giữa lũ giặc điên cuồng. Nhưng anh vẫn không cứu sống được vợ con, bản than thì bị giặc bắt và tra tấn dã man. Khi dân làng đứng lên chiến đấu, Tnú gia nhập vào lực lựng giải phóng như một phần tất yếu.
Khi xây dựng nhân vật Tnú, NTT đặc biệt dụng công miêu tả bàn tay của nhân vật. Từ đôi bàn tay này, người đọc có thể thấy hiện lên không chỉ cuộc đời mà cả tính cách nhân vật.
Khi còn lành lặn, bàn tay Tnú là bàn tay nghĩa tình, thẳng thắn. Đấy là bàn tay cầm phấn học chữ do cán bộ dạy. Bàn tay cầm đá tự ghè vào đầu mình để trừng phạt cái tội không nhớ mặt chữ. Bàn tay đặt lên bụng chỉ cho giặc biết cộng sản ở đâu
Tuy vậy, ấn tượng mạnh mẽ nhất về bàn tay của Tnú chính là đoạn cao trào của truyện, cũng là đoạn đời bi tráng nhất của nhân vật. Giặc quấn giẻ tẩm nhựa xà nu vào mười ngón tay – nơi tập trung nhiều dây thần kinh nhất – của anh và đốt. “Mười ngón tay Tnú thành mười ngọn đuốc” thiêu cháy cả gan ruột anh, anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng, máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Chứng kiến cảnh Tnú bị tra tấn dã man, dân làng Xô Man không thể kiềm chế được nữa, vùng lên tiêu diệt giặc, mở rat rang sử mới trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược của dân làng Xô Man. Từ đây bàn tay Tnú mỗi ngón chỉ còn 2 đốt, như là một chứng tích về tội ác của giặc mà Tnú mang theo suốt đời. Đến cuối tác phẩm, bàn tay ấy vẫn có thể cầm sung giết giặc, vẫn có thể bóp chết tên chỉ huy đồn giặc dù nó cố thủ ở trong hầm. Như vậy, có thể nói bàn tay Tnú được miêu tả trải dài theo suốt cả câu chuyện. Dường như mọi nét tính cách cũng như số phận và chiến công của Tnú đều gắn liền với bàn tay đó.
Cũng như nhiều nhân vật trong văn học thời chống Mĩ, Tnú được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn, giàu chất lí tưởng. Qua nhân vật này, NTT muốn thể hiện số phận và nhất là con đường đi lên của nhân dân Tây Nguyên, nhân dân miền Nam trong quá trình đấu tranh giải phóng.
Cây xà nu:
MB:
_TG, TP, hình tượng cây xà nu
TB: 
_ Trong tác phẩm xà nu không chỉ mở ra mà còn khép lại một thiên truyện, bằng hình ảnh “những rừng xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời”, xà nu đi suốt tác phẩm như nột điệp khúc giàu hiện thực và biều tượng
_ Xà nu là loài cây rất quen thuộc của núi rừng TN. Cây xà nu là một loài cây họ thông, gỗ và nhựa của nó đều rất quí. Nó sinh sôi nảy nở rất nhanh và khỏe, rât “ham ánh sang mặt trời”, “nó phóng lên nhanh để đón lấy ánh nắng”. Cây xà nu có một sức sống mãnh liệt và một sức chịu đựng dẻo dai, “đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một than thể cường tráng”. “Trong rừng ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh 1 cây xà nu ngã xuống, đã có 4, 5 cây con mọc lên, ngọn xanh rờn hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”.
_ Cây xà nu gần gũi, gắn bó với con người TN, than gia vào đời sống sinh hoạt hằng ngày của dân làng Xô Man. Nhựa xà nu thơm ngào ngạt được dùng để đốt đuốc, củi xà nu thắp sang ngọn lửa trong mỗi bếp nhà, làm bảng đen cho Mai và Tnú học chữ, tham dự những sự kiện trọng đại trong đời sống người dân, có mặt trong đoạn đời bi tráng của Tnú, chứng kiến cả làng đốt đuốc vào núi lấy giáo giết giặc và đêm nổi dây của dân làng.
_ Xà nu là một hình tượng nghệ thuật có tính chất ẩn dụ tượng trưng:
Biểu tượng cho những đau thương mà dân làng Xô Man phải chịu đựng dưới gót giày của Mĩ, Ngụy. Trong tác phẩm, NTT đã vẽ lên một rừng cây đau thương. Mỗi ngày 2 lần, rừng cây trở thành mục tiêu của đạn đại bác giặc, “cả rừng cây không có cây nào không bị thương”. “Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người đã bị chặt đứt làm đôi, năm mười hôm thì cây chết.” Đó là những cây mang số phận con người (anh Xút bị treo cổ ở góc cây vả, bà Nhan bị chặt đầu cột tóc treo đầu súng, mẹ con Mai bĩ đánh cho đến chết)
Hình ảnh cây xà nu mới lớn ngã xuống, cây con mọc lên cũng giống như dân làng Xô Man: anh Xút, bà Nhan bị giặc giết thì có lũ trẻ thay thế người lớn đi nuôi cán bộ trong rừng. Trong đó, Tnú và Mai là 2 đứa trẻ hăng hái nhất. Anh Quyết hi sinh thì có Tnú, Mai ngã xuống thì có Dít lớn lên thay chị và những thế hệ kế tiếp như bé Heng vẫn luôn sẵn sàng chiến đấu.
_ Từng thế hệ cây xà nu mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Những cây xà nu cổ thụ nhưng vẫn mang trong mình tràn đầy sinh lực và nhựa sống là hình ảnh biểu tượng của cụ Mết (già lang). Những cây xà nu đã trưởng thành và hứa hẹn trở thành những cây xà nu bất tử là hình ảnh biểu tượng cho nhan vật bé Heng – tương lai của cách mạng.
_ Ngay cả bản thân cây xà nu cũng mang những giá trị đẹp đẽ:
Cây xà nu có nhựa và gỗ đều rất quí, biểu trưng cho các phẩm chất tốt đẹp của dân làng Xô Man, dan tộc Strá nói riêng và đồng bào TN nói chung. Họ là những con người có tấm lòng yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng tha thiết, có lòng căm thù giặc sâu sắc, có ý chí quật cường, đấu tranh quyết liệt với kẻ thù, không hề khuất phục, sẵn sang chấp nhận mọi hi sinh gian khổ để cuộc kháng chiến thắng lợi, mang một niềm tin vững chắc vào chiến thắng không gì lay chuyển được.
Cây xà nu rất ham ánh sang mặt trời, nó phóng lên nhanh để tiếp lấy ánh nắng. NTT muốn mượn tính chất này của cây xà nu để nói lên lòng dạ cảu người dân Xô Man ngay thẳng, trung thành với cách mạng, giàu lòng yêu thương như cây xà nu lúc nào cũng mọc thẳng, luôn hướng về ánh sang mặt trời và dòng nhựa luôn ngào ngạt, nồng đượm. Đồng thời, nói lên lòng say mê lí tưởng cách mạng và sự vươn lên tiếp lấy ánh sáng lí tưởng cách mạng của đồng bào dân tộc TN. Ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên của xà nu (như cây giáo của người dân tộc TN) lao thẳng lên bầu trời như khát vọng vươn đến tự do trước sự đàn áp dã man của kẻ thù.
_ Chi tiết Tnú bị bọn giặc dùng giẻ tẩm nhựa xà nu quấn lên mười đầu ngón tay – nơi tập trung nhiều dây thần kinh của anh – và đốt nói lên một điều: Nếu cứ nhân nhượng kẻ thù, không biết dùng bạo lực cách mạng để đè bẹp bạo lực phản cách mạng, chúng sẽ tàn phá và giày xéo chúng ta cũng như những gì thân thuộc nhất của chúng ta.
_ Nhà văn kết thúc truyện bằng hình ảnh “những rừng xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời” là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng cho sự sống, cho niềm tin mãnh liệt của dân làng Xô Man và đồng bào dân tộc TN, vào tương lai tất thắng của cách mạng. Mọi bạo lực của kẻ thù đều không thể nào ngăn cản nổi sức sống và niềm tin mãnh liệt ấy.
KB: 
Tóm lại, hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của NTT. Bằng hình tượng cây xà nu, NTT đã làm nổi bật chủ đề tư tưởng của truyện ngắn này: ca ngợi niềm tin và sức sống mãnh liệt của dân tộc TN trong thời đại chống Mĩ cứu nước, ca ngợi lí tưởng cách mạng và cũng chính là ca ngợi chủ nghĩa yêu nước anh hung của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, qua truyện ngắn này còn thể hiện niềm tự hào dân tộc của tác giả.

Tài liệu đính kèm:

  • docTAI LIEU ON THI TOT NGHIEP HAY.doc