Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn

Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn

I. Hướng dẫn chung

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.

- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.

- Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.

- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm).

II. Đáp án và thang điểm

I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)

Câu 1:(2đ) Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của M. Sô-lô-khốp.

a) Cuộc đời:

- Mi-khai-in A-lếch-xan-đrô-vích Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn Nga lỗi lạc, đã được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học. 0,25đ.

- M. Sô-lô-khốp sinh trưởng tại vùng sông Đông. Ông tham gia cách mạng từ rất sớm. Trong chiến tranh chống phát xít, ông là phóng viên mặt trận. 0,75đ

b) Sự nghiệp:

- Tác phẩm tiêu biểu: Truyện sông Đông, Sông Đông êm đềm, Số phận con người, 0,5đ

- Tác phẩm của M. Sô-lô-khốp thể hiện cách nhìn chân thực về cuộc sống và chiến tranh.0,5đ

Lưu ý : Thí sinh có thể sắp xếp cách khác, nhưng phải nêu đủ các ý trên mới đạt điểm tối đa.

Câu 2( 3đ)Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.

 

doc 75 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1378Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TÊN BÀI HỌC
TRANG
PHẦN 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
5
PHẦN 2: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
12
 Bài 1: TÂY TIẾN
12
 Bài 2: VIỆT BẮC
15
 Bài 3: ĐẤT NƯỚC
20
 Bài 4: SÓNG
24
 Bài 5: ĐÀN GHITA CỦA LORCA
26
 Bài 6: NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
28
 Bài 7: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
31
 Bài 8: VỢ CHỒNG A PHỦ
33
 Bài 9: VỢ NHẶT
38
 Bài 10: RỪNG XÀ NU
46
 Bài 11: NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
52
 Bài 12: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
56
 Bài 13: HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT
61
 Bài 14: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
63
 Bài 15: NGUYỄN ĐÌNH CHIỄU- NGÔI SAO SÁNG.
65
PHẦN 3: CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC
67
LỜI NÓI ĐẦU
 Nhằm giúp học sinh thuận tiện trong việc ôn tập kì thi tốt nghiệp sắp tới, tôi biên sọan cuối tài liệu này.Về cơ bản ,tài liệu có 3 phần: nghị luận xã hội, nghị luận văn học , và CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC. Dù đã cố gắng, kể cả việc tham khảo nhiều bài viết rất QUÝ BÁU của các đồng nghiệp khác, nhưng do thời gian và năng lực có hạn nên bản thân người viết cũng chưa thật hài lòng như: thiếu phần phương pháp làm văn nghị luận văn học, số lượng, chất lượng câu hỏi tái hiện kiến thức, thiếu phần văn học nước ngoài. Do đó, chắc chắn tài liệu này còn nhiều thiếu sót. Nhân đây tôi cũng bày tỏ lời cảm ơn đối với một số HS ở lớp 12C3 vì đã nhiệt tình giúp đỡ thầy hoàn thành tài liệu này! Hi vọng các em HS đóng góp ý kiến để lần tái bản sau, tài liệu có chất lượng hơn. Mọi đóng góp xin liên hệ: tdnhanhlen@gmail.com.
ĐỀ THI, ĐÁP ÁN KÌ THI TỐT NGHIỆP MÔN VĂN NĂM 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2010
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN − Giáo dục trung học phổ thông
I. Phần chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp.
Câu 2 (3,0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay. 
II. Phần riêng - Phần tự chọn (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục - 2008)
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao  (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh :
                  Dữ dội và dịu êm
                        Ồn ào và lặng lẽ
                        Sóng không hiểu nổi mình
                        Sóng tìm ra tận bể 
                    Ôi con sóng ngày xưa
                        Và ngày sau vẫn thế
                        Nỗi khát vọng tình yêu
                        Bồi hồi trong ngực trẻ
            (Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, tr.122 - 123, NXB Giáo dục - 2008)
 HƯỚNG DẪN CHẤM THI
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm).
II. Đáp án và thang điểm
I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1:(2đ) Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của M. Sô-lô-khốp.
a) Cuộc đời:
- Mi-khai-in A-lếch-xan-đrô-vích Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn Nga lỗi lạc, đã được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học.	 0,25đ.
- M. Sô-lô-khốp sinh trưởng tại vùng sông Đông. Ông tham gia cách mạng từ rất sớm. Trong chiến tranh chống phát xít, ông là phóng viên mặt trận.	 0,75đ
b) Sự nghiệp:
- Tác phẩm tiêu biểu: Truyện sông Đông, Sông Đông êm đềm, Số phận con người, 0,5đ
- Tác phẩm của M. Sô-lô-khốp thể hiện cách nhìn chân thực về cuộc sống và chiến tranh.0,5đ
Lưu ý : Thí sinh có thể sắp xếp cách khác, nhưng phải nêu đủ các ý trên mới đạt điểm tối đa.
Câu 2( 3đ)Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận. 	0,5đ
- Lòng yêu thương là sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu, là một trong những phẩm chất cao đẹp của con người. 0,5đ
- Lòng yêu thương có những biểu hiện: Cảm thương, quan tâm, giúp đỡ những người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống; yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp;.. 0,75đ
- Ý nghĩa của lòng yêu thương: tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người; bồi đắp cho tâm hồn tuổi trẻ trong sáng, cao đẹp hơn;.. 0,75
- Phê phán những biểu hiện vô cảm của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay; cần sống có lòng yêu thương con người. 	 0,5đ.
Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
 - Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận.
II/ PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)
Câu 3a. (5,0 đ) THEO CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; biết cách phân tích một hình tượng nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Thi và truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (chủ yếu phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai), thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,5đ
- Việt là một cậu con trai vô tư, tính tình “trẻ con”, ngây thơ, hiếu động. 1,0đ
- Căm thù giặc sâu sắc, khao khát chiến đấu giết giặc, có tinh thần dũng cảm. 1,0đ
- Giàu tình nghĩa với gia đình, rất mực thuỷ chung với quê hương và cách mạng. 1,0đ
- Tác giả đã để cho Việt tự kể chuyện về mình bằng một ngôn ngữ, giọng điệu riêng và qua đó nhân vật hiện lên cụ thể, sinh động. 1,0đ
- Đánh giá chung về nhân vật. 0,5đ
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Theo chương trình Nâng cao
Câu 3b. Phân tích đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh. 
MỘT VÀI NHẬN XÉT:
Đề có cấu trúc 3 câu: 
Câu 1: Yêu cầu tái hiện kiến thức bằng cách nêu ý: 2đ. (HS chỉ cần học thuộc bài, ghi ý rõ, đúng, đủ là được điểm.
Câu 2: Yêu cầu viết bài văn NLXH: 3đ.(HS phải viết thành bài văn 3 phần rõ ràng, bàn về một vấn đề xã hội)
Đáp án của bộ chỉ là những ý chính. Thực chất, muốn đạt điểm 1,5 trở lên, các em phải đáp ứng yêu cầu về ý, về kĩ năng và cả việc đưa lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục nữa. Do đó, bài làm vừa cần theo “công thức”đã học, vừa biết vận dụng kiến thức thích hợp.
Câu 3:Yêu cầu viết bài NLVH: 5đ.(HS phải viết thành bài văn 3 phần rõ ràng, bàn về một vấn đề văn học trong chương trình lớp 12.Có ý rõ ràng, có dẫn chứng lí lẽ, dùng thao tác đúng cách.)
 Nhìn vào đáp án của Bộ, ta thấy những ý quan trọng đều có điểm số nhiều hơn. Vậy nên, khi viết bài, ngoài việc xác định ý, ta cần tập trung nói nhiều hơn các ý đó bằng lí lẽ dẫn chứng.
NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM BÀI.(lưu ý của một híam khảo chấm thi TN lâu năm)
1/ Tuyệt đối đừng viết bài văn mà không nêu luận đề_vấn đề chính_ trong mở bài, kết bài.
2/ Không được nhầm lẫn kiến thức,” lấy râu ông nọ chắp cằm bà kia”.
3/ Phải biết xoáy sâu vào trọng tâm để làm nổi bật yêu cầu của đề.
4/ Đừng xác định ý xong rồi liên hệ, huyên thuyên nói “chuyện riêng” của mình trong bài làm.
5/ Đừng thiếu phần nhận xét về nghệ thuật trong bài NL văn học.
6/ Độ dài của bài NL xã hội khỏang 1,5 đến 2 mặt giấy là vừa, đừng viết quá dài hay quá ngắn .
PHẦN 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.
A/ CÁCH LÀM BÀI NLXH THEO CẤU TRÚC ĐỀ THI TN-CĐ,ĐH
I/ NHỮNG DẠNG ĐỀ THƯỜNG GẶP
Đề 1: Viết bài văn nghị luận tình bày suy nghĩ của anh/chị về phương châm “ Học đi đôi với hành”.
Đề 2: Hãy viết đoạn văn nghị luận ( khoảng 400 từ) phát biểu ý kiến của anh/chị về vai trò của việc tự học đối với học sinh hiện nay.
Đề 3: Có người cho rằng “ Vào đại học là con đường lập thân duy nhất hiện nay”.
 Hãy phát biểu ý kiến của anh/chị về quan niệm trên .
Đề 4: Hàng năm, cứ đến kì tuyển sinh Đại học – Cao đẳng, trên cả nước ta lại có phong trào “Tiếp sức mùa thi”. Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về phong trào đó.
Đề 5: Hãy viết bài nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình trạng bạo lực học đường ở nước ta hiện nay.
II/ HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC LÀM BÀI.
Bước 1: Tìm hiểu đề .
1/ Xác định dạng đề:
- Cần xác định rõ một trong hai dạng đề: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ( đề 1,đề 2,đề 3) hay nghị luận về một hiện tượng đời sống ( đề 4,đề 5,). Nếu là nghị luận về một tư tưởng đạo lí thì cần xác định rõ : có câu trích ( đề 1) hay không có câu trích (đề 2)
- Để phân biệt dạng đề, cần chú ý:
 + Đề bài yêu cầu bàn về một tư tưởng, quan niệm thì đó là đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Tư tưởng, quan niệm ấy có khi thể hiện qua một câu trích, có khi người viết phải bày tỏ ( đề 2 : việc tự học rất quan trọng) .
 + Nếu đề bài yêu cầu bàn về một hiện tượng, sự việc mang tính thời sự, được nhiều người quan tâm; hoặc bàn về hành vi, thái độ, tốt xấu của con người thì đó là đề nghị luận về một hiện tượng đời sống
2/ Xác định các yêu cầu của đề:
 	- Có ba yêu cầu cần xác định: Nội dung, thao tác nghị luận, phạm vi tư liệu.
- Ở dạng đề nghị luận về tư tưởng, đạo lí, cần hiểu rõ tư tưởng đó là như thế nào? Tư tưởng đó đúng hay không đúng? Bài làm cần có những ý nào?
 - Đề nghị luận về một hiện tượng đời sống thì cần hiểu rõ hiện tượng đó tốt hay xấu? Bài văn cần có những ý nào?
Bước 2: Lập dàn ý
(Học sinh phải hiểu và học thuộc cấu trúc bài văn như một “công thức chung”.)
CẤU TRÚC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG (HT) ĐỜI SỐNG
1/ Mở bài:
 - Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào hiện tượng.
 - Nêu vấn đề: Nêu hiện tượng và nhận định chung (là hiện tượng tốt, cần học tập, phát huy, hay xấu, nhiều tác hại, cần khắc phục; hoặc từ ngữ phù hợp với đề bài).
 2/ Thân bài: ( 4 ý cơ bản )
Ý	HIỆN TƯỢNG XẤU	 HIỆN TƯỢNG TỐT
1
Thực trạng (giải thích, nêu biểu hiện)
Thực trạng (giải thích, nêu biểu hiện)
2
Những nguyên nhân của HT 
Phân tích ý nghĩa, tác dụng của HT
3
Những hậu quả của HT
Phê phán hiện tượng trái ngược
4
Đề xuất biện pháp khắc phục HT
Đề xuất phương hướng rèn luyện.
 3/ Kết bài:
 Kết luận chung về hiện tượng. Cảm nghĩ cá nhân.
CẤU TRÚC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ (TTĐL)
1 / Mở bài:
Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào tư tưởng, đạo lí
Nêu vấn đề: Đề bài có câu trích thì ghi lại nguyên văn câu trích. Đề bài không có câu trích thì nêu ý của đề và nhận định phù hợp với đề bài.
2/ Thân bài. ( 4 ý cơ bản )
 Ý	TƯ TƯỞNG ĐÚNG	 TƯ TƯỞNG KHÔNG ĐÚNG
1
G ... ủa Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan viên
Câu 4: Trình bày ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của VHVN từ cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975
Có 3 đặc điểm như sau:
- Nền Văn học chủ yếu vận động theo hướng CM hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. Biểu hiện: 
 + Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo của VH là tư tưởng cách mạng.
 + Đề tài chủ yếu của VH là Tổ Quốc và CNXH.
 + VH gắn bó và phản ánh những chặng đường CM của dân tộc.
- Nền Văn Học hướng về hướng đại chúng. Biểu hiện: 
 + Đối tượng ánh và phục vụ của VH là quần chúng nhân dân.
 + VH có nội dung ngắn gọn, chủ đề rõ ràng, hình thức quen thuộc, trong sáng, dễ hiểu.
- Nền VH mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: Biểu hiện: 
 + Văn học đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính dân tộc.
 + Nhân vật tiêu biểu cho phẩm chất cộng đồng.
 + Lời văn trang trọng, hào hùng.
 + Văn học thể hiện và khơi dậy niềm vui, niềm tin cho nhân dân trước những khó khăn, thử thách của đất nước và dự báo tương lai.
Câu 5: Trình bày ngắn gọn những chặng đường phát triển, những thành tựu và những hạn chế của VHVN từ CMT8 đến 1975?
Những chặng đường phát triển:
- 1945-1954: VH thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
- 1955-1964: VH trong những năm xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam.
- 1965-1975: Văn học thời kỳ chống Mĩ cứu nước.
Những thành tựu và hạn chế:
- Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó, thể hiện hình ảnh con người VN trong chiến đấu và lao động.
- Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là các tác phẩm lớn mang tầm thời đại.
Hạn chế: Giản đơn, phiến diện và công thức
Câu 6: Trình bày ngắn gọn những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của VHVN từ 1975 đến thế kỷ XX
* Những chuyển biến ban đầu: Hai cuộc kháng chiến kết thúc, văn học từ cái ta cộng động bắt đầu chuyển hướng về cái tôi muôn thuở.
* Thành tựu cơ bản: Ý thức về sự đổi mới, sáng tạo trong bối cảnh mới của đời sống.
* Một số thành tựu ban đầu của văn học từ 1975 đến Thế Kỷ XX:
- Thơ: Một số nhà thơ xó xu hướng tìm tòi đổi mới cũng gây được chú ý của công chúng như Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, 
- Văn Xuôi: Khá nhiều tác phẩm tạo được chú ý như: “Thời xa vắng” của Lê Lựu, “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, “Tướng về hưu” của Nguyễn Huy Thiệp. 
- Một số tác phẩm kịch gây được tiếng vang như “Hồn Trương Ba và Da Hàng Thịt”, “Tôi và chúng ta” của Lưu Quang Vũ, “Mùa Hè ở biển” của Xuân Trình
- Lý luận, nghiên cứu, phê bình văn học: cũng có sự thay đổi mới. Ngoài những cây bút nổi tiếng, có sự xuất hiện của nhiều cây bút trẻ.
Câu 7: Trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh.
- Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng: Văn chương phải có tính chiến đấu; nhà văn, nhà thơ là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
- Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học: tác phẩm phản ánh đúng hiện thực, nhà văn phải có tình cảm chân thật, chú ý phát huy đúng cốt cách dân tộc, gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt.
- Khi cầm bút, người xác định rõ mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Khi viết phải luôn đặt câu hỏi: “Viết cho ai?, Viết làm gì? Viết cái gì?, Viết thế nào?” .
Câu 8: Trình bày tóm tắt di sản văn học của Hồ Chí Minh.
 Di sản văn học của HCM gồm 3 thể loại: 
- Văn chính luận : Tác phẩm chính luận tiêu biểu nhất của HCM là:
 + “Tuyên ngôn độc lập”: là văn kiện chính trị có có ý nghĩa lịch sử trọng đại; là áng văn chính luận tiêu biểu, mẩu mực.
 + Ngoài ra còn có các bài viết: “Lời kiêu gọi toàn quốc kháng chiến” (1946), “Không có gì quý hơn độc lập tự do”(1966). Các bài viết này đã làm rung động hàng triệu trái tim người VN yêu nước, là tiếng gọi thiêng liêng của non sông đất nước.
- Truyện và kí: Gồm những tác phẩm sáng tác khi Bác đang hoạt động ở Pháp. Tiêu biểu như : “Pari”(1922), “Vi hành”(1923), “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu” (1925), "Những tác phẩm này đã tố cáo tội ác dã man tàn bạo của bọn thực dân,vạch trần bộ mặt đê hèn của bọn tay sai phong kiến và đề cao những người yêu nước.
- Thơ ca: Tiêu biểu nhất là: 
+ Tập “Nhật ký trong tù” gồm 134 bài, sáng tác khi người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà tù ở Quảng Tây (Trung Quốc) từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943. 
Nội dung: Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt tàn bạo của chế độ nhà tù quốc dân đảng và một phần hình ảnh xã hội Trung Quốc những năm 1942-1943. Đặt biệt thể hiện tâm hồn và nhân cách cao đẹp của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh khắt nghiệt của chốn lao tù.
+ Các chùm thơ Bác làm ở Việ Bắc từ 1941 đến 1945 và trong kháng chiến chống Pháp có 2 loại:
Thơ tuyên truyền cách mạng: dễ hiểu, giản dị.
Những bài thơ nghệ thuật: mang màu sắc cổ điển mà hiện đại, bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu nước và niềm tin thắng lợi của cách mạng. 
Câu 9: Trình bày những đặc điểm chính trong phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh:
- Văn chính luận: Ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, bằng chứng thuyết phục, giàu tính chiến đấu và đa dạng về bút pháp.
- Truyện và Kí: Rất hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ, nghệ thuật trào phúng sắc bén
- Thơ ca: Gồm 2 loại: Mỗi loại có những nét phong cách riêng.
 + Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền cách mạng: Thường được biết bằng hình thức bài ca, lời lẽ giản dị, mộc mạc dễ nhớ.
 + Những bài thơ nghệ thuật: có sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp cỗ điển với bút pháp hiện đại, giữa chất trữ tình và “chất thép”, giữa sự trong sáng và hàm súc sâu sắc.
Câu 10: Trình bày hoàn cảnh ra đời của bản “Tuyên Ngôn Độc Lập” của Hồ Chí Minh.
- Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, phát xít nhật đầu hàng đồng minh. Trên toàn quốc, nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền. Ngày 26/8/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc trở về về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố hàng Ngang, Người soạn thảo văn bản “Tuyên Ngôn Độc Lập”.
- Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội, trước mặt hàng vạn đồng bào, Người thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam mới đọc bản tuyên ngôn..
- Trong khi đó, một số lực lượng thù địch và cơ hội quốc tế đã có dã tâm chống phá thành quả cách mạng của nhân dân ta, âm mưu nô dịch nước ta. Nhà cầm quyền Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của Pháp, bị Nhật xâm chiến. Nay Nhật đã đầu hàng, vậy Đông Dương phải được trả lại cho Pháp. Bản “Tuyên Ngôn Độc Lập” cương quyết bác bỏ luận điểm này.
Câu 11: Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng:
 Bài thơ “Tây Tến” của Quang Dũng ra đời trong hoàn cảnh sau:
- Tây Tiến là 1 đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947
 + Nhiệm vụ: phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở thượng Lào củng như ở Miền tây bắc Bộ Việt Nam.
 + Địa bàn hoạt động khá rộng: Gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Miền Tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa(Lào).
 + Thành Phần: Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh sinh viên.
- Quang Dũng là chiến sĩ trong đơn vị Tây Tiến từ ngày đầu thành lập. Cuối năm 1948 Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, tại Phù Lưu Chanh nhớ đơn vị cũ ông đã viết bài thơ tây tiến, Lúc đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến” , sau đó đổi thành “Tây Tiến” in trong tập “Mây Đầu Ô”.
Câu 12: Trình bày tóm tắt những chặng đường thơ của Tố Hữu :
 	Chặng đường thơ của Tố hữu thể hiện qua những tập thơ của Ông:
- Tập “Từ Ấy” (1937-1946): Đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ Đảng. Gồm 3 phần:
+ “Máu Lửa”: là tiếng ca reo vui của người thanh niên khi gặp lí tưởng cách mạng; nhà thơ cảm thông sâu sắc với những con người nghèo khổ trong xã hội, khơi dậy ở họ ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai.
+ “Xiềng Xích”: Là tâm tư của người chiến sĩ cách mạng trong chốn lao tù, luôn thiết tha yêu đời, khao khát tự do, quyết tâm giữ vững khí tiết của người cộng sản.
+ “Giải Phóng”: nhà thơ nồng nhiệt ca ngợi thắng lợi của cách mạng, thể hiện niềm vui khi đất nước giành độc lập, khẳng định niềm tin tưởng vững chắc vào chế độ mới.
- Tập “Việt Bắc”(1946-1954)” Là tiếng ca hùng tráng thiết tha về cuôc kháng chiến chống Pháp. Nhà thơ phản ánh và ca ngợi hình ảnh các tầng lớp nhân dân kháng chiến như anh vệ quốc quân, người mẹ nông dân, chị phụ nữ, em liên lạc. Ca ngợi Đảng, Bác Hồ và những tình cảm cách mạng cao đẹp của con người Việt Nam.
- Tập “Gió Lộng”(1955-1961): Phản ánh và ca ngợi cuôc sống mới, con người mới; thể hiện niềm tin, niềm vui vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Tình cảm thiết tha sâu nặng với miền Nam ruột thịt. Ngợi ca những con người kiên trung, niềm tin vào thắng lợi, thống nhất non sông.
- Tập “Ra Trận”(1962-1971) “Máu và Hoa”(1972-1977): Âm vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và niềm vui ngày toàn thắng.
- Tập “Một Tiếng Đờn”(1992) và “Ta với Ta”(1999) thể hiện những cảm xúc, suy tư của nhà thơ về cuộc đời, con người, thể hiện niềm tin vào lý tưởng, lòng người và con đường cách mang của dân tộc.
Câu 13: Trình bày ngắn gọn phong cách thơ của Tố Hữu:
Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang chất trữ tình chính trị sâu sắc với ba biểu hiện:
- Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung:
+ Đó là những lẽ sống lớn, tình cảm lớn của con người cách mạng, của dân tộc, là tình yêu lí tưởng, tình yêu đất nước, tình cảm kính yêu lãnh tụ, tình đồng bào, đồng chí, tình quân dân, tình cảm quốc tế vô sản,
+ Niềm vui trong thơ Tố Hữu không nhỏ bé, tầm thường mà là niềm vui lớn của dân tộc.
- Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi:
+ Luôn đề cập những sự kiện chính trị lớn của đất nước, những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân.
+ Lịch sử – dân tộc là cảm hứng chủ đạo trong bài thơ.
+ Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu thường mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc, thậm chí mang tầm vóc lịch sử và thời đại.
- Tố Hữu có giọng thơ mang tính chất tâm tình, rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành.
Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà với hai biểu hiện:
- Thể thơ: Sử dụng nhiều thể thơ, nhưng Tố hữu đặc biệt thành công khi sử dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc. Những bài lục bát trong thơ Tố Hữu mang đậm màu sắc thái ca dao, dạt dào âm hưởng của hồn thơ dân tộc. Những bài thơ thất ngôn trang trọng nhưng không khuôn sáo mà liền mạch, tự nhiên, diễn tả được nhiều trạng thái cảm xúc.
- Ngôn ngữ: Tố Hữu thường sử dụng những tư ngữ và cách nói quen thuộc của dân tộc. Đặc biệt thơ Tố Hữu đã phát huy cao độ tính nhạc phong phú của Tiếng Việt, nhà thơ sữ dụng rất tài tình các từ láy , các thanh điệu và vần thơ.
Câu 14: Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu:
Tháng 7 năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, hòa bình được lập lại ở miền Bắc nước ta. Tháng 10/1954, trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Nhân sự kiện thời sự ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”

Tài liệu đính kèm:

  • docONYHITN2011.doc