Tài liệu ôn tập môn Văn 12

Tài liệu ôn tập môn Văn 12

Phần 1 : Kiến thức cơ bản

TÓM TẮT TRUYỆN :

A. CÁC TRUYỆN VIỆT NAM :

1, Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài ( sáng tác 1953) :

 Vợ chồng A phủ là câu chuyện kể về đôi vợ chồng người H Mông ở vùng Tây Bắc. Mỵ là một cô gái xinh đẹp có tài thổi sáo .Trai bản nhiều người mê và Mỵ đã có người yêu .Vì nhà nghèo và tập tục cưới vợ, Mỵ bị bắt làm con dâu gạt nợ, lấy A Sử con Thống lý Pá Tra. Mỵ bị đối xử thậm tệ. Chết không được nên đành cam chịu sống trong đau khổ. A phủ, một thanh niên mồ côi khoẻ mạnh, yêu đời. Vì đánh A Sử con trai Thống Lý Pá Tra đến quấy phá cuộc chơi nên A Phủ bị ép đã trở thành kẻ ở để trừ nợ. Một hôm A Phủ đi chăn bò để hổ ăn thịt bò. A Phủ bị hành hạ dã man (trói đứng giữa đêm giá lạnh. Cảm thông người cùng cảnh ngo, Mỵ đã cắt dây trói cho A Phủ va cả hai rời khỏi nhà Pá Tra ở Hồng Ngài lên khu du kích Phiềng Sa . Tại đây họ đã trở thành vợ chồn. Họ được A Châu, người cán bộ cách mạng giác ngộ và kết nghĩa anh em. Vợ chồng A Phủ đã trở thành những du kích và tích cực tham gia chống pháp và tay sai bảo vệ quê hương .

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1583Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập môn Văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN VĂN 12
Năm học 2008-2009
Phần 1 : Kiến thức cơ bản
TÓM TẮT TRUYỆN :
A. CÁC TRUYỆN VIỆT NAM :
1, Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài ( sáng tác 1953) : 
 	Vợ chồng A phủ là câu chuyện kể về đôi vợ chồng người H Mông ở vùng Tây Bắc. Mỵ là một cô gái xinh đẹp có tài thổi sáo .Trai bản nhiều người mê và Mỵ đã có người yêu .Vì nhà nghèo và tập tục cưới vợ, Mỵ bị bắt làm con dâu gạt nợ, lấy A Sử con Thống lý Pá Tra. Mỵ bị đối xử thậm tệ. Chết không được nên đành cam chịu sống trong đau khổ. A phủ, một thanh niên mồ côi khoẻ mạnh, yêu đời. Vì đánh A Sử con trai Thống Lý Pá Tra đến quấy phá cuộc chơi nên A Phủ bị ép đã trở thành kẻ ở để trừ nợ. Một hôm A Phủ đi chăn bò để hổ ăn thịt bò. A Phủ bị hành hạ dã man (trói đứng giữa đêm giá lạnh. Cảm thông người cùng cảnh ngo, Mỵ đã cắt dây trói cho A Phủ va cả hai rời khỏi nhà Pá Tra ở Hồng Ngài lên khu du kích Phiềng Sa . Tại đây họ đã trở thành vợ chồn. Họ được A Châu, người cán bộ cách mạng giác ngộ và kết nghĩa anh em. Vợ chồng A Phủ đã trở thành những du kích và tích cực tham gia chống pháp và tay sai bảo vệ quê hương .
2 , Vợ nhặt – Kim Lân ( sáng tác sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc )
 	Tràng là một người nông dân nghèo ở xóm ngụ cư. Môt ngày kia, vào một buổi chiều tà, Tràng dẫn về một người phụ nữ – người vợ nhặt. Tràng băt gặp người vợ nhặt trong hoàn cảnh đói rách. Với một câu nói đùa và mời ăn bốn bát bánh đúc. Họ đã nên vợ chồng. Mẹ Tràng (bà cụ Tứ) đón người con dâu trong một hoàn cảnh thương cảm. Từ ngày có vợ Tràng cảm thấy mình vừa ngạc nhiên, vừa sung sướng, lo lắng và đầy trách nhiệm. Đêm tân hôn của họ qua đi trong không khí khét lẹt và chết chóc. Cụ Tứ đãi hai con chỉ có một chút cháo và một nồi chè cám. Tuy ăn ngẹn cổ song Tràng, người vợ cùng cụ Tứ đều hướng về một cuộc đời khác. Trong óc Tràng hiện lên đám người đói khổ, phá kho thóc Nhật và lá cờ đỏ bay phất phới.
3. Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành (sáng tác 1965):
	Sau ba năm tham gia lực lượng võ trang cách mạng, T Nú trở về thăm làng. Làng XôMan nằm giữa rừng xà nu bạt ngàn ở Tây Nguyên. Trong buổi tối cuộc họp cả làng, cụ Mết kể lại cho mọi người nghe trang sử của làng, trang sử đó gắn bó với cuộc đời T Nú. Hồi ấy Mỹ Diệm kéo tới làng lùng sục, khủng bố dữ dội, nhưng làng vẫn bí mật nuôi dấu cán bộ ( anh Quyết). Trong đó có hai em nhỏ là T Nú và Mai. TNú và Mai được anh Quyết giác ngộ. T Nú liên lạc cho anh Quyết đưa thư từ. Một lần T Nú bị địch bắt tra tấn và bỏ tù. Sau ba năm. Anh vượt tù trở về tiếp tục hoạt động và lãnh đạo buôn làng. Lang XôMan chuẩn bị vũ khí chờ thời cơ nổi dậy. Tin đó bị giặc phát hiện, chúng lùng sục vây làng nhằm bắt kỳ được T Nú, người cầm đầu. Cụ Mết, T Nú cùng thanh niên chạy vào rừng, bọn giặc bắt được Mai vợ T Nú cùng với đứa con nhỏ, chúng hành hạ đánh đập dã man vợ con T Nú. Ở trong rừng chứng kiến cảnh vợ con bị giặc hành hạ. Lòng sôi sục căm thù, T Nú nhảy xô vào giặc và anh bị bắt. Bọn giặc trói anh và tẩm nhực Xànu đốt mười đầu ngón tay anh trước mặt dân làng. T Nú kiên cường chịu đượng không kêu la. Trước tội ác của kẻ thù đã đẩy lòng căm thù của dân làng lên tới cực điểm. Thằng Dục và tiểu đội ác ôn đã bị giết trước lưỡi kiếm, lưỡi rựa, lưỡi mác của cụ Mết và thanh niên. Làng Xôman đã đứng dậy. T Nú lại ra đi, anh mang theo trong lòng mình những kỷ niệm về quảng đời thơ bé gắn bó với cách mạng, mang theo mối thù sâu nặng về cái chết của vợ con, mang theo làng Xôman bất khuất giữa rừng Xà nu, không bom đạn nào tiêu diệt được.
4. Tóm tắt truyện : Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi (sáng tác 2/1966)
	Câu chuyện kể về hai chị em Chiến – Việt, những đứa con trong một gia đình có nhiều mất mát, đau thương: Cha bị Pháp chặt đầu hồi chín năm. Mẹ bị đại bác Mĩ bắn chết. Khi hai chị em Chiến – Việt trưởng thành, cả hai đều dành nhau tòng quân cả hai đều được nhập ngũ và ra trận. Trong một trận đánh, Việt diệt được một xe tăng và sáu tên mĩ và anh cũng bị thương nặng phải nằm lại chiến trường khi còn ngổn ngang dấu vết của bom đạn và chết chóc. Việt cố gắng bò về tìm đơn vị. Ba ngày đêm bị thương, lạc đồng đội trơ trọi một mình tại trận địa, Việt hồi tưởng về gia đình, về những người thân yêu như Mẹ, Chú Năm, chị Chiến Cuối cùng đơn vị đã tìm thấy anh. Việt lại về sống trong tình yêu thương của anh em và đồng đội.
5. Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu ( sáng tác 1983) 
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ. Anh được trưởng phòng phân công xuống vùng biển để chép một bức ảnh của biển vào buổi sáng. Anh quan sát và dơ máy bấm. Đó là cảnh “ Mũi thuyền và 1 nét mơ hồ lóc nhóc vào bầu suơng mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng của mặt trời chiếu vào”. Đó là bức ảnh đẹp “ như bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ” Phùng xúc động và nhận ra sự rung cảm của tâm hồn mình.
Ngay lúc ấy Phùng thấy mũi thuyền đâm thẳng vào bờ một người đàn ông và một người đàn bà rời thuyền. Một tiếng quát của người đàn ông “ cứ ngồi yên đáy, động đậy tao giết cả mày đi bây giờ” Người đàn bà to lớn, ngoài trạc 40, mặt rỏ mệt mỏi sau một đêm kéo lưới. Người đàn ông có tấm lưng rộng và cong như chiếc thuyền, mái tóc tổ quạ chân đi chữ bát 2 con mắt dữ tợn. Cả hai đến chỗ chiếc xe rà phá mìn của công binh Mĩ còn bỏ lại. Người đàn ông dữ tợn rút thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, vùa đánh vừa chửi “ mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết đi cho ông nhờ”. Giữa lúc ấy thằng Phát (con hai vợ chồng ) lao ra, Phùng cũng lao tới. Phùng tới nơi thì chiếc thát lưng gia đã nằm trong tay Phát. Nó đánh mạnh vào ngực bố nó. Oâng bố dật chiếc thắt lưng lại không được liền bạt tai thằng bé. Lão bỏ về thuyền. Hai mẹ con ôm nhau khóc.
Ba hôm sau, Phùng lại chứng kiến sự tương tự, chỉ có khác là chị thằng Phác đã giằng được con dao mà từ tay Phác dùng làm vũ khí bảo vệ mẹ. Không thể chịu được Phùng xông ra buộc lão đàn ông chấm dứt hành động độc ác. Lão đánh trả Phùng bị thương phải đưa đến bệnh xá của toà án Huyện. Tại đây, anh biết được cảnh ngộ qua lời tâm sự của người đàn bà làng chài. Anh ngạc nhiên và thực sự thông cảm. Anh ngạc nhiên trước sự giải quyết ban đầu của Đẩu ( vị chánh án bạn anh) khuyên người đàn bà li dị. Song trước lời tâm sự của người đàn bà, anh hiểu cuộc sống đông con, khó khăn vất vã của họ. Nỗi vất vã của người đàn ông đi biển cộng với khó khăn vì miếng cơm, manh áo, người đàn ông trút tất cả bực tức lên người vợ. Vì con đã lớn người đàn bà xin chồng “ đưa lên bờ mà đánh” Vì đi biển phải có bàn tay của người đàn ông.
Cuối chuyện, chánh án Đậu đi gặp người đàn ông hay đánh vợ. Phùng xuống chổ đóng thuyền tìm Phát. Sau đó anh trở về phòng văn hoá, suy nghĩ về bức ảnh chụp được trong lốc lịch.
B. CÁC TRUYỆN NƯỚC NGOÀI :
1.Truyện thuốc – Lỗ Tấn ( sáng tác 1919):
Vợ chồng Hoa Thuyên chủ quán trà có một con trai duy nhất bị ho lao, người gầy khô chờ chết. Nhờ người giúp, lão Hoa Thuyên tìm tới cai ngục, đến pháp trường mua bánh bao tẩm máu của người tử tù, đem về nướng cháy đen cho con ăn ( Oâng cho rằng như vậy con sẽ khỏi bệnh). Đúng lúc thằng con ăn bánh xong, trời đã sáng, người khách xuất hiện ở quán trà tiếp sau một số người đến uốngtrà và bàn tán về người tử tù vừa bị chém sáng nay. Người đó là Hạ Du một chiến siõ cánh mạng kiên cường. Tuy ở trong tù còn rủ lão đề Lao làm giặc. Nhiều người cho Hạ Du là thằng điên . . . Năm sau vào tiết thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên ra nghĩa địa thăm con. Hai người mẹ đều đau khổ. Họ ngạc nhiên thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa “hoa trắng và hoa hồng xen nhau”. Mẹ Hạ Du suy nghĩ “ thế này là thế nào nhỉ” phải chăng đây là sự biết ơn, mến mộ của nhân dân đối với người chiến sỹ cách mạng đã hy sinh.
2. Số phận con người – Sô Lô Khốp ( sáng tác 1956)
	Nhân vật chính là Adrây – Xôkôlôp. Anh có một cuộc đời đau khổ. Chiến tranh lần thứ hai bùng nổ, Xôkôlôp nhập ngũ rồi bị thương, sau đó anh bị đoạ đày trong trại tập trung của nhà tù phát xít. Khi thoát khỏi nhà tù phát xít, anh trở về với Hồng quân. Anh nhận được tin vợ cùng hai con gái bị bom phát xít sát hại. Người con trai duy nhất của anh cũng mới nhập ngũ và đang cùng anh tiến vào đánh BecLin. Nhưng đúng ngày chiến thắng phát xít, người con trai của anh đã bị kẻ thù bắn chết. Niềm hy vọng cuối cùng của Xôkôlôp bị tan vỡ.
	Chiến tranh kết thúc, Xôkôlôp giải ngũ. Anh xin làm lái xe cho một đọi vận tải và tình cờ anh gặp bé Vinia sống bơ vơ không nơi nương tựa. Bố mẹ cháu đều chết trong chiến tranh. Anh nhận cháu làm con nuôi và chăm sóc yêu thương nó một nguồn vui lớn. Còn cháu bé tưởng anh là cha đẻ của mình. Một lần Xôkôlôp lái xe đâm phải một con bò, anh bị tước bằng lái. Anh chuyển đổi nơi ở. Xôkôlôp thường bị ám ảnh bởi mất vợ, mất con nên anh thường thay đổi chổ làm. Anh cố dấu cháu bé không cho cháu biết tâm trạng đau khổ của mình.
3.Oâng già và biển cả – Hê ming uê ( sáng tác 1952) :
	Oâng già Xantiagô 74 tuổi thường đánh cá ở vùng biển nóng La-Ha-Ba-Na. Oâng đã đi biển nhiều ngày (84 ngày) cùng cậu bé Manolin mà chẳng câu được con cá nào. Ngày thứ 85, một mình ông đi biển. Oâng câu được một con cá kiếm rất to. Trận chiến đáu giữa người và cá diển ra ác liệt giữa biển khơi. Bằng ý chí, sức chịu đựng kỳ diệu sau hai ngày đêm ông đã hạ được con cá và buộc nó vào mạn thuyền trở về đất liền. Trên đường về ông bị một đàn cá mập kéo đến tấn công con cá kiếm. Oâng lại phải chiến đấu với đàn cá mập đến kiệt sức. Cuối cùng khi đưa thuyền về đến bến, ông chỉ còn một bộ xương con cá kiếm mà thôi. Oâng vác cột buồm trên vai và trở về nôi ở của mình trong khi mọi người đang ngủ. Kết thúc tác phẩm dường như tác giả thể hiện niềm tin của con người vào chính bản thân mình.
4. HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT:sáng tác 1981, in 1984 (tĩm tắt kich bản). 
Trương Ba là một người làm vườn, khoảng hơn 50 tuổi, rất chất phát, cần cù, yêu vợ, thương con cháu. Do thái độ tác trách của các vị quan trên thiên đình mà Nam Tào, Băcs Đẩu gạch nhầm tên Trương Ba - một người đang khoẻ mạnh lăn ra chết bất ngờ. vì quý Trương Ba là người chơi cờ giỏi, Đế Thích - một vị tiên chơi cờ cao đã hố phép làm hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt vừa qua đời mới một ngày để được sống lại. tưởng thế là Trương Ba vẫn được sống hạnh phúc nhưng ngược lại, Trương Ba chịu khơng nổi vì phải mang thân xác thơ tục của anh hàng thịt, lại bị những người thân xa lánh, khơng thừa nhận. hồn Trương Ba vơ cùng đau khổ nên đã xin với Đế Thích cho anh hàng thịt và cu Tị, bạn của cháu mình được sống lại cịn mình thì chết hẳn, khơng nhập vào thân xác ai.

Tài liệu đính kèm:

  • docon thi TNTHPT.doc