Ôn tập phương pháp làm văn nghị luận về truyện ngắn

Ôn tập phương pháp làm văn nghị luận về truyện ngắn

A/. TÓM TẮT VỀ PHƯƠNG PHÁP:

Nhất thiết các em phải nắm vững và thực hiện tốt bốn bước làm bài văn:

1. Bước thứ nhất: Tìm hiểu đề.

− Tìm hiểu đề là xác định đúng ba yêu cầu của đề: yêu cầu về nội dung luận đề (vấn đề cần bàn

luận), yêu cầu về thao tác nghị luận làm rõ vấn đề và yêu cầu về phạm vi tư liệu.

− Trong ba yêu cầu trên, yêu cầu về nội dung luận đề là quan trọng nhất. Nếu xác định sai, bài làm

lạc đề, sẽ chỉ có tối đa là 1,0 điểm của câu làm văn (5 điểm) mà thôi. Nếu xác định không đầy đủ,

bài sẽ thiếu ý hoặc lạc ý, bài làm cũng khó đạt điểm trung bình của câu làm văn này.

− Tìm hiểu đề cần chú đến yêu cầu phụ sau luận đề chính (như đề bài ví dụ dưới dây).

pdf 8 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1140Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập phương pháp làm văn nghị luận về truyện ngắn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ðẠI Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng 
Trang 1 
ÔN TẬP PHƯƠNG PHÁP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN 
VỀ TRUYỆN NGẮN 
A/. TÓM TẮT VỀ PHƯƠNG PHÁP: 
 Nhất thiết các em phải nắm vững và thực hiện tốt bốn bước làm bài văn: 
1. Bước thứ nhất: Tìm hiểu ñề. 
− Tìm hiểu ñề là xác ñịnh ñúng ba yêu cầu của ñề: yêu cầu về nội dung luận ñề (vấn ñề cần bàn 
luận), yêu cầu về thao tác nghị luận làm rõ vấn ñề và yêu cầu về phạm vi tư liệu. 
− Trong ba yêu cầu trên, yêu cầu về nội dung luận ñề là quan trọng nhất. Nếu xác ñịnh sai, bài làm 
lạc ñề, sẽ chỉ có tối ña là 1,0 ñiểm của câu làm văn (5 ñiểm) mà thôi. Nếu xác ñịnh không ñầy ñủ, 
bài sẽ thiếu ý hoặc lạc ý, bài làm cũng khó ñạt ñiểm trung bình của câu làm văn này. 
− Tìm hiểu ñề cần chú ñến yêu cầu phụ sau luận ñề chính (như ñề bài ví dụ dưới dây). 
2. Bước thứ hai: Lập dàn ý. 
− Lập dàn ý là ñịnh ra và sắp xếp những nội dung chính trong bài làm văn theo bố cục ba phần của 
bài văn nghị luận. 
− ðể lập ñược dàn ý, phải hiểu ñề, xác ñịnh trọng tâm vấn ñề (ý chính, ý phụ). Lập dàn ý không chỉ 
nắm vững dàn ý chung mà quan trọng là phải nắm vững kiến thức cơ bản về tác phẩm, không biết 
ñiều ñó thì không có “ý” ñược. 
− Không có dàn ý thì nghĩ sao viết vậy, nghĩ gì viết nấy. Như vậy dễ dẫn ñến thiếu ý, ý lộn xộn, 
không logic và không chủ ñộng kiểm soát ñược thời gian làm bài. 
3. Bước thứ ba: Viết bài. Cần chú ý một số ñiểm chính sau: 
∗ Viết mở bài: 
− Các em chuẩn bị tốt ñể viết phần mở bài một cách nhanh chóng, ngắn gọn, chỉ khoảng 5 -7 câu. 
Phải thật chú ý ñến câu nêu vấn ñề. 
− Mở bài hay ñến mấy mà không nêu ñược vấn ñề thì cũng vô ích. Giám khảo sẽ cho rằng ñây là 
học sinh không nắm vững phương pháp làm văn. 
− Nếu nêu sai vấn ñề thì còn tệ hơn, sẽ là không hiểu ñề bài. Nếu thân bài không lạc ñề thì bài làm 
cũng chỉ ở mức tối ña là trung bình mà thôi. 
∗ Viết kết bài: 
− Kết bài cũng cần ngắn gọn như mở bài nhưng có ý tổng kết, ñánh giá. Phải tóm lược ñược vấn ñề 
vừa giải quyết. Có thể mở rộng ngắn gọn ý nghĩa của vấn ñề. 
− Sau khi kết luận về vấn ñề có thể nêu cảm nghĩ về tác giả, tác phẩm. 
− Kết bài không kết luận về vấn ñề, thì thường là lạc ñề, cũng bị ñánh giá như mở bài lạc ñề. 
− Nếu cả mở bài, kết bài không ñúng vấn ñề thì cầm chắc bài văn ñó sẽ dưới ñiểm trung bình của 
ñiểm số câu hỏi. 
∗ Viết thân bài: 
− ðể viết ñược thân bài, phần giải quyết vấn ñề theo dàn ý ñã lập, trước hết là phải có dẫn chứng (là 
những chi tiết, câu văn tiêu biểu). Phải biết lựa chọn dẫn chứng phù hợp, muốn vậy phải hiểu ý 
nghĩa của các dẫn chứng. 
ÔN TẬP TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ðẠI Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng 
Trang 2 
− Nên dùng diễn dịch ñể nêu luận ñiểm (ý phân tích), nhất là ñối với các em có lực học yếu và trung 
bình. Những luận ñiểm cần nêu ở ñầu ñoạn văn cho thật rõ. Khi dùng các thao tác làm rõ luận 
ñiểm (chủ yếu là phân tích) phải luôn chú ý, hướng vào luận ñiểm ñã nêu mà làm rõ. Như vậy sẽ 
hạn chế việc lan man, lạc ý. Cần chú ý từ ngữ liên kết các luận ñiểm, chuyển ý giữa các ñoạn văn. 
− Khi phân tích dẫn chứng phải dùng liên tưởng, tưởng tượng ñể phát hiện ra hàm ý của dẫn chứng. 
Phân tích chính là làm rõ hàm ý ấy ñể phục vụ cho việc làm rõ luận ñiểm. 
− Lựa chọn từ ngữ và viết câu: ðể hạn chế bớt lỗi dùng từ sai, cần chú ý: từ nào không hiểu nghĩa 
thì không dùng. Viết câu sau, nhìn qua câu trước ñể không bị lặp từ không cần thiết và ñể ý câu 
sau logic với câu trước, ñể có sự liên kết câu. Có khi lặp từ hay cấu trúc câu nhưng là phải nhằm 
mục ñích nhấn mạnh ý hay tạo giọng ñiệu. Trước khi chấm câu, ñọc nhanh lại câu vừa viết, thấy 
có ñược một dung thông báo nào ñó mới chấm câu. Chú ý dùng dấu phẩy ñể tách các vế câu hay 
thành phần ñồng chức. 
− Tuyệt ñối không gạch ñầu dòng, dùng mũi tên, viết tắt tùy tiện theo thói quen ghi bài học trên lớp. 
Phải chú ý viết hoa các danh từ riêng (tên người, tên ñịa danh). Tên tác phẩm phải ñể vào trong 
ngoặc kép “”. Dẫn chứng chỉ chọn và phải có những từ ngữ then chốt và phải chính xác nguyên 
văn mới ñể vào ngoặc kép. 
4. Bước thứ tư: Kiểm tra lại bài làm. 
− Bước này thường tiến hành sau khi làm xong bài. Kiểm tra ñể sửa chữa những lỗi nhỏ như dấu 
câu, lỗi chính tả, một vài từ cần sửa. Không thể “sửa chữa lớn” sau khi ñã làm xong bài. 
− Muốn vậy phải có dàn ý, viết theo dàn ý. Có thể có ñiều chỉnh dàn ý nhưng cơ bản là trung thành 
với dàn ý. Phải kiểm tra kĩ lại dàn ý trước khi làm bài. 
− Chú ý: Khi muốn gạch bỏ một từ, một câu hay một ñoạn: dùng thước, lấy bút gạch một gạch giữa 
những chữ cần bỏ, không ñể trong ngoặc ñơn (như một số em vẫn làm). 
B/. VÍ DỤ MINH HỌA: 
Dưới ñây là ví dụ minh họa cho ba bước làm bài, các em tham khảo. Chú ý: Trong bài 
làm tham khảo, những câu in ñậm là vấn ñề và những luận ñiểm (ý lớn) trong bài, liên kết ý. 
* 
ðỀ BÀI: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” 
của Tô Hoài: Từ lúc Mị bị bắt làm con dâu trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra ñến khi trốn khỏi Hồng 
Ngài. Qua ñó, nêu bật tư tưởng nhân ñạo nhà văn. 
Tìm hiểu ñề 
1. Yêu cầu về nội dung: ðề bài có hai yêu cầu. 
− Yêu cầu chính: Ý phụ là phân tích ngắn gọn về số phận bi thảm của Mị. Ý trọng tâm: Có ñủ dẫn 
chứng, lí lẽ làm rõ ñược sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị. Cụ thể làm rõ ñược: trong cảnh sống 
tủi nhục, tiềm ẩn trong tâm hồn Mị là khát vọng sống, khát vọng tự do, hạnh phúc và Mị ñã vươn 
lên ñể có ñược tự do và cả hạnh phúc; Thấy ñược nghệ thuật xây dựng nhân vật. 
− Yêu cầu phụ: Sau khi phân tích, nêu bật ñược tư tưởng nhân ñạo của tác giả. 
2. Yêu cầu về thao tác:Kết hợp các thao tác nêu luận ñiểm (diễn dịch hoặc qui nạp). Kết hợp các 
thao tác làm rõ luận ñiểm, chủ yếu dùng thao tác phân tích. 
ÔN TẬP TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ðẠI Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng 
Trang 3 
3. Yêu cầu về tư liệu: Trong phần ñầu truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, chủ yếu là ở hai cảnh ñêm 
mùa xuân và ñêm cứu A Phủ. Có thể sử dụng tư liệu liên quan. 
Lập dàn ý 
I/. Mở bài: Giới thiệu tác giả  tác phẩm  nêu vấn ñề (xem ñề) 
II/. Thân bài: 
1. Khái quát: Nêu hoàn cảnh sáng tác – tóm tắt truyện 
2. Giải quyết vấn ñề: 
a. Phân tích sức sống của nhân vật Mị: 
− Nhân vật ñược giới thiệu ấn tượng trong mở ñầu truyện: (phân tích ngắn gọn) 
− Ý phụ: Phân tích ngắn gọn cuộc sống bi thảm của Mị, các ý: Mị là cô gái trẻ, ñẹp, thổi sáo giỏi, 
ñã có người yêu / nhưng Mị phải làm dâu nhà Pá Tra, cuộc sống cực khổ, tưởng như Mị ñã cam 
chịu. 
− Trọng tâm: Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị, các ý: Mị có tinh thần phản kháng lúc mới bị 
bắt / ñặc biệt có lòng khao khát tự do hạnh phúc, tình yêu trong ñêm mùa xuân. Mị ñấu tranh ñể 
có tự do nhưng bị dập tắt bởi A Sử. Mị trở lại cuộc sống vô cảm, nhưng sức sống của Mị không 
hề mất ñi. Sức sống ấy ñã bùng lên mạnh mẽ, quyết liệt trong ñêm cứu A Phủ: Mị thương người, 
cứu người và tự cứu mình. 
− Tư liệu so sánh: nhân vật phụ nữ trong văn học (Thúy Kiều, chị Dậu). 
− Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật: Phân tích tâm lí nhân vật khá sắc sảo, có so sánh. 
b. Tư tưởng nhân ñạo của nhà văn. Không chỉ cảm thông với người lao ñộng nghèo, tố cáo giai 
cấp thống trị, mà ca ngợi phẩm chất tốt ñẹp của con người, chỉ ra lối thoát cho họ. 
III/. Kết bài: Kết luận về vấn ñề - cảm nghĩ về tác phẩm, nhà văn 
Bài làm tham khảo 
Tô Hoài là nhà văn lớn của nền văn xuôi Việt Nam hiện ñại, ông sáng tác ở cả hai thời kì 
trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945. Trước Cách mạng, Tô Hoài từng là nhà văn hiện thực. Sau 
Cách mạng, tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác, Tô Hoài có nhiều tác phẩm có giá trị với 
nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, tự truyện  Ông cũng là số ít những nhà văn có vốn hiểu 
biết phong phú, sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên ñất nước ta. Thành 
công ñặc biệt trong sáng tác của Tô Hoài là khám phá hiện thực về cuộc sống, con người vùng ñất 
Tây Bắc, trong ñó tiêu biểu nhất là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Trong truyện ngắn, tác giả ñã 
xây dựng thành công nhân vật Mị với sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Sức sống ấy thể hiện rõ 
nhất là từ lúc Mị bị bắt làm con dâu trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra ñến khi trốn khỏi Hồng 
Ngài. Qua nhân vật, thấy rõ ñược tư tưởng nhân ñạo của nhà văn. 
Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” ñược sáng tác năm 1952, trong tập “Truyện Tây Bắc”. 
Truyện kể về Mị, một cô gái trẻ, ñẹp, thổi sáo giỏi, ñã có người yêu, nhưng vì món nợ truyền kiếp, 
Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra, cuộc sống cực khổ, ngày tết Mị muốn ñi chơi nhưng bị A 
Sử trói ñứng vào cột. Truyện còn kể về A Phủ, một chàng trai mồ côi, nghèo, lao ñộng giỏi, ñi chơi 
tết, ñánh A Sử, bị xử kiện rồi trở thành nô lệ cho nhà Pá Tra. ðể mất một con bò, A Phủ bị Pá Tra 
trói ñứng vào cột mấy ngày ñêm, cuối cùng Mị ñã cắt dây trói cứu A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi 
ÔN TẬP TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ðẠI Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng 
Trang 4 
nhà Pá Tra, trốn khỏi Hồng Ngài. Tới Phiềng Sa, trở thành vợ chồng, Mị và A Phủ gặp cán bộ A 
Châu và ñược giác ngộ cách mạng, A Phủ trở thành ñội trưởng du kích ñánh Pháp bảo vệ dân làng. 
Nhân vật Mị ñược nhà văn Tô Hoài giới thiệu một cách ấn tượng ngay ở phần ñầu 
truyện: “Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay 
sợi gai bên tảng ñá trước cửa, cạnh tàu ngựa”. Dù làm bất cứ công việc gì, cô ấy cũng “cúi mặt, mặt 
buồn rười rượi”. Có người nghĩ Mị là con gái nhà giàu thì làm sao biết khổ mà phải khổ, nhưng hỏi 
ra mới biết Mị là vợ A Sử, con dâu thống lí Pá Tra. Mở ñầu truyện một cách tự nhiên, bằng giọng kể 
như ru, thế giới Tây Bắc ñã ñược mở ra xa xăm, một chút bí ẩn qua bức chân dung của một thiếu phụ 
buồn. Bức chân dung gợi ra ở người ñọc một sự khó hiểu: làm con dâu nhà quan sao lại phải khổ, 
phải buồn ? Hình ảnh Mị “cúi mặt, mặt buồn rười rượi” gợi ra một con người có số phận không bình 
thường. 
Quả thực như vậy, Mị là người phụ nữ có số phận bi thảm. Trước khi trở thành con dâu 
nhà Pá Tra, gia ñình nghèo nhưng Mị là cô gái trẻ ñẹp, thổi sáo giỏi, có biết bao nhiêu người mê, 
“ngày ñêm ñã thổi sáo ñi theo Mị”. Những ñêm tết thì “Trai ñến ñứng nhẵn cả chân vách ñầu buồng 
Mị”. Mị khao khát yêu và ñã ñược yêu, trái tim Mị từng ñã bao lần hồi hộp trước một âm thanh hò 
hẹn. Trong ñiều kiện bình thường, dù nghèo, song chắc hẳn Mị cũng có cuộc sống hạnh phúc với 
người mình yêu. 
Nhưng người con gái vùng rẻo cao ấy phải chịu một cuộc ñời có thể gọi là bạc mệnh, chẳng 
khác gì nhiều kiếp hồng nhan. Vì món nợ của cha mẹ, Mị phải bán mình (giống như Thúy Kiều phải 
bán mình chuộc cha). Hồi cha mẹ Mị lấy nhau không có ñủ tiền cưới, phải ñến vay nợ nhà thống lí, 
bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm phải nộp lãi một nương ngô. Món nợ ấy trả mãi ñến khi bố 
Mị ñã già, mẹ Mị ñã chết mà vẫn chưa hết. Thấy cha Mị không thể trả hết nợ, thấy Mị ñã “biết cuốc 
nương làm ngô”, Pá Tra thâm ñộc bảo với bố Mị: “Cho tao ñứa con gái này về làm dâu thì tao xóa 
hết nợ cho”. Cha Mị dù thương con nhưng chỉ biết ngậm ngùi vì hiểu rõ “không thể làm thế nào khác 
ñược rồi !”. Giờ thì ta ñã hiểu tại sao lúc nào Mị cũ ... ơ một mình giữa nhà”. Mãi sau Mị mới ñứng dậy. Mị không ra ñường chơi mà 
“từ từ bước vào buồng”, rồi ngồi xuống giường và “trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng”. 
Bởi Mị nhớ rằng: “chẳng năm nào A Sử cho Mị ñi chơi Tết”, Mị cũng “chẳng buồn ñi”. Nhưng ñã từ 
nãy, Mị “thấy phơi phới trở lại”, Mị thấy trong lòng “ñột nhiên vui sướng như những ñêm Tết ngày 
ÔN TẬP TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ðẠI Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng 
Trang 6 
trước”. Mị thấy mình “vẫn còn trẻ”. Mị “muốn ñi chơi”. Mị thấy “bao nhiêu người có chồng cũng ñi 
chơi Tết”. Mị ñã so sánh giữa họ với mình. Mị không ñược như họ. Muốn ñi chơi Tết cũng là muốn 
có tự do. Mị ñang khao khát có một chút tự do mà tất cả những phụ nữ có chồng như Mị ai cũng có 
ñược. Rồi Mị nghĩ tới A Sử, “không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau”. Nếu có nắm lá ngón 
trong tay lúc này thì Mị sẽ “ăn cho chết ngay” chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước 
mắt ứa ra. Trong khi ñó, tiếng sáo “gọi bạn yêu” vẫn lửng lơ bay ngoài ñường: 
“Anh ném pao, em không bắt 
 Em không yêu, quả pao rơi rồi.” 
Một người phụ nữ có chồng, khi nghĩ ñến chồng mà “muốn chết ngay” là người phụ nữ 
không có hạnh phúc. Mị không có hạnh phúc. Mị ñang khao khát hạnh phúc. Nhất là khi Mị lại nghe 
thấy tiếng sáo, không còn là tiếng sáo “rủ bạn ñi chơi” mà là tiếng sáo “gọi bạn yêu”. Nó không lấp 
ló “ngoài ñầu núi” mà nó “lửng lơ bay ngoài ñường”, như mời gọi, như quyến rũ. Tiếng sáo yêu ở 
gần, gần lắm ! Nhưng hạnh phúc của Mị thì lại quá xa vời, ñã chìm vào quá khứ, ñã mất với thời 
gian. 
Trong lúc Mị ñang ñắm mình theo tiếng sáo thì A Sử về. Mị không nói, nhưng có lẽ sự xuất 
hiện của A Sử ñã thổi bùng lên khát vọng tự do trong Mị. Mị hành ñộng. Mị “ñến góc nhà, lấy ống 
mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào ñĩa ñèn cho sáng”. Có lẽ, lần ñầu tiên sau bao nhiêu năm làm dâu, 
Mị có ý ñịnh thắp sáng thêm căn buồng u tối của mình. Người con dâu khốn khổ ấy như ñã lấy chính 
ánh sáng của niềm khát khao ham sống, khát khao hạnh phúc tình yêu vừa bừng lên trong tâm hồn 
mình ñể tiếp thêm ánh sáng cho ngọn ñèn le lói ở góc buồng. ðó cũng là hành ñộng của sự tự thức 
tỉnh, khát khao thắp sáng cuộc ñời mình. Ngọn lửa của ñĩa ñèn làm bùng lên “ngọn lửa” trong lòng 
Mị. Mị muốn ñi chơi, Mị cũng sắp ñi chơi. Mị thừa hiểu rằng “chẳng năm nào A Sử cho Mị ñi chơi 
Tết”, nhưng bây giờ thì Mị “quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa” ñể sửa soạn ñi chơi, bất chấp sự có 
mặt của A Sử. Không trả lời khi A Sử hỏi, hành ñộng của Mị diễn ra ngay trước mặt A Sử như một 
thách thức, là sự “nổi loạn”, là ñấu tranh ñể có tự do. 
Nhưng khát vọng tự do của Mị vừa bùng lên ñã bị A Sử phũ phàng dập tắt. Hắn ñã bắt Mị 
trói ñứng vào cột nhà bằng cả thúng sợi ñay, còn “quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, 
không nghiêng ñầu ñược nữa”. Trói vợ xong, A Sử tắt ñèn, ñi ra, khép cửa buồng lại. Trong bóng tối, 
Mị “như không biết mình ñang bị trói”. Mị vẫn nghe tiếng sáo. Tiếng sáo ñưa Mị ñi theo những cuộc 
chơi, những ñám chơi. Mị ñang còn sống thực trong cảnh ảo, như một kẻ mộng du. ðến khi vùng 
bước ñi, nhưng tay chân ñau không cựa ñược, Mị mới trở về với thực tại phũ phàng. Mị “không nghe 
tiếng sáo nữa”, chỉ “nghe tiếng chân ngựa ñạp vào vách”, Mị “thổn thức nghĩ mình không bằng con 
ngựa”. Tiếng “thổn thức” của Mị cũng là tiếng “thổn thức” của nhà văn, cũng là tiếng “thổn thức” 
của người ñọc, là tiếng cảm thương cho số kiếp của một con người mà không ñược làm người. 
Sau ñêm mùa xuân bị trói ấy, Mị trở lại cuộc sống vô cảm. Nhưng sức sống của Mị không 
hề mất ñi, nó còn ñược dịp bùng lên mãnh liệt trong một ñêm ñông – ñêm Mị cứu A Phủ và tự 
cứu mình. 
Trong ñêm Mị bị trói, cũng là ñêm A Sử ñi chơi và bị A Phủ ñánh bị thương. A Phủ là chàng 
trai mồ côi, nghèo, lao ñộng giỏi, có “gan bướng” từ nhỏ. ði chơi tết, ñánh A Sử, A Phủ bị bắt, bị xử 
kiện rồi trở thành người ở cho nhà Pá Tra. ðể mất một con bò, A Phủ bị Pá Tra trói ñứng vào cột. 
Những ñêm mùa ñông trên núi cao dài và buồn, Mị chỉ còn biết sống với ngọn lửa. Nơi A 
Phủ bị trói gần bếp lửa hằng ñêm Mị vẫn thổi lửa hơ tay. A Phủ bị trói ñã mấy ñêm rồi. Nhìn thấy A 
ÔN TẬP TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ðẠI Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng 
Trang 7 
Phủ bị trói Mị “thản nhiên”, vô cảm. Nếu A Phủ “là cái xác chết ñứng ñấy, cũng thế thôi”. A Phủ bị 
trói ñứng, A Phủ ñã khóc. Khi ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị ñã nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp 
lánh bò xuống hai hõm má ñã xám ñen lại” của A Phủ, thái ñộ của Mị ñã thay ñổi. 
Dòng nước mắt A Phủ là một chi tiết “ñắt”, là chỗ “ñáng nể” ở nhà văn Tô Hoài, nó lí giải 
một cách hợp lí sự thay ñổi của Mị. Dòng nước mắt của A Phủ ñã ñưa Mị ra khỏi cõi quên ñể trở về 
cõi nhớ. Và Mị “nhớ lại”: ñêm năm trước, khi bị A Sử trói, cũng trói ñứng, Mị ñã nhiều lần khóc, 
nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ mà không biết làm cách nào lau ñi ñược. Dòng nước mắt của 
A Phủ ñã giúp Mị nhớ ra mình, xót xa cho mình. “Thương người như thể thương thân”, nhưng sự 
thương người không thể sinh ra khi sự thương mình còn chưa có. ðúng là từ lúc biết thương mình, 
Mị mới có sự ñồng cảm với A Phủ, một người có cùng cảnh ngộ. 
Không dừng lại ở ñó, ý nghĩ của Mị còn ñi xa hơn, không phải cảm tính mà là lí tính. Mị 
nhận thấy “chúng nó thật ñộc ác”, nhận thấy nguy cơ cái chết sẽ ñến với A Phủ chỉ trong ñêm mai, 
“chết ñau, chết ñói, chết rét, phải chết”. Mị lại nghĩ về mình là thân ñàn bà, ñã bị “trình ma nhà nó 
rồi thì chỉ còn biết ñợi ngày rũ xương ở ñây thôi”. Chuyển ý nghĩ từ mình sang A Phủ, Mị thấy 
“người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ  Mị phảng phất nghĩ như vậy”. Dù ý nghĩ của Mị chỉ là 
“phảng phất”, hai tiếng “A Phủ” chỉ là lần ñầu tiên rung lên như hơi thở trong lòng Mị, nhưng nó là 
tiếng nói của tình thương. Hẳn là trong cái “phảng phất” ấy, Mị có nghĩ ñến việc cứu A Phủ khỏi 
chết, nhưng Mị chưa hành ñộng. Mị ñã hình dung: ñến một lúc nào, khi A Phủ trốn ñi rồi, bố con Pá 
Tra bảo là Mị ñã cởi trói cho A Phủ, Mị liền phải trói thay vào ñấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. 
Nhưng Mị “không thấy sợ”, Mị ñã hành ñộng: Mị lấy con dao nhỏ cắt lúa cắt nút dây mây trên người 
A Phủ. ðến lúc gỡ ñược hết dây trói trên người A Phủ thì Mị “cũng hốt hoảng”, Mị chỉ thì thào ñược 
một tiếng “ði ngay ” rồi Mị “nghẹn lại”. Mị sợ ! ðúng vậy, bởi chỉ một lát nữa thôi Mị phải trói 
vào cái cọc ấy, “phải chết trên cái cọc ấy”. Cắt dây trói cho A Phủ, Mị ñã tự kí tên vào bản án tử hình 
cho mình. Nhưng Mị ñã chấp nhận thế, Mị ñã dùng tính mạng mình cứu mạng cho A Phủ. Lòng 
thương người, cứu người ñã khiến Mị hành ñộng như vậy. 
Khi A Phủ ñi rồi thì Mị “ñứng lặng trong bóng tối”. Trong giây phút “ñứng lặng” ngắn ngủi 
ấy Mị ñã một có một quyết ñịnh táo bạo, táo bạo hơn cả khi Mị cắt dây trói cho A Phủ: Mị “vụt chạy 
ra”, ñuổi kịp A Phủ, cùng A Phủ trốn khỏi nhà Pá Tra, trốn khỏi Hồng Ngài. 
ðiều gì ñã khiến cho Mị hành ñộng như vậy ? Có lẽ trong giây phút “ñứng lặng trong bóng 
tối ấy” ấy Mị ñã nghĩ rằng: chỉ vừa mới ñây A Phủ còn ñang mất tự do, còn có nguy cơ phải chết. 
Vậy mà bây giờ A Phủ ñã có tự do. Chính Mị là người ñem tự do cho A Phủ, sao Mị lại không ñem 
lại tự do cho mình ? Sự tự do của A Phủ ñã khơi lên khát vọng tự do trong Mị. Khát vọng ấy bùng 
cháy dữ dội, khiến Mị bất chấp mọi sự ràng buộc, chẳng còn sợ hãi, hốt hoảng. Chạy theo A Phủ, 
chẳng những Mị có tự do mà còn có hạnh phúc. Thoát khỏi nhà Pá Tra, sang Phiềng Sa Mị và A Phủ 
ñã thành vợ chồng, A Phủ ñã ñem lại hạnh phúc cho Mị, hay cũng chính là Mị ñã ñem lại hạnh phúc 
cho chính mình. 
Trong văn học, ta cũng từng gặp những nhân vật có ý thức vươn lên, muốn thoát khỏi 
số phận ñau khổ. Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du khi bị bán vào lầu xanh, nàng ñã 
cố tìm cách thoát khỏi cuộc sống tủi nhục. Nhưng khi vào lầu xanh lần thứ hai thì Thúy Kiều ñành 
chấp nhận số phận: ‘Cũng ñành nhắm mắt ñưa chân – Mặc cho con tạo xoay vần làm sao”. Nhân vật 
chị Dậu trong tiểu thuyết “Tắt ñèn” của nhà văn Ngô Tất Tố thì ñã xô ngã tên cai lệ ñể bảo vệ chồng, 
khi anh Dậu ñang bị ốm mà bị bắt trói. Nhưng hành ñộng của chị Dậu chỉ có tính tự phát, nhất thời, 
ÔN TẬP TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ðẠI Thầy giáo Nguyễn Văn Ưng 
Trang 8 
là “tức nước vỡ bờ” mà thôi. Còn ở nhân vật Mị, khát vọng tự do, hạnh phúc và sự vươn lên ñể có tự 
do, hạnh phúc là quá trình tự giác. Nó bắt ñầu bằng ý nghĩ muốn tự tử khi mới bị bắt vào nhà Pá Tra. 
Sau ñó, nó tồn tại và ñược nuôi dưỡng âm thầm mà mãnh liệt trong tâm hồn Mị. Trong ñêm mùa 
xuân, sức sống ấy ñã bùng lên. Tuy bị dập tắt phũ phàng nhưng ñó chính là “cuộc tập dượt” ñể trong 
ñêm cứu A Phủ Mị ñã thành công. Hành ñộng của Mị là tất yếu theo theo qui luật tâm lí của con 
người. 
Thể hiện sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, nhà văn Tô Hoài ñã rất thành công trong 
miêu tả tâm lí nhân vật. Tâm trạng và hành ñộng khá phức tạp của nhân vật Mị trong ñêm mùa 
xuân, trong ñêm cứu A Phủ ñã ñược nhà văn diễn tả, lí giải một cách cụ thể, sinh ñộng, hợp lí. 
Những trang viết của nhà văn Tô Hoài về sức sống của nhân vật Mị khiến ta nhớ ñến nhà văn 
Nam Cao. Nếu như Nam Cao ñã phát hiện và miêu tả bản chất lương thiện của Chí Phèo khi Chí ñã 
mất cả nhân hình lẫn nhân tính, thì ở ñây, nhà văn Tô Hoài ñã phát hiện và miêu tả sức sống tiềm 
tàng mãnh liệt trong cái dáng vẻ “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” của nhân vật Mị. Hai nhà 
văn tài năng có sự gặp gỡ, tương ñồng. 
Xây dựng nhân vật Mị với sức sống tiềm tàng mãnh liệt, nhà văn Tô Hoài ñã thể hiện rõ 
tư tưởng nhân ñạo của mình. Không chỉ tố cáo tội ác tàn bạo của giai cấp thống trị, cảm thông với 
người lao ñộng có số phận bi thảm, mà nhà văn ñã phát hiện và khẳng ñịnh những phẩm chất tốt ñẹp 
của họ, ở ñây là nhân vật Mị. Chẳng những thế, kết thúc tác phẩm có hậu theo lối truyền thống, nhà 
văn Tô Hoài ñem lại niềm tin cho con người, chỉ ra cho những người có số phận bi thảm con ñường 
ñể thoát khỏi số phận ấy: hãy vùng lên ñể tự cứu mình. Sức sống tiềm tàng của Mị cũng chứng tỏ 
một chân lí: Bạo lực không thể ñè bẹp ñược khát vọng tự do. Tư tưởng nhân ñạo trong “Vợ chồng A 
Phủ” khác hẳn với văn học hiện thực trước Cách mạng. 
Tóm lại, nhân vật Mị có một với sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Luôn có khát vọng vươn 
lên trong cuộc sống và ñã ñấu tranh giành ñược tự do, hạnh phúc là một phẩm chất tốt ñẹp của Mị. 
Nhân vật Mị ñược nhà văn Tô Hoài miêu tả và khám phá trong chiều sâu tâm hồn, trong những biến 
thái phức tạp của tâm trạng. Miêu tả thành công sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, nhà văn Tô 
Hoài ñã thể hiện rõ tư tưởng nhân ñạo của mình. Nhân vật Mị là linh hồn của truyện ngắn “Vợ 
chồng A Phủ”, khiến cho thiên truyện này, qua nửa thế kỉ, vẫn có sức hấp dẫn mạnh mẽ với người 
ñọc. “Vợ chồng A Phủ” chắc chắn sẽ là một tác phẩm sống mãi với thời gian, và Tô Hoài thật xứng 
ñáng là nhà văn của Tây Bắc. 
* 
* * 
Hi vọng rằng các em có thêm chút kinh nghiệm làm văn sau khi ñọc tài liệu này. Chúc 
các em thành công trong câu làm văn nghị luận về truyện ngắn. 
Tài liệu này và một số tư liệu khác còn có trong Website: Văn học – Học văn. ð/c truy 
cập:  

Tài liệu đính kèm:

  • pdfon tap lam van ve truyen ngan.pdf