Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn 12 - Trường THPT Lê Lợi

Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn 12 - Trường THPT Lê Lợi

I. Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 .

 1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.

- Nền văn học mới vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đã góp phần tạo nên một nền văn học thống nhất trên đất nước ta: thống nhất về tư tưởng, về tổ chức và quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ.

- Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ kéo dài suốt 30 năm đã tác động sâu sắc đến đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật, tạo nên ở văn học giai đoạn này những đặc điểm và tính chất riêng của một nền văn học hình thành, phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh lâu dài và vô cùng ác liệt.

- Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển.

- Về văn hóa từ năm 1945 đến 1975, điều kiện giao lưu bị hạn chế (chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của các nước XHCN như Liên Xô, Trung Quốc).

- Giai đoạn 1975 đến hết thế kỉ XX, đất nước bước vào thời kì hòa bình, ổn định và hướng tới đổi mới toàn diện, sâu sắc, quan niệm văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam có những thay đổi (coi văn học không chỉ là công cụ chính trị mà còn là nhu cầu văn hóa – thẩm mĩ thiết yếu của con người). Trong giai đoạn này, nhất là từ thập kỉ 90, Việt Nam có sự tiếp xúc rộng rãi với văn hóa – văn học thế giới theo con đường hội nhập kinh tế - văn hóa.

 

doc 47 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1330Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn 12 - Trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX.
I. Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 .
 1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.
- Nền văn học mới vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đã góp phần tạo nên một nền văn học thống nhất trên đất nước ta: thống nhất về tư tưởng, về tổ chức và quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ.
- Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ kéo dài suốt 30 năm đã tác động sâu sắc đến đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật, tạo nên ở văn học giai đoạn này những đặc điểm và tính chất riêng của một nền văn học hình thành, phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh lâu dài và vô cùng ác liệt.
- Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển.
- Về văn hóa từ năm 1945 đến 1975, điều kiện giao lưu bị hạn chế (chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của các nước XHCN như Liên Xô, Trung Quốc).
- Giai đoạn 1975 đến hết thế kỉ XX, đất nước bước vào thời kì hòa bình, ổn định và hướng tới đổi mới toàn diện, sâu sắc, quan niệm văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam có những thay đổi (coi văn học không chỉ là công cụ chính trị mà còn là nhu cầu văn hóa – thẩm mĩ thiết yếu của con người). Trong giai đoạn này, nhất là từ thập kỉ 90, Việt Nam có sự tiếp xúc rộng rãi với văn hóa – văn học thế giới theo con đường hội nhập kinh tế - văn hóa.
 2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu.
 a. Chặng đường từ năm 1945 đến 1954.
- Một số tác phẩm trong những năm 1945-1946 đã phản ánh được không khí hồ hởi, vưi sướng đặc biệt của nhân dân ta khi đất nước vừa giành được độc lập (Ngọn Quốc kì, Hội nghị non sông...).
- Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến, tập trung khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân, thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
* Văn xuôi: Truyện ngắn và kí là những thể loại mở đầu cho văn xuôi chặng đường kháng chiến chống Pháp. Những tác phẩm tiêu biểu: Một lần tới Thủ đô và Trận phố Ràng của Trần Đăng, Đôi mắt và nhật kí Ở rừng của Nam Cao, Làng của Kim Lân... Từ 1950, đã xuất hiện những tập truyện kí khá dày dặn: Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc...
* Thơ ca: đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. + Tiêu biểu là những tác phẩm: Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiến của Quang Dũng, Đất nước của Nguyễn Đình Thi...đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
+ Cảm hứng chính là tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi cuộc sống kháng chiến và con người kháng chiến.
* Kịch: một số vở kịch xuất hiện gây sự chú ý lúc bấy giờ như Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng, Chị Hòa của Học Phi.
* Lí luận, phê bình văn học chưa phát triển nhưng đã có những tác phẩm có ý nghĩa quan trọng như bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam của Trường Chinh, bài tiểu luận Nhận đường và tập Mấy vấn đề nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi.
 b. Chặng đường từ 1955 đến 1964.
- Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề và phạm vi của hiện thực đời sống như:
+ Đề tài kháng chiến chống Pháp: Sống mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng, Trước giờ nổ súng của Lê Khâm.
+ Đề tài hiện thực đời sống trước Cách mạng: Tranh tối tranh sáng của Nguyễn Công Hoan, Mười năm của Tô Hoài, Cửa biển của Nguyên Hồng.
+ Đề tài công cuộc xây dựng CNXH: Sông Đà của Nguyễn Tuân, Mùa lạc của Nguyễn Khải.
- Thơ ca phát triển mạnh mẽ. Các tập thơ tập thơ xuất sắc ở chặng đường này gồm có: Gió lộng của Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên, Riêng chung của Xuân Diệu, Đất nở hoa của Huy Cận , Tiếng sóng của Tế Hanh...
- Kịch nói có phát triển . Tiêu biểu : Một đảng viên của Học Phi, Chị Nhàn và Nổi gió của Đào Hồng Cẩm.
 c. Chặng đường từ 1965 đến 1975.
- Văn học tập trung viết về kháng chiến chống Mĩ. Chủ đề bao trùm là ngợi ca tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
 - Văn xuôi chặng đường này tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, đã khắc họa khá thành công hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất.
 + Từ tiền tuyến lớn, những tác phẩm truyện kí viết trong máu lửa của chiến tranh đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam anh dũng như tác phẩm Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng ...
 + Ở miền Bắc, truyện kí cũng phát triển mạnh. Tiêu biểu là kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân; truyện ngắn của Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Vũ Thị Hường...Tiểu thuyết cũng phát triển: Bão biển của Chu Văn, Cửa sông và Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu...
 - Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc, đánh dấu bước tiến lớn của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ chặng đường này thể hiện rõ khuynh hướng mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực, đồng thời tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận. Nhiều tập thơ có tiếng vang, tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn như: Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường, chim báo bão của Chế Lan Viên, Vầng trăng quầng lửa của Phạm Tiến Duật, Gió lào cát trắng của Xuân Quỳnh, Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa...
 Lịch sử thơ ca chặng đường này đặc biệt ghi nhận sự xuất hiện và những đóng góp của thế hệ nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Xuân, Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Nguyễn Mỹ, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo...
 - Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận. Quê hương Việt Nam và Thời tiết ngày mai của Xuân Trình, Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm là những vở kịch tạo được tiếng vang bấy giờ.
 d. Văn học vùng tạm chiếm.
 - Dưới chế độ Mĩ và chính quyền Sài Gòn, bên cạnh xu hướng văn học tiêu cực, phản động tồn tai đan xen: Xu hướng “chống cộng”, xu hướng đồi truỵ Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng. Nội dung tư tưởng nói chung của xu hướng văn học này đều nhằm phủ định chế độ bất công và tàn bạo, lên án bọn cướp nước và bán nước, thức tỉnh lòng yêu nước và ý thức dân tộc; kêu gọi, cổ vũ các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên, tập hợp lực lượng xuống đường đấu tranh.
 - Hình thức của những sáng tác này thường gọn nhẹ: thơ, truyện ngắn, phóng sự, bút kí.
 - Tác giả tiêu biểu: Vũ Hạnh, Trần Quang Long, Đông Trình, Sơn Nam, Võ Hồng, Lý Văn Sâm, Viễn Phương...
 3. Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975: 3 đặc điểm
 a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước, phục vụ cách mạng , cổ vũ chiến đấu:
- Nền văn học mới ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước.
- Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là đề tài bao quát làm nên diện mạo riêng của văn học giai đoạn này.
 b. Nền văn học hướng về đại chúng: 
- Văn học lấy đại chúng làm đối tượng phản ánh và phục vụ, vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cách mạng và kháng chiến đã hình thành ở nhà văn một quan niệm mới về đất nước: Đất nước của nhân dân. Đó là một nền văn học có tính nhân dân sâu sắc cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật.
 c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Đề tài có ý nghĩa lịch sử, nhân vật tiêu biểu cho lí tưởng với phẩm chất anh hùng, lời văn sử thi mang giọng điệu trang trọng hào hùng.
- Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người Việt Nam có thể vượt lên mọi thử thách và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
- Khuynh hướng sử thi và lãng mạn làm cho VH giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan hướng tới lẽ sống lớn, tình cảm lớn.
II. Vài nét khái quát về VHVN từ 1975 đến hết thế kỉ XX:
 1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa:
- Với chiến thắng mùa xuân năm1975, lịch sử dân tộc ta mở ra một thời kì mới: thời kì độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Tuy nhiên từ năm1975 đến năm1985, đất nước ta gặp những khó khăn, thử thách mới.
- Từ năm 1986 với công cuộc đổi mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta cũng từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hóa cũng có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới. Tất cả đã tạo điều kiện để văn học phát triển phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển khách quan của nền văn học.
 2. Những nét khái quát của VHVN từ 1975 đến hết thế kỉ XX:
 - Sau 1975, đề tài văn học được nới rộng hơn. Một số tác phẩm đã phơi bày một vài nét tiêu cực trong xã hội, hoặc nhìn thẳng vào những tổn thất nặng nề trong chiến tranh, đề cập đến nhữmg bi kịch cá nhân và đời sống tâm linh. Đặc biệt từ sau 1986 trở đi, văn học đổi mới mạnh mẽ về ý thức nghệ thuật. Người cầm bút thức tỉnh càng sâu sắc về ý thức cá nhân và có quan niệm mới mẻ về con người.
 a. Thơ ca sau năm 1975 không tạo được sức lôi cuốn, hấp dẫn như ở giai đoạn trước. Tuy nhiên, vẫn có những tác phẩm ít nhiều tạo được sự chú ý của người đọc.
 + Chế Lan Viên từ lâu vẫn âm thầm đổi mới thơ ca (Di cảo thơ). Những cây bút thời chống Mĩ cứu nước vẫn tiếp tục sáng tác, sung sức hơn cả là Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo...
 + Thành tựu nổi bật của thơ ca giai đoạn này là trường ca: Những người đi tới biển của Thanh Thảo, Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh. Một số tập thơ có giá trị khi ra đời ít nhiều tạo được sự chú ý: Tự hát của Xuân Quỳnh, Người đàn bà ngồi đan của Ý Nhi, Thư mùa đông của Hữu Thỉnh. Những cây bút thơ thuộc thế hệ sau năm 1975 xuất hiện nhiều, đang từng bước tự khẳng định mình như: Một chấm xanh của Phùng Khắc Bắc, Tiếng hát tháng giêng của Y Phương...
 b. Văn xuôi sau năm 1975 có nhiều khởi sắc hơn thơ ca, một số cây bút bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống như: Nguyễn Trọng Oánh với Đất trắng, Thái Bá Lợi với Hai người trở lại trung đoàn,
 + Từ đầu những năm 80, văn xuôi tạo được sự chú ý của người đọc với những tác phẩm như: Đứng trước biển của Nguyễn Mạnh Tuấn, Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng...
 + Từ sau Đại hội Đảng lần VI năm 1986, văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới, với phương châm nhìn thẳng và hiện thực, phóng sự xuất hiện đề cập tới những vấn đề bức xúc của xã hội.
 + Văn xuôi thực sự khởi sắc với những tập truyện ngắn: Chiếc thuyền ngoài xa và Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp; tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
 c. Kịch nói sau năm 1975 phát triển mạnh mẽ. Một số tác phẩm tạo được sự chú ý của khán giả như Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, Mùa hè ở biển của Xuân Trình... 
 + Phóng sự xuất hiện đề cập đến những vấn đề bức xúc của đời sống.
 + Lí luận, nghiên cứu phê bình văn học cũng có sự đổi mới. Ngoài những cây bút có tên tuổi, đã xuất hiện một số cây bút trẻ có nhiều triển vọng.
* Như vậy: Từ sau năm 1975, nhất là từ 1986, VHVN từng bước chuyển sang giai đoạn mới. Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa, man ...  chỉ nhìn độ căng, độ chếch của dây câu có thể cảm nhận được con mồi của mình và đoán được nó đang làm gì “ từ độ chếch của sợi dây lão có thể biết được con cá đang ngoi lên liên tục trong lúc bơi”, “ lão cảm thấy một cú quật đột ngột và cú nảy mạnh ở sợi dây lão đang níu bằng cả hai tay, thật sắc và cảm thấy cứng và nặng. Lưỡi kiếm của con cá đang quật vào đoạn dây thép đáy”. Ông đã cảm nhận về con cá rất chính xác bằng thị giác (xem các vòng lượn,thấy con cá từ bộ phận đến toàn thể) và xúc giác ( dây câu cứa vào tay).
+ Đi biển không cần la bàn, chỉ cần nương theo hướng gió và chiều xoay của cánh buồm có thể biết được hướng gió tây nam để vào bờ. Có thể đoán biết được thời tiết và tình hình trên biển: khi nhìn thấy đám mây tích và mây tơ, ông biết gió nhẹ còn thổi suốt đêm.
- Có tâm hồn cao thượng: vừa khuất phục con cá nhưng vừa ngưỡng mộ, cảm thông, cảm kích “mày đang giết tao cá à, ông lão nghĩ. Nhưng mày có quyền làm thế. Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày. Hãy đến và giết ta. Ta không quan tâm chuyện ai giết ai”, xem con cá như là bạn ( xưng hô với con cá: cá ơi, cá này, người anh em ạ), thậm chí có phần tiếc nuối khi đã giết con cá “ ta là lão già mệt mỏi. Nhưng ta đã giết con cá này, người anh em ta”.
 - Đơn độc trên biển, mệt mỏi, đau đớn vì phải chiến đấu suốt ba ngày hai đêm trước đối thủ to lớn, ngoan cường nhưng ông lão đã dành chiến thắng là nhờ:
 + Kinh nghiệm.
 + Lòng dũng cảm.
 + Mưu trí: Nắm bắt và phân tích tình hình để đưa ra quyết định đúng lúc ( khi thấy con cá lượn vòng lão tự nhủ “ mình phải dốc hết sức ra mà níu”, lão biết con cá khi lượn vòng thì 
“ căng thẳng sẽ khiến nó thu hẹp các vòng lượn”, như thế lão sẽ nhìn thấy con cá và đối phó với nó “ bây giờ mình phải khuất phục nó rồi sau đó mình phải giết nó”.Lão biết giữ con cá đừng đau quá vì như thế nó sẽ cuồng lên, sẽ nhảy và hất văng lưỡi câu “ mình phải giữ cho nó đừng đau quá”. Lão biết chờ con cá vào thật gần rồi mới phóng lao giết nó “ mình phải để nó đến gần, gần, thật gần. Mình không cần nhằm vào đầu. Mình phải nhằm vào tim”.
 + Nghị lực: Luôn biết động viên bản thân, vượt qua mọi đau đớn, mệt mỏi để dành thắng lợi trước con cá “ mày phải cầm cự chớ có nói lằng nhằng”, “ ta không thể tự chơi xỏ mình và chết trước một con cá như thế này được”, “ hãy bình tĩnh và giữ sức, lão già ạ”, “ kéo đi tay ơi. Hãy đứng vững đôi chân kia. Tỉnh táo vì tao đầu à”, “ mình sẽ cố thêm lần nữa”, 
“ mình sẽ lại cố thêm”, “mình sẽ lại cố thêm lần nữa”.
=> Quá trình ông lão chiến đấu và chiến thắng con cá tượng trưng cho hành trình gian khổ của con người trong việc theo đuổi khát vọng, thực hiện ước mơ.
2. Con cá kiếm
 - Thân hình đồ sộ ( dài gần 6 mét, nặng hơn nửa tấn), đẹp đẽ (chiếc đuôi lớn hơn chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng, trên mìmh là những sọc tía), mang sức mạnh to lớn (bị mắc câu còn kéo thuyền ông lão đi phăng phăng).
 - Mang vẻ đẹp kiêu hùng:
 + Mắc câu vẫn vùng vẫy thoát thân ( lượn vòng).
 + Trước khi chết, nó phô hết vẻ đẹp và sức lực “ khi ấy con cá mang cái chết trong mình sực tỉnh, phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Nó dường như treo lơ lửng trong không trung phía trên ông lão và chiếc thuyền”
→ Tượng trưng cho lí tưởng, ước mơ mà con người theo đuổi.
 - Sau khi chết “da cá chuyển từ màu gốc, màu tía ánh bạc sang màu trắng bạc mắt nó trông dửng dưng như những tấm kính trong kính viễn vọng hay một vị thánh trong đám rước”→ ước mơ bao giờ cũng huy hoàng, cao đẹp, một khi trở thành hiện thực nó trở nên bình thường→ con người tiếp tục theo đuổi ước mơ khác.
III. Tổng kết
 1. Nghệ thuật
 -Ngôn ngữ đặc sắc : ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật (độc thoại).
 - Câu văn ngắn gọn, linh hoạt.
 - Sử dụng nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng.
 2. Nội dung
 Đoạn trích được xem như một thiên anh hùng ca về con người trên hành trình thực hiện khát vọng lớn lao của mình bằng ý chí và lòng dũng cảm.
CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC
Trình bày những nét chính về cuộc đời của Hêminhuê?
Trình bày những hiểu biết của em về nguyên lí “ tảng băng trôi”của Hê-minh-uê? Hãy chỉ ra một số nghĩa hàm ẩn trong đoạn trích mà em đã học ở sgk 12?
Tóm tắt truyện “Ông già và biển cả”- Hêminhuê?
Phân tích nhân vật Xan-ti-a-gô trong “Ông già và biển cả” để làm nổi bật lên ý chí, nghị lực của con người trong hành trình theo đuổi và thực hiện khát vọng, ước mơ ?
Hån tr­¬ng ba da hµng thÞt
(TrÝch)
L­u Quang Vò
 I. Tiểu dẫn:
1. T¸c gi¶
-L­u Quang Vò (1948- 1988) quª gèc ë §µ N½ng, sinh t¹i Phó Thä trong mét gia ®×nh trÝ thøc.
- Tõ 1965 ®Õn 1970: L­u Quang Vò vµo bé ®éi vµ ®­îc biÕt ®Õn víi t­ c¸ch mét nhµ th¬ tµi n¨ng ®Çy høa hÑn.
- Tõ 1970 ®Õn 1978: «nng xuÊt ngò, lµm nhiÒu nghÒ ®Ó m­u sinh. 
- Tõ 1978 ®Õn 1988: biªn tËp viªn T¹p chÝ S©n khÊu, b¾t ®Çu s¸ng t¸c kÞch vµ trë thµnh mét hiÖn t­îng ®Æc biÖt cña s©n khÊu kÞch tr­êng nh÷ng n¨m 80 víi nh÷ng vë ®Æc s¾c nh­: Sèng m·i tuæi 17, HÑn ngµy trë l¹i, Lêi thÒ thø 9, kho¶nh kh¾c vµ v« tËn, BÖnh sÜ, T«i vµ chóng ta, Hai ngµn ngµy oan tr¸i, Hån Tr­¬ng Ba, da hµng thÞt,
-L­u Quang Vò lµ mét nghÖ sÜ ®a tµi: lµm th¬, vÏ tranh, viÕt truyÖn, viÕt tiÓu luËn, nh­ng thµnh c«ng nhÊt lµ kÞch. ¤ng lµ mét trong nh÷ng nhµ so¹n kÞch tµi n¨ng nhÊt cña nÒn v¨n häc nghÖ thuËt ViÖt Nam hiÖn ®¹i
-L­u Quang Vò ®­îc tÆng gi¶i th­ëng Hå ChÝ Minh vÒ v¨n häc nghÖ thuËt n¨m 2000.
2. Vë kÞch Hån Tr­¬ng Ba, da hµng thÞt
- Vë kÞch ®­îc L­u Quang Vò viÕt vµo n¨m 1981, ®­îc c«ng diÔn vµo n¨m 1984. 
- Tõ mét cèt truyÖn d©n gian, t¸c gi¶ ®· x©y dùng thµnh mét vë kÞch nãi hiÖn ®¹i, ®Æt ra nhiÒu vÊn ®Ò míi mÎ cã ý nghÜa t­ t­ëng, triÕt lÝ vµ nh©n v¨n s©u s¾c.
- TruyÖn d©n gian g©y kÞch tÝnh sau khi Hån Tr­¬ng Ba nhËp vµo x¸c anh hµng thÞt dÉn tíi "vô tranh chÊp" chång cña hai bµ vî ph¶i ®­a ra xö, bµ Tr­¬ng Ba th¾ng kiÖn ®­îc ®­a chång vÒ. L­u Quang Vò khai th¸c t×nh huèng kÞch b¾t ®Çu ë chç kÕt thóc cña tÝch truyÖn d©n gian. Khi hån Tr­¬ng Ba ®­îc sèng "hîp ph¸p" trong x¸c anh hµng thÞt, mäi sù cµng trë nªn r¾c rèi, Ðo le ®Ó råi cuèi cïng ®au khæ, tuyÖt väng khiÕn Hån Tr­¬ng Ba kh«ng chÞu næi ph¶i cÇu xin §Õ ThÝch cho m×nh ®­îc chÕt h¼n. 
3. §o¹n trÝch : Lµ phÇn lín c¶nh VII. §©y còng lµ ®o¹n kÕt cña vë kÞch, ®óng vµo lóc xung ®ét trung t©m cña vë kÞch lªn ®Õn ®Ønh ®iÓm. Sau mÊy th¸ng sèng trong t×nh tr¹ng "bªn trong mét ®»ng, bªn ngoµi mét nÎo", nh©n vËt Hån Tr­¬ng Ba ngµy cµng trë nªn xa l¹ víi b¹n bÌ, ng­êi th©n trong gia ®×nh vµ tù ch¸n ghÐt chÝnh m×nh, muèn tho¸t ra khái nghÞch c¶nh trí trªu. 
II. Đọc – hiểu
1. Các nhân vật trong đoạn trích:
- Trương Ba: Người làm vườn giỏi đánh cờ, tâm hồn thanh cao, nhân hậu, bản tính ngay thẳng.
- Anh hàng thịt: thể xác thô phàm, gã đồ tể thô lỗ.
- Đế Thích: Tiên, giỏi cờ nhất thiên đình.
-Các người thân trong gia đình.
2. Hồn Trương Ba:
Trương Ba đau khổ khi bị đẩy vào nghịch lí linh hồn trú nhờ thể xác người khác.
a. Cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt:
-TB phải chiều theo một số nhu cầu của xác hàng thịt và bị nó điều khiển.
-Sống mượn, tạm bợ, lệ thuộc.
-Linh hồn bị nhiễm độc, dằn vặt đau khổ muốn tách khỏi xác.
 Xác hàng thịt cười nhạo TB, dồn hồn TB vào thế đuối lí, ve vãn hồn tB theo lí lẽ ti tiện của xác hàng thịt.
- TB nổi giận khinh bỉ nhưng rồi ngậm ngùi nhập vào xác trong tuyệt vọng.
"TB được trả lại cuộc sống trong cảnh dung tục bị đồng hóa khó giữ nét trong sách cao quý của riêng mình.
b. Với người thân:
- Vợ TB buồn bã dù có tình vị tha (Muốn bỏ đi, nhường cho vợ hàng thịt)
- Con dâu: thấu hiểu, thông cảm xót thương.
-Cháu Gái:Phản ứng dữ dội, quyết liệt
"Cuộc ®èi tho¹i víi nh÷ng ng­êi th©n, TB càng đau khổ vì những điều mình gây ra dù ông không muốn.
c. Với Đế Thích:
- Gặp ĐT, TB quyết quyết từ chối không chấp nhận cảnh “bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo”
- Muốn được là mình chấp nhận cái chết.
- ĐT lúc đầu ngạc nhiên, sau thuận theo đề nghị của TB ( ĐT còn có cái nhìn hời hợt về con người, không hiểu rõ con người trần thế, bị TB lên án).
" Đây là cuộc đấu tranh quyết liệt dứt khoát của TB, đó chính là cái thanh cao muốn chống lại sự dung tục, giả tạo, muốn được là chính mình.
3. Màn kết:
TB thỏa ước nguyện, hóa thân vào màu xanh của vườn cây, tồn tại vĩnh viễn bên cạnh người thân" Cái thiện, cái đẹp, cuộc sống đích thực sẽ chiến thắng.
4. Nghệ thuật kịch:
- Khám phá, phát hiện mâu thuẫn, xung đột.
-Diễn đạt bằng hành động.
-Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại.
-có chiều sâu tritế học.
- Quá trình vận động: Thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút.
III. Tổng kết:
Kh«ng chÝ cã ý nghÜa triÕt lÝ vÒ nh©n sinh, vÒ h¹nh phóc con ng­êi, trong vë kÞch nãi chung vµ ®o¹n kÕt nãi riªng, L­u Quang Vò muèn gãp phÇn phª ph¸n mét sè biÓu hiÖn tiªu cùc trong lèi sèng lóc bÊy giê:
 Thø nhÊt, con ng­êi ®ang cã nguy c¬ ch¹y theo nh÷ng ham muèn tÇm th­êng vÒ vËt chÊt, chØ thÝch h­ëng thô ®Õn nçi trë nªn phµm phu, th« thiÓn. 
Thø hai, lÊy cí t©m hån lµ quý, ®êi sèng tinh thÇn lµ ®¸ng träng mµ ch¼ng ch¨m lo thÝch ®¸ng ®Õn sinh ho¹t vËt chÊt, kh«ng phÊn ®Êu v× h¹nh phóc toµn vÑn.
C¶ hai quan niÖm, c¸ch sèng trªn ®Òu cùc ®oan, ®¸ng phª ph¸n. 
Ngoµi ra, vë kÞch cßn ®Ò cËp ®Õn mét vÊn ®Ò còng kh«ng kÐm phÇn bøc xóc, ®ã lµ t×nh tr¹ng con ng­êi ph¶i sèng gi¶, kh«ng d¸m vµ còng kh«ng ®­îc sèng lµ b¶n th©n m×nh. §Êy lµ nguy c¬ ®Èy con ng­êi ®Õn chç bÞ tha hãa do danh vµ lîi.Víi tÊt c¶ nh÷ng ý nghÜa ®ã, ®o¹n trÝch rÊt tiªu biÓu cho phong c¸ch viÕt kÞch cña L­u Quang Vò.
ĐỀ THI TỐT NGIHỆP THPT NĂM 2008
I. PHẦN CHUNG CHO THÍ SINH CẢ HAI BAN: (5đ)
Câu 1 (2đ)
 Lòng nhân hậu của nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp được thể hiện như thế nào trong đoạn trích Số phận con người (Ngữ văn 12 sách giáo khoa thí điểm) của M.Sộ-lô-khốp?
Câu 2 (3đ)
Anh/chị suy nghĩ gì về quan niệm sống sau đây:
“ Không thể bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”
 ( Hồn Trương Ba, da hàng thịt- Lưu Quang Vũ)
II. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH TỪNG BAN (5đ)
A. Thí sinh Ban KHTN chọn câu 3a hoặc 3b
Câu 3a(5đ)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:
Con sóng dưới lòng sâu.
Con sóng trên mặt nước,
Ôi con song nhớ bờ,
Ngày đêm không ngủ được,
Lòng em nhớ đến anh,
Cả trong mơ còn thức.
Dẫu xuôi về phương bắc,
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em, cũng nghĩ,
Hướng về anh một phương.
 (Theo Ngữ văn 12- tập một, sách giáo khoa thí điểm Ban KHTN, bộ 2, tr.113-114, NXB Giáo dục- 2005)
Câu 3b.(5đ)
Anh/chị hãy phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
B. Thí sinh Ban KHXH-NV chọn câu 4a hoặc 4b
Câu 4a(5đ)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:
Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường.
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
 (Theo Ngữ văn 12- tập một, sách giáo khoa thí điểm
 Ban KHXHvà NH, bộ1,tr.204,NXBGiáo dục-2005)
Câu 4b(5đ)
Anh/chị hãy phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Tài liệu đính kèm:

  • docON 12 - IN.doc