Giáo án Tự chọn Hóa học Lớp 12 - Tiết 28: Bài tập về tính chất của Crom và hợp chất của Crom - Năm học 2019-2020

Giáo án Tự chọn Hóa học Lớp 12 - Tiết 28: Bài tập về tính chất của Crom và hợp chất của Crom - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

HS xác định được:

- Vị trí trong bảng tuần hoàn , cấu hình electron nguyên tử, các trạng thái oxi hoá , tính chất vật lí của crom.

- Tính chất hoá học: Crom có tính khử (tác dụng với phi kim, axit).

2. Kĩ năng:

- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của crom.

- Viết các PTHH minh hoạ tính khử của crom.

- Giải được bài tập: Tính % khối lượng crom trong hỗn hợp phản ứng, xác định tên kim loại phản ứng, bài tập khác có liên quan.

 3. Thái độ

Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học.

Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về crom vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ đời sống con người.

4. Phát triển năng lực

Năng lực tự học; năng lực hợp tác;

Năng lực thực hành hoá học;

Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học;

Năng lực tính toán hóa học;

Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.

 

doc 3 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 601Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Hóa học Lớp 12 - Tiết 28: Bài tập về tính chất của Crom và hợp chất của Crom - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	 Ký duyệt: 
	TT Kiều Quốc Phương
TIẾT 28: BÀI TẬP VỀ TÍNH CHẤT CỦA CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CROM
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức
HS xác định được:
- Vị trí trong bảng tuần hoàn , cấu hình electron nguyên tử, các trạng thái oxi hoá , tính chất vật lí của crom.
- Tính chất hoá học: Crom có tính khử (tác dụng với phi kim, axit).
2. Kĩ năng: 
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của crom.
- Viết các PTHH minh hoạ tính khử của crom.
- Giải được bài tập: Tính % khối lượng crom trong hỗn hợp phản ứng, xác định tên kim loại phản ứng, bài tập khác có liên quan.
 3. Thái độ
Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học.
Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về crom vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ đời sống con người.
4. Phát triển năng lực
Năng lực tự học; năng lực hợp tác;
Năng lực thực hành hoá học;
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học;
Năng lực tính toán hóa học;
Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
II. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 
Tính chất hoá học
Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.
Trong các phản ứng hoá học, crom tạo nên các hợp chất trong đó crom có số oxi hoá từ +1 đến +6 (thường gặp +2, +3 và +6).
1. Tác dụng với phi kim
ở nhiệt độ thường, crom chỉ tác dụng với flo. ở nhiệt độ cao, crom tác dụng với oxi, clo, lưu huỳnh,...
4Cr + 3O2 2Cr2O3
2Cr + 3Cl2 2CrCl3
2Cr + 3S Cr2S3
2. Tác dụng với nước
Crom có độ hoạt động hoá học kém Zn và mạnh hơn Fe, nhưng crom bền với nước và không khí do có màng oxit rất mỏng, bền bảo vệ. Chính vì vậy, người ta mạ crom lên sắt để bảo vệ sắt và dùng crom để chế thép không gỉ.
3. Tác dụng với axit
Vì có màng oxit bảo vệ, crom không tan ngay trong dung dịch loãng và nguội của axit HCl và H2SO4. Khi đun nóng màng oxit tan ra, crom tác dụng với axit giải phóng H2 và tạo ra muối crom (II) khi không có không khí.	Cr + 2HCl ® CrCl2 + H2
	 Cr + H2SO4 ® CrSO4 + H2
Crom không tác dụng với dung dịch axit HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội do bị thụ động hoá giống như nhôm và sắt.
B. BÀI TẬP
Hệ thống bài tập Crom
1. Trong các câu sau đây, câu nào không đúng?
A. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt
B. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ
C. Crom có những tính chất hoá học giống nhôm
D. Crom có những hợp chất giống hợp chất của lưu huỳnh
2. Trong các câu sau đây, câu nào đúng?
A. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt
B. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ
C. Trong tự nhiên, crom có ở dạng đơn chất
D. Phương pháp điều chế crom là điện phân Cr2O3 nóng chảy
3. Trong các cấu hình electron của nguyên tử và ion crom sau đây, cấu hình electron nào không đúng A. 24Cr: (Ar)3d54s1. 	C. 24Cr: (Ar)3d44s2. B. 24Cr2+: (Ar)3d4. 	D. 24Cr3+: (Ar)3d3. 
4. Trong các cấu hình electron của nguyên tử và ion crom sau đây, cấu hình electron nào đúng	A. 24Cr: (Ar)3d44s2. 	C. 24Cr2+: (Ar)3d34s1. B. 24Cr2+: (Ar)3d24s2. 	D. 24Cr3+: (Ar)3d3. 
5. Cho 100 gam hợp kim của Fe, Cr, Al tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 5,04 lít khí (đktc) và một phần rắn không tan. Lọc lấy phần không tan đem hoà tan hết bằng dung dịch HCl dư (không có Không khí) thoát ra 38,8 lít khí (đktc). Thành phần % khối lượng các chất trong hợp kim là
A. 13,66%Al; 82,29% Fe và 4,05% Cr	B. 4,05% Al; 83,66%Fe và 12,29% Cr
C. 4,05% Al; 82,29% Fe và 13,66% Cr	D. 4,05% Al; 13,66% Fe và 82,29% Cr
6. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Crom là nguyên tố thuộc ô thứ 24, chu kì IV, nhóm VIB, có cấu hình electron [Ar] 3d54s1
B. Nguyên tử khối crom là 51,996; cấu trúc tinh thể lập phương tâm diện.
C. Khác với kim loại phân nhóm chính, crom có thể tham gia liên kết bằng electron của cả phân lớp 4s và 3d.
D. Trong hợp chất, crom có các mức oxi hóa đặc trưng là +2, +3 và +6. 
7. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Crom có màu trắng, ánh bạc, dễ bị mờ đi trong không khí.
B. Crom là một kim loại cứng (chỉ thua kim cương), cắt được thủy tinh. 
C. Crom là kim loại khó nóng chảy (nhiệt độ nóng chảy là 1890oC).
D. Crom thuộc kim loại nặng (khối lượng riêng là 7,2 g/cm3).
8. Phản ứng nào sau đây không đúng?
A. Cr + 2F2 ® CrF4	B. 2Cr + 3Cl2 2CrCl3
C. 2Cr + 3S Cr2S3	D. 3Cr + N2 Cr3N2
9. Đốt cháy bột crom trong oxi dư thu được 2,28 gam một oxit duy nhất. Khối lượng crom bị đốt cháy là:
A. 0,78 gam	B. 1,56 gam	C. 1,74 gam	D. 1,19 gam
10. Hòa tan hết 1,08 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl loãng, nóng thu được 448 ml khí (đktc). Lượng crom có trong hỗn hợp là: A. 0,065 gam	B. 0,520 gam	C. 0,560 gam	D. 1,015 gam
11. Tính khối lượng bột nhôm cần dùng để có thể điều chế được 78 gam crom bằng phương pháp nhiệt nhôm
.A. 20,250 gam	B. 35,695 gam	C. 40,500 gam	D. 81,000 gam
12. Giải thích ứng dụng của crom nào dưới đây không hợp lí?
A. Crom là kim loại rất cứng nhất có thể dùng để cắt thủy tinh.
B. Crom làm hợp kim cứng và chịu nhiệt hơn nên dùng để tạo thép cứng, không gỉ, chịu nhiệt.
C. Crom là kim loại nhẹ, nên được sử dụng tạo các hợp kim dùng trong ngành hàng không.
D. Điều kiện thường, crom tạo được lớp màng oxit mịn, bền chắc nên crom được dùng để mạ bảo vệ thép.
13. Nhận xét nào dưới đây không đúng?
A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng; Cr(III) vừa oxi hóa, vừa khử; Cr(VI) có tính oxi hóa.
B. CrO, Cr(OH)2 có tính bazơ; Cr2O3, Cr(OH)3 có tính lưỡng tính; 
C. Cr2+, Cr3+ có tính trung tính; Cr(OH)4- có tính bazơ. 
D. Cr(OH)2, Cr(OH)3, CrO3 có thể bị nhiệt phân.
14. Thêm 0,02 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol CrCl2, rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa cuối cùng thu được là: 
A. 0,86 gam	B. 1,03 gam	C. 1,72 gam	D. 2,06 gam
15. Lượng Cl2 và NaOH tương ứng được sử dụng để oxi hóa hoàn hoàn 0,01 mol CrCl3 thành CrO là: 
A. 0,015 mol và 0,08 mol B. 0,030 mol và 0,16 mol 
C. 0,015 mol và 0,10 mol D. 0,030 mol và 0,14 mol
RÚT KINH NGHIỆM: 
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_hoa_hoc_lop_12_tiet_28_bai_tap_ve_tinh_chat.doc