Sổ tay văn học 12 - Phổ thông trung học

Sổ tay văn học 12 - Phổ thông trung học

Phần thứ nhất

Bài số 1. Sự nghiệp văn thơ Hồ Chí Minh

Bài số 2. Vi hành

Bài số 3. Mộ

Bài số 4. Tảo giải

Bài số 5. Vãn cảnh

Bài số 6. Tân xuất ngục, học đăng sơn

Bài số 7. Tâm tư trong tù

 

doc 74 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1598Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sổ tay văn học 12 - Phổ thông trung học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỔ TAY VĂN HỌC 12 - PHỔ THÔNG TRUNG HỌC
Phần thứ nhất
Bài số 1. Sự nghiệp văn thơ Hồ Chí Minh
Bài số 2. Vi hành
Bài số 3. Mộ
Bài số 4. Tảo giải
Bài số 5. Vãn cảnh
Bài số 6. Tân xuất ngục, học đăng sơn
Bài số 7. Tâm tư trong tù
Phần thứ hai. VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 1975
Bài số 8. Diện mạo văn học Việt Nam từ cách mạng Tháng tám 1945 đến 1975
Bài số 9. Tuyên ngôn độc lập
Bài số 10. Báo tiệp
Bài số 11. Tây Tiến
Bài số 12. Bên kia sông Đuống
Bài số 13. Đất nước
Bài số 14. Tố Hữu
Bài số 15. Việt Bắc
Bài số 16. Kính gửi cụ Nguyễn Du
Bài số 17. Tiếng hát con tàu
Bài số 18. Các vị La Hán chùa Tây Phương
Bài số 19. Sóng
Bài số 20. Đất nước
Bài số 21. Đôi mắt
Bài số 22. Vợ chồng A Phủ
Bài số 23. Vợ nhặt
Bài số 24. Mùa lạc
Bài số 25. Người lái đò sông Đà
Bài số 26. Rừng xà nu
Bài số 27. Những đứa con trong gia đình
Bài số 28. Mảnh trăng cuối rừng
Phần thứ ba. VĂN THƠ NƯỚC NGOÀI - LÝ LUẬN VĂN HỌC
Bài số 1. Mac Tuên và "Những cuộc phiêu lưu của Tom Xoyơ"
Bài số 2. Gorki và truyện "Một con người ra đời"
Bài số 3. Êxênin và bài "thư gửi mẹ"
Bài số 4. Aragông và bài thơ "Enxa ngồi trước gương"
Bài số 5. Hêminguây với "Ông già và biển cả"
Bài số 6. Sôlôkhốp và truyện "Số phận con người"
Bài số 7. Kiểu sáng tác và phong cách nghệ thuật
Bài số 8. Các giá trị văn học và tiếp nhận văn học.
Vi hành:
1. Tên truyện bằng tiếng Pháp: “Incognito”, in trên báo “Nhân đạo” của Đảng Cộng sản Pháp, ngày 19-2-1923. Phạm Huy Thông dịch là “Vi hành” in trong tập “Truyện và ký” của Nguyễn Ái Quốc (1974). Cùng với vở kịch “Con rồng tre”, truyện “Lời than vãn của Bà Trưng Trắc”, truyện ngắn “Vi hành” này nhằm châm biếm sâu cay tên vua bù nhìn Khải Định khi hắn sang Pháp năm 1922.
    2. Vạch trần bộ mặt xấu xa, thối nát của tên vua bù nhìn, đồng thời châm biếm chế giễu chế độ thực dân Pháp
Nội dung
     1. Một trường hợp nhầm lẫn hiếm có. Trong toa điện ngầm Paris, đôi nam nữ thanh niên Pháp tò mò, ma mãnh nhầm lẫn nhân vật “tôi” là hoàng đế An Nam. Ăn mặc, trang sức kệch cỡm: “mũi tẹt, da vàng, nhút nhát, lúng ta lúng túng. Có cái chụp đèn chụp lên đầu quấn khăn. Ngón tay đeo đầy những nhẫn. Vua An Nam đã vi hành, mọi thứ quý giá đã gửi tuốt ở kho hành lí nhà ga, hay đem đến tiệm cầm đồ. Trong lúc xem đem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên, xem tụi làm trò leo trèo nhào lộn của sư thánh xứ Công Gô phải trả nghìn rưởi phrăng nhưng xem vua An Nam ngồi cạnh chẳng mất một tí tiền nào. Hắn là một tên vua bù nhìn, một tên hề mạt hạng, mà ông bầu Nhà hát múa rối định ký giao kèo thuê đấy. 
     2. Một bức thư gửi cô em họ rất hóm hỉnh để bàn về vi hành của các bậc vua chúa. Vua Thuấn cải trang làm dân cày đi dò la khắp xứ. Vua Pie cải trang làm thợ đến làm việc ở công trường nước Anh. Họ là “những bậc cải trang vĩ đại”. Còn tên vua bù nhìn An Nam đi vi hành là để xem dân Pháp có được uống nhiều rượu và hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam. Hay vì chán cảnh làm một ông vua to ngài lại muốn nếm thử cuộc đời của công tử bé để ăn chơi trác táng.
     Tác giả đã châm biếm sâu cay bọn quan thầy thực dân. Mọi người da vàng mũi tẹt đều trở thành hoàng đế ở Pháp, tất cả những ai da trắng ở Đông Dương đều là những bậc khai hóa. Quần chúng Pháp hễ thấy một đồng bào ta thì lầm tưởng là hoàng đế An Nam mà tò mò chỉ trỏ: “Hắn đấy”, hoặc “xem hắn kìa!”. Nhân vật “tôi” đi đâu một bước thì được bọn mật thám “bám lấy đế giày dính chặt như hình với bóng” để theo dõi.
Nghệ thuật
    1. Viết dưới hình thức một bức thư, kết hợp tả, kể nêu giả định và bàn luận.
    2. Những giả định, so sánh đầy ý vị để châm biếm sâu cay. Một sự nhầm lẫn “chết người” đã vạch trần chân tướng kẻ đang vi hành trên đất Pháp.
    3. Giọng văn châm biếm khinh bỉ. Cả quan thầy lẫn tên vua bù nhìn bị vạch trần chân tướng: xấu xa, đê mạt và ghê tởm:
    “Ngày nay, cứ mỗi lần ra khỏi cửa, thật tôi không sao che giấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh được có một vị hoàng đế!”
    Tóm lại, hóm hỉnh và giễu cợt, nhầm lẫn và giả định, cùng với lối viết ngắn mang màu sắc văn xuôi hiện đại phương Tây, đã tạo nên tính chiến đấu của truyện “Vi hành”. “Vi hành” thể hiện sâu sắc tư tưởng chống chế độ thực dân Pháp và bọn bù nhìn tay sai. Nó tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật giản dị mà sắc bén, tính hiện đại và chất trí tuệ trong truyện ký của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp.
NHẬT KÝ TRONG TÙ
(Ngục trung nhật ký)
                                                Hồ Chí Minh (1890-1969)
    “Nhật ký trong tù” là tập thơ bằng chữ Hán của Hồ Chí Minh gồm có 133 bài thơ, phần lớn là thơ tứ tuyệt, được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943, khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ, đày đọa trong nhiều nhà ngục tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
    Tập nhật ký bằng thơ này đã phản ánh chân thực, cảm động một tâm hồn lớn, một dũng khí lớn, một trí tuệ lớn của người chiến sĩ vĩ đại trong cảnh tù đày.
Mộ
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không;
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.
                                    Hồ Chí Minh
    “Mộ” (Chiều tối) bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 31. Hồ Chí Minh viết bài thơ này đang trên đường bị giải tới nhà lao Thiên Bảo. Sau một ngày dài bị giải đi, trời tối dần. Hai câu đầu tả cảnh bầu trời lúc chiều tối. Cánh chim mỏi (quyện điểu) về rừng tìm cây trú ẩn. Áng mây lẻ loi, cô đơn (cô vân) trôi lững lờ trên tầng không. Cảnh vật thoáng buồn. Hai nét vẽ chấm phá (chim và mây), lấy cái nhỏ bé, cái động để làm nổi bật bầu trời bao la, cảnh chiều tối lặng lẽ và buồn. Cánh chim mỏi và áng mây cô đơn là hai hình ảnh vừa mang tính ước lệ trong thơ cổ tả cảnh chiều tối, vừa là hình ảnh ẩn dụ về người tù bị lưu đày trên con đường khổ ải mờ mịt vạn dặm:
            “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
            Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
    Trời tối rồi, tù nhân bị giải đi qua một xóm núi. Có bóng người (thiếu nữ). Có cảnh làm ăn bình dị: xay ngô. Có lò than đã rực hồng (lô dĩ hồng). Các chi tiết nghệ thuật ấy làm hiện lên một mái ấm gia đình, một cảnh đời dân dã, bình dị, “ấm áp”. Nếu chim trời, áng mây chiều đồng điệu với tâm hồn nhà thơ thì cảnh xay ngô của thiếu nữ và lò than rực hồng kia như đang làm vợi đi ít nhiều nỗi đau khổ của người đi đày khi qua nơi miền sơn cước xa lạ. Tương phản với màn đêm bao trùm không gian, cảnh vật là “lò than đã rực hồng”. Tứ thơ vận động từ bóng tối hướng về ánh sáng. Nó cho ta thấy, trong cảnh ngộ cô đơn, nặng nề, bị tước mất tự do, bị ngược đãi, người chiến sĩ cách mạng, nhà thơ Hồ Chí Minh vẫn gắn bó, chan hòa, gần gũi với nhịp đời thường cần lao. Câu thơ thứ 3 dịch chưa được hay. Chữ “cô em” hơi lạc điệu. Thêm vào một chữ “tối” đã mất đi ý vị “ý tại ngôn ngoại” vẻ đẹp hàm súc của thơ chữ Hán cổ điển:
            “Cô em xóm núi xay ngô tối
            Xay hết lò than đã rực hồng”
    Bài thơ có cảnh bầu trời và xóm núi, có áng mây, cánh chim chiều. Chim về rừng, mây lơ lửng. Có thiếu nữ xay ngô và lò than hồng. Đằng sau bức tranh cảnh chiều tối là một nỗi niềm buồn, cô đơn, là một tấm lòng hướng về nhân dân lao động, tìm thấy trong khoảnh khắc chiều tối. Nghệ thuật mượn cảnh để tả tình. Điệu thơ nhè nhẹ, man mác bâng khuâng, đậm đà màu sắc cổ điển. Tinh tế trong biểu hiện, đậm đà trong biểu cảm là vẻ đẹp trữ tình của bài thơ “Chiều tối” này Rất nhân hậu, rất người. 
Tảo giải (Giải đi sớm)
            I
Nhất thứ kê đề dạ vị lan,
Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san;
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng,
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.
            II
Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng,
U ám tàn dư tảo nhất không;
Noãn khí bao la toàn vũ trụ,
Hành nhân thi hứng hốt gia nồng
                                                Hồ Chí Minh
    Tảo giải (Giải đi sớm) là chùm thơ 2 bài 42, 43 trong “Ngục trung nhật ký” của Hồ Chí Minh. Trên đường chuyển lao từ Long An đến Đồng Chính, Hồ Chí Minh viết chùm thơ này. Như một trang ký sự của người đi đày thế nhưng đằng sau cảnh sắc thiên nhiên hé lộ một hồn thơ khoáng đạt, mạnh mẽ và tự tin, yêu đời.
    Bài I, ngay câu đầu ghi lại thời điểm chuyển lao: “Gà gáy một lần, đêm chửa tan”. Đó là lúc nửa đêm về sáng. Chỉ có chòm sao nâng vầng trăng lên đỉnh núi thu. Trăng sao được nhân hóa như cùng đồng hành với người đi đày. Cái nhìn lên bầu trời trong cảnh khổ ải thể hiện một tâm thế đẹp. Hai câu 3, 4 nói về con đường mà tù nhân đang đi là con đường xa (chinh đồ). Gió thu táp vào mặt từng cơn từng cơn lạnh lẽo. Trong câu thơ chữ Hán, chữ “chinh” chữ “trận” được điệp lại hai lần (chinh nhân, chinh đồ; trận trận hàn), làm cho ý thơ rắn rỏi, nhịp thơ mạnh mẽ. Nó thể hiện một tâm thế rất đẹp. Mặc dù áo quần tả tơi, thân thể tiều tụy nhưng người chiến sĩ vĩ đại vẫn đứng vững trước mọi thử thách nặng nề: đêm tối, đường xa, gió rét
    Bài II, nói về cảnh rạng đông. Cái lạnh lẽo, cái u ám của đêm thu còn rơi rớt lại chốc đã bị quét hết sạch. Phương đông từ màu trắng đã thành hồng. Hơi ấm tràn ngập đất trời, vũ trụ. Trước một không gian bao la có màu hồng, có hơi ấm của rạng đông, “chinh nhân” (người đi xa) đã hóa thành “hành nhân” (người đi). Hình như mọi đau khổ bị tiêu tan trong khoảnh khắc. Người đi đày đã trở thành con người “tự do”, thi hứng dâng lên dào dạt nồng nàn. Niềm vui đón cảnh rạng đông đẹp và ấm áp. Một đêm lạnh lẽo đã trôi qua. Tứ thơ vận động từ tối qua rạng đông tráng lệ, từ lạnh lẽo đến hơi ấm. Người đọc có cảm giác nhà thơ đi đón bình minh, đón ánh sáng và niềm vui cuộc đời.
    Chùm thơ “Tảo giải” cho thấy tinh thần chịu đựng gian khổ làm chủ hoàn cảnh và phong thái ung dung, lạc quan yêu đời của nhà thơ Hồ Chí Minh trong cảnh đọa đầy. “Tảo giải” là bài ca của người đi đày, hàm chứa chất “thép” thâm trầm, sâu sắc mà “không hề nói đến thép, lên giọng thép”.
Vãn cảnh  (Cảnh chiều hôm)
            Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ,
            Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tình;
            Hoa hương thấu nhập lung môn lý,
            Hướng tại lung nhân tố bất bình.
                                                            Hồ Chí Minh
    Bài “Thanh minh” là bài thơ số 113; B “Vãn cảnh” là bài thơ số 114. Đọc “Nhật ký trong tù” ta biết Hồ Chí Minh viết bài thơ này vào mùa xuân 1943, khi Người bị giam giữ tại “nhà giam của Cục Chính trị” ở Liễu Châu, Trung Quốc.
    Bài thơ nói về hoa hồng, thể hiện một tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp với khát vọng tự do cháy bỏng. Lúc bấy giờ, Bác Hồ đang sống trong tâm trạng: “Thơ tù ta viết hơn trăm bài rồi – Xong bài, gác bút nghỉ ngơi – Nhòm qua cửa ngục, ngóng trời tự do”.
    Hai câu đầu bài “Cảnh chiều hôm” nói về chuyện hoa hồng nở và tàn. Hoa đẹp, quý vô cùng, thế mà hoa nở cũng chẳng ai hay, hoa tàn cũng chẳng ai biết. Hoa nở và tàn đều bị chìm trong quên lãng. Ai là kẻ đã “vô tình” với hoa? Câu thơ dịch khá sát nghĩa, tuy câu hai có đảo trật tự ngôn ngữ thơ trong bản chữ Hán:
            “Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng,
            Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình”
    Nhà thơ vốn yêu hoa như ngầm nhắc nhở mình (và mọi người) không thể vô tình với hoa nở, cũng không nên vô tình với hoa tàn. Trong thơ cổ, hoa nói chung cũng như hoa hồng là hình ảnh ... n tôi bỗng nhẹ nhõm và bừng sáng lên!” Câu nói khẽ của Xôcôlốp: “Là bố của con” khi nghe bé Vania nghẹn ngào hỏi: “Thế chú là ai?” tưởng là bình dị nhưng đầy nước mắt, chứa đựng cả một biển tình thương mênh mông! Trước những cái hôn vào má, vào môi, vào trán, trước những cử chỉ “yêu thương bố” của bé Vania Xôcôlốp vô cùng xúc động: “Mắt tôi thì mờ đi, cả người cũng run lên, hai bàn tay lẩy bẩy”
    Xôcôlốp đã nhận bé Vania làm con. Anh đã tắm rửa, đưa bé đi cắt tóc, may áo quần mới, săn sóc em. Hai linh hồn đau khổ tựa vào nhau làm cho nỗi mất mát, đau thương sau chiến tranh được dịu lại. Giấc ngủ được yên lành hơn: “Lần đầu tiên, sau nhiều năm tôi được ngủ một giấc yên lành. Còn bé Vania thì rúc vào nách bố nuôi “như con chim sẻ dưới mái rạ, ngáy khe khẽ” Hạnh phúc là san sẻ. Xôcôlốp lòng vui không lời nào tả xiết, đêm đêm thức dậy đánh diêm ngắm nhìn bé Vania ngủ ngon lành. Đời anh đã có một sự đổi thay kì diệu: “Trái tim đã suy kiệt, đã bị chai sạn vì đau khổ, nay trở nên êm dịu hơn. Vết thương lòng đâu dễ nguôi? Vì thế mà Xôcôlốp phải cõng đứa con nuôi bé bỏng đi khắp nước Nga. Chỉ đến một lúc nào đó, bé Vania lớn lên vào học một trường ổn định thì Xôcôlốp “mới có thể ở yên một chỗ”. Anh đang chịu đựng và vượt qua số phận bằng tình thương của người bố đối với đứa con.
    Cuộc gặp bất chợt với “hai con người côi cút” và câu chuyện đau lòng của họ đã để lại trong lòng tác giả bao nỗi buồn thấm thía, nhưng ông vẫn tin vào dũng khí và lòng nhân ái của người Nga, vẫn tin vào tương lai, cho dù bão tố chiến tranh có thổi bạt họ tới những miền xa lạ. “Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước? Thiết nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường, nếu như Tổ quốc kêu gọi”.
    Truyện “Số phận con người” có kết cấu “truyện lồng trong truyện” đã tô đậm những đau khổ, những phẩm chất cao đẹp của nhân vật Xôcôlốp, khắc họa đậm nét tính cách và tâm hồn Nga, đem đến cho người đọc nhiều xúc động thấm thía về số phận con người trong chiến tranh và thời hậu chiến.
    Với những chi tiết, tình tiết rất sống, rất điển hình và chân thực, tác giả đã mô tả mặt thật của chiến tranh , ca ngợi người lao động bình thường trong cuộc đời, anh binh nhì trong máu lửa, người cha trong cuộc sống phức tạp, nhiều khó khăn thời kỳ sau chiến tranh. Qua nhân vật Xôcôlốp, người đọc cảm nhận được những ý tưởng sâu sắc mà Sôlôkhốp gửi gắm qua kiệt tác này: Với lòng dũng cảm mà con người vượt qua những thử thách chiến tranh; với lòng nhân ái có thể làm dịu bớt nỗi đau mà chiến tranh gieo rắc, để lại. Đoạn trữ tình ngoại đề làm cho cảm hứng nhân đạo thêm lung linh chói sáng.
    Nhân dân Việt Nam vừa trải qua 30 năm chiến tranh. Hình ảnh Xôcôlốp rất gần gũi với mỗi chúng ta. Nhân vật này rất sống, rất đáng thương nhưng vô cùng cao đẹp xứng đáng được mọi người yêu mến, cảm phục.
Kiểu sáng tác và phong cách nghệ thuật:
Kiểu sáng tác
    1. Kiểu sáng tác văn học là những kiểu văn học xuất hiện trong từng thời đại và từng trào lưu văn học. Mỗi kiểu sáng tác văn học thể hiện một phương thức cảm nhận đời sống, một kiểu nhà văn, kiểu thể loại, một phương thức biểu hiện gắn với kiểu tự ý thức của con người.
    2. Có 3 kiểu sáng tác văn học: kiểu sáng tác thần thoại, kiểu sáng tác truyền thống và kiểu sáng tác hiện đại.
    a. Kiểu sáng tác thần thoại là sáng tác chưa tự giác, là sản phẩm tinh thần của thời đại nguyên thủy, khi con người chưa phân biệt với thiên nhiên, tác giả là tập thể. Nó gắn liền với lễ hội, của cộng đồng. Nàng Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, Bà Nữ Oa đội đá vá trời, Hêraklét lập 12 chiến công
    b. Kiểu sáng tác truyền thống bao gồm những sáng tác cổ đại và sáng tác văn học trung đại. Đó là những sáng tác dựa trên các quy tắc chung, phương tiện chung, được kế thừa và phát triển từ đời này sang đời khác. Kiểu sáng tác cổ đại chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu tư duy quyền uy thần thoại. Đam Săn gọi Trời bằng cậu, lấy Hnhí và Hbhí theo tục nối dây, chặt cây Thần, đi bắt nữ thần Mặt Trời. Sử thi Đam Săn, Ihát và Ôđixê, Ramayana, tiêu biểu cho kiểu sáng tác cổ đại. Kiểu sáng tác trung đại hình thành và phát triển trong xã hội phong kiến. Các quan hệ vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, các phạm trù đạo lý quy phạm như trung thần với nghịch tử, quân tử với tiểu nhân, anh hùng, tài tử, mĩ nhân, v.v được thể hiện dưới những hình thức nghệ thuật mang tính ước lệ định hình, trở thành chuẩn mực. Cáo, hịch, phú, thơ Đường, v.v là những sáng tác trung đại, “Sử ký” của Tư Mã Thiên, thơ Lý Bạch, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, là những tác phẩm thuộc kiểu sáng tác truyền thống.
    c. Kiểu sáng tác hiện đại: trong văn học phương Tây khởi đầu từ thời Phục hưng, phát triểu trong xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội loại người đương đại. Kiểu sáng tác hiện đại bao gồm nhiều trào lưu văn học nối tiếp hoặc đồng thời xuất hiện.
    Trào lưu văn học là khuynh hướng sáng tác của các nhà văn cùng có chung một cương lĩnh, mục đích, niềm tin và nguyên tắc sáng tác. Văn học phục hưng, Văn học cổ điển chủ nghĩa, Văn học lãng mạn chủ nghĩa, Văn học hiện thực chủ nghĩa là những trào lưu văn học tiêu biểu nhất
    - Văn học phục hưng: lên án thần quyền, bạo lực trung cổ, ca ngợi tự do, nhân đạo, tình yêu, khẳng định vẻ đẹp của bản tính tự nhiên, vật chất của con người. Kịch của Secxpia, Đônkihôtê của Xecvantex, bộ truyện Gacgăngchuya và Păngtagruyen của Rabơle là tiếng cười hả hê, sảng khoái của đời sống thân xác là những kiệt tác của Văn học phục hưng.
    - Văn học cổ điển chủ nghĩa: xuất hiện ở Pháp và Tây Âu trong thế kỷ 17. Văn học cổ điển chủ nghĩa coi những con người đặt lý trí lên trên tình cảm riêng tư, chiến thắng dục vọng thấp hèn, coi nhẹ lợi ích và danh dự của dòng dõi và quốc gia là đẹp nhất, lý tưởng nhất, Kịch của Coocnây, kịch của Môlie tiêu biểu nhất cho văn học cổ điển chủ nghĩa.
    - Văn học lãng mạn chủ nghĩa cảm nhận sâu sắc sự đối lập gay gắt giữa thực tại và lý tưởng, chỉ rõ sự bất mãn với thực tại bế tắc là không có lối thoát, ca ngợi niềm khao khát vươn tới trong mộng ảo hoặc thiên nhiên, Văn học lãng mạn chủ nghĩa phát triển ở Tây Âu trong 2 thế kỷ 18, 19. Thi sĩ Lamactin, văn hào Huygô (Pháp), nhà thơ Bairơn (Anh), thi hào Puskin (Nga) là những tên tuổi tiêu biểu cho trào lưu văn học lãng mạn chủ nghĩa. Ở Việt Nam ta, tự lực văn đoàn với các nhà thơ nhà văn như Nhất Linh, Khái Hưng, Xuân Diệu, là những văn sĩ của trào lưu văn học lãng mạn 1930 – 1945.
    - Văn học hiện thực chủ nghĩa xuất hiện ở Tây Âu trong thế kỷ 19. Nó cảm nhận thế giới khách quan qua các chi tiết cụ thể, xác thực; khẳng định quy luật của môi trường xã hội đối với bản chất con người, miêu tả đời sống nội tâm như một quá trình có nảy sinh phát triển và biến đổi. Tính hiện thực chân thực là thước đo giá trị tác phẩm văn chương. Banzắc (Pháp), Đickenx (Anh), Sêkhốp (Nga), v.v là những nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực chủ nghĩa. Ở Việt Nam ta, các nhà văn Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, là những nhà văn hiện thực 1930 – 1945.
Phong cách nghệ thuật
    1. Phong cách nghệ thuật là một cái nhìn mới mẻ, khám phá và độc đáo có tính phát hiện đối với đời sống. Cái nhìn mới mẻ ấy được thể hiện bằng một bút pháp nghệ thuật đặc sắc mang dấu ấn riêng, vẻ đẹp riêng của mỗi nhà văn.
Nhà văn có thực tài mới có phong cách. Phong cách chỉ có thể được định hình qua hàng loạt tác phẩm xuất sắc. Phong cách của nhà văn vừa thống nhất vừa đa dạng, phát triển tạo nên cây bút đa phong cách.
    2. Từ “Vang bóng một thời” đến “Sông Đà”, “Tờ hoa”, “Trong hoa”, - phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là uyên bác, tài hoa, độc đáo.
    Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị thống nhất trong cảm hứng lý tưởng, Tổ quốc, nhân dân, về niềm vui lớn cách mạng, và ân tình thủy chung. Sâu sắc về lý trí, dào dạt về tình cảm, ngọt ngào, sâu lắng, thiết tha. Có lúc như dân ca. Có lúc như thơ Kiều, có lúc nghe như Thơ mới.
    Hồ Chí Minh là một nhà văn đa phong cách. Viết bằng tiếng Pháp, tiếng Hán và tiếng Việt, thống nhất trong tính giản dị, hồn nhiên, thâm thuý. Truyện ký thì sắc sảo, hóm hỉnh. Thơ chữ Hán giàu chất Đường thi. Thơ chúc tết thì dân dã, dễ hiểu. Văn chính luận rất khúc chiết. đanh thép, hùng hồn. Cảm hứng yêu nước thương dân là cảm hứng chủ đạo trong văn thơ của Người. Độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội là đề tài nhất quán trong tác phẩm Hồ Chí Minh. 
Các giá trị văn học và tiếp nhận văn học:
Các giá trị văn học
    Văn học (nghệ thuật) là sản phẩm tinh thần cao quý của con người. Nó là thước đo trình độ văn minh, tầm vóc và bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.
    Giá trị thẩm mĩ, giá trị nghệ thuật và nhân văn là những giá trị mà văn chương đích thực mang lại cho người đọc. Nội dung của tác phẩm và cảm hứng của nhà văn chân chính, có thực tài sẽ tạo nên tính tư tưởng, giá trị tư tưởng, tính nhân dân, tư tưởng nhân văn. Tính chân thực là nền tảng, là cơ sở lâu bền của giá trị văn học. Có tác phẩm văn học sớm nở tối tàn, lại có thiên cổ hùng văn, thiên cổ kỳ bút, là như vậy.
Tiếp nhận văn học
    Muốn tiếp nhận văn học điều kiện tiên quyết là yêu văn học và ham mê đọc sách. Người đọc sách phải có trình độ học vấn, có chất văn hoá, tích cực chủ động thâm nhập vào tác phẩm văn học. Đọc mà không hiểu, không cảm được cái hay cái đẹp của tác phẩm thì đọc sách cũng vô ích. Phải có trí tuệ và tâm hồn mới tiếp nhận văn học đúng với ý nghĩa của ngôn từ này.
    Văn học đích thực vốn đa nghĩa. Có người đọc thơ văn để giải trí. Có người đọc tác phẩm để học tập, để nghiên cứu. Tùy năng lực cảm thụ và thị hiếu của người đọc để xác định yêu cầu và mức độ tiếp nhận văn học. Chỉ khi nào đọc sách với thái độ trân trọng, đối thoại với tác giả, biết khám phá và đồng sáng tạo, đọc sách để giải trí hay học tập, đọc sách vì một nhu cầu nhân sinh thì mới có thể nói là biết tiếp nhận văn học. Người có văn hóa, có tâm hồn đẹp mới yêu sách, ham mê đọc sách. Sách là người thầy, là bạn hiền. Giàu vốn sống mà đọc sách thì sự tiếp nhận văn học đã từ lượng biến thành chất vô giá.
    Đọc sách nhảm nhí thì đừng có nói đến chuyện tiếp nhận văn học nữa.
    SÁCH KỂ CHUYỆN HAY SÁCH CA HÁT
     Nhiều lần tôi khóc khi đọc sách: sách kể chuyện hay biết bao về con người, họ trở nên đáng yêu và gần gũi biết bao. Là một thằng bé bị công việc ngu độn là cho kiệt lực, luôn luôn phải hứng lấy những lời chửi mắng đần độn, tôi trịnh trọng hứa với mình là lớn lên, tôi sẽ giúp đỡ mọi người, hết lòng phục vụ họ.
Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về việc cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống.
    Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy

Tài liệu đính kèm:

  • docSổ tay văn học- môn văn lớp 12.doc