Phân tích Vợ chồng A Phủ

Phân tích Vợ chồng A Phủ

I/ Tìm hiểu chung:

1/Tác giả:

Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, người Hà Nội, sinh năm 1920. Là một nhà văn có nguồn sáng tạo to lớn.

Có trên 100 tác phẩm. Trước cách mạng, nổi tiếng với truyện “Dế mèn phiêu lưu ký”. Sau năm 1945, có

“Truyện Tây Bắc”, “Mười năm”, “Miền Tây”, “Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ”, “Tự truyện”, v.v

Sáng tác của Tô Hoài thể hiện vốn hiểu biết phong phú về đời sống và phong tục, chất tạo hình và chất

thơ qua miêu tả và kể chuyện đầy thú vị. Là một nhà văn viết truyện về miền núi rất thành công.

*/Xuất xứ

Tập “Truyện Tây Bắc” được Tô Hoài viết năm 1952. Gồm có 3 truyện: “Vợ chồng A Phủ”, “Chuyện Mường

Giơn”, “Cứu đất cứu Mường”, Năm 1952 , theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, một chuyến đi dài 8 tháng, Tô

Hoài đã mang về xuôi bao kỷ niệm sâu sắc về người và cảnh Tây Bắc. “Truyện Tây Bắc” đã được tặng giải

Nhất, Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1945-1955. Truyện “Vợ chồng A Phủ” là truyện hay nhất trong

tập truyện này.

pdf 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2502Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích Vợ chồng A Phủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 VỢ CHỒNG A PHỦ 
I/ Tìm hiểu chung: 
1/Tác giả: 
 Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, người Hà Nội, sinh năm 1920. Là một nhà văn có nguồn sáng tạo to lớn. 
Có trên 100 tác phẩm. Trước cách mạng, nổi tiếng với truyện “Dế mèn phiêu lưu ký”. Sau năm 1945, có 
“Truyện Tây Bắc”, “Mười năm”, “Miền Tây”, “Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ”, “Tự truyện”, v.v 
 Sáng tác của Tô Hoài thể hiện vốn hiểu biết phong phú về đời sống và phong tục, chất tạo hình và chất 
thơ qua miêu tả và kể chuyện đầy thú vị. Là một nhà văn viết truyện về miền núi rất thành công. 
*/Xuất xứ 
Tập “Truyện Tây Bắc” được Tô Hoài viết năm 1952. Gồm có 3 truyện: “Vợ chồng A Phủ”, “Chuyện Mường 
Giơn”, “Cứu đất cứu Mường”, Năm 1952 , theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, một chuyến đi dài 8 tháng, Tô 
Hoài đã mang về xuôi bao kỷ niệm sâu sắc về người và cảnh Tây Bắc. “Truyện Tây Bắc” đã được tặng giải 
Nhất, Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1945-1955. Truyện “Vợ chồng A Phủ” là truyện hay nhất trong 
tập truyện này. 
2/Tóm tắt: 
 Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị, không đủ tiền cưới phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. 
Mẹ Mị đã chết, bố Mị đã già mà món nợ mỗi năm phải trả lãi một nương ngô vẫn còn. Năm đó, ở Hồng Ngài 
tết đến, A Sử con trai thống lí Pá Tra lừa bắt cóc được Mị về làm vợ cúng trình ma. Mị trở thành con dâu gạt 
nợ. Khổ hơn con trâu con ngựa, lùi lũi như con rùa trong xó cửa. Mị toan ăn lá ngón tự tử. Thương cha già, 
Mị chết không đành. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Một cái tết nữa lại đến. Mị thấy lòng phơi phới. Cô 
uống rượu ực từng bát, rồi chuẩn bị lấy váy áo đi chơi. A Sử đã trói đứng Mị bằng một thúng sợi đay. 
 A Phủ vì tội đánh con quan nên bị làng phạt vạ một trăm bạc trắng. A Phủ trở thành người ở nợ cho Pá 
Tra. Một năm rừng động, A Phủ để hổ bắt mất một con bò. Pá Tra đã trói đứng anh vào một cái cọc bằng 
một cuộn mây. Mấy ngày đêm trôi qua, A Phủ sắp chết đau, chết đói, chết rét thì được Mị cắt dây trói cứu 
thoát. Hai người trốn đến Phiềng Sa nên vợ nên chồng. A Phủ gặp cán bộ A Châu kết nghĩa làm anh em được 
giác ngộ trở thành chiến sĩ du kích đánh Pháp. 
3/Chủ đề: 
Cuộc sống cơ cực , tối tăm của đồng bào dân tộc thiểu số dưới ách thống trị dã man của bọn chúa đất và 
bon TD. Quá tring2 giác ngộ cách mạng, sự vùng dậy của họ để giành lấy tự do, hạnh phúc và tham gia 
kháng chiến, giải phóng quê hương. 
II/ Nội dung 
1. Giá trị hiện thực 
- Bọn chúa đất, bọn thống lí cấu kết với giặc Pháp, được bọn Tây đồn cho muối về bán, ăn của dân nhiều, 
giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc nhiều thuốc phiện nhất làng. 
- Pá Tra cho vay nợ lãi, Mị trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí. Tuổi xuân và hạnh phúc bị cướp mất. Mị 
sống khổ nhục hơn con trâu, con ngựa. 
- A Phủ vì tội đánh con quan mà bị làng xử kiện, bị đánh, bị phạt vạ, trở thành kẻ ở nợ cho Pá Tra. 
- Cảnh Mị bị A Sử trói đứng. Cảnh A Phủ bị trói cho đến chết vì tội để hổ bắt mất bò. 
- Cảnh bọn Tây đồn Bản Pe càn quét khu du kích Phiềng Sa: cướp lợn, giết người, đốt phá vô cùng tàn bạo. 
2. Giá trị nhân đạo 
Nỗi đau khổ của Mị và sự vùng dậy của Mị toan ăn lá ngón tự tử, uống rượu, mặc váy áo đi chơi xuân, cắt 
dây trói cứu A Phủ, cùng chạy trốn. 
- Nỗi khổ đau của A Phủ: sống cô độc, bị đánh, bị phạt vạ vì tội đánh con quan. Bị trói cho đến chết vì tội 
để hổ bắt mất bò. 
- Được Mị cứu thoát. Cùng chạy trốn đến Phiềng Sa. Mị và A Phủ nên vợ nên chồng. Vừa giành được tự do, 
vừa tìm được hạnh phúc 
- A Phủ kết nghĩa anh em với A Châu cán bộ. Trở thành chiến sĩ du kích quyết tâm đánh giặc để giải phóng 
bản Mèo 
- Mị và A Phủ: từ đau khổ, thân phận nô lệ, bị chà đạp dã man đã vùng dậy tự cứu giành được tự do, hạnh 
phúc; được giác ngộ cách mạng, đứng lên cầm súng chống lại bọn cướp nước và lũ tay sai. 
- Những đêm tình mùa xuân của trai gái Mèo được nói đến như một phong tục chứa chan tinh thần nhân 
đạo, giàu bản sắc văn hóa dân tộc. 
III/ Nghệ thuật 
1. Tả cảnh mùa xuân trên rẻo cao: hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đổi ra màu đỏ au, đỏ thậm, rồi sang 
màu tím man mát. Chiếc váy Mèo như con bướm sặc sỡ. Tiếng sáo, tiếng hát tự tình của trai gái Mèo - đầy 
chất thơ dung dị và hồn nhiên. 
2. Kể chuyện với bao chi tiết hiện thực, bao tình tiết cảm động. Dựng người, dựng cảnh sống động: cảnh xử 
kiện, cảnh Mị cắt dây trói, cảnh ăn thề 
3. Sử dụng các câu dân ca Mèo tạo nên phong vị miền núi đậm đà: “Anh ném pao, em không bắt-Em 
không yêu, quả pao rơi rồi”[♪♫] 
Tóm lại, truyện “Vợ chồng A Phủ” khẳng định một bước tiến mới của Tô Hoài, là thành tựu xuất sắc của văn 
xuôi kháng chiến thời chống Pháp. Câu văn xuôi trong sáng, thanh thoát, nhuần nhị. 
*Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ. 
Dàn bài chi tiết 
1. Giới thiệu sơ lược về Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ 
2. Phân tích tâm trạng Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ 
- Giới thiệu sơ lược về A Phủ : một thanh niên có thân phận như Mị, cũng phải ở nàh thống lý Pá Tra để gạt nợ. Do 
để mất bò mà bị trói đêm này sang đêm khác, ngày này sang ngày kia. 
- Tâm trạng của Mị trước đêm cởi trói cho A Phủ : 
+ Cuộc sống đoạ đày trong nhà thống lý Pá Tra của Mị vẫn tiếp diễn. Thời gian đoạ đày biến cô trở thành người 
câm lặng trước mọi sự. Những gì diễn ra chung quanh không khiến Mị quan tâm. Những đêm đầu Mị thổi lửa hơ 
tay. Tâm hồn Mị như tê dại trước mọi chuyện, kể cả lúc ra sưởi lửa, bị A Sử dánh ngã xuống bếp, hôm sau Mị vẫn 
thản nhiên ra sưởi lửa như đêm trước. 
+ Song, trong lòng, không phải chuyện gì Mị cũng bình thản. Mị rất sợ những đêm mùa đông trên núi cao dài và 
buồn. Khi trong nhà đã ngủ yên, Mị tìm đến bếp lửa. Đối với Mị, nếu khoôg có bếp lửa ấy, cô sẽ chết héo. 
- Thương người cùng cảnh ngộ : 
Chính nhờ ngọn lửa, đêm ấy, Mị trông sang A Phủ và nhìn thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống má đã xám 
đen lại. Dòng nước mắt ấy khiến Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải đứng trói thế kia. Nhiều 
lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không lau đi được. Rồi Mị phảng phất nghĩ gần nghĩ xa : Cơ 
chừng naàythì chỉ đêm mai là người kia chêt, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt 
ta về trình ma nhà nó rồi thì còn biết đợi ngày rũ xương ở đây mà thôi Người kia việc gì phải chết thế? 
- Tình thương lớn hơn cái chết : 
Mị xót xa cho A Phủ như xót xa cho chính bản thân mình. Mị thương cho A Phủ không đáng phải chết. Cô cũng sợ 
nếu mình cởi trói cho chàng trai ấy, bố con Pá Tra biết được sẽ tói thay vào đấy và lại phải chết trên cái cọc ấy... 
Song có lẽ tình thương ở Mị đã lớn hơn cả sự chết. Tình thương ấy khiến cô đi đến hành động cởi trói cho A Phủ. 
- Từ cứu người đến cứu mình : 
Khi cởi trói cho A Phủ xong, Mị đứng lặng trong bóng tối. Song, chính ngay lúc ấy, trong lòng người đàn bà khốn 
khổ kia mọi chuyện diễn ra rất nhanh. Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Vì ở đây thì chết 
mất. 
Đây không phải là hành động mang tính bản năng. Đúng hơn, cùng với sự trỗi dậy của ký ức, khát vọng sống tự 
do, đã khiến Mị chạy theo người mà mình vừa cứu. Mị giải thoát cho A Phủ Phủ và giải thoát cho cả bản thân mình! 
Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại 
cả cường quyền và thần quyền. 
3. Kết luận : 
Qua tâm trạng của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ, chúng ta thấy được cả sức sống tiềm tàng ở một người phụ nữ 
bị đoạ đày vả về thể xác lẫn tinh thần, tưởng chừng như mất đi hết đời sống tâm hồn. Phải yêu thương và có một 
niềm tin mãnh liệt vào con người nhà văn mới có được cái nhìn nhân đạo như vậy. 
Tô Hoài đã miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị rất tự nhiên, hợp lý và chân thực. Không thấy diễn biến 
tâm trạng của nhân vật sẽ không hiểu được hành động của nhân vật đó. Hành động cuối cùng của Mị - cởi trói cho 
A Phủ - có vẻ bất ngờ nhưng lại hợp với quy luật tâm lý con người, quy luật của cuộc sống. Nhà văn không chỉ đem 
đến cho bạn đọc những nhân vật biết hành động mà quan trọng hơn là vì sao có hành động ấy. Tô Hoài đã rất 
thành công khi xây dựng một nhân vật có sức sống bên trong mãnh liệt đằng sau khuôn mặt vô hồn, vô cảm của 
Mị. Bởi vậy, có người đã xem đây là “một nhân vật thành công bậc nhất trong văn xuôi cách mạng đương đại Việt 
Nam” 
Phân tích sức sống tiềm tàng của nv Mị trong "Vợ chồng A Phủ 
MB:Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài tính đến nay đã hơn nửa thế kỉ. Hơn 60 năm cầm bút ông là tác giả của 
hàng trăm đầu sách, hàng nghìn bài báo, thể loại phong phú, đa dạng. Thế nhưng nhắc đến Tô Hoài ta ko thể quên 
đc tp "Dế mèn phiêu lưu kí"- tp tiêu biểu trước Cách mạng tháng 8. Sau Cách mạng, Tô Hoài lại được nhắc đến với 
tập truyện Tây Bắc mà linh hồn của nó là Vợ chồng A Phủ. Truyện xoay quanh cuộc đời của Mị- 1 cô gái Mèo nghèo 
khổ, xinh đẹp, nết na được Tô Hoài xây dựng chân thực và sống động với sức sống tiềm tàng bất diệt. Thông qua sức 
sống tiềm tàng của nhân vật Mị, ngòi bút của Tô Hoài đã bộc lộ là 1 ngòi bút nhân văn, nhân đạo sâu sắc và cao cả. 
Văn hào Nga Sêkhốp đã từng nói: " 1 người nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ". Tô Hoài là 1 
nhà văn như vậy. 
TB:a. Trước hết là phản ứng của Mị khi biết tin mình là con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra 
Như đã nói, Mị là 1 cô gái mèo xinh đẹp, nết na. Một người như Mị lẽ ra phải được sống cuộc đời hp, nhưng trái lại, 
cô đã khổ từ trong trứng nước. Ngày xưa khi cưới nhau đã ko có tiền, bố mẹ Mị đã phải vay của bố thống lí Pá Tra- 
tức ông của A Sử 10 đồng bạc trắng, mỗi năm fải trả lãi 1 nương ngô. Cho đến nay bố Mị đã già, mẹ Mị đã chết vậy 
mà món nợ ấy vẫn chưa trả được. Thống lí Pá Tra đến gạ bố Mị gả Mị cho A Sử con trai hắn làm con dâu gạt nợ. Biết 
vậy, Mị đã phản ứng lại ngay: "Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải ở nhà làm nương ngô trả nợ cho người 
ta. Bố đừng bán con cho nhà giàu". Đây chỉ là 1 câu nói bình thường nhưng đã toát ra cả 1 con người. Đó là con 
người có sức sống tiềm tàng bất diệt. Câu nói của Mị là 1 sự đánh tráo, đánh đổi: Mị thà ở nhà lao động cực nhọc 
trên nương rẫy để được sống 1 cuộc đời hp trong tự do còn hơn fải làm con dâu cửa nhà giàu, sống kiếp đời trâu 
ngựa, nô lệ. Sự đánh tráo, đánh đổi ấy chỉ có thể có được ở những con người mạnh mẽ, tự tin, biết quí trọng danh 
dự, nhân fẩm của chính bản thân mình. Có câu: "Thân gái như hạt mưa sa", việc người con gai được sa vào cửa nhà 
giàu, đó là ước mơ, thậm chí còn là sự toan tính của nhiều người phụ nữ. Thế nhưng với Mị, 1 con người có sức sống 
tiềm tàng bất diệt thì Mị ko chấp nhận điều ấy bởi Mị hiểu rõ gia đình nhà Thống lí Pá Tra. Đó là nơi hang hùm nọc 
rắn, Mị hiểu rõ bản chất của cuộc hôn nhân gả bán này: "Bố đừng bán con cho nhà giàu". Rõ ràng chỉ là 1 câu nói 
giản đơn nhưng fần nào đã gợi mở cho người đọc thấy được ở Mị có sức sống tiềm tàng bất diệt. 
b. Mị toan tự tử: Mặc dù Mị phản ứng quyết liệt, Mị ko chấp nhận vào nhà thống lí Pá Tra thế nhưng Mị đang sống trong xã 
hội tiền quyền và thần quyền. Đó là xã hội phong kiến ở miền xuôi thế nên những người hiền lành nết na như Mị ... ng thời nó mở ra TG mới- TG tươi sáng ở phía Phiềng Sa. Với hành động này của Mị, nó đã đưa "vợ 
chồng A Phủ" trở thành tp bản lề trên diễn đàn văn chương VN. Nó khép lại những hạn chế của 1 dòng văn học hiện thực fê fán 1 
thời. Nó mở ra 1 hướng đi mới cho VH kháng chiến và đây nó trở thành mốc thách thức của chính nhà văn Tô Hoài. Đến Phiềng 
Sa, Mị và A Phủ đã gặp được ánh sáng của Đảng, gặp được cán bộ CM A Châu. Và 2 người đã tham gia CM, chỉ có CM mới soi 
sáng được kiếp người trâu ngựa, nô lệ. Và cũng chỉ có Mị và A Phủ mới là những người cách mạng trung kiên. Nói như nhà thơ 
Tố Hữu:"Đời CM từ khi tôi đã hiểuDấn thân vô là fải chịu khổ nhiềuLà gươm kề cổ, là súng kề taiLà thân sống chỉ coi còn 1 nửa" 
 "Vợ chồng A Phủ" mô tả quá trình bừng thức, vùng lên của kiếp sống nô lệ này. Ngòi bút của Tô Hoài đã thể hiện là ngòi bút 
nhân văn, nhân đạo sâu sắc và cao cả. Và "vợ chồng A Phủ" mãi là bài ca ca ngợi tự do, lòng yêu đời. 
Câu 2 (5 điểm): Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ (Vợ chồng A Phủ - Tô 
Hoài).Mị là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" mà nhà văn Tô Hoài đã giành nhiều tài năng và 
tâm huyết để xây dựng. Truyện được trích từ tập "truyện Tây Bắc" (1953) của Tô Hoài. Trong chuyến đi cùng bộ đội 
vào giải phóng miền Tây Bắc (1952), Tô Hoài đã có dịp sống, cùng ăn, cùng ở với đồng bào các dân tộc miền núi, 
chính điều đó đã giúp Tô Hoài tìm được cảm hứng để viết truyện này. Tô Hoài thành công trong "Vợ chồng A Phủ" 
không chỉ do vốn sống, tình cảm sống của mình mà còn là do tài năng nghệ thuật cùa một cây bút tài hoa. Trong "Vợ 
chồng A Phủ", Tô Hoài đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật, trong đó nổi bật và đáng chú ý nhất là biện pháp phân 
tích tâm lý và hành động của Mị trong từng chặng đường đời. Điểm nghệ thuật ấy thật sự phát sáng và thăng hoa trong 
đoạn văn miêu tả tâm lý và hành động của nhân vật Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ. Qua đó ta thấy được giá trị 
hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. 
 Trong tác phẩm này, điều gây cho bạn đọc ấn tượng nhất đó chính là hình ảnh của cô gái "dù làm bất cứ việc 
gì, cô ta cũng cúi mặt, mắt buồn rười rượi". Đó là tâm lý của một con người cam chịu, buông xuôi trước số phận, hoàn 
cảnh sống đen tối đầy bi kịch. Sở dĩ Mị có nét tính cách ấy là do cuộc sống hôn nhân cưỡng bức giữa Mị và A Sử. Mị 
không được lấy người mình yêu mà phải ăn đời ở kiếp với một người mà mình sợ hãi, lạnh lùng. Một nguyên nhân 
nữa chính là do uy quyền, thần quyền, đồng tiền của nhà thống lý Pá Tra đã biến Mị thành một đứa con dâu gạt nợ. 
Mang tiếng là con dâu của một người giàu có nhất vùng, nhưng thật sự Mị chỉ là một kẻ nô lệ không hơn không kém. 
Điều đó làm Mị đau khổ, Mị khóc ròng rã mấy tháng trời và từng có ý định ăn nắm lá ngón kết thúc cuộc đời mình. 
Thế nhưng "sống lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi". Chính vì thế Mị đã buông xuôi trước số phận đen tối của mình, 
trái tim của Mị dần chai sạn và mất đi nhịp đập tự nhiên của nó. 
 Song song với nét tính cách đó lại là tâm trạng của một người yêu đời, yêu cuộc sống, mong muốn thoát khỏi 
hoàn cảnh sống đen tối, đầy bi kịch. Điều đó đã được thể hiện trong đêm mùa xuân. 
 Trong đêm mùa xuân ấy, tâm trạng của Mị phát triển theo những cung bậc tình cảm khác nhau, cung bậc sau cao 
hơn cung bậc trước. Ban đầu, Mị nghe tiếng sáo Mèo quen thuộc, Mị nhẩm thầm bài hát người đang thổi, rồi Mị uống 
rượu và nhớ lại kỷ niệm đẹp thời xa xưa... Mị ý thức được về bản thân và về cuộc đời rồi Mị muốn đi chơi. Nhưng sợi 
dây thô bạo của A Sử đã trói đứng Mị vào cột. Thế nhưng sợi dây ấy chỉ có thể "trói" được thân xác Mị chứ không thể 
"trói" được tâm hồn của một cô gái đang hòa nhập với mùa xuân, với cuộc đời. Đêm ấy thật là một đêm có ý nghĩa với 
Mị. Đó là đêm cô thực sự sống cho riêng mình sau hàng ngàn đêm cô sống vật vờ như một cái xác không hồn. Đó là 
một đêm cô vượt lên uy quyền và bạo lực đế sống theo tiếng gọi trái tim mình. 
Sau đêm mùa xuân ấy, Mị lại tiếp tục sống kiếp đời trâu ngựa. Thế nhưng viết về vấn đề này, Tô Hoài khẳng định: cái 
khổ cái nhục mà Mị gánh chịu như lớp tro tàn phủ khuất che lấp sức sống tiềm tàng trong lòng Mị. Và chỉ cần có một 
luồng gió mạnh đủ sức thổi đi lớp tro buồn nguội lạnh ấy thì đốm lửa ấy sẽ bùng cháy và giúp Mị vượt qua cuộc sống 
đen tối của mình. Giá trị nhân đạo của tác phẩm ngời lên ở chỗ đó. 
 Và cuối cùng, luồng gió ấy cũng đến. Đó chính là những đêm mùa đông dài và buồn trên núi rừng Tây Bắc đang 
về. Mùa đông rét buốt như cắt da cắt thịt, vì thế đêm nào Mị cũng ra bên ngoài bếp lửa để thổi lửa hơ tay. Trong 
những đêm đó Mị gặp A Phủ đang bị trói đứng chờ chết giữa trời giá rét. Thế nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay 
"Dù A Phủ là cái xác chết đứng đó cũng thế thôi". Tại sao Mị lại lãnh cảm, thờ ơ trước sự việc ấy? Phải chăng việc 
trói người đến chết là một việc làm bình thường ở nhà thống lý Pá Tra và ai cũng quen với điều đó nên chẳng ai quan 
tâm đến. Hay bởi Mị "sống lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi" nên Mị lãnh đạm, thờ ơ trước nỗi đau khổ của người 
khác. Một đêm nữa lại đến, lúc đó mọi người trong nhà đã ngủ yên cả rồi, Mị lại thức dậy đến bếp đốt lửa lên để hơ 
tay. Lửa cháy sáng, "Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống 
hai hõm má đã xám đen lại". Đó là dòng nước mắt của một kẻ nô lệ khi phải đối mặt với cái chết đến rất gần. Chính 
"dòng nước mắt lấp lánh ấy" đã làm tan chảy lớp băng giá lạnh trong lòng Mị. Lòng Mị chợt bồi hồi trước một người, 
trùng cảnh ngộ. Đêm mùa xuân trước Mị cũng bị A Sử trói đứng thế kia, có nhiều lần khóc nước mắt rơi xuống miệng, 
xuống cổ không lau đi được. Mị chợt nhận ra người ấy giống mình về cảnh ngộ, mà những người cùng cảnh ngộ rất dễ 
cảm thông cho nhau. Mị nhớ lại những chuyện thật khủng khiếp lúc trước kia, “chúng nó bắt trói đến chết người đàn 
bà ngày trước cũng ở trong cái nhà này”. Lý trí giúp Mị nhận ra “Chúng nó thật độc ác”. Việc trói người đến chết còn 
ác hơn cả thú dữ trong rừng. Chỉ vì bị hổ ăn mất một con bò mà một người thanh niên khỏe mạnh, siêng năng, say sưa 
với cuộc đời đã phải lấy mạng mình thay cho nó. Bọn thống trị coi sinh mạng của A Phủ không bằng một con vật. Và 
dẫu ai phạm tội như A Phủ cũng bị xử phạt như thế mà thôi. Nhớ đến những chuyện ngày trước, trở về với hiện tại, Mị 
đau khổ cay đắng cho thân phận của mình: “Ta là thân đàn bà chúng nó đẵ bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết 
chờ ngày rũ xương ở đây thôi”. Nghĩ về mình, Mị lại nghĩ đến A Phủ “có chừng này, chỉ đêm nay thôi là người kia 
chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Người kia việc gì mà phải chết như thế. A Phủ. Mị phảng phất nghĩ như 
vậy”. Thật sự, chẳng có lí do gì mà bọn thống lí Pá Tra bắt A Phủ phải chết vì cái tội để mất một con bò! Trong đầu 
Mị bỗng nhiên nghĩ đến cảnh A Phủ bỏ trốn và chính Mị sẽ là người chết thay cho A Phủ trên cái cột tưởng tượng đó. 
Thế nhưng, Mị vẫn không thấy sợ, sự suy tưởng của Mị là có cơ sở của nó. Cha con Pá Tra đã biến Mị từ một con 
người yêu đời, yêu cuộc sống, tài hoa chăm chỉ, hiếu thảo, tha thiết với tình yêu thành một con dâu gạt nợ, một kẻ nô 
lệ đúng nghĩa, chúng đã tàn ác khi trói một người đàn bà ngày trước đến chết thì chẳng lẽ chúng lại không đối xử với 
Mị như thế ư? Như vậy, chứng kiến “dòng nước mắt lấp lánh” của A Phủ, tâm trạng của Mị diễn biến phức tạp. Mị 
thông cảm với người cùng cảnh ngộ, Mị nhớ đến chuyện người đàn bà ngày trước, lí trí giúp Mị nhận ra bọn lãnh chúa 
phong kiến thật độc ác, Mị xót xa trước số phận của mình rồi Mị lại nghĩ đến A Phủ; sau đó Mị lại tưởng tượng đến 
cái cảnh mình bị trói đứng Một loạt nét tâm lí ấy thúc đẩy Mị đến với hành động: dùng dao cắt lúa rút dây mây cởi 
trói cho A Phủ. Đó là một việc làm táo bạo và hết sức nguy hiểm nhưng nó phù hợp với nét tâm lí của Mị trong đêm 
mùa đông này. 
Sau khi cắt dây cởi trói cho A Phủ, Mị cũng không ngờ mình dám làm một chuyện động trời đến vậy. Mị thì thào lên 
một tiếng “đi ngay” rồi Mị nghẹn lại. A Phủ vùng chạy đi, còn Mị vẫn đứng lặng trong bóng tối. Ta có thể hình dung 
được nét tâm lí ngổn ngang trăm mối của Mị lúc này. Lòng Mị rối bời với trăm câu hỏi: Vụt chạy theo A Phủ hay ở 
đây chờ chết?. Thế là cuối cùng sức sống tiềm tàng đã thôi thúc Mị phải sống và Mị vụt chạy theo A Phủ. Trời tối lắm 
nhưng Mị vẫn băng đi. Bước chân của Mị như đạp đổ uy quyền, thần quyền của bọn lãnh chúa phong kiến đương thời 
đã đè nặng tâm hồn Mị suốt bao nhiêu năm qua. Mị đuổi kịp A Phủ và nói lời đầu tiên. Mị nói với A Phủ sau bao 
nhiêu năm câm nín: “A Phủ. Cho tôi đi! Ở đây thì chết mất”. Đó là lời nói khao khát sống và khát khao tự do của nhân 
vật Mị. Câu nói ấy chứa đựng biết bao tình cảm và làm quặn đau trái tim bạn đọc. Đó chính là nguyên nhân - hệ quả 
của việc Mị cắt đứt sợi dây vô hình ràng buộc cuộc đời của mình. Thế là Mị và A Phủ dìu nhau chạy xuống dốc núi. 
Hai người đã rời bỏ Hồng Ngài - một nơi mà những kỉ niệm đẹp đối với họ quá ít, còn nỗi buồn đau, tủi nhục thì 
chồng chất không sao kể xiết. Hai người rời bỏ Hồng Ngài và đến Phiềng Sa, nhưng những ngày phía trước ra sao họ 
cũng chưa biết đến 
Rõ ràng, trong đêm mùa đông này, sức sống tiềm tàng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chính nó đã giúp Mị vượt 
lên trên số phận đen tối của mình. Mị cứu A Phủ cũng đồng nghĩa với việc Mị tự cứu lấy bản thân mình. Qua đoạn 
trích trên, Tô Hoài đã ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ miền núi nói riêng và những người phụ nự 
Việt Nam nói chung. Tô Hoài đã rất cảm thông và xót thương cho số phận hẩm hiu, không lối thoát của Mị. Thế 
nhưng bằng một trái tim nhạy cảm và chan chứa yêu thương, Tô Hoài đã phát hiện và ngợi ca đốm lửa còn sót lại 
trong trái tim Mị. Tư tưởng nhân đạo của nhà văn sáng lên ở đó. Đồng thời qua tác phẩm, Tô Hoài cũng đã khẳng định 
được chân lí muôn đời: ở đâu có áp bức bất công thì ở đó có sự đấu tranh để chống lại nó dù đó là sự vùng lên một 
cách tự phát như Mị. Quả thật, tác phẩm này giúp ta hiểu được nhiều điều trong cuộc sống. 
Với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” nói riêng và tập “Truyện Tây Bắc” nói chung, ta hiểu vì sao Tô Hoài lại thành 
công trong thể loại truyện ngắn đến như vậy. Nét phong cách nghệ thuật: màu sắc dân tộc đậm đà chất thơ chất trữ 
tình thấm đượm, ngôn ngữ lời văn giàu tính tạo hình đã hội tụ và phát sáng trong truyện ngắn này. Tác phẩm “Truyện 
Tây Bắc” xứng đáng với giải nhất truyện ngắn - giải thưởng do Hội nghệ sĩ Việt Nam trao tặng năm 1954 - 1955. Và 
“Vợ chồng A Phủ” thực sự để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn đọc bởi những giá trị nghệ thuật, giá trị hiện thực và 
giá trị nhân đạo của nó. Truyện ngắn này quả là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Tô Hoài. 
Đối với riêng em, truyện “Vợ chồng A Phủ” giúp em cảm thông sâu sắc trước nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội 
phong kiến miền núi, từ đó giúp em ngày càng trân trọng khát vọng của họ hơn. Đây quả là một tác phẩm văn chương 
đích thực bởi nó đã góp phần nhân đạo hóa tâm hồn bạn đọc như Nam Cao đã quan niệm trong truyện ngắn “Đời 
thừa”. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphan tich vo chong aphu.pdf