Phân tích Tây Tiến và Đất Nước (4)

Phân tích Tây Tiến và Đất Nước (4)

Đề 4: a/ Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất nước (trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) và bài thơ đất nước của Nguyễn Đình Thi. b/ Cảm nhận của anh chị về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn: " Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc . Sông Mã gầm lên khúc độc hành" (Quang Dũng, Tây Tiến)

Bài làm

a/ Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất nước (trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) và bài thơ đất nước của Nguyễn Đình Thi.

Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” đã được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ Đất nước ( trích Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2855Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích Tây Tiến và Đất Nước (4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Xuân Toàn Trường THPT Trần Quốc Tuấn
Đề 4: a/ Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất nước (trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) và bài thơ đất nước của Nguyễn Đình Thi. b/ Cảm nhận của anh chị về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn: " Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ..... Sông Mã gầm lên khúc độc hành" (Quang Dũng, Tây Tiến)
Bài làm 
a/ Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất nước (trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) và bài thơ đất nước của Nguyễn Đình Thi. 
Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” đã được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ Đất nước ( trích Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm
A – gợi ý chung
- Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” không chỉ là kết quả nhận thức của riêng một người mà là của cả một thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Phải đánh giá chất lượng mới có sự nhận thức nghệ thuật về đất nước trong mối quan hệ với toàn bộ lịch sử văn học dân tộc.
B – gợi ý cụ thể
a) mở bài
- Đất nước là chương V của trường ca Mặt đường khát vọng , được sáng tác vào năm 1971
- Nó đã thể hiện được những nhận thức sâu sắc của tác giả về đất nước.
b) thân bài
- Đất nước trong chương thơ đã được nhìn ở tầm gần. Nó hiện lên với vẻ dung dị, gần gũi.
- Khi nói về lịch sử và địa lý của đất nước, tác giả chú ý đến đóng góp của những con người vô danh.
- Hạt nhân của nhận nhận thức nghệ thuậ về đất nước là tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”. Tư tưởng này vừa là kết quả của cái nhìn ở tầm gần nói trên lại vừa chi phối chính cái nhìn đó.
- Tác giả đã nhìn đất nước bằng tinh thần trách nhiệm của một nhà thơ công dân
- Đoạn thơ có hình thức biểu đạt rất phù hợp : giọng điệu tâm tình, lắng đọng, chi tiết đời thường rất giàu có, các “thi liệu” lấy từ văn học dân gian được vận dụng sáng tạo và sát hợp.
c) Kết bài
- Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm một cái nhìn độc đáo về đề tài đất nước.
- Là tiếng nói đại diện cho thanh niên thời chống Mĩ nhận thức về đất nước.
C– Bài làm 1
Cảm hứng về đất nước là ngùôn cảm hứng lơn, xuyên suốt trong thơ ca Việt Nam. Có rất nhiều trường h ợp cảm hứng đất nước quyện chặt với cảm hứng của nhân dân. Nhưng có điều cách nhìn và cảm xúc đất nước và nhân dân ở mỗi tác phẩm đặc sắc đều không lặp lại, nó mang đậm dấu ấn của thời đại và cảm xúc của nhà thơ. Đoạn thơ Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm là một thành công xuất sắc trên phương diện cảm hứng về đất nước của thơ ca thời kháng chiến chống Mỹ.
Gần cuối đoạn thơ tác giả có viết... “Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân - Đất Nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại”. Có thể nói hai câu thơ đã thể hiện được tư tưởng và cảm hứng chủ đạo của nhà thơ - Cảm hứng đất nước của nhân dân. Căn cứ vào đâu mà ta nói như thế ? Và tư tưởng, cảm hứng ấy thể hiện cụ thể ở những phương diện nào?
Thơ tự do có khả năng chuyển tải tài cảm nhiều nhất, phóng túng nhất, chân thành, tha thiết nhât. Đoạn thơ Đất nước được tác giả viết theo kiểu ấy nên dễ truyền cảm hứng cho người đọc, dễ lay động những điều thầm kín nhất của lòng người. Đoạn thơ lập luận chặt chẽ, lô gích, thể hiện cảm hứng chủ đạo trên ba bình diện. Đó là cảm hứng về chiều dài thời gian – lịch sử, ciều rộng không gian-địa lý và trong chiều sâu của văn hoá phong tục, của lối sống thể hiện tâm hồn và tính cách dân tộc. Trên mỗi bình diện, tác giả đã thể hiện một cách sâu sắc tư tưởng cốt lõi “Đất Nước Nhân dân”.
Để diễn đạt sự hình thành đất nước trong chiều sâu lịch sử, nhà thơ không dùng những sử liệu, mà bằng những gì thân thuộc nhất trong đời sống của nhân dân:
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Nhận thức về đát nước bốn nghìn năm đã trở nên thật cụ thể, sống động, gần gũi.
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó.
Làm nên đất nước bốn nghìn năm chính là những con người bình dị đso là nhân dân vô tận. Vì vậy khi nhớ đến “thời gian đằng đẵng” của lịch sử đất nước, tác giả không chỉ nhớ đến anh ùng có tên tủôi mà nhấn mạn đến những con người bình dị:
Có biết bao người con gái con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.
Nhân dân đã tạo dựng nên giá trị vật chất và tinh thần và truyền sang các thế hệ:
Họ giữ và truyền lại cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói.
Họ cũng là những người đem xương máu giữ gìn non sông đất nước:
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Cùng với thời gian “đằng đẵng” đất nước còn là không gian mênh mông, đó là non sông gấm vóc, là rừng biển quê hương. Tất cả được dựng lên từ mồ hôi, máu thịt của bao lớp người. Từ quan niệm đất nước của nhân dân, tác giả đã có cái nhìn mới mẻ, có chiều sâu về những phong cảnh thiên nhiên.
Từ những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp cho Đất Nước Hòn Trống Mái
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước núi Bút non Nghiên
Điều đáng quý là tác giả đã phát hiện trong những địa danh bình dị ở mọi miền đất nước để ẩn giấu chứa đựng cuộc đời của người dân
Những ngừoi dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm
Với những phát hiện trên, tác giả đã đi đến một cảm nhận thấm thía:
Ôi đất nước bốn nghìn năm sau đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta.
Đất nước còn là chiều sâu văn hoá, phong tục của tâm hồn tính cách dân tộc Việt Nam. Thật ra cách nói thế này không phải là mới, trong Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi cũng đã đề cao truyền thống, phong tục tính cách niềm tự hào,tư tưởng lấy nhân dân là gốc.Nhưng chỗ độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm là đã thể hiện sâu đậm tâm hồn nhân dân không ở đâu khác ngoài văn hoá dân gian. Nên “Đất Nước của Nhân dân” cũng chính là đất nước của ca dao cổ tích. Tác giả đã sử dụng sâu rộng chất liệu của văn hoá dân gian, từ ca dao dân ca tục ngữ, đến truyền thuyết cổ tích, các phong tục tập quán sinh hoạt... Vì lẽ đó đoạn thơ đã đưa người đọc phiêu diêu về thế giới nghệ thuật của nhân dân với những nét tâm hồn và tính cách của dân tộc vốn gắn bó với máu thịt vơi smọi người. Việc sử dụng chất liệu văn hoá dân gian ở đây không chỉ là một thủ phép trong nghệ thuật mà đã là sự thấm nhuần quan niệm đất nước của nhân dân trong cảm hứng sáng tạo, trong tâm hồn nhà thơ. Đó chính là thể hiện tư tưởng cốt lõi của bài thơ trong việc lựa chọn chất liệu, thi tứ, xây dựng hình ảnh và ngôn ngữ nghệ thuật, khi nói đến tâm hồn nhân dân trong ca dao, dân ca...nói chung là văn hoá dân gian nhà thơ dâng trào một cảm xúc dạt dào:
Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi
Biết quý công cầm vàng trong những ngày lặn lội
Biết trồng tre mà đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu.
Đoạn thơ Đất nước là một thành công của Nguyễn Khoa điềm góp thêm vào thành tựu thơ ca chống Mỹ trên hướng khai thác đề tài. Đó là đất nước của nhân dân. Quan niệm về Đất nước, nhân dân là tư tưởng chủ đạo, quán xuyến, mở ra những khám phá sâu ,mới của nhà thơ, ngay cả những chỗ rất quen thuộc. Quan niệm đó có cội nguồn từ văn chương truyền thống của dân tộc. Nhưng đến thời hiện đại, qua cách nhìn và cách nghĩ của Nguyễn Khoa Điềm tư tưởng ấy ngày càng sâu sắc và phong phú hơn.
Bài làm 2
I – Mở bài 
1971, chiến trường Bình Trị Thiên hừng hực bão lửa của bom đạn, chiến tranh báo hiệu của một mùa hè 1972 đỏ lửa. Trong không khí sôi sục của thời đại đánh Mỹ trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm đã nung nấu và ra đời nó thểhiện những suy ngẫm, những nhận thức vừa rất mới mẻ vừa rất thực tiễn đối với đất nước, nhân dân mình. Chương V – ta quen gọi nó là bài thơ Đất Nước – có lẽ là chương hay nhất. Nó là nhận thức chín mùi của thế hệ trẻ Việt Nam về “Đất nước”. Nó là điểm tựa để họ xây dựng vai trò vị trí của mình trong cuộc đấu tranh vĩ đại chung của dân tộc
II – Thân bài 
Điều dễ nhận thấy đầu tiên là tác giả nhìn đất nước ở tầm gần vậy mà khuôn mặt đất nước rất gần gũi thân quen. Nó bình dân, lam lũ nhưng không kém phần cao cả. Cả nhà thơ đâu đó nói về Đất Nước dường như đồng nhất cảm xúc nói tới quê hương mình, Hoàng Cầm bao lần thốt lên trìu mến : “Quê hương ta lúa nếp thơm nồng; ruộng ta khô; nhà ta cháy; quê hương ta từ ngày khủng khiếp”. Nguyễn Đình Thi và Tố Hữu nhìn đất nước trong không gian Việt Bắc. Có những câu thơ quan tâm đến nét hoành tráng, kì vĩ của đất nước:
Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi !
Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt
(Tố Hữu)
Hoặc Nguyễn Đình Thi:
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
Thế nhưng Nguyễn Khoa Điềm lại nói chuyện với người yêu của mình bằng giọng tâm tình thủ thỉ:
Khi ta lớn lên....đánh giặc.
Nhà thơ đã nhìn Đất nước theo quan hệ ruộ rà thân thiết ta gặp mẹ cha ta, bà mình, dân mình, ta gặp những câu chuyệ cổ tích, nhìn phong tục ăn trầu của bà, nhìn những bờ tre và sự yêu thương nhau bằng “gừng cay muối mặn”, thậm chí: “cái cột, cái kèo, hạt gạo...” tất cả đó là Đất nước. Vậy là, những giá trị truyền thống về văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần đã có từ ngày xửa ngày xưa khởi đầu của nó vẫn duy trì đến bây giờ.
“Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”, nghe qua rất vô lí nhưng ngẫm suy thì nó lại nói lên được đặc trưng văn hoá nước Việt có thể nói là văn hoá trầu cau. Nó đã có một câu chuyện cổ tích, là phong tục được vị vua tổ Hùng Vương ban truyền, nó là vật để người ta giao đãi tình cảm... Miếng trầu là biểu tượng đặc trưng nhất của văn hoá trọng nghĩa, trọng tình của người Việt. Có cách nhìn về Đất nước như vậy nên tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến tình cảm, ân nghĩa, thuỷ chung. Hình ảnh “cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”, câu thơ biết quí công “cầm vàng lặn lội” muốn nói chính là chữ tình sâu thẳm của người Việt.
Sau khi trả lời câu hỏi Đất nước có tự bao giờ Nguyễn Khoa Điềm muốn giả quyết câu hỏi thứ hai Đất nước là gì? Bằng cách đưa ra định nghĩa với mẫu câu: “Đất nước là nơi” – tác giả quan tâm đến cái bình dị không gian Đất nước, người đọc rất ngỡ ngàng và cảm thấy rất thi vị khi Nguyễn Khoa Điềm không ngần ngại nói Đất nước là những chuyện thầm kín, riêng tư bài ca Đất nước là của chúng mình.
Đất là nơi... em tắm.
Thành tố âm dương ấy hợp lại đã trở thành:
Đất nước... hò hẹn.
Và một áng văn tương tự đã bay qua nỗi nhớ để dịnh nghĩa Đất nước đầy e ấp và tình tứ:
Đất nước... nhớ thầm.
Chỉ có hai thành tố là đất và nước thế nhưng mỗi lúc tháo rời nó ra, nó dẫn ta vào mê cung huyền bí, vừa thân thuộc, vừa lạ lẫm vô tận y như một đứa trẻ cứ tháo ra rồi lắp lại mà vẫn chưa hết nỗi đam mê, nhà thơ của chúng ta cũng hồn nhiên làm cái điều ngộ nghĩnh ấy để cho thoả cái điều mình muốn nói. Càng suy ngẫm đầy trách nhiệm đầy tư duy sắc sảo, đầy khám phá mới mẻ gây hứng thú cho người đọc. Định nghĩa Đất nước tác giả quan tâm đến không gian văn hóa nhưng cũng không quên cái thời gian văn háo đã làm nên một lịch sử dài đằng đẵng của cha ông. Lịch sử ấy gắn bó với địa danh, địa lí cụ thể những chi tiết rất đời thường bình dị đã cát lên thành lời thơ đầy xao xuyến tâm linh con người Việt Nam.
Những ai đã khuất
...
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.
Hai tiấng “cúi đầu” đã gợi lên ấn tượng sâu đậm trong văn hoá tâm linh người Việt, đó là sự thầm kín, ngưỡng vọng thiêng liêng đối với cội nguồn, đối với sức mạnh tinh thần cưu mang và chở che con cháu của Tổ: Chính là cộng đồng từ bọc trứng Âu Cơ, là dân tộc là đất nước, nó là dòng họ gia đình, sợi khói nhang trên bàn thờ gia tiên có năng lực đánh thức tâm linh người Việt hơn tất cả. Nói về 4.000 năm lịch sử của cha ông chúng ta Chế Lan Viên rất tự hào với nữhng anh hùng, với những người con ưu tú của dân tộc.
Hỡi dân tộc tiếng hát 4.000 năm
Tổ quốc bao giừo đẹp thế này chăng? (...)
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng.
Riêng Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ muốn nói nhiều hơn về:
Có biết bao người con gái con trai
.....
Nhưng họ đã làm ra đất nước.
Vậy là sau khi giải đáp hai câu hỏi: Đất nước bắt nguồn từ đâu? Đất nước là gì? Nguyễn Khoa Điềm đã đi vào phần hạt nhân của bài thơ: Ai đã làm ra Đất nước? tương tự như nói về địa danh, địa lí, nàh thưo không ca ngợi cái đẹp, cái trù phú như Hoàng Cầm:
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng...
ở Nguyễn Đình Thi:
Những cánh đồng thơm mát...
Nguyễn Khao Điềm chú ý nhiều đen snhững miền đất, những thắng cảnh mà tên gọi của chúng rát nôm na đậm đà chúng nói với ta nhiều điều vê cuộc sống cần lao:
Những người vợ nhớ chồng
...
Ông Trang, bà Đen, bà Điểm.
Tiếp theo là những câu thơ có tầm khái quát:
Và ở đâu... núi sông ta.
Với cách dẫn dắt câu chuyện như vậy, nhà thơ đã phát biểu trực tiếp tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”.
Nhân dân đông đảo, nhân dân bao dung làm nên dáng vẻ, tầm vóc của đất nước. Họ là những người chân đất sáng suốt đã đúc kết những triết lý cao cả mà ta hằng tâm niệm mà ta thuộc về nhân dân nên ca ngợi dất nước có quyền nói về đời riêng của mình. Hàng loại các đại từ họ đã nói lên vai trò của nhân dân. Những người sáng tạo văn hoá vật chất và tinh thần : “Họ giữ, họ truyền lửa, họ truyền giọng điệu, họ gánh theo, họ đắp đập”. Hàng loạt những từ “giữ” và “truyền” rồi “gánh, đắp đập, be bờ” đã tạo nên độ dày của bề mặt văn hoá , đã nổi lên hình tượng nhân dân sáng tạo ra đất nước bằng cuộc lao động lớn, một cuộc chạy tiếp sức để lưu truyền mãi ngọn lửa văn hoá qua các thế hệ. Các nhà thơ khác nhau thời kháng chiến chống Mỹ có khuynh hướng ca tụng đất nước ở tầm vóc quốc tế
Ta vì ta ba chục triệu người
Cũng vì ba ngàn triệu trên đời
Vui gì hơn làm người lính đi đầu
Trong đêm tối ta làm ngọn lửa
(Tố Hữu)
Tư tưởng đất nước của nhân dân được rất nhiều nhà thơ nói tới. Tuy nhiên các tư tưởng không phải lạ lẫm gì này được Nguyễn Khoa Điềm nói bằng tất cả sự trải nghiệm và xúc động thật sự của chính mình. Ông đã đưa vốn trí thức về văn hoá dân gian cộng với suy ngẫm nghiêm túc tạo cho bài thơ vừa thuyết phục lí trí lại da diết trữ tình. Đất nước này chính là của nhân dân, trong nhân dân có anh và em vì thế tác giả nghiêm trang đề nghị:
Em ơi em...muôn đời
Rất tự nhiên không hề bị lên gân giả tạo, văn hoá trọng chữ tình sẽ là lối cư xử uống nước nhớ nguồn
III - KẾT LUẬN
Chưa bao giờ thơ ca Việt Nam lại nở rộ những vần thơ đất nước như thời chống Mỹ
Đất nước của những người con gái con trai
Đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép
Khi xa nhau không hề rơi nước mắt
Nước mắt dành cho ngày gặp mặt
(Nam Hà)
Đó là đất nước của những đoàn quân:
Quân đến, quân đi cỏ tranh ùa giá rét
Dãy Trường Sơn trùng điệp những sư đoàn
(Bằng Việt)
Và :
Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu
Nghe nặng nỗi đau của mẹ
Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ
(Tạ Hữu Yên)
Do có đóng góp riêng rất độc đáo, Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm đã chinh phục được lòng độc giả từ khi nó ra đời. Và nó có lẽ sẽ chịu đựng được những thử thách của thời gian. Chúng ta ai chẳng có một tình yêu Tổ Quốc và có lúc ta phải thốt lên lời của Nguyễn Khoa Điểm
Mọi tin yêu ngay thẳng gọi ta vào
Ta ngã vào người đất nước Việt Nam ơi !
b/ Cảm nhận của anh chị về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn: " Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ..... Sông Mã gầm lên khúc độc hành" (Quang Dũng, Tây Tiến)
Tìm hiểu đề
- Đề bài thuộc dạng phân tích tác phẩm văn học. Cụ thể là phân tích một đoạn thơ.
- Để có thể phân tích sâu sắc đoạn thơ này, cần phải có cái nhìn tổng quát về cả bài thơ Tây Tiến. Bài thơ có hai đặc điểm nổi bật, bao trùm : cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng. Cả hai đặc điểm ấy đều được thể hiện rất rõ trong đoạn thơ cần phân tích.
- Đoạn thơ này, về thực chất khắc họa hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến. Vì thế, khi phân tích, cần phải làm sáng tỏ vẻ đẹp của hình tượng này.
Gợi ý làm bài
I. Đặt vấn đề :
- Tây Tiến là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Quang Dũng. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian.
- Đoàn quân Tây Tiến được thành lập vào đầu năm 1947. Những người lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó có cả học sinh, sinh viên.
- Đoạn thơ cần phân tích là đoạn thứ ba của bài thơ, trong đó Quang Dũng đã khắc họa hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến bằng bút pháp lãng mạn, thấm đẫm tinh thần bi tráng.
II. Giải quyết vấn đề :
1. Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến :
Hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn với khuynh hướng tô đậm những cái phi thường, sử dụng rộng rãi thủ pháp đối lập để tác động mạnh vào cảm quan người đọc, kích thích trí tưởng tượng phong phú của người đọc.
- Trong bài thơ, Quang Dũng đã tạo được một không khí, chuẩn bị cho sự xuất hiện trực tiếp của những người lính Tây Tiến ở đoạn thơ thứ ba này. Trên cái nền hoang vu hiểm trở vừa hùng vĩ vừa dữ dội khác thường của núi rừng (ở đoạn một), và duyên dáng, mĩ lệ, thơ mộng của Tây Bắc (ở đoạn hai), đến đoạn thơ thứ ba, hình ảnh những người lính Tây Tiến trực tiếp xuất hiện với một vẻ đẹp độc đáo và kì lạ :
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
... Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
- Quang Dũng đã chọn lọc những nét tiêu biểu nhất của những người lính Tây Tiến để tạc nên bức tượng đài tập thể đặng khái quát những gương mặt chung của cả đoàn quân. Qua ngòi bút của ông, những người lính Tây Tiến hiện ra đầy oai phong và dữ dội khác thường. Thực tế gian khổ thiếu thốn đã làm cho người lính da dẻ xanh xao, sốt rét làm họ trụi cả tóc. Quang Dũng không hề che giấu những sự thực tàn khốc đó. Song, cái nhìn lãng mạn của ông đã thấy họ ốm mà không yếu, đã nhìn thấy bên trong cái hình hài tiều tụy của họ chứa đựng một sức mạnh phi thường. Và ngòi bút lãng mạn của ông đã biến họ thành những bức chân dung lẫm liệt, oai hùng. Cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính, qua cái nhìn của ông, vẫn toát lên cái oai phong của những con hổ nơi rừng thiêng. Cái vẻ oai phong, lẫm liệt ấy còn được thể hiện quan ánh mắt giận dữ (mắt trừng gửi mộng) của họ ...
- Cái nhìn nhiều chiều của Quang Dũng đã giúp ông nhìn thấy xuyên qua cái vẻ oai hùng, dữ dằn bề ngoài của những người lính Tây Tiến là những tâm hồn còn rất trẻ, những trái tim rạo rực, khao khát yêu đương (Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm). Như vậy, trong bốn câu thơ trên, Quang Dũng đã tạc lên bức tượng đài tập thể những người lính Tây Tiến không chỉ bằng những đường nét khắc họa dáng vẻ bề ngoài mà con thể hiện được cả thế giới tâm hồn bên trong đầy mộng mơ của họ.
2. Chất bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến :
- Khi viết về những người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã nói tới cái chết, sự hi sinh nhưng không gây cảm giác bi lụy, tang thương. Cảm hứng lãng mạn đã khiến ngòi bút ông nói nhiều tới cái buồn, cái chết như là những chất liệu thẩm mỉ tạo nên cái đẹp mang chất bi hùng:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
....Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
- Khi miêu tả những người lính Tây Tiến, ngòi bút của Quang Dũng không hề nhấn chìm người đọc vào cái bi thương, bi lụy. Cảm hứng của ông mỗi khi chìm vào cái bi thương lại được nâng đỡ bằng đôi cánh của lí tưởng, của tinh thần lãng mạn. Chính vì vậy mà hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới xa xôi đã bị mờ đi trước lí tưởng quên mình vì Tổ quốc của người lính Tây Tiến. Cái sự thật bi thảm những người lính Tây Tiến gục ngã bên đường không có đến cả mảnh chiếu che thân, qua cái nhìn của nhà thơ, lại được bọc trong những tấm ào bào sang trọng. Và rồi, cái bi thương ấy bị át hẳn đi trong tiếng gầm thét dữ dội của dòng sông Mã :
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Cái chết, sự hi sinh của những người lính Tây Tiến được nhà thơ miêu tả thật trang trọng. Cái chết ấy đã tạo được sự cảm thương sâu sắc ở thiên nhiên. Và dòng sông Mã đã trân trọng đưa tiễn linh hồn người lính bằng cách tấu lên khúc nhạc trầm hùng.
- Tóm lại, hình ảnh những người lính Tây Tiến trong đoạn thơ này thấm đẫm tính chất bi tráng, chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, mang dáng vẻ của những anh hùng kiểu chinh phu thuở xưa một đi không trở lại.
III. Kết thúc vấn đề :
- Tây Tiến là sự kết tinh những sắc thái vừa độc đáo vừa đa dạng của ngòi bút Quang Dũng. Nhà thơ đã sáng tạo được hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến, miêu tả được vẻ đẹp tinh thần của những con người tiêu biểu cho một thời kì lịch sử một đi không trở lại.
- Thơ ca kháng chiến chống Pháp đã miêu tả thành công hình ảnh người lính. Và Quang Dũng, qua bài thơ Tây Tiến nổi tiếng của mình, đã góp vào viện bảo tàng hình ảnh những người lính đó bức chân dung người lính Tây Tiến rất độc đáo của mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docTây Tiến và Đất Nước2.doc