Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập

Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập

TNĐL được đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9 năm 1945 . Khi đó , ở miền Nam nước ta , thực dân Pháp nấp sau quân đội Anh thay mặt đồng minh vào giải giáp quân Nhật đang tiến vào Đông Dương . Miền Bắc , bon tàu tưởng , tay sai của đế quốc Mĩ đã trực sẵn ở bien giới . Trong nước , bọn phản động tìm cách ngóc đầu dậy hòng lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ . Cục diện thế giới có thể khiến Anh-Mĩ nhân nhượng cho Pháp trở lại Đông Dương. Hội nghị các nước thắng trận trong chiến tranh TG II họp tại Tê hê răng và San Phran- xít- cô kết luận: các nước thắng trận được trở lại cai trị các thuộc địa cũ ; các nước là thuộc địa của phe phát xít thì được trao quyền tự trị . Pháp thì đang tung dư luận quốc tế rằng ĐD vốn là thuộc địa của Pháp , Pháp đã có công khai hoá , bảo hộ , nay trở lại là lẽ đương nhiên .

Trước hoàn cảnh lịch sử đặc biệt như vậy , bản TN của Bác có mục đích rõ ràng là tuyên bố nền ĐL TD của dân tộc VN , tuyên bố chấm dứt xoá bỏ mọi quan hệ thuộc địa với td Pháp , tuyên bố sự sụp đổ của chế độ phong kiến , tuyên bố sự ra đời của một chế độ mới , chế độ DC CH và đập tan mọi luận điệu xảo trá của TD Pháp . Đối tượng bản TN hướng đến không chỉ là toàn thể nhân dân VN mà còn là toàn thế giới , đặc biệt là nhằm vào những thế lực đang nhăm nhe cướp nước ta , can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta .Bản TNĐL có bố cục , kết cấu vô cùng chặt chẽ , mạch lạc , rõ ràng , cân đối . Phần đầu tác phẩm , Bác nêu cơ sở pháp lý , chính nghĩa cho lời tuyên ngôn . Phần hai , Bác trình bày cơ sở thực tiễn bằng cách tố cáo , vạch trần tội ác của thực dân Pháp và khẳng định sự xứng đáng hưởng độc lập của dân tộc Việt Nam . Phần ba là lời tuyên ngôn và những tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc ta .

 

doc 18 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1876Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập
I. MB : 
HCM ( 1890-1969) không chỉ là nhà cách mạng vĩ đại , anh hùng cứu quốc mà còn là một nhà văn lớn của dân tộc .Người đã để lại một di sản văn học với khối lượng đồ sộ , trong đó tác phẩm chính luận “ Tuyên ngôn độc lập” được coi là áng văn bất hủ , kết tinh những tư tưởng , tài năng , tâm hồn HCM.Tác phẩm là một văn kiện chính trị , có giá trị lịch sử lớn lao , có giá trị pháp lý , giá trị tư tưởng , giá trị nghệ thuật và giàu giá trị nhân văn , đã trang trọng tuyên bố về nền độc lập của dân tộc Việt Nam trước nhân dân trong nước và thế giới .
II.TB : 
1. Phân tích hoàn cảnh , đối tượng , mục đích bố cục của TN 
TNĐL được đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9 năm 1945 . Khi đó , ở miền Nam nước ta , thực dân Pháp nấp sau quân đội Anh thay mặt đồng minh vào giải giáp quân Nhật đang tiến vào Đông Dương . Miền Bắc , bon tàu tưởng , tay sai của đế quốc Mĩ đã trực sẵn ở bien giới . Trong nước , bọn phản động tìm cách ngóc đầu dậy hòng lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ . Cục diện thế giới có thể khiến Anh-Mĩ nhân nhượng cho Pháp trở lại Đông Dương. Hội nghị các nước thắng trận trong chiến tranh TG II họp tại Tê hê răng và San Phran- xít- cô kết luận: các nước thắng trận được trở lại cai trị các thuộc địa cũ ; các nước là thuộc địa của phe phát xít thì được trao quyền tự trị . Pháp thì đang tung dư luận quốc tế rằng ĐD vốn là thuộc địa của Pháp , Pháp đã có công khai hoá , bảo hộ , nay trở lại là lẽ đương nhiên .
Trước hoàn cảnh lịch sử đặc biệt như vậy , bản TN của Bác có mục đích rõ ràng là tuyên bố nền ĐL TD của dân tộc VN , tuyên bố chấm dứt xoá bỏ mọi quan hệ thuộc địa với td Pháp , tuyên bố sự sụp đổ của chế độ phong kiến , tuyên bố sự ra đời của một chế độ mới , chế độ DC CH và đập tan mọi luận điệu xảo trá của TD Pháp . Đối tượng bản TN hướng đến không chỉ là toàn thể nhân dân VN mà còn là toàn thế giới , đặc biệt là nhằm vào những thế lực đang nhăm nhe cướp nước ta , can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta .Bản TNĐL có bố cục , kết cấu vô cùng chặt chẽ , mạch lạc , rõ ràng , cân đối . Phần đầu tác phẩm , Bác nêu cơ sở pháp lý , chính nghĩa cho lời tuyên ngôn . Phần hai , Bác trình bày cơ sở thực tiễn bằng cách tố cáo , vạch trần tội ác của thực dân Pháp và khẳng định sự xứng đáng hưởng độc lập của dân tộc Việt Nam . Phần ba là lời tuyên ngôn và những tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc ta .
2. Phân tích phần mở đầu .
Mở đầu bản TN , Bác đã khéo léo và kiên quyết trích dẫn hai bản TN nổi tiếng của CM Mĩ 1776 và CM Pháp 1791 làm tiền đề , cơ sở pháp lý , chính nghĩa cho lời TNĐL của CM VN . Đó là : “ Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng .Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy , có quyền được sống , quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” ; và “ Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi ; và phải luôn luôn dược tự do và bình đẳng về quyền lợi” .Bác còn khẳng định mạnh mẽ “ Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” . Thật vậy , những lời trích dẫn trên là những lẽ phải , là nguyên lí phổ quát , là chân lí được cả thế giới công nhận ,là thành tựu lớn của tư tưởng nhân loại , là lí tưởng theo đuổi hết sức cao đẹp của nhiều dân tộc . Bác trích dẫn những lời trên một mặt thể hiện sự đề cao tư tưởng nhân đạo , văn minh nhân loại , tỏ sự tôn trọng với những thành quả của hai cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Mĩ và cuộc cách mạng tư sản Pháp . Mặt khác , Bác đã rất khôn khéo , kiên quyết vận dụng chính những lời của tổ tiên người Mĩ , người Pháp-những thế lực đang lăm le tiến vào Đông Dương- để khoá miệng những luận điệu bịp bợm , để nhắc nhở con cháu họ đừng phản bội cha ông mà xâm lược , can thiệp vào nước ta . Đây chính là chiêu “ gậy ông đập lưng ông” sắc sảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh . Đồng thời , khi trích dẫn lời hai bản tuyên ngôn , Hồ Chí Minh đã đặt ba bản TN ngang hàng nhau , ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau , ba nền độc lập ngang hàng nhau , đưa dân tộc ta bước lên vũ đài chính trị thế giới và ngầm thể hiện niềm tự hào ,tự tôn dân tộc . 
Không chỉ trích dẫn nguyên văn lời hai bản TN nổi tiếng thế giới mà Bác còn mở rộng vấn đề : “ Suy rộng ra , câu ấy có nghĩa là : tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng , dân tộc nào cũng có quyền sống , quyền sung sướng và quyền tự do”. Lời suy rộng này đã nâng quyền con người lên thành quyền dân tộc, chính là một sáng tạo to lớn về tư tưởng , tạo tiền đề cơ sở vững chắc cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới . Qua đó ta thấy được khát vọng độc lập cháy bỏng và tầm tư tưởng lớn lao của Bác. Như vậy , với lời lẽ sắc bén , đanh thép , Hồ Chí Minh đã đã xác lập cớ sở pháp lý chính nghĩa cho bản TN , nêu cao chính nghĩa và đặt ra vấn đề cốt yếu là độc lập dân tộc . 
3.Phân tích cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn .
Tiếp theo , Bác đã trình bày những cơ sở thực tiễn của lời tuyên ngôn độc lập . Bác đã tố cáo tội ác của thực dân Pháp trong hơn 80 năm đô hộ nước ta : chúng đã lợi dụng lá cờ tự do bình đẳng bác ái để cướp nước ta , áp bức đồng bào ta , trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa . Bác đã đưa những chứng cứ cụ thể không thể chối cãi về tội ác của thực dân Pháp .Về chính trị , chúng không cho dân ta một chút tự do dân chủ nào , dùng chính sách chia để trị hòng chia rẽ khối đoàn kết dân tộc ta , chúng khủng bố dã man phong trào cách mạng, chúng thẳng tay chém giết những người Việt Nam yêu nước , chúng “ tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”.Về văn hoá , chúng thi hành chính sách ngu dân , lập nhiều nhà tù hơn trường học , đầu độc , làm suy nhược giống nòi ta . Về kinh tế , chúng bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ , đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý , không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên Những tội ác đó dẫn đến hậu quả xã hội là dân ta trở nên bần cùng , cực khổ , nghèo nàn và hơn hai triệu đồng bào ta đã bị chết đói cuối năm 1944 đầu năm 1945. Đây đều là những chứng cớ có thực không thể chối cãi , đã lật tẩy luận điệu “khai hoá , bác ái , bình đẳng” của thực dân Pháp .Trong năm năm từ 1940-1945 , Pháp đã bán nước ta hai lần cho Nhật , đã phản bội lại đồng minh , không đáp ứng liên minh cùng Việt Minh để chống Nhật .Tư thế của chúng vô cùng nhục nhã hèn hạ là “quỳ gối đầu hàng”.Không những vậy chúng còn nhẫn tâm, dã man , trên đường rút chạy còn giết nốt số tù chính trị ở Yên Bái , Cao Bằng . Bác đã bóc trần luận điệu “bảo hộ” của thực dân Pháp . Đoạn văn có giá trị của bản cáo trạng đanh thép với lời lẽ sục sôi , căn hờn , phẫn nộ , là lời khai tử dứt khoát cho cái sứ mệnh bịp bợm của thực dân Pháp đối với nước ta ngót gần thế kỉ .
Trái ngược với thực dân Pháp , nhân dân Việt Nam , dân tộc Việt Nam hoàn toàn xứng đáng hưởng tự do độc lập .Bản tuyên ngôn đã hùng hồn khẳng định dân tộc Việt Nam đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp trên 80 năm , nghĩa là đã làm công việc tương tự nhiệm vụ của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Mĩ 1776 ; đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm , góp phần vào công cuộc bảo vệ nền hoà bình thế giới chống lại những thế lực phản văn minh , phản nhân đạo ; đã lật đổ được chế độ phong kiến mấy mươi thế kỉ lập nên chế độ mới dân chủ cộng hoà , nghĩa là đã làm nhiệm vụ giống với cuộc cách mạng tư sản Pháp 1791.Đồng thời , nhân dân ta lại vô cùng khoan hồng độ lượng , giúp đỡ nhiều binh lính Pháp ra khỏi nhà giam Nhật , bảo vệ tính mạng , tài sản cho họ , giúp họ chạy thoát qua biên thuỳ . Tư thế của dân tộc Việt Nam vô cùng cao đẹp , anh hùng , dũng cảm . Hơn nữa , bản Tuyên ngôn cũng dõng dạc khẳng định dân tộc ta giành độc lập từ tay Nhật cứ không phải từ tay Pháp . Nước ta đã bị Pháp bán cho Nhật , nước ta là thuộc địa của Nhật chứ không phải của Pháp , vì vậy , sau chiến tranh thế giới II, đương nhiên nước ta phải được trao quyền độc lập theo quyết định của các nước đồng minh thắng trận họp tại Cựu Kim Sơn và Tê-hê-răng. Bác đã nêu cơ sở trên bằng phương pháp biện luận chặt chẽ , lôgíc, từ ngữ sắc sảo . Đoạn văn có nhiều cấu trúc câu đặc biệt , nhịp điệu dồn dập , điệp ngữ “ sự thật” được nhắc lại như chân lý không chối cãi được ; lời văn biền ngẫu rất nhịp nhàng , hùng hồn .
Từ những cơ sở thực tiễn trên , bản Tuyên ngôn đã phủ định chế độ thuộc địa thực dân Pháp và khẳng định quyền độc lập , tự do của dân tộc Việt Nam . Bác đã phủ định dứt khoát , triệt để mọi đặc quyền đặc lợi của thực dân Pháp đối với đất nước Việt Nam bằng những cụm từ có tính tuyệt đối “ thoát li hẳn” , “ xoá bỏ hết” , “xoá bỏ tất cả” . Lời khẳng định quyền độc lập dân tộc thì rất mạnh mẽ , tuyệt đối với hệ thống câu móc xích “ Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay , một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay , dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập !”. Đây là những lời kết luận hợp lý , có cơ sở chắc chắn , đáp ứng lòng mong mỏi của dân tộc Việt Nam . Từ đó bản tuyên ngôn kêu gọi toàn dân Việt Nam đoàn kết chống thực dân Pháp ; kêu gọi thế giới công nhận quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam .
4.Phân tích lời tuyên ngôn.
Lời tuyên ngôn tuyên bố độc lập cuối tác phẩm rất dứt khoát triệt để : “ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập .Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng , tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do , độc lập ấy”. Lời tuyên bố thể hiện lí lẽ đanh thép vững vàng của Hồ Chủ Tịch về quyền độc lập tự do trên cơ sở lí luận pháp lý , thực tế và bằng ý chí mãnh liệt của dân tộc .
III.KB
- Như vậy , với tư duy sâu sắc , lập luận chặt chẽ , ngôn ngữ chính xác , dẫn chứng cụ thể , đầy sức thuyết phục , bản Tuyên ngôn độc lập là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta , đánh dấu kỉ nguyên độc lập , tự do của nước Việt Nam mới .Tác phẩm là áng văn chính luận mẫu mực , bộc lộ tình cảm yêu nước thương dân , khát vọng độc lập tự do cháy bỏng của tác giả và toàn dân tộc .TNĐL là áng văn bất hủ của nền văn học dân tộc .
(Sưu tầm)
Người đọc bản tuyên ngôn độc lập (cũng là tác giả) cất lời là vào ngay vấn đề, nhằm thẳng mục tiêu; xác định một chân lý, nghĩa là khẳng định một chủ quyền.
Nước Việt Nam là của người Việt Nam. Chân lý bao giờ cũng giản dị đối với người sáng suốt, có thiện chí muốn tiếp thu nó. Còn đối với những kẻ có tà tâm bị lợi lộc ích kỷ làm cho mù, cho điếc, không còn muốn thấy sự thật, muốn nghe lẽ phải thì rất khó tiếp thu. Phải giải thích. Tốt nhất là dựa vào những lý lẽ có uy thế từ lâu.
Đối tượng được nghe trước hết là một triệu đồng bào trong cuộc biểu tình, là hai mươi lăm triệu nhân dân cả nước đang hướng về Thủ đô Cách mạngTất nhiên chúng ta hiểu được nước ta là của ta. Ta hiểu từ lâu rồi, từ bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Ta đã khẳng định như thế nhiều lần, “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” hoặc:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác.”
(Bình Ngô đại cáo)
Nhưng trong hai mươi lăm triệu tất cũng có người còn ngơ ngác bàng hoàng vì cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi quá nhanh, chưa kịp tĩnh tâm để xóa được ngay những luận điệu xảo trá tung ra liên tục tám chục năm qua. Và, có ... Minh viết “bằng văn xuôi hiện đại tiếng Việt, thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận, một loại văn mang tính chính thức xã hội ở cấp Nhà nước - quốc gia, hoặc liên Nhà nước - liên quốc gia,.... để nói rõ trước công chúng (trong và ngoài nước) về chính kiến của mình trước những sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại”. [Nguyễn Nguyên Trứ - Học tập cách viết của Hồ Chủ Tịch, Nxb Giáo dục 1999, tr159].
Đọc toàn văn bản “Tuyên ngôn Độc lập”, chúng ta nhận thấy phương pháp lập luận được Bác sử dụng trước hết, và quan trọng nhất, là lập luận bằng phương thức so sánh, so sánh tương đồng và so sánh tương phản những luận cứ, luận điểm trực tiếp liên quan đến vấn đề muốn nói.
Trong bản “Tuyên ngôn Độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân danh Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: “Nước Việt có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Đó là một kết luận quan trọng được rút ra từ những luận cứ (lí lẽ) có tính lịch sử xác thực:
Luận cứ 1: Bản Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mĩ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Luận cứ 2: Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1789: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng và quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Ở đây, xét về mục đích soạn thảo văn bản, bố cục là hình thức nhưng cũng là nội dung; và trong bố cục của một loại hình văn bản nào thì sự mở đầu lúc nào cũng quan trọng, cũng là kết quả của những sự cân nhắc thuộc chiến lược ngôn hành. Mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập”, ngay trong đoạn mở đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn ngay hai nội dung quan trọng trong hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp làm luận cứ cho kết luận của mình. Có thể nói rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng thủ pháp lập luận “gậy ông đập lưng ông” vào ngòi bút của mình một cách sắc sảo và hiệu quả. Trong tranh luận, để bác bỏ luận điệu của một đối thủ nào đấy, không gì thú vị và đích đáng hơn là dùng lí lẽ của chính đối thủ ấy. Sự bác bỏ lí lẽ của bọn xâm lược trước dư luận thế giới của Chủ tịch Hồ Chí Minh là trường hợp như thế. Quan hệ giữa đoạn mở đầu với đoạn tiếp theo trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Bác là quan hệ ngữ nghĩa đối lập: đối lập nội dung, đối lập chữ nghĩa, đối lập về thái độ. Tất cả đã được diễn đạt trang trọng, chặt chẽ, đanh thép, hùng hồn và xúc động. Điều này được thể hiện:
Thứ nhất, đi từ một chân lý đã biết, đã được công nhận, suy ra một chân lý tương tự, có chung logic bên trong, đó là cách lập luận so sánh tương đồng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng khi đem so sánh lời trích trong bản “Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mĩ”, để đi đến kết luận: “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Cái “suy rộng ra” của Bác là cái được lấy từ chính cái luận cứ và lí lẽ: “Lời bất hủ ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ”, nhưng đó lại là “sự bổ sung rất trí tuệ của Bác: với cuộc đời của dân tộc mình và cuộc đời của biết bao dân tộc bị đoạ đày khác, Bác đã đưa ra một sự bổ sung vĩ đại, góp phần xoá bỏ một vết nhơ nhục nhã trong lịch sử loài người” [Nguyễn Nguyên Trứ, 1999; tr.160]. Ý kiến “suy rộng ra” ấy quả là “một đóng góp đầy ý nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới” [Nguyễn Đăng Mạnh - Tuyển tập văn học, Nxb. ĐHQGHN, 2006; tr.459].
Thứ hai, đối chiếu mặt trái ngược để làm nổi bật điều mình muốn hướng tới là phương pháp lập luận so sánh tương phản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng khi đối chiếu nội dung đoạn trích “Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1789” cho kết luận hết sức thuyết phục: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”. Cơ sở lập luận của kết luận trên được xây dựng bằng lí lẽ: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
Rõ ràng, xét một cách hiển ngôn, tác giả “Tuyên ngôn Độc lập” đã đánh giá lời trích dẫn Tuyên ngôn của nước Mĩ là “bất hủ” (nghĩa là không khi nào cũ, không bao giờ mất), và lời trích dẫn Tuyên ngôn của nước Pháp “là những lẽ phải không ai chối cãi được” thể hiện rõ hành động chính trị, nhằm trả lời một đối một đối với những lí lẽ của những người chống đối hoặc phòng xa nguy cơ chống đối. Có thể nhận thấy, một mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao tư tưởng chính trị chứa đựng trong những lời trích dẫn ấy được ghi bằng chữ vàng trong lịch sử không chỉ của nước Mĩ, nước Pháp mà cả toàn nhân loại; mặt khác Người lên án việc xâm phạm, áp bức các dân tộc, chà đạp nhân quyền là phi pháp lí và đạo lí, là phi văn hóa. Ở đây, chúng ta bắt gặp một cách nói, cách viết vừa khéo léo, vừa kiên quyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khéo léo vì nó tỏ ra rất trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người Mĩ; kiên quyết vì nhắc nhở họ đừng có phản bội tổ tiên mình, đừng có làm vấy bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mĩ, nếu nhất định tiến quân xâm lược Việt Nam.
Hệ thống luận cứ, luận chứng và cơ sở lập luận của “Tuyên ngôn Độc lập”:
Chúng ta đều biết, văn chính luận thuyết phục người ta bằng lí lẽ, nếu đánh địch thì cũng đánh địch bằng lí lẽ. Lợi thế của nó là những lí lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng không ai chối cãi được. Do vậy, trong văn chính luận, nếu có dùng đến hình ảnh, có gợi đến tình cảm thì chẳng qua cũng chỉ để phụ giúp thêm cho sự thuyết phục bằng lí lẽ mà thôi. Điều này định hướng đúng đắn cho người nghe, người đọc khi tiếp nhận văn bản “Tuyên ngôn Độc lập” để chỉ ra cái hay, cái tài của tác giả. Cách dùng từ ngữ (luận chứng), cách sắp xếp luận cứ (lí lẽ) và mục đích, thái độ, tình cảm của người viết chính là những cơ sở của những lập luận sắc sảo trong bản “Tuyên ngôn Độc lập”. Khi tác giả soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập” đã hội tụ đầy đủ 4 yếu tố bắt buộc của màn thuyết phục theo lý thuyết văn bản đã nêu ở trên:
a) Cơ hội (thời cơ nói):
Khi Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” thì ở miền Nam, thực dân Pháp nấp sau quân đội Anh (thay mặt quân Đồng Minh vào giải giáp quân đội Nhật) đang tiến vào Đông Dương, còn ở phía Bắc thì bọn Tù Tưởng, tay sai của đế quốc Mĩ, đã trực sẵn ở biên giới. Đây là thời điểm lịch sử quan trọng để Bác Hồ viết cho đồng bào cả nước và nhân dân thế giới nhằm khẳng định nền Độc lập của nước nhà.
b) Lí lẽ (các luận cứ):
Để khẳng định quyền Độc lập dân tộc của nước nhà, và lên án tội ác của quân xâm lược, bản
“Tuyên ngôn Độc lập” đã dùng đến rất nhiều luận cứ, luận chứng (các lí lẽ) hết sức thuyết phục:
- Nội dung Bản “Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mĩ”... là bất hủ.
- Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1789. “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
- “Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”.
- “Chúng thi hành những luật pháp dã man,...”.
- “Chúng lập nhà tù nhiều hơn trường học,...”.
- “... trong 5 năm chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật...”.
- “Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp” v.v..
c) Tính biểu cảm của ngôn ngữ:
Bác Hồ viết “Tuyên ngôn Độc lập” với giọng văn chính luận hào hùng, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, ngắn gọn, chắc chắn, dễ hiểu, chính xác và giàu cảm xúc. Điều này được thể hiện rõ trong văn bản qua: giọng điệu vừa khéo léo vừa kiên quyết, lựa chọn từ ngữ chính xác, ngắn gọn, súc tích nhưng hiệu quả. Khi nói về mình thì: “Chúng tôi trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng”, “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập”, “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay...”. Khi nói về địch thì: 13 lần sử dụng từ chúng với những hành động được miêu tả khác nhau (chúng thi hành... dã man, chúng thẳng tay chém giết, chúng tắm các cuộc khởi nghĩa, chúng ràng buộc, chúng cướp, chúng bóc lột, chúng nhẫn tâm,...); còn khi trình bày những bằng chứng hiển nhiên, ngoài nội dung miêu tả là những kết tử, tác tử lập luận được sử dụng hết sức chặt chẽ: “thế mà”, “thậm chí”, “tuy vậy”, “bởi thế cho nên”, “vì những lẽ trên”, “suy rộng ra”; đặc biệt, Người đã sử dụng lặp đi lặp lại đến hai lần hai chữ “sự thật là...”, “sự thật là...” như một điệp khúc của bản cáo trạng, lời văn khẳng định đầy rắn rỏi và đanh thép.
d) Thái độ người nghe:
Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” cho ai nghe? Rõ ràng, Bác đọc “Tuyên ngôn Độc lập” cho toàn thể đồng bào cả nước và nhân dân thế giới. Điều này ai cũng biết. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, Người viết không chỉ cho đồng bào và thế giới chung chung, vì như thế không cần nhiều đến những lời lẽ lập luận chặt chẽ, đanh thép đến vậy. Ở đây, người nghe là kẻ thù xâm lược Pháp và Mĩ mới là đối tượng Bác hướng tới. Từ đó ta mới hiểu, trong màn thuyết phục này, dù “Tuyên ngôn Độc lập” đã dùng đầy đủ lí lẽ nhưng người nghe vẫn có thái độ cố chấp, không đủ trí tuệ để nhận thức đúng, đầy đủ những nội dung, giá trị trong lòng người nói. Thế mới biết “sự cố chấp”, “ngang tàng” và “bạo ngược” của bọn đế quốc và thực dân xâm lăng! Quân xâm lược đã lắng nghe với một thái độ chống đối. Người viết bản “Tuyên ngôn Độc lập” cũng thừa hiểu rằng “mâu thuẫn giữa Anh-Mĩ-Pháp và Liên Xô có thể làm cho Anh, Mĩ nhân nhượng với Pháp và để cho Pháp trở lại Đông Dương” (Nhận định của Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ngày 15-8-1945). Và đúng như dự định, sau “Tuyên ngôn Độc lập” chỉ có 21 ngày, núp dưới bóng quân Anh, thực dân Pháp đã nổ súng và Nam Bộ kháng chiến bắt đầu. Một lần nữa khẳng định, Hồ Chủ tịch luôn là người lãnh đạo “biết người biết mình trăm trận trăm thắng” trong mọi quyết sách của dân tộc.
Có thể nói, từ góc nhìn lí thuyết lập luận, chúng ta có thể nhận thấy một cách hiển ngôn hơn về nghệ thuật hùng biện, triết luận sâu sắc, hùng hồn và đanh thép trong từng câu văn của bản “Tuyên ngôn Độc lập”. Tài nghệ ở đây là dàn dựng được cơ sở lập luận chặt chẽ, đưa ra những luận cứ, luận chứng, lí lẽ, bằng chứng không ai chối cãi được. Và đằng sau“những lời lẽ ấy là một tầm tư tưởng, tầm văn hoá lớn đã tổng kết được trong một bản Tuyên ngôn ngắn gọn, trong sáng, khúc chiết, kinh nghiệm của nhiều thế kỷ đấu tranh vì độc lập tự do, vì nhân quyền, dân quyền của dân tộc và của nhân loại” [Nguyễn Đăng Mạnh: 2006, tr.460]. Quả thật, bên trong tiếng nói của trí tuệ là tiếng nói của trái tim. Trong cơn bão khốc liệt của chủ nghĩa bạo lực, chủ nghĩa khủng bố đang diễn ra trong thời đại ngày nay, những lời suy rộng của “Tuyên ngôn Độc lập” đang vang lên như những tiếng chuông cảnh tỉnh: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. 
Một số tư liệu Web Vô thường sưu tầm từ nguồn internet gửi đến các em tham khảo ôn tập cho kì thi TNTHPT và ĐH sắp cận kề. Chúc các em thi tốt và đạt kết quả mỹ mãn

Tài liệu đính kèm:

  • docTUYEN NGON DOC LAP.doc