Phân tích một đoạn trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm

Phân tích một đoạn trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm

 Đất nước là một đề tài chẳng bao giờ cũ nhưng cũng không còn mới trong văn học nghệ thuật. Đối với thơ ca, điều này càng rõ. Chỉ riêng giai đoạn 1945 – 1975, kho tàng thơ Việt Nam đã tiếp nhận khá nhiều tác phẩm hay : Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Ta đi tới (Tố Hữu), Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ? (Chế Lan Viên), Những người đi tới biển (Thanh Thảo), Đất Nước – trích Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm),.

 Mặt khác, tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” mà Nguyễn Khoa Điềm phát biểu không chỉ là nhận thức của riêng nhà thơ mà còn là của cả thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong những năm chống Mĩ cứu nước (Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Mĩ, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh,.).

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 3573Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích một đoạn trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích một đoạn trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm.
(Nhằm giúp học sinh cách triển khai nội dung cần phân tích nên bài viết chỉ mang tính triển khai nội dung phân tích đơn thuần, chủ yếu là nêu bật các ý chính) 
 Đất nước là một đề tài chẳng bao giờ cũ nhưng cũng không còn mới trong văn học nghệ thuật. Đối với thơ ca, điều này càng rõ. Chỉ riêng giai đoạn 1945 – 1975, kho tàng thơ Việt Nam đã tiếp nhận khá nhiều tác phẩm hay : Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Ta đi tới (Tố Hữu), Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ? (Chế Lan Viên), Những người đi tới biển (Thanh Thảo), Đất Nước – trích Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm),...
 Mặt khác, tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” mà Nguyễn Khoa Điềm phát biểu không chỉ là nhận thức của riêng nhà thơ mà còn là của cả thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong những năm chống Mĩ cứu nước (Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Mĩ, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh,...).
 Tuy vậy, mỗi nhà thơ lại có một góc nhìn riêng gắn liền với những trải nghiệm riêng của mình về đất nước... Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm là một minh chứng. Có thể thấy điều đó qua đoạn thơ sau :
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta.
 Tám dòng thơ đầu của đoạn thơ thể hiện cảm nhận của nhà thơ về hình tượng đất nước, một đất nước hùng vĩ, một giang sơn gấm vóc. 
 Nhà thơ đã nhìn ngắm Đất Nước mình qua các danh thắng trải dài từ Bắc chí Nam. Tất cả các địa danh được nhắc đến đều gắn liền với một huyền thoại, huyền tích và sự thật lịch sử về nhân dân trong lịch sử. Nói cách khác, chính những huyền thoại, huyền tích và sự thật lịch sử về nhân dân đã làm nên tên tuổi của các địa danh ấy, biến chúng thành danh thắng, thành di tích lịch sử, văn hoá được mỗi người thừa nhận và biết đến : những người vợ nhớ chồng – núi vọng phu ; cặp vợ chồng yêu nhau – hòn Trống Mái ; người học trò nghèo – núi Bút, non Nghiên ; Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm...
 Trong con mắt của nhà thơ, mỗi danh thắng không chỉ là một nét vẽ tô điểm vào bức “tranh hoạ đồ” Đất Nước mà còn ẩn chứa những nét đẹp tâm hồn của nhân dân trong mấy nghìn năm lịch sử. Đó là nét đẹp của truyền thống thuỷ chung son sắt và tình nghĩa vợ chồng mặn nồng đã “góp cho”, đã “góp nên”, làm đẹp thêm, tô điểm thêm Đất nước :
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái.
Núi Vọng Phu ở Lạng Sơn, Thanh Hoá, Bình Định,... hòn Trống Mái ở Sầm Sơn không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam. Tình yêu lứa đôi có thắm thiết, tình nghĩa vợ chồng có thuỷ chung thì Đất nước mới có tượng hình kì thú ấy. Nhà thơ đã vượt lên lối kể tầm thường để có một cách nhìn, một cách diễn đạt mới mẻ đậm tính nhân văn.
 Đó là nét đẹp của tinh thần yêu nước và ý thức hướng về tổ tông, nguồn cội đã trở thành truyền thống của dân tộc :
Gót ngựa Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương.
Các từ ngữ “đi qua còn ... để lại”, “góp mình dựng” đã thể hiện mật cách bình dị mà tự hào về sự thiêng liêng của Tổ quốc, về khí phách anh hùng, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc của nhân dân ta trong xây dựng và bảo vệ Đất Nước.
 Đó là nét đẹp của sự tự hào về núi cao, biển rộng, sông dài :
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Đất nước ta không những có sông Hồng Hà “đỏ nặng phù sa”, có sông Mã “bờm ngựa phi thác trắng”, có sông Đà “xanh ngọc bích” trữ tình... mà còn có Cửu Long giang với dáng hình “chín ngọn” thơ mộng, ôm ấp huyền thoại kiêu sa. Cửu Long giang nổi tiếng với nước ngọt phù sa, nhiều tôm cá, mênh mông đôi bờ biển lúa bốn mùa.
 Đó còn là nét đẹp của truyền thống hiếu học, ý chí vượt khó vươn lên và tinh thần xả thân vì cộng đồng dân tộc :
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Ngắm nhìn núi Bút, non Nghiên, Nguyễn Khoa Điềm không nói về “địa linh nhân kiệt” mà nghĩ về người học trò nghèo hiếu học. Nghèo mà làm rạng rỡ nền văn hiến Đại Việt. Nghèo vật chất mà giàu trí tuệ tài năng... Thắng cảnh Hạ Long cũng được góp dựng nên từ những gì bình dị nhất trong đời sống hằng ngày. Và những tên làng, tên núi, tên sông như Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm... ở vùng cực Nam đất nước xa xôi đã do “những người dân” “đã góp tên”, đã đem mồ hôi, xương máu bạt rừng, lấn biển, đào kênh, bắt sấu, bộ hổ ... làm nên. 
 Bốn dòng thơ cuối đoạn, giọng thơ vang lên say đắm, ngọt ngào và sâu lắng. Từ cụ thể, thơ được nâng lên tầm khái quát, tính chính luận kết hợp hài hoà với chất trữ tình đằm thắm :
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi
... ...
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta...
Bất cứ nơi đâu trên đất nước Việt Nam thân yêu bốn nghìn năm văn hiến đều mang theo “một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”. “Những cuộc đời đã hoá núi sông ta” là một câu thơ rất hay, rất đẹp ca ngợi tâm hồn Việt Nam, nền văn hoá Việt Nam. Trong đoạn thơ, chữ “một” điệp lại ba lần, chữ “ta” láy lại hai lần, kết hợp từ “ôi” cảm thán đã tạo nên những vần thơ du dương về nhạc điệu, nồng nàn, say đắm tự hào cảm xúc. 
 Cả đoạn thơ trên tiêu biểu cho cái hay, cái đẹp của hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm. Câu thơ đậm chất văn xuôi, yếu tố chính luận và trữ tình, cảm xúc hoà quyện; chất liệu văn hoá dân gian được sử dụng sáng tạo... làm cho chất thơ dào dạt, ý tưởng sâu sắc, mới mẻ. Đất nước hùng vĩ, nhân dân anh hùng, cần cù, hiếu học, ân nghĩa thuỷ chung... được Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận bằng tất cả tấm lòng yêu mến và tự hào.
 Nguồn : Bài viết tham khảo

Tài liệu đính kèm:

  • docĐất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.doc