Phân tích Bên kia sông Đuống (2)

Phân tích Bên kia sông Đuống (2)

Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Nối tiếp dòng cảm hứng được khơi nguồn từ cái nhìn bao quát toàn cảnh quê hương sông Đuống, Hoàng Cầm quên sao được hương vị “lúa nếp thơm nồng” như là dấu hiệu sự giàu có của quê hương:

“Bên kia sông Đuống

Quê hương ta lúa nếp thơm nồng”

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1910Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích Bên kia sông Đuống (2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Nối tiếp dòng cảm hứng được khơi nguồn từ cái nhìn bao quát toàn cảnh quê hương sông Đuống, Hoàng Cầm quên sao được hương vị “lúa nếp thơm nồng” như là dấu hiệu sự giàu có của quê hương:
“Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng”
Thật nhiều thương nhớ và đau xót đằng sau bốn tiếng “Bên kia sông Đuống”! Nó gợi sự xa xôi, cách trở. Hương vị “thơm nồng” không chỉ là hương vị nồng nàn, ngào ngạt của lúa nếp mà còn là hương vị đậm đà, nồng ấm đặc sắc, riêng biệt của quê hương. Hình ảnh thơ làm sống dậy cảnh tươi đẹp, trù phú, cuộc sống phong lưu, no đủ của Kinh Bắc với những cánh đồng phì nhiêu, không khí hội hè đình đám tưng bừng, những ngày tết nhất, giỗ chạp gia đình sum họp... Nó là nỗi nhớ của Hoàng Cầm, nỗi nhớ như có hương vị! Và cả niềm tự hào nữa, niềm tự hào hãnh diện!
Hoài niệm còn gọi về trong tâm tưởng tác giả một Kinh Bắc thơ ca nhạc họa, trong đó tranh Đông Hồ là tiêu biểu của tài hoa dân gian:
“Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”
Những bức tranh Đông Hồ in rất đậm trong tâm hồn Hoàng Cầm. Nó càng trở nên “sáng bừng”, lấp lánh bội phần vào giờ phút hồi ức được khơi dậy mãnh liệt này. Theo nhà thơ, vẻ hấp dẫn đáng quý nhất của tranh làng Hồ là “màu dân tộc”. Tính chất dân tộc, dân gian ấy thể hiện từ đề tài “gà lợn” bònh dị, thân quen đến đường nét, màu sắc “tươi trong” biểu tượng cho tâm hồn Việt Nam, và kể cả chất liệu “giấy điệp” độc đáo. Đằng sau hình ảnh những bức tranh, người đọc còn như thấy thấp thoáng cảnh sống yên vui của Kinh Bắc: cảnh mua tranh bán tranh; phiên chợ ngày tết; niềm vui trong nhà có tờ tranh mới đón xuân... Nó là những kỉ niệm biết bao thương mến, nhà thơ làm sao có thể nguôi quên?
Thế nhưng, tất cả đã chấm dứt! Kể từ ngày giặc tràn lên đốt phá quê hương. Chỉ còn “lửa” và “máu” và “kiệt cùng” thảm khốc:
	“Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
	Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang”
Hình ảnh “lửa” và “máu” là biểu tượng của tội ác và đau thương. Cách diễn đạt của nhà thơ phóng túng, câu thoắt dài thoắt ngắn, biểu đạt tâm trạng đau xót và căm uất. Lời thơ là cmả xúc cất thành lời nói. Cả xúc đau đớn uất nghẹn nên lời nói cũng dài ngắn đứt đoạn. Giữa khổ thơ chen ngang hai dòng thơ ngắn, khô cứng, quặn thắt: “Ruộng ta khô – Nhà ta cháy”. Tác giả không miêu tả nhiều, chỉ liệt kê hai sự việc tiêu biểu, nhằm tác động mạnh vào ấn tượng người đọc, bổ sung ý: Tội ác kể thù đã tới mức không bút nào tả xiết. Đây là cách tả mà không trực tiếp tả! Hình ảnh lũ giặc được phóng đại theo kiểu vật hóa, không mới nhưng cũng gây cảm giác ghê tởm: “Lưỡi dài lê sắc máu”. Câu cuối cùng nêu ý tuyệt đối, qua một hiện trạng có tính chất tiêu biểu cho sự tàn phá của quân xâm lược: “Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang”. “Ngõ thẳm, bờ hoang” là những vùng đất hẻo lánh, hoang hóa nhất, tưởng như đã bị bỏ quên từ lâu. Ấy thế mà, vẫn bị kẻ thù triệt phá đến “kịêt cùng”, không bỏ sót lại chút gì. Vậy, liệu còn nơi nào được yên? Căm giận và tiếc thương đã đạt tới đỉnh điểm.
Bốn câu cuối cùng là kết quả của sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, xuất phát từ các hình ảnh trong tranh Đông Hồ:
“Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu”
Đây là hình tượng thơ có nhiều biến ảo, đa nghĩa, cái ảo cái thực hòa trộn vào nhau khó phân biệt, vừa là cảnh trong tranh vừa là cảnh ngoài đời. “Mẹ con đàn lợn, đám cưới chuột” là những hình ảnh trong tranh làng Hồ. Giặc kéo đến tàn phá, cuộc sốgn của chúng đâu còn được yên. Đó cũng là những ẩn dụ đau xót về đời. Còn đâu nữa cảnh quây quần ấm tình mẫu tử như cảnh “mẹ con đàn lợn” có những cái xoáy “âm dương” là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở, phát triển. Cũng còn đâu nữa cảnh “tưng bừng rộn rã” như cảnh “đám cưới chuột”được khắc họa trong tranh. Chỉ còn lại cảnh đau thương tan tác! Bốn dòng thơ đối lập quá khứ hiện tại thành từng cặp, có tác dụng diễn tả cái hẫng hụt choáng váng của lòng người trước tai họa bất ngờ ập đến: “Mẹ con đàn lợn âm dương” bỗng chốc “chia lìa đôi ngả”; “đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã” lập tức “tan tác về đâu”. Kết thúc khổ thơ là một câu hỏi vọng vào cõi vô cùng, mĩa mãi không có hồi âm. Câu thơ đồng hiện cả thời gian và không gian. “Bây giờ”, thời gian cụ thể, xác định, gắn liền với cái tan tác, chia lìa. Còn “về đâu”, không gian thăm thẳm mịt mù, không xác định, chẳng rõ trôi dạt về phương trời nào. Một câu hỏi vừa hướng ngoại vừa hướng nội, thực chất là tự hỏi mình, thật buồn!
Đoạn thơ vừa phân tích quả thật rất tiêu biểu cho “Bên kia sông Đuống” cảu Hoàng Cầm. Nổi lên trong đó là tâm trạng nhớ tiếc, đau xót và căm giận cảu tác giả trước cảnh quê hương Kinh Bắc - một vùng đất giàu đẹp, tài hoa - bị giặc tàn phá. Tinh tế, gợi cảm, giàu hình ảnh, đó là những đặc sắc nghệ thuật chủ yếu của đoạn thơ. “Bên kia sông Đuống”, sông Đuống không ở bên kia, sông Đuống ở ngay trong lòng ta, mỗi dịp tiếp xúc với bài thơ nổi tiếng mà bạc mệnh này (âu cũng là kiếp hồng nhan muôn thuở!) 

Tài liệu đính kèm:

  • docBen kia song Duong Tranh Dong Ho ga lon net tuoi trong.doc