Hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp THPT Môn Văn

Hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp THPT Môn Văn

Trên cơ sở nắm vững chương trình, SGK, GV tập trung hướng dẫn HS ôn tập những nội dung cơ bản trong chương trình và SGK như sau :

- Nội dung ôn tập bám sát các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ đã được quy định trong chương trình môn học.

- Nội dung ôn tập bao gồm toàn bộ chương trình SGK lớp 12 hiện hành. Cụ thể như sau:

A. Đối với học sinh học theo chương trình hiện hành

 I. Nội dung chung cho cả chương trình chuẩn và nâng cao

 1. Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm Văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm Văn học nước ngoài.

GV hướng dẫn HS ôn tập các bài:

- Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh

 

doc 10 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1201Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp THPT Môn Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp THPT Môn Văn: năm 2009
( Nguồn BỘ GD và ĐT)
Trên cơ sở nắm vững chương trình, SGK, GV tập trung hướng dẫn HS ôn tập những nội dung cơ bản trong chương trình và SGK như sau :
- Nội dung ôn tập bám sát các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ đã được quy định trong chương trình môn học.
- Nội dung ôn tập bao gồm toàn bộ chương trình SGK lớp 12 hiện hành. Cụ thể như sau:
A. Đối với học sinh học theo chương trình hiện hành
	I. Nội dung chung cho cả chương trình chuẩn và nâng cao 
	1. Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm Văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm Văn học nước ngoài.
GV hướng dẫn HS ôn tập các bài:
- Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX	
- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
Nguyễn Đình Chiểu, ngụi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng
Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003- Cô-phi An-nan	
- Tây Tiến – Quang Dũng	
- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
- Đất Nước (trích) - Nguyễn Khoa Điềm	
- Sóng – Xuân Quỳnh	
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo	
- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường	
- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài 
- Vợ nhặt – Kim Lân	
- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành	
- Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi	
- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu	
Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ
Nhìn về vốn văn hoá dân tộc (Trích Đến hiện đại từ truyền thống-Trần Đình Hượu)	
- Thuốc - Lỗ Tấn	
- Số phận con người (trích) – Sô-lô-khốp	
- Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê	
2. Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội 
	- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
	- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.	
3. Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học, tiếng Việt, làm văn để viết bài nghị luận văn học.
b. Đối với học sinh học theo chương trình không phân ban
(theo chương trình sách giáo khoa cũ)
 Đối chiếu các nội dung cần ôn tập ở chương trình hiện hành với kiến thức đã học trước đây để bổ sung những kiến thức đã thay đổi.
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP PHẦN HKI – Năm học 2008-2009
MÔN: NGỮ VĂN  12 (chương trình chuẩn)
A- CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC
1/ Nêu đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam  1945-1975:
-          Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
-          Nền văn học hướng về đại chúng
-          Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
2/ Quan điểm sang tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh?
-          Văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận.
-          HCM luôn chú trọng đến tính chân thực và tính dân tộc của văn học
-          Chú trọng đến đối tượng tiếp nhận- Viết cho ai? Viết cái gì?Viết như thế nào?
3/ Mục đích và đối tượng của Bản Tuyên ngôn độc lập?
-          Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ; đồng thời còn là một cuộc tranh luận ngầm nhằm bác bỏ lí lẽ dọn đường cho cuộc chiến tranh tái xâm lược của thực dân Pháp xâm lược, và âm mưu can thiệp của đế quốc Mĩ
-          Tuyên bố với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới về quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam
4- Tuyên ngôn độc lập vừa là một áng văn chính luận mẫu mực 
+ Lập luận chặt chẽ trong toàn bài :
+ Luận điểm xác đáng có sức thuyết phục. 
+ Lời lẽ đanh thép, giọng văn hùng hồn
5-Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sáng trong văn nghệ của dân tộc 
* Hoàn cảnh ra đời: viết nhân kỉ niêm 75 năm ngày mất của NĐC (3/7/1888- 3/7/1963)
* Kết cấu bài viết:
- Mở bài: Nêu luận điểm trung tâm : Nguyễn Đình Chiểu-nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu và đề cao hơn nữa. 
- Thân bài: Nêu 3 luận điểm bộ phận
+ Luận điểm 1: Cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là của một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì một nghĩa lớn.
+ Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ 1860 về sau, suốt hai mươi năm trời.
+ Luận điểm 3: Lục Vân Tiên, tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam.
- Kết bài: Đời sống và sự nghiệp của NĐC là một tấm gương sáng, vì đã nêu cao sứ mệnh của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá và tư tưởng, nêu cao tác dụng của VH, NT
6/ Phong cách thơ Tố Hữu?
a- Nội dung thơ Tố Hữu mang tính trữ tình chính trị rất sâu sắc.
- Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.
- Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, con người trong thơ là con người mang phẩm chất tiêu biểu của dân tộc, thậm chí mang tầm vóc lịch sử và thời đại.
b- Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà:
- Về thể thơ, Tố Hữu đặc biệt thành công trong việc vận dụng các thể thơ truyền thống của dân tộc (nhất là thể lục bát và thất ngôn)
- Về ngôn ngữ, Tố Hữu thường sử dụng từ ngữ và cách nói quen thuộc, phát huy tài tình tính nhạc của tiếng Việt (thanh điệu, từ láy, vần thơ).
- Giọng thơ mang tính chất tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm chân thành.
7/ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc?
- VB là quê hương CM, là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến, nơi đã che chở, đùm bọc cho Đảng, CP,bộ đội trong suốt những năm tiền khởi nghĩa (1941-1945) và kháng chiến chống Pháp (1946-1954)
- Sau chiến thắng ĐBP, tháng 7-1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, hoà bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng
- Tháng 10-1954, các cơ quan TƯ của Đảng và CP rời chiến khu VB về Thủ đô- HN
- Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của CM được mở ra. Nhân sự kiện trọng đại này, TH viết bài VB
8/ Vì sao nói bài thơ Việt Bắc đậm đà tính dân tộc?
a- Về nội dung:
- Bài thơ phản ánh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kì chống thực dân Pháp của nhân dân ta.
- Khung cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của nhân dân Việt Bắc được tái hiện với những vẻ đẹp đậm đà tính dân tộc.
- Ngợi ca nghĩa tình cao đẹp của nhân dân với cách mạng và cuộc kháng chiến là sự nối tiếp và phát huy truyền thống trọng ân nghĩa thuỷ chung của con người Việt Nam.
b- Về hình thức:
- Lời thơ lục bát tự nhiên như tuôn chảy từ tấm lòng nhưng rất uyển chuyển, điêu luyện, Giọng thơ trữ tình ngọt ngào tha thiết
- Cách kết cấu theo lối đối đáp, cách xưng hô mình- ta như cách xưng hô của đôi lứa trong ca dao thể hiện tình cảm sâu nặng, đằm thắm . 
- Sử dụng lời ăn tiếng nói giản dị mộc mạc nhưng cũng rất sinh động của nhân dân. Hình ảnh thơ được chắt lọc từ đời sống nên vừa gần gũi, vừa gợi cảm.
Tất cả các phương diện ấy đã tạo ra một giọng điệu trữ tình nghe thiết tha, êm ái, ngọt ngào như âm hưởng lời ru, đưa ta vào thế giới của kỉ niệm và tình nghĩa thuỷ chung.
9/ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến?
- Tây Tiến là đơn vị bộ đội thành lập năm 1947;
-  Địa bàn chiến đấu :Tây Bắc- Thượng Lào, hoang vu, hiểm trở; sinh hoạt gian khổ, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội.
-  Chiến sĩ Tây Tiến phần lớn  là thanh niên Hà Nội hào hoa, lãng mạn, lạc quan và dũng cảm trong chiến đấu.
-  QD từng làm đại đội trưởng, khi chuyển sang đơn vị khác ,ông viết bài Tây Tiến (1948) để nói lên nỗi nhớ của mình.
10/ Câu đề từ - đàn ghi-ta của Lor-ca:
-          Tình yêu nghệ thuật của Lor-ca
-          Tình yêu thiết tha của người nghệ sĩ Lor-ca với xứ sở quê hương
-          Lor-ca biết thi ca của mình một ngày nào đó sẽ trở thành vật cản cho những người đến sau, nên đã di chúc dặn lại cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để đi tới.
B- NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1/Tâm trạng tác giả khi nhớ về Tây Bắc và đồng đội trong đoạn thơ sau:
          “ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
           Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”  
                                        ( Tây Tiến – Quang Dũng)
-          Cần xác định rõ mối quan hệ của đoạn thơ với toàn bộ tác phẩm.
-          Xác định rõ tâm trạng trữ tình và những biểu hiện của mạch cảm xúc trữ tình trong đoạn trích:
  + Nỗi nhớ gắn với núi rừng Tây Bắc hoang vu, hiểm trở
  + Nõi nhớ đồng đội: hình ảnh người lính trên con đường hành quân gian khổ
  + Sự tương phản- hoà hợp giữa cảnh hoang dã dữ dội với vẻ đẹp ngọt ngào thơ mộng trong tâm hồn người lính.
-          Cần bám sát từ ngữ, hình ảnh cụ thể đề làm rõ tâm trạng nhân vật trữ tình khi nhớ về Tây Bắc và đồng đội
 2/ Cảm nhận của anh chị về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ:
              “ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
                 ..
               Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
-          Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến:
 + Hình tượng người lính TT mang vẻ đẹp hào hùng, có bóng dáng của các tráng sĩ thời xưa nhưng cũng rất thời đại, rất  mới mẻ . Ý chí chiến đấu quên mình, tình yêu mãnh liệt với quê hương đất nước, tình yêu cuộc sống làm bừng sáng vẻ đẹp của cuộc đời chiến đấu gian khổ.
 + Vẻ đẹp của người lính không tách rời nỗi đau của chiến tranh ác liệt. Sự hi sinh gian khổ của người lính được biểu hiện bằng những hình ảnh bi thương nhưng không bi luỵ
-          Vẻ đẹp tâm hồn hào hoa, lãng mạn:
 + Không chỉ ở dáng vẻ “oai hùm” phóng túng mà luôn thăng hoa trong tâm hồn, trong từng giai điệu cảm xúc của người lính giữa cảnh tàn khốc của chiến tranh.
 + Chất lãng mạn và chất anh hùng không tách rời mà hoà nhập vào nhau tạo nên một vẻ đẹp vừa lí tưởng vừa hiện thực của hình tượng thơ.
3/ Cảm nhận của anh chị về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau:
            “ Ta về mình có nhớ ta
              ..
               Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”
                            ( Việt Bắc- Tố Hữu)
- Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, cảnh và người VB hiện lên thật đẹp. Nhưng có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ về VB là sự hoà quyện thắm thiết giữa cảnh và người, là ấn tượng không thể phai mờ về người VB cần cù trong lao động, thuỷ chung tình nghĩa trong đoạn thơ trên
- Thiên nhiên VB hiện lên với những vẻ đẹp đa dạng, phong phú sinh động, thay đổi theo từng mùa 
- Gắn bó với khung cảnh ấy là con người bình dị: người đi làm nương rẫy, người đan nón, người hái măng..Bằng những việc làm nhỏ bé của mình, họ đã góp phần tạo nên sức mạnh của cuộc kháng chiến
- Âm hưởng trữ tình tạo nên khúc ca ngọt ngào đằm thắm của tình đồng chí, đồng bào, tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước.
 4/ Phân tích đoạn thơ:
            “ Những đường Việt Bắc của ta
               ..
              Vui từ Việt Bắc đèo De, núi Hồng”
-          Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc( 8 câu đầu)
 + Toàn cảnh quân dân ra trận chiến đấu với khí thế hào hùng, sôi sục, khẩn trương
 + Hình ảnh  bộ đội hành quân ra trận với vẻ đẹp hào hùng lãng mạn
 + Dân công phục vụ kháng chiến
-          Khí thế chiến thắng của các chiến trường khác (4 câu)
-          Nghệ thuật sử dụng hình ảnh, ngôn từ: từ láy, động từ, tính từ ... áp nhân rộng hiện tượng ấy.
Gợi ý làm bài
-          Xác định hiện tượng xã hội được nêu ở đề bài 
-          Kể về “ mái ấm tình thương”mà bản thân đã được chứng kiến
-          Nêu suy nghĩ về “ mái ấm tình thương” ấy
-          Nhấn mạnh những tác động tích cực đối với bản thân.
-          đề xuất quan điểm và biện pháp nhân rộng hiện tượng ấy
PHẦN HỌC KÌ II 
 Hệ thống các bài đọc văn được sử dụng để ra đề :từ bài Vợ chồng A Phủ trở về sau 
GỢI MỘT SỐ VẤN ĐỀ
PHẦN I- VĂN HỌC VIỆT NAM
1- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài.
 * Giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
 * Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị qua 2 cảnh đêm tình mùa xuân và đêm mùa đông cắt dây trói cho A Phủ
 * Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, phân tích tâm lí nhân vật, miêu tả sinh hoạt, phong tục miền núi.
2- Vợ nhặt - Kim Lân
 * Ý nghĩa nhan đề và tình huống truyện độc đáo 
 * Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện.
 * Số phận và tâm trạng nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
 * Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ.
3- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành.
 * Tóm tắt truyện
 * Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Rừng xà nu
 * Phân tích hình tượng cây xà nu và nhận xét về nghệ thuật miêu tả cây xà nu
 * Hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng Xà nu - Nguyễn Trung Thành
 * Phân tích tính sử thi được thể hiện qua truỵên ngắn.
4- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi
 * Tóm tắt truyện
 * Vẻ đẹp của nhân vật Việt - Chiến trong truyện ngắn.
 * Nét dặc sắc về nghệ thuật:kết cấu qua dòng hồi ức nhân vật, lối trần thuật theo ngôi thứ ba nhưng người kể chuyện tự giấu mình, sử dụng cách nhìn và cách kể theo giọng điệu nhân vật; ngôn ngữ đậm màu sắc Nam Bộ
5-Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu.
 * Tóm tắt truyện
* Cách nhìn nhận cuộc sống và con người: không giản đơn, sơ lược, có một cách nhìn đa dạng, đa chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng
 * Phân tích tình huống truyện
* Hình ảnh người đàn bà thuyền chài với thái độ cam chịu, nhẫn nhục xuất phát từ tình yêu thương con
 * Vẻ đẹp nghệ thuật văn xuôi Nguyễn Minh Châu: lối văn giản dị mà sâu sắc, thấm thía, nhiều dư vị, nhiều trải nghiệm.
6- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) - Lưu Quang Vũ
	* Tóm tắt cốt truyện
 * Mâu thuẫn giữa linh hồn ( nhân hậu, thanh cao) và xác thịt ( thô lỗ, phàm tục) , giữa đạo đức và tội lỗi. Cuộc đấu tranh hướng tới khát vọng sống trong sạch, hoàn thiện nhân cách.
 * Bi kịch phải sống nhờ sống vay mượn, sống không đúng với bản chất tự nhiên của mình
 * Sự kết hợp giữa tính hiện đại với các giá trị truyền thống, sự phê phán mạnh mẽ, quyết liệt và chất trữ tình đằm thắm, bay bổng.
7- Nhìn về vốn văn hoá dân tộc – Trần Đình Hượu
	* Chứng minh: Tinh thần chung của văn hoá Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hoà”. 
	* Măt hạn chế của vốn văn hoá truyền thống
PHẦN II. Văn học nước ngoài. 
 1/ Thuốc - Lỗ Tấn
 * Con người và sự nghiệp văn chương Lỗ Tấn
 * Tóm tắt truyện ngắn Thuốc
 * Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Thuốc
 * Hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người có ý nghĩa như thế nào?
 2/ Số phận con người (trích) – Sô-lô-khôp
 * Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp M. Sô-lô-khốp 
 * Tóm tắt tác phẩm/ đoạn trích “Số phận con người” của Sô-lô-khốp
 * Qua tình tiết Xô-cô-lốp nhận Va-ni-a làm con, em nhận ra được gì về số phận, phẩm chất con người Nga. 
3/ Ông già và biển cả (trích)- Hê-minh-uê.
 * Con người và sự nghiệp văn học của Hê-minh-uê 
 * Trình bày nguyên lí “Tảng băng trôi” trong sáng tác của Hê-minh-uê ?
 * Tóm tắt tác phẩm “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê 
 * Phần chìm của Tảng băng trôi (ý nghĩa có tính chất biểu tượng) được thể hiện qua đoạn trích
 ---------------------------------------------------------------
Phần phụ lục :TÓM TẮT MỘT SỐ TÁC PHẨM
1- SƠ ĐỒ TÓM TẮT CỐT TRUYỆN RỪNG XÀ NU
RỪNG XÀ NU- TNÚ Về THĂM LÀNG SAU BA NĂM ĐI GIẢI PHÓNG QUÂN 
( Buổi chiều -- Tác giả kể)
ĐÊM HỌP LÀNG TẠI NHÀ 
CỤ MẾT
CỤ MẾT KỂ LẠI CUỘC ĐỜI TNÚ VÀ CUỘC ĐỒNG KHỞI CHO LŨ LÀNG NGHE
 + Tnú và Mai làm liên lạc cho anh Quyết, được anh Quyết dạy chữ
 + Tnú bị bắt , bị tù 3 năm rồi vượt ngục trở về làng chuẩn bị kháng chiến
 + Tnú lấy Mai sinh được đứa con trai. Giặc kéo đến bắt mẹ con Mai tra tấn- Tnú xông ra cứu vợ con và bị giặc bắt đốt cháy 10 đầu ngón tay- Cụ Mết chỉ huy dân làng giết giặc, cứu Tnú. Từ đó, làng Xô Man trở thành làng kháng chiến.
 + Tnú tham gia Giải phóng quân
Sáng hôm sau : TNÚ VỀ LẠI ĐƠN VỊ- CỤ MẾT VÀ DÍT ĐƯA TIỄN—RỪNG XÀ NU
( Tác giả kể)
TÓM TẮT CỐT TRUYỆN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (NGUYỄN MINH CHÂU)
Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý, trưởng phòng Nguyên đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng phải tìm chụp bổ sung một cảnh biển buổi sáng có sương mù. Kết hợp đi thăm Đẩu-người bạn chiến đấu năm xưa giờ đang là chánh án toà án huyện- Phùng đi đến môt vùng biển miền Trung cách Hà Nội hơn 600 cây số. Đây từng là nơi anh đã chiến đấu thời đánh Mĩ.
Phùng đã “phục kích mấy buổi sáng mà chưa chụp được bức ảnh nào. Sau gần một tuần suy nghĩ, tìm kiếm, anh quyết định chụp cảnh thuyền đánh cá thu lưới vào lúc bình minh. Phùng vô cùng mãn nguyện vì đã chụp dược một bức ảnh nghệ thuật toàn bích.
Nhưng thật bất ngờ, từ chiếc thuyền thật đẹp ấy, lại bước xuống một đôi vợ chồng nhà chài thô kệch xăm xăm tìm đến bãi xe bọn lính nguỵ đã bbor lại năm 1975, rồi lão đàn ông dùng chiếc thắt lưng lính nguỵ thẳng tay quật vợ trong khi người vợ cam chịu, không hé răng, không né tránh.
Phùng chưa kịp xông ra ngăn cản thì thằng Phác- con họ- đã lao tới giật chiếc thắt lưng, quất vào người cha để bênh mẹ. Cặp vợ chồng lại lặng lẽ trở lại thuyền. Biết Phùng đã chứng kiến sự tàn bạo của cha mình, thằng Phác đâm ra căm ghét anh.
Ba hôm sau, cũng trong làn sương sớm, Phùng lại chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ, và cảnh cô chị gái tước con dao găm mà thằng em định dùng làm vũ khí để bảo vệ mẹ. Không thể nén chịu thêm được nữa, Phùng xông ra buộc lão phải chấm dứt hành động vũ phu, độc ác và bị lão đánh trả để tự vệ. Phùng bị thương và được đưa về trạm y tế của toà án huyện để điều trị
Người đàn bà được mời đến và chánh án Đẩu thuyết phục chị ly hôn với người chồng vũ phu, độc ác. Nhưng cả Đẩu lẫn Phùng đều ngỡ ngàng, ngạc nhiên trước sự lựa chọn dứt khoát của người đàn bà này: kiên quyết không chịu ly hôn. Theo chị , người chồng trước đây là một thanh niên cục tính nhưng hiền lành. Chỉ vì cuộc sống quá quẫn bách nên đánh vợ để giải toả nỗi uất ức, bực dọc của mình. Vả lại, gia đình họ cũng có lúc vui vẻ, nhất là lúc nhìn đàn con được ăn no. Đẩu và Phùng cố thuyết phục nhưng người đàn bà vẫn không hề thay đổi ý kiến. Cuối cùng họ đã hiểu ra người đàn bà ấy dù có bị đánh đập tàn bạo đến mấy vẫn cần có người chồng, cần một người đàn ông sức vóc trên thuyền để có thể ra khơi kiếm sống và nuôi đàn con đông đúc. 
Câu chuyện thương tâm của người đàn bà nhà chài đã khiến Phùng đi từ ngạc nhiên, ngỡ ngàng đến cảm thông và thấm thía: Không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận mọi hiện tương của cuộc đời.
3- Tóm tắt phần trích giảng truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp
	Chiến tranh kết thúc, Xô-cô- lôp giải ngũ nhưng không muốn trở lại quê nhà. Anh tìm đến nhà một đồng đội cũ, xin làm lái xe cho một đội vận tải. Tình cờ anh gặp chú bé Va-ni-a, bố mẹ đều chết trong chiến tranh, không nơi nương tựa, đang sống vất vưởng tại một hiệu giải khát. Xúc động, ngay lập tức anh quyết định nhận Va-ni-a làm con. Chú bé ngây thơ tin rằng Xô-cô-lốp là bố đẻ của mình. 
Xô-cô-lôp yêu thương, chăm sóc chú bé thật chu đáo và xem nó là niềm vui lớn, niềm an ủi của mình. Tuy nhiên, anh vẫn bị ảm ảnh bởi những mất mát quá lớn trong chiến tranh. Hằng đêm, anh vẫn mơ thấy vợ và các con của mình, « thức giấc thì gối đẫm nước mắt ».
	Rồi một chuyện rủi ro xảy ra : xe anh đụng phải con bò và anh bị thu hồi bằng lái, phải chuyển sang làm thợ mộc để kiếm sống. Theo lời mời của một người bạn khác ở Ka-sa-rư, anh dẫn bé Va-ni-a đến đó với hi vọng chừng nửa năm sau anh được cấp lại bằng lái mới. Dù thế, anh vẫn cố trấn tĩnh, vì không muốn để bé Va-ni-a biết được tâm trạng đau buồn của mình.
4-Tóm tắt cốt truyện Thuốc của Lỗ Tấn
- Chương I: Vợ chồng Hoa Thuyên- chủ một quán trà nghèo- có đứa con trai độc nhất mắc bệnh lao rất nặng. Nhờ có người mách, vào một đêm thu lúc trời chưa sáng hẳn, lão Hoa tìm tới pháp trường để mua chiếc bánh bao tẩm máu người vừa chịu án chém về cho con ăn vì cho rằng ăn như thế nó sẽ khỏi bệnh.
- Chương II: Vợ chồng Hoa Thuyên cho bé Thuyên ăn thuốc. Thằng bé thật tiều tuỵ, đáng thương. Vợ chồng Hoa Thuyên đặt hết niềm tin tưởng vào sự hiệu nghiệm của phương thuốc này. 
- Chương III: Trời vừa sáng, lúc bé Thuyên ăn thuốc xong, quán trà nhà lão Hoa Thuyên dần đông khách. Câu chuyện của bọn họ xoay quanh hai sự việc. Sự việc thứ nhất là tất thảy bọn họ đều tin tưởng vào công hiệu của phương thuốc bánh bao tẩm máu tươi mà thằng bé vừa ăn . Hai là chuyện bàn tán về người tù bị chém sáng nay. Qua lời của Cả Khang thì người bị chém tên là Hạ Du người trong địa phương. Hạ Du theo đuổi lí tưởng đánh đổ nhà Mãn Thanh , giành độc lập , chủ quyền cho người Trung Quốc ( Thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta). Hạ Du bị người bà con tố giác và bị bắt. Trong tù Hạ Du vẫn tuyên truyền tư tưởng cách mạng . Tuy nhiên, tất cả những người có mặt trong quán trà hôm đó không một ai hiểu đúng về Hạ Du. Bọn họ cho Hạ Du là điên, là thằng khốn nạn.
- Chương IV: Vào một buổi sáng của ngày Thanh minh năm sau, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên cùng đến nghĩa địa ( dành cho người nghèo, người tù và người bị chém) viếng mộ con. Hai người mẹ đau khổ bước đầu có sự đồng cảm . Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa. Mẹ Hạ Du đã bắt đầu hiểu ra việc làm của con bà và tin tưởng những kẻ giết hại Hạ Du nhất định sẽ bị quả báo.
5-Tóm tắt truyện Ông già và biển cả của Hê-minh-uê
Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Xan-ti-a-gô -một "ông già" đánh cá người Cuba .
Suốt 84 ngày liền, ông lão không bắt được một mống cá nào, dân làng chài cho rằng lão đã “đi đứt” vì vận rủi. Cậu bé Ma-nô-lin cũng bị cha mẹ không cho đi câu trên thuyền với lão nữa.
Vào ngày thứ 85, lão quyết định ra khơi trước khi trời sáng. Lần này lão đi thật xa, đến tận vùng Giếng Lớn. Khoảng trưa, một con cá lớn cắn câu, kéo thuyền về hướng tây bắc. 
Sáng ngày thứ hai, con cá nhảy lên . Đó là một con cá kiếm, lớn đến nỗi trước đây lão chưa từng nhìn thấy. Con cá lại lặn xuống, kéo thuyền chạy về hướng đông.
Sang đến ngày thứ ba, con cá bắt đầu lượn vòng. Dù đã kiệt sức, lão kiên trì thu ngắn dây câu, rồi dốc toàn lực phóng lao đâm chết được con cá, buộc nó vào mạn thuyền dong về. Nhưng chẳng bao lâu nhiều đàn cá mập đánh hơi được đã lăn xả tới. Từ đó đến đêm, lão lại đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá mập- phóng lao, vung chày, thậm chí dùng cả mái chèo để đánh- giết được nhiều con, đuổi được chúng đi, nhưng lão biết con cá kiếm của mình thì chỉ còn trơ lại một bộ xương.
Đến khuya, đưa được thuyền vào cảng, về đến lều, lão vật người xuống giường và chìm vào giấc ngủ , rồi mơ về những con sư tử./.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on tap TNTHPT mon Ngu van Gon10 trang.doc